Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
744
115.994.863
 
Hội luận của Plato với giới tính con người
Võ Công Liêm

 

 

 

      Thực ra đây là một thảo luận có tính cách khoa học văn chương của Plato; là một trong những gì đầy ấn tượng và cũng là những bài học nổi tiếng của ông về tình yêu đối với tư tưởng Tây phương. Một tiềm năng thuộc triết học, một giảo nghiệm về tình yêu và một thể tài lớn lao trong văn chương. Ở phạm vi bài này chúng ta chỉ tìm hiểu ngọn nguồn lý sự của Plato trong những cuộc thảo luận hay những tham luận, đối thoại về sau như bước mở đầu để cùng nhau hội nhập cho một lý tưởng mà con người đang đối diện trước một thực tại tồn lưu nhân thế. Hội luận cốt gây ấn tượng sâu sắc qua từng vai trò và cũng cố một tri thức nhận biết cho phát biểu và luận bàn. Hội luận  có một ảnh hưởng tức thời vào những gì nghĩ đến tình yêu từ cái thời xa xưa cố đế cho tới ngày nay. Đặc biệt thời Phục Hưng tình yêu kể cả tình yêu xác thịt được phô diễn công khai. Điều này thường cho chúng ta có một cái nhìn thấu suốt bên trong nét đặc thù giữa hai hoàn cảnh xã hội và trường phái cổ điển La-Hy. Đó là những gì Hội luận của Plato (Plato’s Symposium) ; mà hội luận gì ? là tham khảo vấn đề giới tính con người trong tư duy của Plato.

 

Nguyên nghĩa của Hội luận / Symposium; được đọc rõ ràng hơn [sim-põ’-zi-am] là cùng nhau nhậu-nhẹt /drinking (cổ Hy Lạp đọc ‘sun’ là ‘cùng nhau’ và ‘posi’ là ‘nhậu’) Tức là uống và nói / drinks-party: là thể thức lập ra một tiệc nhậu (drinking-party) có tính cách đồng tình luyến ái (homosexuality) hoặc khiêu dâm (homo-eroticism) trong bữa nhậu. Sự cớ đó nó gần gũi với thời đại ngày nay, cũng thường có những hội hè đình đám, yến tiệc ma dâm (homo-dinner-party). Nhưng; nhớ cho sự khác biệt quan trọng giữa nhậu-nhẹt Hy Lạp và và chè-chén thời hiện đại. –But there are important differences between a Greek symposium and modern-party. Dẫu là gì; hội luận đã phản ảnh tình huống đặc biệt thuộc lịch sử nhân văn. Hội luận là một tiếp cận cao độ vào thời đại chúng ta đang sống. Một vấn đề được nêu lên về tình yêu, một nền tảng chủ lực; hầu như quan trọng để phát biểu. Một ảnh hưởng khác chiếm ưu thế vai trò của nam giới trong xã hội Hy Lạp xa xưa (thể lực vận động viên, thân thể đàn ông) và một phân biệt giữa thể lực nam và nữ. Ở đây phản ảnh nghi thức hóa của đời sống xã hội (social life) dù cho trong hoàn cảnh nào đều cho chúng ta thấy được nơi riêng tư hoặc nơi phổ thông đều chung một kiểu sống. Việc hội luận tuồng như trưng ra đây một ý muốn nói đến mối quan hệ kết hợp nam tính giữa bọn quan liêu quyền qúy và những người thế lực trong hoàn cảnh thời đó ở Hy Lạp. Hai cái mặt nạ này một chứa đựng chất đạo đức, một chứa đựng sự chú ý gợi dục. Lối khởi xướng giới tính trong cuộc đời, xã hội mà họ muốn có. Nói như rứa thời thảo luận là hướng tới tình yêu; thứ tình yêu chân chính hay tình yêu xác thịt hoặc đây là nhu cầu đòi hỏi? Đối thoại của Plato xoáy vào trọng tâm của ‘erôs’, một ngữ điệu nói lên dục vọng /desire. Mà nghĩa của êros là đắm say tính dục thể / passionate sexual desire là thuộc về sinh dục làm thăng hoa nổi sướng do từ thúc đẩy và là nhu cầu đòi hỏi của cơ thể (tuần hoàn) là cơ phận phân tâm học, một tương tác giữa vô thức và ý thức, một bản năng của cuộc đời.-Psychoanalysis the life instinct. (Đó cũng là tên của hai vị thần ái tình và tình dục cổ Hy Lạp như ở Ấn độ và Champa đều coi dục xác như đấng để thờ phượng). Nhưng theo lý lẽ của Socrates cho rằng dục xác là dục vọng, một bày tỏ nằm trong dạng chìm của vực thẳm ao ước và trong một vũ trụ bao la về cường dục bị thúc đẩy đến cực độ. Cũng có người dựa vào erôs cho đây là loại tình cảm quan hệ giữa gia đình và bằng hữu. Ngữ ngôn thông thường của Hy Lạp nói là do sự quan tâm của ‘philia’ là tình hữu nghị / friendship. Mà đã gọi là ‘philia/tình’ tức là động tới ‘philo/triết’ (cổ Hy Lạp) thời philia hay philo đều là tình-yêu; nôm na là ‘tình tiết / philiasophy’. Rứa thì ta thốt lên một từ chung: dục-tình là ý nghĩa bao hàm chớ chẳng còn ngại nghi về hai chữ tình yêu mà bấy lâu nay chỉ nói suông, viết suông, cười suông làm cho tình yêu thành phường chèo mất đi ý nghĩa cao đẹp của nó. Plato luận cái này để làm chi rứa? Đó là lời nhắc nhở cho ta biết giá trị tình yêu của loài người khác với động vật không biết nói. Không có một thứ tình yêu nào là thật cả mà không có dục tính đi theo; tình yêu chỉ là từ ngữ. Đúng! đó cũng là sự sống tinh thần trong ‘tứ chi’ của chúng ta –there is also a vital spirit in our limbs. Vì; ‘tuệ/the mind’ mà thường được gọi là tri thức; nhiệm vụ của ‘tuệ’ là ngồi để canh chừng và kiểm soát cuộc đời, cái đó dính dáng tới đời người. Hy Lạp cho những gì xẩy ra trong cái desire/dục giới là ‘harmony’ một hòa âm điền dã nghĩa là thuận lòng / argreement để cho cuộc đời  thêm phần thăng hoa của cay chua mặn đắng; những thứ đó là cảm nhận được chất hiện hữu của tồn lại tồn lưu tồn lai nhưng không tồn loạt nghĩa là không có bối cảnh xẩy ra một cách xác thực của tuệ, bởi; tuệ mù trước hoàn cảnh của dục, làm cho ta cảm nhận được hay không cảm nhận được –which makes us live as sentient beings without having any locally determined mind; hoàn cảnh của sinh dục chính là nơi trú ngụ trong con người. Ai nói: ‘tôi không có tính dục’. Phét! tỏ ra xem. Cái đó là cái vô-thực-tính của con người. Thử xem sao; hay là mình liệt chất sinh dục?

Nói rút lại; ‘erôs’ trong ‘symposium’ có cái nghĩa bao la, rộng lớn, muôn hình vạn trạng như ‘tình yêu’ vậy. Và; thông thường ngữ điệu này được diễn giải như một thuật ngữ của ngôn ngữ để diễn dịch hợp lý ý nghĩa của nó. Rứa cho nên đừng coi Symposium là Hội luận, hội thảo để lùng kiếm mà lùng kiếm cái ‘symposium’ trên thân thể của con người. Đấy là hợp chất ngữ ngôn mà Plato xử dụng. Có như thế mới nhanh chóng thừa nhận nó, hiểu được nó và đả thông được nó. Thế nào là Hội luận Tư tưởng của Plato? Hội luận ở đây là xác định đúng vị trí trong mối quan hệ tình cảm giữa từng cá nhân. Tuy nhiên; đối với Socrates đặc vị trí của ‘erôs’ trong một hệ thống rộng lớn và một trong những chià khóa mở ra vấn đề cho ‘symposium/ hội luận’ đó là tiếng nói trung thực của Socrates về mối liên lạc tình yêu của con người hoặc đưa ra chủ đề dục vọng và tổng thể cho động lực toàn bộ của hội luận. Vai trò dục tính ở tập Hội Luận này; hầu như cho thấy được nhiều ít sự nói thẳng chớ không tán tỉnh; ngay cả khi hai đứa trao thân; biết đâu có thể là sự cố về sau này. Không chừng những nhà văn tả chân xưa nay là đệ tử chân truyền của Plato? Dẫu thừa nhận hay không thì đây chỉ là một Hội-luận / Symposium bàn tới mà thôi.

Hội luận trở thành một chủ đề triết học của Plato đồng thời với những triết gia khác(Aristotle, Socrates)*

là nói lên lý lẽ và nguồn sống con người, có nhiều phương hướng để nhìn thấy thể loại của những gì xẩy ra trong đời người mà đây có thể là một thực hành xã hội (social practice) vì nó cung cấp những chứng cớ thông thường. Dấu hiệu vai trò tri thức không thông thường của hội luận mà từng loạt bài đề cập đến phép tự nhiên của tình yêu (the nature of love) như vậy nó đã dọn đường cho lối về của thứ tình yêu dâm tính (homo-erotic-love) trong đó. Dù có muộn màng chăng nữa trong cái sự cớ bày tỏ này cũng vẫn có nhiều khai hóa để không còn tình trạng man dã tình yêu. Nhưng Plato đánh đổ luận cứ một lần nữa bằng cách xoa dịu vào đó lời tán tụng về những gì của Socrates. Thay vì lòng vị tha tình yêu của thượng đế để dễ bề nói thẳng thừng những gì tục tĩu xưa nay trong cái hoang dâm vắng bóng của tình dục đi nữa. Hoang dâm vốn sẳn có nhưng ít ai nói về điều này. Đó là lý sự mà Plato muốn nói trong Symposium.

 

Trở lại với Khiêu-dâm / Homo-eroticism. Là đánh dấu nét đặc thù trong Hội luận / Symposium như điều đã nói đến trước đây của Plato; đặc điểm được nhấn mạnh vào tính dục giữa erotic / gợi dục và giới tính tình dục / sexuality hai mặt này nó liên đới tới nam giới. Rứa thì đây là thể cách của hội-luận hay đây là lối sống của người đô thị ở thời điểm này? Mà là cá biệt tư duy thuộc phạm trù của Socrates; như những gì Plato giới thiệu. Thực ra đây là một lý luận có tính chất triết lý dành cho dục giới, một sự kiện phổ biến quá rộng rãi khắp nơi trong mẫu mực vừa thực hành vừa thói tính của tính dục Hy Lạp, không ngoài những gì chúng ta tái tục (reconstructthese) mà giờ đây được chấp thuận việc đồng tình luyến ái là cái của thời đại bây giờ. Cái thời hậu học thuyết Freud – It is now accepted that ‘homosexuality’ is a modern, post-Freudian category. Như chứng cớ hiện hữu của Plato đã nói đến.

 

Văn hóa cổ Hy Lạp về mặt khác có những giả thiết được trải rộng khắp nơi về giới tính (nam) và dục giới (erotic desire) là nói đến một cách trung thực về sự đồng tình, nó nằm trong cái dạng không ngăn chận hay loại trừ mà ở giữa nam nữ đều cùng thỏa mãn; đây là một thí dụ thông thường như thường thấy, song le; có nhiều độc sáng khác trong tư duy Hy Lạp về giới tính: sáng tỏ giữa ‘người tình / the lover’ và ‘người đã yêu / loved one’ hoặc ở giữa trạng huống của ‘năng động / active’ và ‘bị động / passive’ trong vai trò tình dục của giới tính. Sự quan hệ này tùy thuộc vào hứng hay không hứng hoặc là diện mạo qua từng đối tượng cuộc đời già, trẻ. Người yêu có thể cưới về làm vợ ngay lúc này hoặc (chàng/nàng) chờ đợi một thời gian khá lâu (để tìm hiểu) có nên hay không nên cái bên trong thâm cung bí sử đó. Cho nên chi chống lại cái ‘hậu trường’ của thói tính có nghĩa là chấp thuận cho một lôi cuốn gợi dục (homo-erotic attraction) thời không còn chi là ngạc nhiện trong tác phẩm Symposium của Plato.

 

Điều này cũng là một hội luận mang lại để nhận biết giới tính đôi bên; ngay cả những gì đặc trưng ở nữ phái là chứng cớ lôi cuốn được thừa nhận. Hy Lạp ý niệm về sự vụ này như một tiết hạnh / virtue và hạnh phúc / happiness là trọng tâm vào cường độ dục tính của nam giới (high-status male activities) là mạch nối đưa tới dục tính giữa dục và hạnh, vì; tiết hạnh là cái gì làm trội hơn trong việc tiếp cận của tác động. Thí dụ: Anh lính chiến xa nhà; mấy mươi năm trở về thấy vợ mình nguyên vẹn hình hài thì tợ như cho nhau một cái gì nổi bậc hơn. Vì; một bên đợi chờ và một bên mong muốn, thời hoàn cảnh đó gọi là gợi dục có gia giáo (erotic-educational) của tình yêu. Một phạm vi thúc đẩy để thêm vào đó chất lãng mạn trong dục giới –A further area of ‘romantic’ sexuality. Nhấn mạnh ở điểm này trong Hội-luận/Symposium là nói lên thể loại của giới tính chớ không phải bao trùm những gì thuộc văn hóa, dù là phản ảnh một vài thói tính và lối ‘chơi’ của đám quan liêu, quyền qúy đi nữa, nhưng; đặc biệt cho những người nhận biết thế nào là tình yêu và thế nào là xác thịt. Thời giá trị tình yêu đạt tới đỉnh cao. Rứa thì cần chi phải nói tồn tồn cho cạn tâm tư, bởi; cái tồn tồn nó nằm trong người vợ của người lính chiến.

 

Tuồng như đây là lãnh vực quan trọng về mặt xã hội và mẫu thức giới tính của con người trong những gì Plato đã viết và đối thoại trong Hội-luận. Một luận thuyết triết học nói về tình dục; bao gồm những chương mục cần thiết: Plato và Thể Thức Đối Đáp (Plato and the Dialogue Form) Việc Đầu cho Ba Diễn Giả (The First Three Speeches) Socrates và Học thuyết Diotima (Socrates and Diotima) và sau hết là Bí Mật Cuối cùng của Diotima (Diotima’s Final Mysteries) là những gì cô đọng về giới tính. Tư duy của Plato là luận thuyết hướng tới tư tưởng của Socrates cấu tạo bởi những dữ kiện phức tạp, nhiều điều rối ren, tối nghĩa trong việc quan hệ luyến ái. Cuộc luận bàn chưa hẳn đã chấm dứt; một sự kiện triền miên qua nhiều thế hệ khác nhau của cảm tính thuộc giới tính con người ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. mother-day 10/5/2015).

* Plato (427/347 BC) Triết gia Hy Lạp.

* Socrates (470/399 BC) Thầy của Plato.

* Aristotle (384/322 BC) Học trò của Plato.

SÁCH ĐỌC: ‘Plato.The Symposium’ by Christopher Gill. (Gs Cổ ngữ Tây phương. Đ/h Cambridge and Yale) Penguin Books. Ont. Canada 1999.

 

TRANH VẼ: ‘Phong cảnh Thành phố / City-landscap’ Khổ 12’ X 16’ Trên giấy cứng. Acrylics+Liquid-oil. Vcl # 852015

 

                                                 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3818
Ngày đăng: 19.05.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Elena Pucillo Truong và những tuỳ bút về văn hoá, con người Việt Nam - Lê Nhật Ký
Mắt biếc trong thơ Tuệ Sỹ - Tâm Thường Định
Biến điệu Lục Bát - Yến Nhi
Thanh lương trên đường về cố quận - Tâm Nhiên
Tinh thần dân chủ, một phẩm tính trong phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn - Cao Thị Hồng
MỘT PHÚT TỰ DO, tập truyện ngắn và tuỳ bút. Tác giả: Elena Pucillo Truong - Đào Hiếu
Tiếng cười của Tú Xương qua mảng thơ Xuân - Lê Thành Văn
Cảm thức Xuân trong Thơ Hoàng Cầm * - Trần Hoài Anh
Sáng tạo là con đường thi sĩ - Tâm Nhiên
Những khoảnh khắc vô tận - Huỳnh Như Phương
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)