Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
834
116.682.485
 
Heidegger(III) và quan trọng hóa việc sinh tồn
Võ Công Liêm

 

 

   Trong đời mọi sự đều là; nói chung là ‘không thực chất / insubstantial’: một hình ảnh không có thực, không vững chắc, không tinh lọc, không cả quyết. Là những gì thuộc tư tưởng của Heidegger và vấn đề quan trọng hóa về việc sinh tồn – Heidegger and The Desubstantialization of Being hoặc có thể cho đó là một trong những mục đích để hướng tới; tuồng như nhận ra mâu thuẫn, nghịch lý một cách rõ ràng, bởi; có cái gì nghiêm trọng trong văn bản của Heidegger. Ông đã viết về cái chết, về khắc khoải lo âu, phiền muộn, một hạn hữu nơi con người và có phải đây là chủ thể có nhiều thứ đè nặng và có tính chất quan trọng hơn những gì có ở đây? Thế nhưng; vấn đề còn lại không chừng ở chặn cuối đời ông để lại cho chúng ta một vài thứ đáng kể và ghi nhận về nó như một sự kiện sống thực trong đời người .

 

Dĩ nhiên thái độ trịnh trọng và nghiêm túc có thể là phẩm chất hoàn toàn khác biệt –solemnity and seriousness, of course; can be quite different qualities, and thinker can turn out to be solemnly frivolous without being aware of it, và; tư tưởng gia có thể quay vào đó một nghiêm khắc vô bổ mà không nhận ra một hiện hữu về nó. Nhưng; ở đây chúng ta phải thừa nhận cái sự trịnh trọng, nghiêm túc nơi Heidegger. Đúng vậy; ông là một trong những tư tưởng gia thực sự đúng đắng của thời đại chúng ta đang sống: một thực chất mơ hồ huyền ảo mà con người là dự phóng đuổi theo cho một sắc thái thời đại mà trong đó mọi việc đều coi nhẹ, tầm thường hóa vấn đề; sự cố đó hầu như trở nên buộc phải làm qua kinh nghiệm giữa những triết gia để viết thành lời như một tác động mà con người là kẻ dự cuộc và coi trọng hơn cả.

Tư duy nghiêm túc của Heidegger đặc trong một hoàn cảnh thích nghi và hoài vọng của những đề mục chính, mà điều đó không ít nhiều cho một bày tỏ sự lý của hiện hữu với những gì khác biệt từ tất cả những tập truyền xưa nay ở Tây phương. Thực vậy; đây là một thách đố dũng cảm! Đã qua một vài niên đại và gìờ đây thực sự chúng ta tìm thấy như mong đợi cho một triết gia đích thực của lý thuyết đem lại một vài điều thiết thực, trả lời vào đó những câu hỏi mới mẻ đến những gì coi là cổ lỗ sĩ; nhưng ngược lại đây là vấn đề được đặc ra của những gì quan trọng hóa về sinh tồn. Là vấn đề trọng yếu mà Heidegger để tâm tới. Nhưng; bất cứ những gì chúng ta nêu ra, sự thực có một mối quan hệ ý nghĩa giữa cuộc đời và con người trong mọi hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn. Danh xưng ông đưa ra cho chúng ta với ý nghĩa của hiện hữu sinh tồn (being) cho một tác phẩm chứa đựng tư duy rộng mở, phần lớn cho nền văn hóa hiện đại.Và; cái sự đó không thể coi thường một cách dễ dàng để đạt tới mục tiêu. Mà đây là biện chứng thuộc triết học, nói lên những sự kiện cuộc đời như thệ nguyện cho những gì ao ước, đòi hỏi; dẫu đó là tha hóa nhưng trong đó vẫn chứa một hoài bão hay tham vọng là mục đích để đạt tới; xây dựng một bản năng tồn lụi, là trú vào đó một bản ngã cố vị, là tàn tích cái gì không tồn lợi cho một hiện hữu sống thực. Heidegger minh định cụ thể vai trò làm người là dựa trên căn bản như nhiên, nghĩa là không chấp ngã chỉ còn lại một tinh thần chân chính trong mọi lãnh vực kể cả cuộc đời hiện hữu tồn sinh. Thời tất; đó là những gì mà Heidegger đã nghĩ đến. Ông nói thẳng đến với chúng ta vào một tập trung của tri giác, là cảm thức chạy xuyên trong tác phẩm của ông và chính ông không còn một ý niệm nào hơn. Heidegger có một cái nhìn đơn phương thấu triệt, đậm nét, nhưng; lại có một tính cách ngỡ ngàng giản dị; cái đó là cơ bản của tất cả những gì ông nghĩ tới sinh tồn. –Heidegger does have a single original insight, bold, but; surprisingly simple, that is basic to all his thinking about being. Sự nhìn nhận phải là sự thật tự nhiên; đấy là kiểu cách của Heidegger cho một mô thức về vấn đề quan trọng hóa, mỗi khi chúng ta thỏa hiệp vào sự kiện xẩy ra. Heidegger không đồng ý với những lời lẽ giản đơn vô căn cứ về cái lẽ tự nhiên của sự thật (the nature of truth). Nghĩa lý của sự thật tợ như kiểu cách, dáng điệu trong bước đi nhún nhường, khiêm nhã của một cuộc đời bình thường nhưng trong cử chỉ đó nói lên những gì mơ hồ khó hiểu và như một khẳng định thuộc về lý thuyết. Thay vì; Heidegger đặc những vấn đề của ông trong một cơ bản hoặc dựa trên nền tảng của những gì tương xứng ở đây. Thế nào là có thể cho đó là sự thật? Thế nào có thể cho đó là ý nghĩ và chủ thể trùng hợp vào nhau?. Và; trong câu trả lời của ông như thể nhắm thẳng vào vấn đề sinh tồn và ngập tràn trong một tư duy hết sức giản đơn; sự lý đó một đôi khi có thể không gói trọn tâm tư vào sự lợi ích của nó cho mỗi lần nghĩ đến. Văn bản và sự kiện có thể tương hợp, bởi; ở đó có một sự thật khai mở trong những gì có thể gặp nhau. Ở lãnh vực này hoặc phạm vi nào đều mở ra ở đó những điều để bày tỏ ở chính nó, và; là sự thật hiện hữu –It is in this realm or field of the open that things show themselves, and; truth comes to be. Không có chi gọi là bí truyền (esoteric) hay thuộc về bí ẩn (mystical) về những lãnh vực (field) đã khai mở ở đây. Heidegger đã hụych toẹt sự thật của con người dung thân trong mọi tình huống đều mang nặng một bản chất tự tại của : tham vọng và đòi hỏi; chính vì vậy mà ông tha thiết kêu gọi con người loại bỏ những gì gọi là tồn lụi, tồn lui, tồn lủi là tệ đoan cho một tinh thần hiện sinh; vì lẽ đó mà không tồn lưu nhân thế. Trái lại chúng ta đang sống trong một thế giới chuyển động xuyên vào từng thời kỳ; những sự cớ đó đưa tới những dữ kiện khác nhau rất khó lòng đối với chúng ta ứng xử. Hẳn nhiên; đó là điều kiện cách cho mọi thứ đến từ sự thật. Tuy nhiên; trong đó, mà Heidegger đã nói tới. Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm cho việc sinh tồn. Nghĩa là chúng ta không bắt đầu học tập về sinh tồn với những gì lẽ sống hoặc những gì đáng kể trong mọi đường lối thông thường hay tập quán đưa ra, nhưng; mọi thứ ít ra là một thứ hóa trị (a chemical substance) hơn là lan tỏa (pervasive) những gì không hợp lý. Đúng vậy; đây là lời đề nghị cấp tiến không còn chi để nghi ngờ về căn nguyên nhận thấy ở Heidegger. Hẳn nhiên sự cớ này thường xẩy đến với triết gia người lấy gốc từ tri giác mà ra, Heidegger đứng lên với tâm lòng nhiệt huyết và những gì đặc biệt dành riêng ở giữa lúc đóng cửa những ‘tệ đoan’ khác và những cái nhìn tầm thường dưới con mắt của nghĩa lý tồn sinh. Không những vin cái này, cái nọ để bình giải, lý luận hay phê bình mà tất thảy là tạp nham, thừa mứa, lập ngôn, nhai lại những thứ đó là hủ hóa chả cải thiện được gì mà đi tới lạc lậu, bởi nó mất tính sáng tạo mới cho cuộc đời đang sống; hóa trị có nghĩa là đổi mới tư duy ra khỏi những ngu xuẩn vốn đã tàn tích qua một bề dày lịch sử. Không những là tập truyền hoặc không thực chất đem đến –either the tradition or insubstantial approach. Trong sự nhận thấy của Heidegger có thể thêm vào đó một tập truyền mà không tìm thấy ở một nơi khác. Rứa cho nên chúng ta đón nhận triết học là khai mở đặc quyền cho lý tưởng thay vì khuynh hướng hay trào lưu mang cái thứ không đặc chất (insubstantial) và một thứ ẩm khí (vaporous) để rồi vô hình chung làm hư hại tinh thần cấp tiến của con người. Đấy là cái nhìn từ tập quán mà ra, sự thật chân chính là ở chỗ ‘tương đương nhau’ và ‘hoà hợp nhau’ trong cùng một diện mạo của sự thật mới làm nên sự nghiệp còn bằng không chỉ là vu vơ, vô lý.

 

Xét ra; xử thế của con người đều qui vào trong tác phẩm lớn Hiện hữu và Thời gian /Being and Time của Heidegger. Phân tích tiến trình bởi chứng cứ phơi bày, khai mở nhiều ý nhĩa, phương thức khác nhau về sinh tồn của chúng ta; đấy là đường lối hướng chúng ta vào thế giới đại đồng và đây cũng là đường lối phơi mở, vạch trần tính chất của nó là những gì đặc thù phương hướng hiện hữu ở chúng ta. Có nhiều câu hỏi đưa ra chất vấn Heidegger như thẩm tra sự lý. Có thể những câu hỏi hợp lý, có thể có những câu hỏi vu vơ, vô nghĩa lý. Heidegger nhận biết và lẫn tránh chúng ta mà để lại câu trả lời ở chính chúng ta, bởi; trong đó không đơn thuần đê quay lại vấn đề trong một vòng quay không dứt –in an endless circle.

 

Thành ra ‘cái tôi/I’ của Descartes và cái tôi của Heidegger có những tương đồng nhưng ở đây không thể hiểu nó như một chủ thể/subject. Theo ý Heidegger gọi cái tôi là cho một gián tiếp nói về cái tôi chủ hữu Ichsein/I-being với ý nghĩa khác cho phương cách của hiện hữu (mode of being). Ở đây chúng ta không/nothing nhưng có một tập kết của phương trình tồn sinh để tìm thấy ở đó có một vài điều mà ngay ở chính chúng ta đã ra sức vươn mình hoặc tự suy luận để tìm ra một phương án mới và thiết thực hơn.

 

Chính nhân tố đó là khe hở, là hố thẳm giữa những gì thuộc con người của chúng ta; mà ít nhiều đã được Heidegger mô tả về cái lý tồn sinh nhân thế. Một tác động thực tế; cuối cùng chúng ta nhận thức được nó một cách chắc chắn qua tư duy giản đơn và chẳng khó khăn chi qua tư tưởng của Heidegger. Tuy nhiên; chúng ta phải khâm phục tài trí của con người triết học đã thiết kế, cấu trúc, xây dựng thành hình một văn bản có thể xem là một triết thuyết mà Heidegger đã diễn tả và cho chúng ta những ý niệm liên quan để dễ bề tương hợp và đả thông. Có nhiều điều đã đưa tới những lời phê nhận về việc ông thiếu đi những nguyên tắc đạo đức mà chỉ nói lên hình ảnh của ông về con người, chớ không dành cho những gì thuộc về luân lý, đạo đức. Nhưng; có thể dưới một dạng thức khác. Thế thì hiện hữu có thể không có gì ở giữa luân lý thực sự? Hỏi như thế là tréo cẳng ngỗng. Rứa thì lâu nay chúng ta sống ở đâu với tiến trình văn minh nơi con người? Không nhẽ dưới nẻ đục ra thì nói chi tới sinh tồn; sống không có hiện hữu tại thế thì coi như sinh tồn của con người trở nên tồn loạt. Quả là phi lý! Tất cả những gì Heidegger nói không có nghĩa là thiếu sót hay loại trừ. Thực vậy; Heidegger không thể tự ý trình bày vô căn cứ; ở đó nói lên hình ảnh đơn phương và trống vắng của sinh tồn mà cho chúng ta một cảm thức về hiện hữu tồn sinh. Heidegger đổ vào tác phẩm mình một tổng thể đầy đủ cho một triết lý trung thực thuộc văn hóa truyền thông đưa chúng ta từ bên ngoài vào bên trong, biến đổi hoàn toàn và phân định được chân lý hiện hữu làm người. Những gì thông thường đòi hỏi hay yêu cầu là những gì trong số được phân nhánh trong việc truyền đạt lẫn nhau để đi tới đả thông tư tưởng là những gì mà chúng ta cảm thấy vừa đủ như một thứ luân lý tồn sinh (as moral beings). Đối với Heidegger nhân tố quan trọng là nơi con người của chúng ta trong một hiện hữu tồn sinh. Nhưng; theo Kant chúng ta lại đi xa hơn: chúng ta tồn sinh trong vấn đề của Thượng đế -We exist within the question of God-. Chúng ta không thể vượt thoát ra khỏi phạm trù luân lý đạo đức, nó luôn luôn có mặt với chúng ta. Hiện hữu của Thượng đế đã làm cho con người thêm tìm kiếm hoặc lẫn trốn thượng đế; mà trong sinh tồn con người đòi hỏi thoát tục để về với như nhiên. Điều dễ hiểu cho những gì đã nêu đều nằm trong vận hành của những dị biệt giữa hiện hữu với tồn sinh. Cảm thức đưa tới phân biệt, nếu như phân định thuật ngữ đó rõ ràng (explicit terminology); là đúng đường lối chủ trương của Kant và Heidegger mà họ đã thu tập từ những bậc thầy xưa cũ để lại.

Nhớ cho điểm này: nói về hiện hữu là điều chúng ta không có ý tưởng về Hiện hữu như một qui nạp tổng hợp hoặc chọn lựa của một thực thể đặc biệt: hiện hữu ở đây là cọng vào đó sự sinh tồn –this being plus that being…etc…etc .Nhưng sớm muộn gì chúng ta tìm thấy nó trong cái nghĩa siêu lý đặc biệt của hiện hữu như một hiện thể tồn sinh (being as a being). Để rồi chúng ta sẳn sàng ‘hợp thức hóa’ ý tưởng của Hiện hữu là như thế nào; chớ bi chừ vòng vo tam quốc không khéo ‘ma đưa đường qủi dẫn lối’ lại thêm rắc rối, ngờ vực giữa ‘ta’ và ‘người’ làm mệt tâm tư; chi bằng cứ nói: Ta là Tôi là hiện diện thực thể của cái-tôi-hiện-hữu. Còn nói không-cái-tôi là nói theo dạng tồn loạt bởi nó không hiện hữu tồn lưu thời làm sao có hiện thể tồn sinh. Vậy thì theo triết học hiện hữu là gì?-là phơi mở sự thật, triển khai chân lý của con người đang ‘dự cuộc’ làm người. Cụ thể chúng ta được coi như con-người cho một hiện hữu tồn sinh trong tất cả mọi Hiện hữu. –And we as human beings already exist within the whole of Being. Đấy là kết qủa nội vi. Phân tích của Heidegger về hiện hữu tồn lưu (existence) của con người là một cố gắng vượt mức để miêu tả thế nào ra thế nào trong một dạng thức khác hơn và trong một thể thức của hiện hữu tồn sinh mà chúng ta đang đứng giữa một Hiện hữu như đang đứng trong tất cả. –we stand in relation to Being as a whole. Khi đặc vấn đề Hiện hữu là có một mối tương quan giữa Hegel và Kant.

Theo Hegel đưa ra một sự phản kháng của chủ nghĩa hiện sinh là nhấn mạnh vào những dữ kiện hiện hữu giữa con người và xã hội. Hegel cho đó là thực sự và cục bộ ở tự nó; một tồn sinh thực tế tự nó. Kant và Kierkegăard là trong phạm trù của tôn giáo đưa vào đó một lãnh vực triết học tôn giáo cho một hiện hữu thực tế. Còn lập trường của Heidegger coi như đây là một tồn sinh chuẩn mực, tiếp tục nhận diện con người của chúng ta từ một hiện hữu phân tán ra từng mảng. Thành ra qua những tư tưởng khác nhau nhưng tựu chung nói lên hiện hữu tồn sinh là chủ thể vấn đề xây dựng cho mỗi chủ đề mà con người là hiện hữu chứng nhân để làm nên sự thật cho một hiện thực chân chính của con người thời đại.

 

Trời ơi! phản kháng đã đến với chúng ta: là cường điệu ngữ ngôn của những người theo thuyết sinh tồn –the camp of the existentialists themselves… là hình ảnh chính của Sartre và Heidergger, và; dưới ảnh hưởng đó của thuyết sinh tồn là đẩy người ta vào một cảm quan xa rời và lan tỏa trong lãnh vực phê nhận văn chương, phân tích văn chương trong một trào lưu gọi là ‘tạo ra vấn đề’ một thứ chủ nghĩa phân tích (deconstructionism) mà người ta đang thả neo trong cách thức phê bình hay bình giải về văn chương; cái neo (anchorage) đó không chịu kéo lên cho con tàu vượt sóng mà ù lì một luận điệu như tập truyền. -Giáo khoa thư dạy cái cơ bản nhưng nhập thế là một triển khai- Danh xưng: ‘nhà phê bình văn học’có từ đâu? Phê bình văn học không phải là chuyên gia hay có đào tạo; nó chỉ là ‘criticism/review’ của con người nhận định. Chẳng qua từ ngữ hóa mà trở nên sáo ngữ; vì thế mà phải ‘thốt/spake’ để làm sạch một tư duy nặng chủ nghĩa cá nhân. Sai lệch hoàn toàn trong cơ sở lý luận triết học. Vậy chức năng của triết học là gì?-là khai mở luồng tư tưởng thẩm mỹ học văn chương một cách sáng tỏ và minh định cụ thể chức năng, vai trò (theo nghĩa triết học từ gốc Hy Lạp). Phê bình ngày nay là một hiện sinh lý giải cái tồn lưu nhân thế, lý giải cái sinh tồn con người; còn viện dẫn để chứng minh là hiện hữu của ‘cổ lỗ sĩ’. Ngay cả những gì thời trang hiện đại trong phút chốc hóa ra ‘người thiên cổ’. Vậy hiện sinh là sống thực trong một hiện hữu của sinh tồn. Thành thử ‘cổ lỗ sĩ’ và ‘thiên cổ’ tương thức với nhau trong vai trò dệt vải thành lụa; chớ không thấy chi là tồn lưu nhân thế. Họa hoằng chỉ để lại tiếng vang yếu ớt. Trạng huống như thế không thể sắp xếp vào chủ nghĩa sinh tồn. Không vượt thoát để đi tới sáng tạo mới; thời tất không phải là nhận định phê bình, dù rằng giới thiệu đến một tác phẩm. Mà hãy để cho cái ta biến đi –The Disappearing Self. Khởi từ đầu tk. thứ hai mươi chúng ta đã nỗ lực đấu tranh để thoát ra khỏi những cục bộ cố hữu, những cá nhân chủ nghĩa, những cái ta ngu xuẩn. Cái ‘self’ như thế chính là sự hàm hồ không có nguyên nhân là thuộc về căn nguyên của cái bóng dáng suy đồi trong chúng ta. Đấy là lý do Heidegger kêu gào; thế nhưng chưa hẳn đã đạt được không chừng gây thêm bối rối những gì trong đời sống của chúng ta. Do đó; cần mở rộng tư duy để tìm thấy thế nào là phương pháp thuộc về phân tích văn chương chớ không nói là ‘criticism’ mà trọng tâm phân tích về cái ngã –The ‘Deconstruction’ of The Self. Sự này nó hiện hình ở giữa tk. thứ hai mươi bên Pháp là dựa vào những lý thuyết để nói lên một ngữ ngôn thông thường và tự nhiên; có nghĩa rằng không quá mỹ ngữ mà ‘phong thánh’vô căn cớ. Đúng nghĩa là kết hợp, nguyên nhân đó đưa tới chủ nghĩa phân tích lý thuyết (deconstructionism) kể từ khi phê bình về văn chương (literary criticism) là bao hàm một lý thuyết của văn chương. Đó là những gì mà những triết gia theo đuổi. Vậy thì Heidegger theo đuổi như nguyện vọng chớ không phân tích lý thuyết hay đưa ra công kích đả phá về triết học (destruction), đặc biệt ông là người gây chú ý tới việc sinh tồn của nhân loại hơn là cá thể, hơn là lý thuyết suông và những gì cầu kỳ và có thể cho đó hợp thời trang. Rút lại; để trọn tình với văn chương, trọn lý với văn học nghệ thuật (phê bình). Cái sự quan-trọng-hóa (desubstantialization) là một cái gì đúng nghĩa, đúng lúc, đúng thời ở đây. Nó chỉ định cụ thể cho những người chuyên về lý thuyết phân tích văn chương (deconstructionists) thường dựa vào khái niệm một cách khái quát chớ không đi vào thực chất văn bản (vòng vo tam quốc dẫn vài ba câu thơ để bình giải) việc làm đó không thể nói là phê bình văn học hay lý giải sự lý cuộc đời trong và ngoài tác phẩm hoặc khẳng định cho một thực chất của nó trong vai trò đổi mới tư duy. Vậy thì; giữa chúng ta với lời lẽ của Heidegger đưa ra có đả thông tư tưởng hay đây chỉ là lý lẽ suông dưới con mắt lạc quan của chúng ta? Dẫu sao; đây là một nỗ lực đưa con người đứng trước một hiện thể tồn lưu nhân thế tức tồn sinh trong dạng thức trung thực vai trò làm người . Đó là hiện hữu sống thực giữa chủ thể và tha thể. Cả hai phải nhìn nhận sự có mặt của mình là một cả quyết chọn lựa đích thực ./.

 

 (ca.ab.yyc. 10 june /2017)

 

ĐỌC THÊM: -Heidegger I / -Heidegger II  / -Chủ nghĩa Thế giới Đại đồng của J. Derrida /- Triết thuyết Hiện sinh qua những Nhà Tư tưởng / -Jean-Paul Sartre với Chủ nghĩa Hiện sinh …

 

Những bài đọc trên hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc l/l theo điạ chỉ email đã ghi.

 

TRANH VẼ:‘ Chính Tôi / My-Self’ Khổ: 12” X 16” Trên giấy cứng. Mixed technique+Acrylics-ink. Vcl# 1062017.

 

                                                                                                  

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 324
Ngày đăng: 01.09.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quan lộ ngài Uy Viễn - Đỗ Nhựt Thư
Chút tản mạn về các đoản văn “Tựu trường” của Anatlole France, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Cảm thu” của Đinh Hùng - La Thụy
Văn học so sánh (Comparative literature) - Phan Tấn Uẩn
Giáo dục trong tầm nhìn thế kỷ - Phan Văn Thạnh
Chất nhà nông trong “cây không rễ” - Nguyễn Tiến Nên
Heidegger (II) Hiện hữu và thời gian / siêu hình là gì? - Võ Công Liêm
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Những đạo diễn điện ảnh Việt Nam chưa được ngậm cười nơi chín suối - Nguyễn Anh Tuấn
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong sách giáo khoa Quốc Văn trung học ở miền Nam 1954 -1975 - Trần Hoài Anh
Không có gì thích đáng giữa sinh diệt hoặc niết bàn - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)