Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
829
116.681.229
 
Vẽ đàn bà
Võ Công Liêm

                                                                   

     ‘To the unstoppable, creative women of the past, present, and future’*

            (Anonymous)

 

   Hầu hết những họa sĩ thường vẽ về đàn bà là điều kiện ắt có và đủ, không thể thiếu trong bộ môn nghệ thuật hội họa từ xưa đến nay. Vẽ đàn bà là biểu tượng về đặc tính của con người qua nhiều vóc dáng, hình thể khác nhau; một phơi mở nội tâm nơi con người nhất là đàn bà. Người họa sĩ dung thông tư tưởng để phô diễn tột độ ‘hình hài’ người phụ nữ trong cái nét đặc thù mà chưa một ai diễn tả trọn vẹn vẻ tuyệt mỹ của tạo hóa ban cho, cái ‘tòa thiên nhiên’ (Nguyễn Du) ấy khó mà vận dụng một cách thấu đáo và tình tự từ bao thế kỷ qua. Vẽ đàn bà không nhất thiết phải vẽ ‘truồng’ mới nói lên cái của đàn bà mà vẽ lên đó cái thâm cung bí sử nơi người đàn bà; cho dẫu cái mỉm cười của Mona Lisa mà Leonardo da Vinci đã để lại trong chân dung của một mệnh phụ; đấy là điều mà cho đến nay vẫn chưa tìm thấy cái mỉm gợi hình đó. Nó gợi cho ta một tiềm ẩn gì đó? Có thể là một sự mời mọc, có thể là một sự ‘khoe’ cái của ta khác cái của người, đó là vẽ cái thâm cung bí sử tình yêu của đàn bà và cũng không thể hàm hồ cho đó là dâm ô tục tỉu một cách khoác lác. Nói thế có nghĩa là sợ xấu hổ, sợ người ta thấy cái của mình muốn che, tức không thừa nhận về nó, phủ nhận mọi điều, phủ nhận ở chính mình để trở nên võ đoán cho một thứ nghệ thuật phát tiết từ xưa cho đến nay. Người ta phê bình văn học nghệ thuật là vì nó thuộc hệ tư tưởng, ít khi phê bình về vẽ đàn bà; dẫu đi qua màu sắc che đậy hay phơi mở, bởi; vẽ ‘truồng’ chỉ có 30 phần trăm của thể xác, 70 phần trăm sau đó là diễn tà một sự ẩn tàng bên trong hình ảnh của người đàn bà ‘muốn gì’. Đấy là cái khó mà hằng thế kỷ qua chưa khám phá trọn nghĩa cái muốn gì của người đàn bà muốn thể hiện.

 

Vẽ đàn bà phải có cái tâm như-nhiên, phải thoát-tục, phải hoàn-thiện, phải tánh-không mới thực hiện trọn vẹn nghĩa cử của nó. Ngay cả vẽ thiếu nữ ngồi hay đứng, mặc áo hay bán thân, tay cầm hoa hay chiếc nón bài thơ bên hồ vọng nguyệt hay đàn bà  bế con, đàn bà tắm mưa, tắm nắng, bối tóc, chải đầu…là hình ảnh hiện thực lấy từ ‘chân dung’ mà ra chớ không lấy trong người đàn bà mà ra. Vì vậy vẽ đàn bà khó hơn vẽ phong cảnh, tĩnh vật hay trừu tượng những thứ đó là vật thể. Chân dung là một tạo tác cảm giác (create a feeling) để thấy và cảm nhận được cái đòi hỏi trong chân dung đàn bà; dù là nguệch ngoạc đi chăng.

 

Thử hỏi như thế này: -Bạn có bao giờ phớt lờ ngang qua cái đẹp sách vở lịch sử nghệ thuật hoặc học tập lịch sử nghệ thuật cho vấn đề nào đó mà là điều lạ lẫm. Ụa! Rứa thì đàn bà ở nơi mô? –Have you ever flipped through a beautiful art history book, or studied art history for that matter, and; wondered. Um! Where are the women? Thực ra mỗi khi tìm thấy nghệ thuật hội họa thường thì nhìn vào ‘thực trạng’ của nghệ thuật hơn là nhìn vào duy lý của nghệ thuật. Xem tranh Vincent van Gogh hay Pablo Picasso là nhìn thấy một thực thể sống động đang hiện hữu trong ta và được coi nghệ thuật chân chính, không còn thấy chi là trừu tượng hay siêu hình. Quay về những thế kỷ trước hội họa cổ điển hay hậu cổ điển trọng tâm mô tả sự kiện hơn mô tả nhân vật một cách rốt ráo, nghiêng về lịch sử tôn giáo để làm chứng tích qua tác phẩm hội họa và coi đó như huyền thoại sống thực. Hội họa thời kỳ Phục Hưng khai mở ‘khỏa thân’ theo giáo điều, khỏa thân của nó là thánh hiền (sages) là thanh cao trong sáng không vướng đục là hình ảnh của mẫu mực chớ không mô tả yếu tính trong con người đàn bà. Nhưng; chắc chắn rằng phải có cái gì để làm nên đàn bà qua nghệ thuật cùng một lúc này? –Surely there must have been women making art at this time; too? -Vâng; vì người ta thừa nhận ‘tòa thiên nhiên’ là thẩm mỹ của nghệ thuật dưới cái nhìn của người họa sĩ và có thể không tìm thấy cái đòi hỏi ở đó trong con người đàn bà. Người đàn bà hay thiếu nữ ngồi làm mẫu là ‘tượng’ chớ không còn là ‘người’ được tháo gở trong chất liệu của nghệ thuật; mà ở đó có một sự ‘gợi dục’ để cho người họa sĩ phát tiết một cách trung thực cái thâm cung bí sử nơi người đàn bà. Trường hợp này xãy ra chỉ có Diego Rivera (chồng cũ của Frida Kahlo) là xác thịt ngay với người mẫu; nhờ vậy mà tranh của Rivera có một giá trị đặc biệt. Cho nên chi một số họa sĩ xưa nay thường ‘hình dung từ’ để vẽ hơn là có một chân tướng sống thực để lên giá vẽ. Một trường hợp khác của họa sỉ Willem de Kooning đưa vợ ra làm người mẫu để ông tạo cảm giác ‘3 chiều 3D’. Ông vẽ nhiều tranh khỏa thân của đàn bà. Kooning đòi hỏi người ngồi mẫu phải ‘cười’ để ông sống thực với tranh. Mà thực! trong nghệ thuật thứ bảy nhất là hội họa đòi hỏi sống thực hơn là điệu bộ. Họ phá chấp để đi tới đỉnh cao của nghệ thuật khỏa thân. Người nghệ sĩ biến mình vào ánh sáng hơn là biến mình vào tiếng động là vậy!.

Ngày nay một số họa sĩ mới vẫn duy trì vẽ khoả thân, nghĩa là dựng cho mình một trường phái khác trường phái, một trường phái trần truồng thật sự (naked truth) nói lên được cái muốn/ wishing của người đàn bà. Muốn ở đây là muốn đạt tới một sự hài lòng, một thực sự của đòi hỏi vừa thể xác vừa tinh thần cho một biểu lộ qua sự thèm muốn, khát khao (wishfully); không còn coi việc khỏa thân là hành vi phi luân lý, đạo đức; nó không còn biên giới cho người họa sĩ và họ cho rằng vẽ đàn bà luôn luôn có trong bản năng của họ –drawing women has always been their instinct, bởi; họa sĩ là sáng tạo bằng một năng lực cao độ để vẽ đàn bà, họ phải ‘vượt tuyến’ là cách lật đổ phương thức thông thường mà họ muốn thực hiện. Tuy nhiên; sự thật của trần truồng vẫn nói lên cái ý tưởng thâm cung bí sử mà người đàn bà muốn diễn tả cái của mình trong một ẩn dụ khác vừa có chiều sâu, vừa có tác động. Thành ra vẽ đàn bà lấy người đàn bà ngồi làm mẫu là nhìn qua người tình của mình để thấy mình đang sống như kinh nghiệm đã có dưới mắt nhìn của họa sĩ; chắc chắn người ngồi làm mẫu là tượng hoàn toàn không giống chân dung như đã vẽ. Cái đó gọi là khéo mài giũa và liên kết để làm nên –With painter skills honed and connections made its. Chắc chắn người đàn bà trong tranh hay ngoài tranh sẽ hài lòng . Đấy là cái họ muốn!

                                 ‘Wishing / Muốn’ by Rachel Levit Ruiz (Mexico) Ink&Acrylics 27.9X43.1 cm (2016)

 

Phải thừa nhận Picasso là họa sĩ tả chân. Đặc biệt vẽ đàn bà (sketchbook) Picasso đã lột trần sự thật về khỏa thân trong mọi thể cách của ‘cuộc chơi’. Người họa sĩ muốn đạt tới cái ‘chân như’ là phải sống mới thấy được thế nào để vẽ người đàn bà muốn. Muốn gì trong thân thể của họ là người họa sĩ phải biết để vẽ. Khi nhận ra được thời đó là sự thật trần truồng (naked truth) là bức tranh đạt yêu cầu như mong muốn.

Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới, một tk. thứ hai mươi mốt tất chúng ta phải vượt thoát không những hội họa mà ngay cả văn chương. Nếu để lại đó một nét đặc thù thì chắc chắn tồn lưu nhân thế, tồn lại muôn đời không thể cho tác phẩm đó tồn lui mà đó là chứng tích của lịch sử hội họa và lịch sử của văn chương; nếu chúng ta ý thức được con đường sáng tạo là bước phát triển, một phát tiết tuyệt cú không thể xem nó là tác phẩm loại thứ. Thành ra trong mọi chiều hướng đó khoa học kỹ thuật gần như tiên phong sau đó mới có nghệ thuật khác nói chung. Sáng tạo là nhu cầu cho người sáng tác mới nên việc.

 

Trong sáng tạo hội họa thường trút vào hồn một cảm giác mạnh và một cảm giác xác thực (specific feeling) với một tiếp giáp cực độ, một cảm thức cho người vẽ như tỏ ra một sự giao cấu tình dục (sex act) . Lấy trường hợp của Picasso khi vẽ về khỏa thân, ông không hướng khỏa thân như vẽ chân dung, bởi; ông không che giấu sự thật dưới mắt ông là những gì hiện ra trong trí ông trước đó và sau đó mỗi khi phóng màu lên bố vải, không còn nhìn thấy mình là họa sĩ đang đứng trước người mẫu. Gần như Picasso ‘mượn’ ngồi đó để ông du hồn vào nơi đã một lần. Như đã nói ở trên muốn có một bức tranh sống thực người họa sĩ phải sống trong đó, nhất là vẽ đàn bà tuyệt đối không ‘hình dung từ’ tranh sẽ trở nên ‘láo’. Picasso khác với Renoir hay Rubens bởi; họ quá mực thước cho nên cái đẹp của đàn bà như chim trong lồng mà chim thì đòi bầu trời và đàn bà thì đòi cái muốn là vậy. Vẽ khỏa thân đàn bà ngày xưa chuộng ‘điệu bộ’ khác ngày nay là phơi mở, một sự phơi mở để giải phóng. Vẽ đàn bà như Kooning đòi hỏi phải cười mới đi vào thâm cung bí sử của tình yêu. Đó là tình yêu của nghệ thuật hội họa. Còn không thì vẽ hay luận bàn về họa là thêm mắm ruốc vào chơi cho vui thôi chớ sâu sắc thì không có. Nó đòi hỏi một sự bén nhạy và uyển chuyển (rapid and gesture) tranh và người mới sống lâu ‘trăm tuổi’. Trong hội họa hay văn chương ‘hình dung từ’ gần như tưởng tượng hay thần tượng hóa để dựng chuyện thì họa và văn không thể tồn lưu mà đi tới tồn loạt. Bởi vậy; đã nói nghệ thuật (nói chung) là phát tiết trong sáng tạo để có đường gươm (cutlass) cong vút, bay cao. Văn là chữ, thơ là lời, và họa là cởi. Điều kiện của nghệ thuật nghe qua có vẻ khắc khe, nhưng; phải thế mới nâng hồn vào nghệ thuật; bằng không là do thói quen ‘làm chơi ăn thiệt’. Trường hợp này xãy ra thường khi của một số thi, họa sĩ xưa nay; có tính chất ‘bài bản’ nghĩa là trước sao sau vậy, dù rằng thi họa sĩ nọ, kia đã thơ, đã vẽ hơn nửa thế kỷ mà ngọn bút, đường cọ chưa thoát tục mà đưa vào đó những hình ảnh và màu sắc không hợp lý.Văn, thơ, họa phải thực mới vực được đạo. Muốn đạt được nó phải phá cách trong sáng tạo thời mới siêu thoát, mới thánh hóa trên con đường nghệ thuật nói chung. Cho nên chi vẽ ai vẽ cũng được; trẻ nhỏ vẽ thật từ trong trí tưởng siêu thoát, nó không câu nệ hay khuôn phép. Vẽ là cởi trói để đi tới chân như tánh không là thứ nghệ thuật đích thực. Không vướng, không chế, không pha đó là nguyên thủy của tình yêu. Hội họa là tình yêu như hoàn cảnh của Vincent van Gogh. Ông phải sống trong đó để cho tranh trở nên điên, mới là tranh. Hiền quá, cả nể quá không làm nên việc lớn.

 

Trở lại với Picasso trong họa phẩm ‘Les Demoiselles d’Avignon’ là một trong những họa phẩm lớn thuộc lịch sử hội họa đương đại. Thực hiện được tác phẩm này Picasso gọi đó là ‘thời kỳ ‘Rợ’ / Negro Period’ nó vẽ lên đó thái độ thờ ơ, lãnh đạm, những bộ mặt như một điển hình của dã thú, của man rợ được biến mình vào trong điạ hạt của văn hóa (the sphere of culture). Chiều hướng vẽ của Picasso là tính dục (erotic) ở đó thường dành cho bản năng hơn là lý trí và dễ dàng đưa tới hình ảnh mơ hồ nửa thực nửa hư cho một biến thể lạ lùng.Vẽ đàn bà có lần Picasso nói: ‘hãy đặc đôi mắt vào giữa những cặp giò hoặc đặc toàn bộ giới tính vào nơi cái mặt / to put eyes between the legs, or sex organs on the face’. Đúng vậy! Thành ra vẽ như Picasso ít ai dám hiện thực một cách công khai. Ông không để cái tằng tiu, tục tĩu giữa thế gian này mà để ở đó một thứ triết lý hội họa. Chưa một ai công kích hay phê bình ông vẽ thứ dâm ô, hủ hóa đó cả.

                                                     Les Demoiselles d’Avignon (1907) by P. Picasso .  Oil on canvas 95” X 92”

 

Những họa sĩ lớn thường vẽ chân dung đàn bà trong bản năng vượt thoát nghĩa là đi tìm trong đó cái đòi hỏi ở người đàn bà hơn là tìm thấy cái đẹp ở nơi đàn bà. Cho nên để có một định nghĩa rốt ráo về vẽ chân dung, nhất là vẽ đàn bà: đứng, ngồi, nằm, dơ tay, chổng mông… xưa nay như đã xem, người họa sĩ không diễn tả cái đẹp của phụ nữ mà diễn tả ở đó một phơi mở góc cạnh thể xác, có một cái gì như khoe khoang, nhem thèm làm cho khách thưởng lãm chịu không nổi, thời tranh đó mới thấm vào hồn; cho dù chỉ ‘sketch’ một vài đường viết chì như Picasso và Modigliani mà vẫn cho ta một đòi hỏi khác nơi phụ nữ đấy là điều mà người họa sĩ muốn thực hiện.Vẽ chân dung phụ nữ có ba loại vẽ, vẽ có căn và vẽ ‘ba láp’ thời không thể so sánh hoặc đem ra luận bàn, nếu chưa đạt tới cái kỹ thuật điêu luyện về hội họa. Có một số người cũng thường hay bàn tới nghệ thuật hội họa hay phân tích về nó; nhưng bàn theo kiểu ‘bài chòi’  hại cho một họa phẩm lớn. Thiết nghĩ xem tranh để trầm tư và tìm thấy là tư duy thiết thực hơn cả mọi thứ.

 

Chân dung của Modigliani là vẽ ở cái lúc khi mà mọi thứ xung quanh cảm thấy thích hợp để cho rằng chân dung đó đã có một đặc điểm về giống tính (genre) không có một tương lai và thực quả cũng không có hiện tại, bởi; hình ảnh đó đã chiếm trọn chức năng của nó. Nói thế có tính cách siêu hình, nhưng với Modi thì đó là cái nhìn cách riêng của người họa sĩ. Nếu đem chân dung của Picasso vẽ Daniel-Henry Kahnweiler (1910) và Modigliani vẽ Max Jacob (1916) ta sẽ thấy thể hiện của hai họa sĩ khác nhau hoàn toàn, bời; ‘mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười’ (Nguyễn Du) vậy cho nên vẽ chân dung hầu như nhập vào để chiếm cứ ý nghĩa của nó. Vẽ của Picasso là đạp đổ (destruction) của những gì chân dung. Modigliani thì lại khác vẽ chân dung như đã chứng kiến (witnessed) của một tiến trình, là đặc ưu tư trong ý nghĩ của chân dung. Từ chỗ vẽ chân dung là thoát thai ra lõa thể để tìm thấy cái ước muốn của người phụ nữ muốn phô diễn; thành ra người họa sĩ như kẻ thám hiểm đi tìm cái lạ lẫm trong cái thế giới mới đó, đồng thời tìm thấy sự ẩn tàng trong lập thể muôn màu của khỏa thân (the nudes), một thứ khỏa thân đúng nghĩa không còn nhìn thấy những gì ngoài nó mà nhìn vào một thứ nghệ thuật chân chính, còn nghiêm khắc, lên án về nó, thời trở nên tồn lui, đánh mất một sự lưu truyền nếu nó được thừa nhận như báu vật tồn lưu nhân thế: -‘Ở Truồng / Nude’ (1916) của Modigliani, của Francisco Goya ‘Maja desnuda’ (1800), của Edourd Manet ‘Olympia’ (1863) , của Jean-Auguste-Dominique-Ingres với ‘Grande Odalisque’(1814). Ngày nay chỉ có Picasso và Modigliani là tồn lại với nhân gian như chứng tích của nền hội họa hiện đại. Nếu ai trong chúng ta là người vẽ xin có lời ngợi ca với tiền nhân, bởi; họ đã làm ra được cái có một không hai. Cho nên chi ‘thốt’chớ không còn chữ nghĩa nào thay thế lời tán tụng đó một cách chân tình.

                                                     ‘Nude’ (Nudo Dolente) 1908 by Amedeo Modigliani

 

Modigliani bất tận hóa những gì có thể cho đó khác đời một cách chướng kỳ giữa khách quan và chủ quan về cái đẹp của thân thể đàn bà –Modigliani eternilizes what may be called the objective and subjective beauty of the femaile body. Ở đây là một dẫn dụ điển hình bởi nó tỏa ra ở đó một sự trần truồng sống thực, cởi ra không che, không đậy mới nhận ra cái nhu cầu đòi hỏi của nó. Cho nên chi gọi Picasso vẽ ‘truồng’ là phá vỡ nó (destruction) mới thấy được bản thể đích thực của nó. Cả hai họa sĩ xem đây như triệu chứng mà họ tìm thấy giữa tập quán (tradition) và chủ nghĩa hiện đại (modernism). Lắp ráp vào đó một chủ nghĩa trần truồng (nudism) lạ đời chưa từng có trong thế giới hội họa xưa nay. Nhớ cho rằng; không có một họa sĩ nào ở thế kỷ này hay một vài nơi khác đã vẽ về thân thể trần truồng của người phụ nữ như họ đả làm trước và sau này. Nói ra có vẻ độc tài tư tưởng, nhưng; thực quả nó là vậy, hẳn nhiên lõa thể của họ khơi gợi một cách vô tình giữa cổ điển và hậu hiện đại là một sự trùng hợp nhưng khác biệt do từ một sự khai phóng mới, họ không xuất thần để vẽ lõa thể mà đã nuôi dưỡng từ trong lý trí của họ để thành hình cái gì của đàn bà muốn có. Một thứ chủ nghĩa lý tưởng của cơ thể tự nhiên (physical Nature). Ở truồng trong tất cả ý nghĩa của nó là giải phóng để đi tới cái tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Mà thực! người nghệ sĩ chính họ cũng không nghĩ rằng mình khai phóng những đường nét, dáng dấp (gesture) một cách thực tế như vậy ./.

 

 (ca.ab.yyc . 30/9/2021)

 

* ‘Không thể ngăn chận sáng tạo vẽ đàn bà của quá khứ, hiện tại và tương lai’ (Vô danh thị)

 

ĐỌC THÊM : Những bài viết về hội họa của võcôngliêm hiện có trên một số báo giấy và mạng trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ.

@ Hình trong bài rút từ tủ sách gia đình của võcôngliêm. :

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 774
Ngày đăng: 08.11.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Xem tranh Nguyễn Quang Thiều - Yến Nhi
Leonardo da Vinci: Học để sáng tạo. - Elena Pucillo Truong
Van Gogh và phong cách tự họa chân dung - Đan Thanh
Léonard De Vinci – nghệ sĩ thiên tài toàn năng - Đan Thanh
Renoir – Họa sĩ ấn tượng bậc thầy - Đan Thanh
Thân thể con người dưới mắt hội họa - Võ Công Liêm
Mặc khải xuân thì qua tuyệt phẩm Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ - Bùi Đức Hào
Tìm thấy một họa phẩm của thi sĩ Phạm Hầu - Hòa Văn
Danh họa Picasso - Ông hoàng lập thể - Nguyễn Thanh
Levitan - Vị đắng của Thiên Tài - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)