Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
488
115.868.940
 
Đọc bốn dấu ấn của hiện hữu
Nguyễn Hồng Nhung

                              

 

Đọc xong bài này mình đã nghĩ gì?

Từ hôm đọc xong đến giờ, chắc phải một tuần rồi, vẫn chưa hết…kinh ngạc. Kinh ngạc một cách rất kỳ lạ: không nói nên lời. Chỉ đôi khi ngẫm nghĩ lại, đọc lại, lại nghĩ, và…không nói gì cả. Bởi không thể nói gì hơn.

 Một đòn quá trúng đích, không thể có đòn thứ hai. Sự thật sáng trắng như một tờ giấy (chưa viết gì), hay như người ta thường ví von so sánh: sáng trắng, trong suốt như ánh sáng (chắc thế), bởi độ minh bạch của nội dung.

Thôi, bây giờ sẽ từ từ viết ra những (điều gì đấy) mà mình suy nghĩ về văn bản này, không viết ra không yên, vẫn cứ phải quay lại với nó.

Trước hết: phải cảm ơn người dịch- Hoàng Phong- sao mình không quen biết nhân vật này nhỉ? Một dịch giả thiên tài: dùng từ rất đủ, rất chặt, rất sáng, rất đúng nghĩa, rất đẹp. Một bản dịch tuyệt vời.

 

1/ Dấu ấn thứ nhất:  Tất cả hiện tượng hình thành từ các điều kiện đều vô thường.

Đây chính là đời sống. Nằm trong sự sống, đời sống mang ngay trong bản thân nó giới hạn: sinh-diệt. Nhưng nếu dấu ấn thứ nhất này chỉ in lên đời sống thì chẳng có gì cần bàn cãi nữa, nhưng ta đồ rằng tác giả muốn nói đến sự vô thường này cũng nằm ngay trong sự sống, nghĩa là nằm ngay trong sự bất tử vĩnh cửu của tất cả vũ trụ này. Nếu đúng như vậy còn tuyệt hơn nữa, bởi đã giải quyết dứt điểm, tuyệt đối luôn cho mọi khả năng hoài nghi của niềm tin. Nếu đúng như vậy, có thể phát biểu thế này: quan niệm này của Phật giáo rất biện chứng, và vì thế tin được. Đấy là: nhìn tất cả sự vật, sự việc trong vòng quay, trong sự chuyển động của chính chúng và của ngoại cảnh xung quanh chúng. Và vì cách tiếp cận này, đời sống (hay rộng hơn: sự sống) không hề độc lập, và cái quan trọng nhất để nhận thức và hiểu không phải về bản thân đời sống hay sự sống mà về các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của sự vật sự việc tạo ra đời sống, sự sống.

Đạo Phật cứ thích dùng từ: duyên để chỉ dẫn đến mối quan hệ tương tác này, để giải thích tại sao những cái”bâng quơ” lại trở nên gắn bó với nhau đến thế, khiến con người –sinh linh bị ràng buộc chặt chẽ với đồng loại của chúng nhất –cứ mừng mừng tủi tủi không biết đâu là thật là giả, đâu là  ảo ảnh, đâu là cái có thật trong đời mình, con người (phần lớn) chỉ ngồi đợi „duyên „ đến, theo kiểu”há miệng chờ sung”, hoặc chỉ dùng”duyên” để giải thích mọi thất bại của đời mình.

 Một trong những lý do của sự lẫn lộn là con người không biết phân biệt đến đâu thuộc lĩnh vực vật chất, đến giới hạn nào thuộc lĩnh vực tinh thần.  Thực chất: cùng lúc có luôn cả hai mặt và nhất thiết cùng lúc phải có luôn cả hai mặt. Phải mang điều kiện đúng như vậy mới làm nên sự CHUYỂN ĐỘNG, và mới có Vô Thường!

Từ đây bắt đầu nảy sinh câu hỏi (muôn thuở) : vật chất có trước hay tinh thần có trước ? Cái nào quyết định cái nào? các triết gia của (cái gọi là) thời kỳ lịch sử cãi nhau mãi về những điều này. Nếu hiểu thật rõ ý nghĩa nội dung dấu ấn thứ nhất này sẽ thấy: trong cả hai (vật chất-tinh thần) đều không có BẢN CHẤT, đều Vô Ngã, bởi vậy không thể cãi lộn nhau về những phạm trù bị cố tình tách ra và đặt cho nó một ý nghĩa như một thực thể đứng riêng rẽ, trong khi đó chúng chỉ tồn tại (tạm thời) trong sự chuyển động mà thôi, hết sự chuyển động là chúng hết ý nghĩa, chức phận, vai trò…vvv…

Nhưng: chúng có hay không? Có chứ! ta thừa nhận có sự sống và đời sống là ta thừa nhận tất cả các phạm trù, quan niệm về sự vật sự việc nằm trong sự sống, nhưng không được quên, nó chỉ tồn tại trong sự chuyển động của một thực thể Sống, nghĩa là chỉ trong sự vận hành các mối quan hệ của hành động sống đó. Tùy theo mức độ cụ thể của từng vòng quay, vòng chuyển động, mức độ ưu tiên của vật chất-tinh thần được đặt lên trước hoặc sau để quyết định sự sống còn của hành động.

Từ nhận thức này suy ra: chả có thần thánh nào hết, chỉ còn lại con người và mọi sinh linh, thực thể cùng cõi Sống với nó mà thôi. Từ đây nhớ lại một nhận định của Hamvas Béla: chỉ có một sự tương đồng duy nhất và duy nhất mà thôi: đấy là sự sống (trên cao-vũ trụ) và sự sống (dưới trần gian), và chỉ con người là sinh linh duy nhất biết dùng ngôn ngữ, chữ để phát biểu điều này, nên cần nói chính xác hơn: tương đồng duy nhất là: con người Thượng đế và con người cá nhân. Để hiểu được nội dung này cần biết đến và vận dụng phương pháp tiếp cận siêu hình học, một thứ phương pháp luận thống nhất duy nhất - Một - cần đến mức độ trừu tượng hóa cao nhất của trí tuệ người để dựng lên nổi phương pháp luận này.

Đến đây người ta sẽ hỏi: vậy những thứ này ở đâu ra? mình sẽ trả lời: từ tri thức thần học. Nó là cái gì vậy? ít nhất, với mình, biết về nó quá ít ỏi, hoặc mình biết chưa đủ, chưa đến đầu đến đuôi để hiểu được thần học ở châu Á và châu Âu thật sự đầy đủ là như thế nào? Mình mới chỉ phát hiện ra: ở châu Á thần học nằm trong lối sống và ở châu Âu, nằm trong tri thức.

Rất có thể, phát hiện về bốn dấu ấn của hiện hữu ở đạo Phật là nội dung thần học lớn nhất ở châu Á, và lớn nhất của nhân loại về vũ trụ và con người, giống như Ki tô giáo là nội dung lối sống lớn nhất của châu Âu trong thần học. Có thể thế chăng? ( 2015. május 25.)

2/ dấu ấn thứ hai: Tất cả những gì giả hợp đều là khổ đau.

Mình cứ suy nghĩ mãi về từ khổ đau- có thể thay thế bằng từ gì đây:  sự chịu đựng, đành chấp nhận hay kiên nhẫn sống? Bởi vì từ khổ đau, như thế nào đấy không chứa hết được hệ quả của vô thường . Tất nhiên nhận thức ra hay không đều bắt buộc phải có hệ quả này, bởi theo suy luận của mình, phạm trù cuối cùng: an tịnh, sự tĩnh lặng không là gì khác ngoài cái Chết, hiểu như một sự ngừng vòng quay, ngừng chuyển động.

Có lúc mình đã ngẫm nghĩ và cho rằng: khổ đau ở đây muốn chỉ ra một trạng thái bất lực chờ đợi cái chết, cái tan rã của đời sống, phải chăng? Nếu đúng thế, không chỉ dùng từ khổ đau, mà còn có thể dùng những từ khác như thích nghi, chịu đựng, thậm chí  tạo khả năng, tìm khả năng…. Khổ đau ở đây vừa mang tính chất dương và âm, tích cực và tiêu cực, chủ động và thụ động.

Mình còn nghĩ rằng: buồn chán chắc chắn là trạng thái vô thức của khổ đau. Con người liên tiếp thi hành, thực hiện”đời mình” theo các nhu cầu sống: học hành, lấy vợ lấy chồng, đẻ con, tạo dựng vật chất…tóm lại thực hiện cuộc đời theo quy trình kinh nghiệm của kẻ khác được đặt cái tên mỹ miều là Văn Hóa, để quên đi cảm giác tiến gần đến cái Chết, đến cái tan rã, cái( gọi là) an tịnh, vậy thôi. Vừa dừng sự hoạt động để quên đi khổ đau (vô thức) này là sự buồn chán và các cảm giác khác ẩn dấu dưới nhiều tên gọi khác nhau sẽ xông đến ngay, bởi vậy ai cũng làm( hành động sống) như ai và thường không hiểu khổ đau là cái gì.

Trong phần này có một phạm trù rất đặc sắc: trong năm uẩn có một uẩn gọi là szamszara, mình hiểu là sự luân hồi, là sự tạo nghiệp. Mới gần đây nhất, bất ngờ mình nhận ra: luân hồi là sinh con đẻ cái ngay khi”chủ thể” vẫn đang sống, thế nên đi tu muộn mằn cuối đời để tránh luân hồi thật nực cười!

3/ dấu ấn thứ ba: Tất cả mọi hiện tượng đều không có cái ngã

Theo mình hiểu vô ngã nghĩa là không có bản chất, bởi vậy mới vô thường, mới là ảo ảnh.  Mà không có ngã nghĩa là không có ý nghĩa gì, bởi vậy bám vào nó mới khổ đau vì hụt hẫng, vỡ mộng.

4/ Dấu ấn thứ tư: Niết bàn là an tịnh

An tịnh ở đây là cái chấm dứt, cái hết, cái không chuyển động (thậm chí không sống). Tất sẽ có bình an. Và tất yếu phải có bình an ở nơi chấm dứt sự sống. Câu hỏi đặt ra ở đây là: sau cái chết thân xác, linh hồn (vĩnh cửu) nếu có sẽ đi đâu?

Mình nghĩ là cuộc sống tinh thần của một cá nhân được lưu lại trong dấu tích (bất kỳ hình thức gì) đều có thể gọi đó là linh hồn còn lại trong (cái gọi là) văn hóa người. Và còn lũ người là còn văn hóa người nên linh hồn cũng vẫn còn đấy.

Trong lời dạy này của Phật lý thú nhất là ở đây: niết bàn là nhận thức ra cái chết bằng tri thức tinh thần, nên con người có thể biết về cái chết ngay khi nó chưa chết.

Điều này có liên quan gì đến trí tưởng tượng không? Muốn trả lời cần phải nghĩ rằng: toàn bộ đời sống tinh thần của con người là một sự tưởng tượng. Là khả năng”siêu nhiên” chưa giải thích nổi của con người, dù đã có phương pháp siêu hình học  để tiếp cận. Đành bằng lòng với câu trả lời của bác Hamvas Béla: chỉ bằng analog-phương pháp đồng nhất mới có cách để lý giải con người và vũ trụ quanh ta.

5/ Toàn bộ những gì nói về nhận thức Phật giáo gói gọn vào mấy dòng sau đây:

“Nếu ai không đủ sức chấp nhận mọi hiện tượng cấu hợp và tạo tác là vô thường, đồng thời vẫn còn tin tưởng có một thực thể hay một khái niệm nào đó trường tồn và bất biến, thì kẻ đó không phải là một Phật tử.

Nếu ai không đủ sức chấp nhận tất cả mọi xúc cảm là khổ đau, đồng thời vẫn tin tưởng có những xúc cảm mang bản chất hoàn toàn êm ái, thì kẻ đó không phải là một Phật tử.

Nếu ai không đủ sức chấp nhận tất cả mọi hiện tượng là ảo giác và trống không, đồng thời vẫn tin là một thứ gì đó hiện hữu một cách tự tại, thì kẻ đó không phải là Phật tử.

Nếu ai tin tưởng là sự giác ngộ hiện hữu qua những kích thước của thời gian và không gian bằng quyền lực của một sức mạnh thiêng liêng, thì kẻ đó không phải Phật tử”.

 Tuyệt! ngắn gọn về con người và thế gian này: không có gì hết ngoài SỰ SỐNG, đồng thời cũng chính là CÁI CHẾT, hai đầu của một quá trình chuyển động liên tục, chấm dứt liên tục, tái hiện và cũng tái biến liên tục bằng sự biến thiên „thiên hình vạn trạng”của một thực thể  mang tên CON NGƯỜI trong sự lặp lại liên tục của (cái gọi là) văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nó. Thế thôi.

 

(http://amvc.fr/Damvc/GioiThieu/NguyenHongNhung/SuuTam/SuuTam-TAB.htm)

                                                                                           

                           (Budapest. 2015. május 26.)

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2368
Ngày đăng: 06.07.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Wolfgang Amadeus Mozart "Huyền thoại của một thiên tài" - Võ Công Liêm
Nhà nhạc học Trần Văn Khê - Phạm Văn Kỳ Thanh
"Vài nết Đất xưa Kẻ Thầy/Sài Sơn" Những trang viết nặng lòng với quê hương của Phan Bá Ất - Phùng Thành Chủng
Một giáo trình ở trường Đại học sư phạm Huế viết sai lệch về quan điểm nghệ thuật của Hồ Chủ Tịch - Võ Văn Kha
Những xuống cấp ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - Tuấn Giang
"Bốn mươi năm thơ hải ngoại Chương 5" - Nguyễn Đức Tùng
"Bốn mươi năm thơ hải ngoại Chương 4" - Nguyễn Đức Tùng
Tuần - Triệt và những dấu hỏi (trích trong cuốn TỬ VI KIẾN GIẢI / Đặng Xuân Xuyến ; Thanh Hóa ; 2009) - Đặng Xuân Xuyến
Nhà báo Trân Châu như tôi được biết... - Phùng Thành Chủng
Đêm Sài Gòn xưa - Huyền Chiêu
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)