Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
839
116.680.394
 
Giáo dục trong tầm nhìn thế kỷ
Phan Văn Thạnh

 

Thực tế ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới không nói đến vai trò của giáo dục đào tạo(GDĐT)trong việc phát triển nguồn nhân lực.Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển, nguồn nhân lực phải là quốc sách hàng đầu.

Các chuyên gia cao cấp của UNESCO đã khẳng định một quy luật thép: “Không có sự thành đạt và tiến bộ quốc gia nào mà lại có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lãnh vực giáo dục của quốc gia đó.Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không có đủ tri thức khả năng làm giáo dục một cách hiệu quả thì số phận quốc gia đó coi như đã an bài và điều đó còn tệ hơn là sự phá sản”.

 

Ông Hermann Schaufler,Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ bang Baden Wurttemberg(CHLB Đức trước đây),trong một lần đến thăm TPHồ Chí Minh đã đưa ra nhận xét: “Việt Nam có những điều hấp dẫn,70 triệu dân (số liệu năm 1990 – nay 2022 ngót ngét 100 triệu dân)* con số này mang tính thị trường.Đây là một dân tộc trẻ được mọi người biết đến” – Ông nói thêm“Chúng tôi(nước Đức)không tài nguyên mà thành đạt là nhờ đẩy mạnh công tác giáo dục.Ai muốn tận dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên thì trước tiên phải khai thác tài nguyên thiên nhiên con người”.(Báo Tuổi Trẻ - 24/11/1991)

Hiện nay nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa là cơ hội và thách thức đối với tất cả các nước.Khoảng cách về sự phát triển giữa các nước chính là do khoảng cách về tri thức.Nhiều nước đã đề ra“chiến lược đi tắt vào tri thức” - “chiến lược Công nghiệp hóa dựa vào tri thức”- “Sử dụng tri thức cho phát triển”…và một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để thực hiện các chiến lược ấy là phát triển vốn con người,vốn tri thức,phát triển mạnh Giáo dục đào tạo,nâng cao năng lực và khoa học công nghệ.

Theo Ông Andrew Steer-Giám đốc Ngân hàng thế giới tại VN(năm 2001),để xây dựng một xã hội tri thức, Việt Nam cần 4 yếu tố :

1- Hệ thống giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu của thế giới hôm nay và ngày mai chứ không phải thế giới của ngày hôm qua.Thế giới ngày nay cần những học sinh học để biết cách giải quyết vấn đề,có khả năng làm việc trong một tập thể,phát huy sáng tạo với những ý tưởng mới và có thể truyền đạt ý tưởng mình một cách rõ ràng.

2-Cần phải có một niềm đam mê học hỏi và học hỏi suốt đời .Các công dân càng ý thức được rằng học tập về những điều đang thay đổi là một trách nhiệm hàng ngày.

3-Cần có những cách thức hiện đại và hiệu quả để tiếp cận với tri thức toàn cầu - Tất cả người công dân Việt Nam cần phải được tiếp cận với internet nếu không muốn tụt lại ở phần còn lại của thế giới.

4-Phải thiết lập một cách thức truyền tải thông tin mới đến các ngành công nghiệp để tạo ra những sản phẩm hiệu quả hơn. Các chuyên gia đã nhận định:

Kinh tế thế kỷ XXI là nền kinh tế Tri thức (knowledge)- Kỹ thuật số (Digital)-KTmạng (Network)-KT Thông tin (Information).

Kinh tế dẫn dắt bởi trí tuệ (Knowledge driven) sẽ làm đảo lộn cơ cấu kinh tế,cơ cấu lao động,cung cấp quản lý kinh tế và xã hội,thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và bắt buộc mọi người phải học tập thường xuyên nếu muốn theo đuổi sự thay đổi diễn ra từng ngày,từng giờ trên toàn cầu.Mô hình giáo dục truyền thống sẽ chuyển sang mô hình học tập suốt đời.

Đầu tư vô hình (cho con người,giáo dục,khoa học,văn hóa xã hội…),cao hơn đầu tư hữu hình(xây dựng cơ sở vật chất…)- là sự chuyển hướng mạnh trong chính sách đầu tư của những nước đang đi nhanh vào kinh tế tri thức.

Giáo dục Việt Nam cần làm gì ?

Nhiều ý kiến ghi nhận  :

- Đã đến lúc về mặt chiến lược cần xác lập rõ triết lý giáo dục xây dựng trên 3 nền tảng : Nhân bản - Dân tộc - Hiện đại - xuyên suốt từ Tiểu học đến Đại học - từ chương trình,sách giáo khoa,giáo trình giảng dạy đến qui trình đào tạo Sư phạm.Mục tiêu hướng đến hình mẫu “Con người VN mới gắn liền với truyền thống dân tộc”.

- Ở bậc học phổ thông cần tinh giản mạnh chương trình,nghiên cứu rút bớt hoặc bố trí lại các môn học.Nhiều năm qua học sinh THPT dàn hàng ngang đối mặt quá nhiều môn(13,14 đơn vị kiến thức). Hệ lụy dẫn đến cái gì cũng học nhưng học vẹt,nhớ táp nham,kiến thức rỗng rễnh.

Từ năm học 2022 - 2023, triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ,đã có sự cải tiến nhưng xem ra vẫn còn ôm đồm,khá rắc rối – tính gộp “bắt buộc+tự chọn” cũng còn  13 ! Mới đây ngày 3-8-22,Bộ GD-ĐT ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông mới - số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn.Theo đó, môn Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc.

Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm : Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật. (Nguồn nld.com.vn)

Ở cấp độ phổ thông,kiến thức giáo khoa nên là sự gợi mở ở dạng cơ bản - “vừa phải” và hãy dành cho sự đào bới “chuyên sâu” khi lên CĐĐH.Trách nhiệm then chốt của nhà trường là gieo trồng,nuôi dưỡng cái gốc tinh hoa lễ giáo,phẩm hạnh làm người - biết trân quí con người. Trong hoạt động giáo dục chắc chúng ta chưa quên: “Thiện,ác nguyên lai vô định tính,Đa do giáo dục đích nguyên nhân.” - Hiền,dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên. (Dạ bán - Hồ Chí Minh).

Mọi người rất đau lòng khi gần đây xã hội ta xảy ra khá nhiều vụ thảm sát đẫm máu kinh hoàng - cúi xuống nhận mặt thi thể  chẳng ai khác lại là ông bà-cha mẹ-vợ chồng-con cái-thầy trò…  Chữ hiếu đâu rồi ? Lòng nhân đâu rồi? Thấp thoáng phía sau có bóng dáng của giáo dục.

 

Kết : Về hưu đã khá lâu,bị đẩy lùi xa hơn 12 năm – mình lạc hậu cũng ngần đó năm tháng - định thôi không ngó ngàng gì nữa các vấn đề giáo dục nhưng không hiểu tại sao thi thoảng cứ lấn cấn dây dưa – thôi thì  vui với ngòi bút - thầm dặn lòng “phù thế giáo một vài câu thanh nghị”(*)…Nhớ những ngày với Trung học PT Gia Định – Q.Bình Thạnh !

 

 

(Tp Thủ Đức, 04/8/2022)

(*) Kẻ sĩ – Nguyễn Công Trứ

 

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 386
Ngày đăng: 08.08.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Heidegger (II) Hiện hữu và thời gian / siêu hình là gì? - Võ Công Liêm
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Những đạo diễn điện ảnh Việt Nam chưa được ngậm cười nơi chín suối - Nguyễn Anh Tuấn
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong sách giáo khoa Quốc Văn trung học ở miền Nam 1954 -1975 - Trần Hoài Anh
Không có gì thích đáng giữa sinh diệt hoặc niết bàn - Võ Công Liêm
Sắc thái Nam Bộ qua truyền thuyết dân gian - Võ Phúc Châu
Có thiệt là ca dao Khánh Hòa không? - Lê Ký Thương
Nén hương lòng cho anh - Đỗ Tư Nghĩa
Vài mạn đàm về câu “49 chưa qua 53 đã tới” - Đặng Xuân Xuyến
Lại nói về bộ môn Lịch Sử - Phan Văn Thạnh
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)