Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
834
116.617.440
 
Thách đố của ngu xuẩn
Võ Công Liêm

 

              

 

      Đó là sự lý của tranh chấp; thách đố vô cớ hay thách đố của ngu xuẩn –The Challenge of Absurdity; tất thảy là vô lý của biện chứng ngu xuẩn. Trong ý nghĩa của thách đố là hàm chứa cái tư kỷ tìm kiếm cho riêng mình; một thứ ngữ ngôn hỗn độn, ngổn ngang gò đống, một thứ trá hình ngôn ngữ và một thái độ phản kháng nội tại là nguồn cơn hiện hữu bên ngoài nhận thức là trạng huống đẳng thức của một sự gắn bó thân thiết ‘a status quo conception of togetherness’, là điều có thể giải thích rộng rãi một đôi phần, cho một hạn tính vượt mức, một chất chứa uẩn khúc do từ ý thức cá nhân đẩy vào trong đó một vị trí ngăn ngừa, trạng huống này tuồng như có nhiều mặt khó khăn để che đậy. Nếu được gọi ở đây như là sức chứa phức tạp, lộn xộn của những gì tạm thời nghĩ tới trong một bối cảnh đơn giản hóa vấn đề, thời người ta chắc chắn rằng vị trí đó thuộc về tâm thức bừng dậy của một tư duy cá nhân đầy năng động, là dựa vào ý niệm hiện hữu tức thời và sự nỗ lực làm trọng tâm cho một ý nghĩa đầy đủ; bởi những trắc nghiệm về hiện hữu của từng cá nhân trên cơ bản đơn phương của tự nó. Đấy là quan điểm, lập trường, là cơ bản trong chủ thuyết hiện sinh; nếu điều đó được coi như là thói tính và không như là một hệ thống đặc biệt của tư tưởng –This viewpoint is fundamental in Existentialism, which; if it be regarded as an attitude and not as a specific system of thought, mà là một tư thế hiểu biết cho một tầm cở trọng yếu, và; nhất là những ai đã từng tham luận về văn chương trong những thập niên qua, ít nhiều tìm thấy chất liệu của sự thách đố như một biện minh giữa hiểu biết và ngu xuẩn; đấy là thái độ, nghĩa vụ của con người đứng trước nhận định sự kiện của những gì nổi bậc, sáng tỏ về viễn cảnh của con người hiện sinh –And; anyone who discourses on literature of the past few decades is obliged to consider some of the main features of the existentialist outlook. Vậy thì thách đố của ngu xuẩn đem lại những gì thiết thực và hữu ích cho một tư duy đòi hỏi. Bởi; trong ngu xuẩn là chứa cái chất tư kỷ quá trầm trọng, sự cớ đó nôm na gọi là phản kháng tư kỷ nội tại ‘rebellious ego’ một sự hiển lộ không thể che đậy tư duy bên trong, một hiện hữu của hiện sinh là chất chứa thách đố như một chứng minh để bào chửa sự lý của mình là hợp lý và cũng có thể do từ tự ái cá nhân (không đuổi kịp hoặc nhận ra mình không làm được) mà đành sống trong một hiện sinh ngu xuẩn. Bệnh lý này thường xẩy ra qua một tâm thức bất ổn để rồi đi tới thách đố do từ ý thức nông cạn, xoá mờ ý thức nhận biết mà đưa vào một thứ ý thức chủ quan. Nhưng thông thường dưới cái nhìn Hiện sinh thì hình thái đó được xem như là một sự phản kháng /revolt chống lại quan điểm của những gì thuộc lịch sử văn chương nhất là vào thời điểm của cuối thế kỷ mười chín và những năm cuối thế kỷ hai mươi (ở Việtnam) đã đưa tới những khủng khoảng lớn về chính trị và kinh tế. Dữ kiện như thế sinh ra thách đố, một sự thách đố của ngu xuẩn là đòi hỏi quyền lợi riêng mình. Đặc biệt từ chối một sự giải bày về hiện hữu nhân sinh, mối quan hệ có thể là (can be) hiện thể (being) tồn lưu mà đây là một diễn tả có nên hay không nên cho một hình tượng có thể có được hay không như một cơ chế đặt để vào nhau của bước đầu thực hiện hoặc như là một lưu chất lỏng thể (a organic fluidity) có cơ bản nhưng lại từ nan nguồn cơn nhận thức, một chú ý cần thiết tự nhiên của con người; cái đó còn gọi là bản chất tự tại vốn có trong huyết thống, một ‘gene’ nhiễm thể. Tồn lưu nhân loại là hình dung qua thị giác chớ không như một tiến trình nhưng được coi như trạng huống trong sự cớ tương giao; đó là tầm nhìn bằng phẳng còn hơn là tầm nhìn thẳng đứng một chiều –Human existence is visualized not as process but as situation, in which relationships are horizontal rather than vertical. Cùng lúc đó Sartre duy trì cố hữu trong một tư duy ở ‘Hiện hữu và Hư không / L’Être et la Néant’ là một thế tục tam thời của ý thức (the temporalization of consciousness), một chuyển động mặt phẳng chớ không phải là chiều thẳng đứng để tiến tới sự cớ nguyên nhân của thách đố. Tuy nhiên; dòng dõi và định hệ không thể là phẩm cách ngay thẳng như một quá trình tu tập, kinh nghiệm đã làm nên mà đó là thách đố của ngu xuẩn hoặc cố ý hướng tới cái nhận thức riêng mình. Cái đó là nhận thức ngu xuẩn trước sự kiện.Thành ra thách đố của ngu xuẩn chỉ tổ cho sự ngu thêm chớ chả có lợi lộc gì. Khốn thay; phạm trù của thách đố chỉ vì vị kỷ tự tại, một bệnh lý vốn đã tích tụ ở tiềm thức để rồi trở thành bẩm sinh. Viễn cảnh đó thật khó để mà nói cho một đóng góp có khả quan với một tâm trí thanh thản mà sự cớ đó đôi khi giống như phân tích cho một ý tưởng hoặc xác minh lý do trong một thế giới mà nơi không có đất để dụng võ. Ngu xuẩn ở đây đôi khi có liên đới một phần tốt ở đó, một tư duy đứng trên một cái gì mơ hồ trống rỗng, nhưng nó cũng biểu lộ một sự kiên trì để phản đối hoặc chống lại những hình ảnh vây quanh, một đặc tính của con người với những gì thuộc về chủ nghĩa duy vật đều tập trung vào chủ nghĩa thách đố.

Thật ra đây là thói tính của phản đối và từ nan chấp nhận những luận điệu, giải bày xưa cũ; con người hiện sinh là đại diện về vai trò, hoàn cảnh làm người chớ không phải cân nhắc hay suy xét cho một hướng nhìn mù mờ. Dù cho tư duy đó không thể xua tan bằng một hoài vọng không nắm chắc và mập mờ. Con người hiện sinh xuất hiện trong trạng huống khai phóng, mở đường một chức năng khó định lượng bởi chuẩn bị cho một ý kiến hợp lý hoặc dựng nên qui luật tự nhiên. Nếu như thế tục tạm thời của ý thức mà Sartre đã nói thì đó là một chuyển động phẳng, nhưng ngược lại; chúng ta có thể nghĩ về những gì con người đang đứng trước một tầm mắt hiện hữu của ‘to be or not to be’ là thay mặt cho một yếu tố đầy năng lực khác. Với Nietzsche; Thượng đế là cả một đấu tranh tư tưởng, chống báng không có nghĩa là làm sống lại những gì xưa cũ (thờ phượng), nhưng phải có một nhận thức rộng lớn về Thượng đế mà đã một lần xưng danh lời thỉnh nguyện. Nhưng nhớ cho; con người hiện sinh là đạt tới một thông tri, lãnh hội mới –Existentialist man is reaching for the new understanding. Thượng đế quá cẩn tin và thuyết phục vào cái sự cớ lỗi lầm, phạm tội; điều mà Người đã phải gặt hái thành quả đó, nhận thức đó và tin vào sự tương thích với Hiện hữu, cứu chuộc của Thượng đế chỉ có từ Hư-Không trong một hạn hữu giải thoát cho cái riêng của mình –He does so convinced that he must achieve his reconciliation with Being, his salvation from nothingness, within his own finite freedom. Trong khi ấy; cõi khát vọng tự do của Người là gánh nặng trên đôi vai và ngay trong cái siêu lý là một bày tỏ cho một khủng hoảng nội tại đủ để làm nên một hình ảnh huy hoàng cho ý thức của nhân loại; phải lià bỏ tất cả những gì trong cái thế giới này thời may ra tùy vào đó mà có một ý nghĩa trọn vẹn cho đấng thờ phượng. Hẳn Sartre không còn một nghi ngờ nào khác hơn ngoài một tổng thể thuộc khoa học nhưng ông đã bày tỏ những gì không mấy thiện cảm hơn là bày tỏ nồng nàn về tình yêu. Suy từ bản chất Sartre trong lời ăn tiếng nói kể cả tiểu thuyết của ông đều chứa một phân tích tâm sinh lý trong đó là có một ít chất luân lý đạo đức, nhân tính kèm theo để nói lên đối kháng, một thứ đối kháng thách đố thông thường xẩy đến; biết được sự cớ thách đố là biết được tâm lý bày tỏ của con người. Đấy là cử chỉ ganh ghét, hơn thua hết sức dễ hiểu như một phản ứng tự nhiên để tiếp tục xu hướng thách đố cho một lý giải, điều mà con người có từ dưới đội lên ‘from the ground-up’ như truyền thống, con người đứng ra thách đố là con người không chịu phục thiện trước vấn đề, cái tâm lý chủ quan cứ còn tồn lại thì thách đố còn tồn lưu dù trong một hiện hữu tồn loạt ngu xuẩn còn luẩn quẩn vây quanh. Thách đố giờ đây là ‘siêu virus’. Như đã nói ở trên vì tự ái quá trầm trọng mà trở nện vị kỷ cá tính. Nếu được phải tin yêu thời tất nhận thức cuộc đời khơi dậy từ ‘một tâm lý trong sáng là bước chuẩn bị lên đường và theo sau đó một hướng đi tới lộ trình của ‘cảm tính thuộc xúc cảm siêu hình’ –If one must believe that intellectual life rises from a ‘purely physical point of depature’ and follows an upward path ‘of sensation to metaphysical emotion’; hoặc là tồn lưu, tồn lại, tồn loạt, tồn lùi của con người là đại diện cái mực độ hiện hữu cho một tọa độ nửa vời giữa thể xác và linh hồn.(1) . Rứa cho nên chi thách đố là cái gì thuộc trạng huống tâm lý của con người không hạnh phúc, trộn lẫn vào đó hai yếu tố khắc kị nhau bởi không thể so sánh nổi của những gì mình làm ra được; đành ém nhẹm cho một ngu xuẩn đốn mạt, chính sự cớ đó không thể trốn sau lưng một thách đố khác. Không còn cách nào để nhìn thấy một thân tâm tinh tế thanh cao hoặc ở một tinh thần mất chất.Tất cả sản sanh ra một bản chất thách đố. 


Giống những người hiện sinh khác; Sartre đứng trên lập trường không thẩm định sự hiện diện hiện hữu của ông ở trong thế giới này mà Sartre đã mượn ý lý thuyết Cartesian để đề cập, phát triển, phân tích vào tác phẩm Hiện hữu và Hư không là một thể tài nghị luận triết học của ông. Sartre hết sức mạch lạc, thúc đẩy bởi một niềm tin vững chắc về những gì thuộc cá tính ý thức con người và chứng tỏ cụ thể của nguồn cơn, không dựa vào một chuẩn mực nào để phán xét về một nguyên nhân và lý sự nào cả. Sartre làm sáng tỏ tự do ở chính ông qua tất cả những gì tồn tại trong ông với những gì thuộc tâm lý: ‘ý thức là ý thức hoàn toàn thông suốt / consciousness is consciousness through and through’. Rứa thì đây là lý lẽ chốt lại, quét sạch để ông tống khứ thuyết tiến hóa lỗi thời, thuyết xác quyết nửa vời và tất cả mọi lý thuyết sáng tạo mập mờ. Sartre cho đó là thách đố có tiềm năng, có dũng cảm của bước đầu, nhưng phải cách riêng ý thức con người đó là dấu hiệu nổi bậc trong cái nhìn trong suốt, sắc bén và một tư duy nhiều ấn tượng, nhiều ảnh hưởng. Rứa thời ý niệm đó trở thành không đạt ý mà là mô tả sự việc như một điều không thể liên kết được một hiện-hữu-cho-tự-nó ‘being-for-itself / pour-soi’ hoặc cho ‘tự thức /self-consciuosness’ và đi tới ‘hiện-hữu-trong-chính-nó / being-in-itself / en-soi’ là những gì chiếm cứ thường trực nhưng tuyệt đối không khơi dậy từ ý thức. Mục đích của hiện hữu tồn lưu, tồn lại là luôn luôn thực hiện để củng cố về cái ‘trong-tự-nó / in-itself’ đó là phẩm chất của ‘hiện hữu của sắt đồng / the bronze of being’ nghĩa là nguyên trạng của thực chất hiện hữu. Thâm hậu là đạt tới tan chảy vào hư-không trước khi tràn ngập không chống lại được. Tư duy thách đố của ngu xuẩn chỉ tồn lại trong khoảnh khắc nhất thời , bởi; hiện hữu cuộc đời là nhận thấy để làm nên sự kiện. Hiện sinh của con người mới là thách đố với ngu xuẩn, triệt tiêu một tư duy mù quáng, vị kỷ không xây dựng được cho mình cũng như cho người. Trạng thái nửa vời chính là con đường đi vào bóng tối, bản chất tự tại của thách đố vẫn ù lì không lối thoát. Vấn đề thách đố đôi khi nhìn như một thể tính (bản chất/substance) từ hố thẳm đó đưa tới ngã vị bản thể; một thói tính có thể là nguồn cơn bẩm sinh (an innate defect); thành ra câu nói của Descartes về chữ ‘Tôi’ là ý thức xác định của hiện hữu đó là cái nhìn triết học, còn thách đố ở đây là ngã mạn thoái hóa; vì khi đứng ra thách đố tức đứng trong lãnh vực chủ quan để nhận thấy, còn ngu xuẩn là vị ngã buộc tội nằm trong môi trường thoái trào vì ngu xuẩn tức chối bỏ hiện hữu của hiện sinh. Sarte nói: ‘Nhân loại không có gì khác hơn cả nhưng những gì con người tạo ra là thuộc của chính con người / Man is nothing else but what he makes of himself’. Thì ra đây là việc chính cho một chủ thuyết hiện sinh. Bởi; con người hiện sinh là con người thức thời biết phục thiện trước hoàn cảnh: sang bằng mọi tư kỷ, tư kỷ cá nhân và tư kỷ cộng đồng thì may ra thế giới loài người mới có cái gọi là thế giới đại đồng còn bằng không hụp lặn trong một tư duy mù quáng. Không còn tranh chấp tức không còn thách đố. Chúng ta hiểu rằng việc đầu tiên của con người là tồn lưu (first exists) đó là những gì cho tất cả hiện hữu đầu tiên của con người là ném con người hướng tới tương lai và ý thức về những hình ảnh tự chính nó như một hiện hữu trong tương lai. Có nghĩa là con người sắp xếp cho mình một nhận thức về sự kiện; ngoài ra không có gì để con người đạt tới. Bởi; cái từ ‘mong muốn / will’ là cái nhìn chung cho một ý thức quyết định, mà những thứ đó thường đến sau cho những gì chúng ta chuẩn bị nhập cuộc. Nhưng tồn lưu sẳn sàng đứng trước tồn lại, thời con người có thể nhận lãnh trách nhiệm những gì con người hiện hữu – But if existence really does precede essence, man is responsible for what he is…Rứa thì; việc đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh là một chuyển động làm cho con người nhận thức về những gì và nhận đầy đủ trách nhiệm về hành vi và lời nói? Đúng thế! có nghĩa rằng con người không những chỉ chịu trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm chung phải gánh chịu. Nhìn chung; thách đố của ngu xuẩn thuộc vai trò chủ thể; một ngữ điệu có tính chủ quan, tư duy này nó có hai nghĩa: một nói lên cái tùy thuộc, hai là chế ngự hoặc kiểm soát cho một ý nào khác; tựu chung ‘Hắn’ chẳ đạt được mục đích nào cả mà tỏ ra ưa cầm quyền, khống chế trên mọi điạ hạt. Rứa thì cả hai bình diện trên là ngu xuẩn hiện hữu? -Con người hiện sinh sống trong hiện hữu của hiện thực chớ không sống trong một hiện hữu giả tạo dù cho một chứng tỏ nào khác hơn mà đòi cái thực chất làm người (biết phục thiện). Giữa lúc chúng ta nói rằng; con người chọn lựa là chọn cái tự tại riêng mình;chúng ta có ý nói mọi người trong chúng ta đều thế cả; nhưng đây là ý niệm bao quát cho sự chọn lựa, không riêng cho mình mà chọn lựa chung. Dữ kiện này tạo cho con người hiểu rằng chúng ta muốn hiện hữu cuộc đời, nó không đơn phương thuộc về sắc luật của chúng ta đưa ra mà cũng chẳng phải tạo nên hình ảnh (lý tưởng) của con người như chúng ta nghĩ là phải làm nên. Tất nhiên chọn lựa của chúng ta là một khẳng định giá trị của chọn lựa, bởi; chúng ta không bao giờ chọn cái xấu xa, tội lỗi. Chúng ta luôn luôn chọn cái tốt đẹp. Và; không có gì có thể là tốt cho chúng ta mà không có cho tất cả –And; nothing can be good for us without being good for all. Lý luận như rứa có mâu thuẩn không? Nếu đã là mâu thuẩn thì đâu còn gọi là thách đố. Nhưng nhớ cho; thách đố là chọn lựa giữa cái Có và cái Không của ngu xuẩn. Vì đẹp ý ta nhưng không đẹp ý người thời điều đó (thách đố) không thể là tốt được hoàn toàn không hiện hữu cho một tồn lưu, tồn lại, tồn lập không chừng đi tới tồn loạt thời chứng cớ của thách đố không thể hiện hữu với thực tại. Trái lại; hiện hữu là đứng trước một thực thể tồn lại và nếu chúng ta thừa nhận thời đó là những gì chúng ta tồn lưu nhân thế và tạo được hình ảnh cho chúng ta cùng thời, hình tượng đó là một giá trị cho mọi người và cho tất cả tuổi đời của chúng ta. Rứa cho nên; trách nhiệm của chúng ta là một cái gì lớn lao, cao thượng hơn những gì chúng ta đưa ra thách đố, bởi; điều đó liên can đến tất cả nhân loại.

 

Đấy là điều giúp cho chúng ta lãnh hội được những gì hiện thực, cũng có thể thách đố là hàm ý cho một thái độ đau khổ. Đau khổ cái chi? Bởi đau khổ là chứng cớ rõ rệt ngay cả việc che giấu chính nó –Anguish is evident even when it conceals itself. Cái sự đau khổ này cũng tợ như đau khổ của Kierkegăard trong câu chuyện thần thoại cổ, nghĩa là đòi hỏi cả một sự hy sinh nhượng bộ để chứng thực sự kiện mong muốn.

Thách đố để cho mọi thứ trở nên tốt đẹp là nghĩa cử của con người hiện sinh, còn thách đố của ngu xuẩn là một tác hại dẫu là ‘sacrifice’ thì lấy gì để làm bằng chứng cho một ngu xuẩn tại thế? Không có vấn đề nêu ra đây của lời thách đố đau khổ mà có thể đưa tới một kiên tâm (to quietism), một sự mất hoạt động (to inaction). Chúng ta sẽ thấy ở đây có nhiều thể cách đau khổ mà mỗi thể cách là một lối miêu tả của con người hiện sinh. Lý sự về nó, điều kiện về nó bằng mọi trách nhiệm đến bất cứ ai đều có dính dáng tới nó. Chớ không phải lấy ‘tấm vải thưa che mắt thánh’ qua hành động hay cử chỉ của chúng ta, nhưng có một phần trong hành động của chúng ta. Thách đố của Heidegger và Nietzsche là nỗi tuyệt vọng đưa tới cái sự cả tin (fond of) có nghĩa rằng Thượng đế không hiện hữu (Thượng đế đã chết ) và chúng ta tự đối diện tất cả hiện hữu với hậu quả của ngày nay. Chính cái đối kháng mãnh liệt đó ở con người hiện sinh: là một thể loại thế tục đạo đức, có thể cho đó là một thách đố chối bỏ Thượng đế mà Người đã hy sinh. Giờ đây những gì cho tồn lưu cao qúy, tốt đẹp là những gì chúng ta phải thực lòng, là những gì chúng ta không thể dối trá; bởi sự kiện mà chúng ta đang ở trên một bình diện nơi mà chỉ có con người sống còn –Nowhere is it that the Good exists, that we must be honest, that we must not lie;because the fact is we are on a plane where there are only men. Nội ý tứ đó đã gợi nhớ câu nói này của Dostoievsky :‘Nếu Thượng đế không tồn lưu nhân thế, mọi thứ sẽ có thể xẩy ra được’ / “If God didn’t exist, everything would be possible”. Đó là những gì khởi thủy tồn lưu hiện sinh. Mọi thứ trên đời sẽ được quyền nếu Thượng đế không hiện hữu và kết quả con người rơi vào tuyệt vọng, bởi không những cho riêng Thượng đế mà ngay cả mọi thứ đều dính chùm vào nhau. Nếu hiện hữu tồn lưu thật sự không đi trước tồn lại thời không có chi để mà lý giải, cò cưa lắm chuyện trên đời, bởi; đòi hỏi đưa tới cố chấp và tạo nên thói tính tự nhiên. Không còn chi để đi tới quyết định phán xét phải trái. Tất cả là vô lý. Absurdity! Con người hoàn toàn tự do định đoạt lấy sinh mệnh của mình. –We are alone, with no excuses. Chúng ta đơn phương và chẳng lỗi phải gì cả. Có thể đó là thách đố của ngu xuẩn. Giờ chỉ còn một đòi hỏi của ý thức nơi con người hiện sinh mà thôi ./.

 

 (ca.ab.yyc 4/7/2015)

(1)     ‘L’Etat present de la philosophie’ by E. Bréhier.France, Paris 1938. p.18.

 

SÁCH ĐỌC:

-  ‘Reason and Anti-Reason in Our Time’ by A. S. Eddington. New Haven: Yale University Press. USA 1952.

-  ‘Philosophical Impact of Science on Fiction’ by Sherman H. Eoff. New York University. USA 1961.

-  ‘The Absurd Man’ (in The Myth of Sisyphus) by Albert Camus.Gallimard Paris (France) Published in Penguin Book.England/Canada 1957.

 

TRANH VẼ:‘Bước Đi Uốn Éo Của Qúi Bà / Serpentine Lady’s’ Khổ 12’ X 16’Trên giấy cứng. Acrylics+ Acrylic-ink+mixed. Vcl# 1562015.

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2573
Ngày đăng: 13.07.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cụ Bùi Hạnh Cẩn: Một Nhà Văn Hóa Của Hà Thành - Hoàng Xuân Hoạ
Xã hội không có cha - Nguyễn Hồng Nhung
Cái đẹp độc đáo của mọi thời - Nguyễn Nhã Tiên
Một Võ Thị Hảo - Chỉ một - Tru Sa
Đọc bốn dấu ấn của hiện hữu - Nguyễn Hồng Nhung
Wolfgang Amadeus Mozart "Huyền thoại của một thiên tài" - Võ Công Liêm
Nhà nhạc học Trần Văn Khê - Phạm Văn Kỳ Thanh
"Vài nết Đất xưa Kẻ Thầy/Sài Sơn" Những trang viết nặng lòng với quê hương của Phan Bá Ất - Phùng Thành Chủng
Một giáo trình ở trường Đại học sư phạm Huế viết sai lệch về quan điểm nghệ thuật của Hồ Chủ Tịch - Võ Văn Kha
Những xuống cấp ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)