Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
834
116.686.139
 
Tư tưởng
Võ Công Liêm

 

                                            

                                                                                                    The eternal silence of these infinite space frightens me *(Pascal)

 

   Là danh từ thông thường của con người với những suy tư riêng biệt. Gọi là tư tưởng / thought / pensées là cần thiết, một cố gắng đưa tới hóa giải phương thức của khoa học với sự hài hòa của tôn giáo – Thought are essentially an attempt to reconcile the method of science with the content of religion. Việc này đã có nhiều tác giả xưa nay đặc vấn đề. Trong số đó nhà toán học khoa học Blaise Pascal đã dựa vào phương pháp của Descartes**để có cái nhìn tổng thể một cách rõ ràng và không nghi ngờ của suy nghĩ. Đó là lý do mà Pascal cho là cứu cánh mở ra một ‘tư tưởng’ hiểu biết tự nhiên (understanding nature); nhưng điều đó không hẳn là vô dụng như một ý nghĩa thường tình của hiểu biết và những gì thuộc thỏa mãn tinh thần cần có hoặc quyết tâm đạt tới kỳ vọng mà coi việc đó như sự khác lạ của cuộc đời. Tư tưởng phát tiết một cách khác biệt; có thể là bày tỏ về mặt tư duy, có thể là phô diển thuộc trạng thái tâm hồn đã nghĩ tới. Một bên khách thể đưa ra vấn đề cần thiết, một bên chủ thể đưa ra vấn đề cá thể như muốn nhấn mạnh, như muốn nói sự gì đôc nhất của mình. Đấy là hai vị trí nghịch lý trong cùng một tư tưởng, nó không hẳn là một sự lý nhất quán nhưng có thể là một thứ luân lý có giá trị. Chắc chắn là luân lý: niềm tin cuộc đời với những gì có mục đích và có giá trị; có thể chỉ đến từ hành động của quyết tâm –can come only from an act of will. Như vậy nó đến trong chọn lựa tự thức (self-conscious) là nhận ra sự khác biệt nơi con người, một phần của tự nhiên và lớn dần từ những tình huống khó xử của khốn đốn, của ngu si…Thực ra Pascal căn cứ trên từng mảng ghi chú và luật điều của Kitô giáo để thành hình cái gọi là ‘tư tưởng’ và coi đó như lời răn để chận đứng ‘lạm phát’ tư tưởng. Sự lý này được phơi mở để làm sáng tỏ những gì tự nhiên nơi con người đã suy nghĩ tới và khám phá toàn bộ những gì không có niềm tin ngay cả sự chối bỏ niền tin với thượng đế.

 

Con người tự tìm thấy tất cả những gì bao la, vi diệu của vũ trụ là nhìn thấy ở chính mình với ánh sáng, một ngọn đèn vô tận số thời gian soi rọi giữa vũ trụ của hành tinh này. Tất cả đã hiển lộ như soi sáng, như tự có, như một đại cách mạng dưới bầu trời. Tất cả thế giới có thể thấy được ở đó một thứ bất khả tri trong lồng ngực của ‘mẹ thiên nhiên /mother nature’ mà thôi. Không một ý tưởng hay dự tính để đạt tới đó –No idea approaches it. Mà chỉ đến trong ý niệm  bên ngoài hình ảnh của không gian. Để rồi; chỉ là dấu hiệu nhạy cảm lớn lao đến trong quyền năng của Thượng đế, cái đó mới là hình ảnh đánh mất ở tự nó trong tư tưởng –it is the greatest sensible mark of the almighty power of God that imagination loses itself in the thought (!). Vậy thì sự gì con người ở trong cõi bất tận đó? -Ở đó không có biên cương hay hạn hữu –That having no boundaries or limits. Quả vậy! Thượng đế và con người là hai đối tượng chất vấn giữa hữu hìnhvô hình giữa Không là hai định đề cố hữu mãi mãi là bất tận. Mà tự nó là thứ bất khả tri (imperceptible) trong cái bao la, vi diệu cho tất cả, một hạn hữu vô hạn tính trong cái mong đợi ở cõi hư không mà chúng ta không thể đạt tới. Hư không; sẽ là một sự hãi hùng khiếp đảm, là những gì của dấu hiệu kỳ diệu. Vậy thì; cái gì là tự nhiên nơi con người? –Không có chi cả để phải so sánh giữa Sát-na với Vô-biên (Infinite), bởi; sát-na là thời gian, vô-biên là cõi vô cùng tận. Cả hai phương hướng khác nhau nhưng một hàm ý như nhau. Chúng ta nhận biết nó là do vật lý hay tâm lý tạo nên tư tưởng vững chắc trong tình huống cố định và vĩnh cữu, là định nghĩa thực hư giữa thượng đế và con người; hiện hữu của cả hai là mệnh đề đưa tới quyết định giữa hữu thể và tha thể, giữa hữu hình và vô hình. Thời tất mọi sự so sánh với hư không có nghĩa là đòi hỏi giữa không có và có (nothing/everything). Thượng đế là vô tận, là đấng vô cùng. Cho nên chi nhận ra hư-không là cái làm ra và cái vô cùng là cái mà Người đã cam chịu. Vị chi mọi thứ là tiến trình có từ của như-không (nothingness) và sanh ra có từ phiá vô-cùng (Infinite). Cõi đó chúng ta không sờ được mà chỉ sờ được trong ý thức của tri giác, tất nó đến từ vô hình sang hữu hình của tư tưởng mà ra. Thượng đế hiện diện với con người  giữa Không là một xúc tác cụ thể. Thượng đế; người sẽ theo sau đó trong phép tắc huyền diệu và không một ai có thể làm được. Cái sự đó còn gọi là vi diệu tính năng. Để mở rộng hướng đi: chúng ta có một vài thứ và chúng ta không có mọi thứ / we are something and we are not everything; đó là hiện hữu tự nhiên có từ nhận biết buổi ban đầu của ý thức hư không. Cảm thức của chúng ta là nhận ra không có cực điểm tồn sinh, bởi; quá nhiều thứ làm inh tai chúng ta, quá nhiều thứ ánh sáng làm hỏa mù đến với chúng ta, quá nhiều ngăn cách lớn lao hoặc cản trở cái nhìn đến với chúng ta và cũng quá nhiều thứ của sự thật mà làm băng hoại tâm tư . Đấy là lý do đưa ta tới tự tin và cũng có nhiều thứ bất tin đến với chúng ta. Trong tất cả hoài nghi đó chính là thứ bất khả tri dồn ép để dựng vào đó niềm tin; niềm tin chính đáng hay niềm tin không chính nghĩa, nó đã quần thảo tâm trí con người trước những tình huống bất ổn; có thể dứt điểm, có thể triền miên như cái họa làm người; dù cho chúng ta không cảm nhận được nhưng cũng đã phải lòng. Cực điểm tuổi trẻ và cực điểm tuổi già là cản trở trí tuệ: được xem như nhiều, ít trong giáo dục mà chúng ta đã không ghi nhận, những thứ đó vượt ra khỏi suy tư nơi chúng ta, có thể xoa dịu, có thể khốn đốn do từ tư tưởng phát sinh. Đấy là nguyên cớ trong trạng thái sự thật ở chúng ta. Một vượt thoát sau cùng của tư tưởng. Đó là những gì làm cho chúng ta bất lực, những gì nhận thức đưa tới một sự mù tăm. Cuối cùng chỉ là như-không ở lại với chúng ta –nothingness stays for us. Đó là điều kiện tự nhiên đến và đi là do từ ý thức nhận biết nơi chúng ta, tồn lưu hiện hữu hay tồn loạt hiện hữu là cấu thành trong ý niệm nhận thức đó là nhân tố có từ con người và xây vào đó tháp ngà để đi tới vô tận số thời gian, tức cõi vô-cùng / infinite. Vậy thì; làm thế nào một phần hiểu biết cho tất cả? Đó là câu hỏi hóc búa của kẻ đứng ngoài không có Thượng đế. Đôi khi trong ý thức vô tình nhưng có thể là khát vọng để biết hoặc ít nhất có một phần mà trong đó đã có dự mưu trong tư tưởng. Ngược lại có phần tương quan vào nhau, dựa vào nhau trong một một niềm tin có từ trong hay ngoài nơi con người mà ra. Có, Không là hiện hữu sống thực được xác định.

Đặc tính của tự-ái (self-love) và bản ngã là điều mà con người chỉ yêu ở chính mình và chỉ chú tâm đến mình. Nhưng; những gì mà con người muốn làm? Đó là ước muốn đạt tới, bởi; muốn là một trong những yếu tố chính trong niềm tin tín ngưỡng –The will is one of the chief factor in belief; sự muốn đó là tạo ra niềm tin, bởi; những gì trong đó là thật và giả phù hợp với diện mạo mà chúng ta có thể tìm thấy qua tư chất và tác phong của con người. Mỗi con người đều có tự ái là gắn liền từ tuổi thơ với sự thương yêu, chìu chuộng, coi đó là của riêng tư, một tự ái riêng mình; lòng tự ái đó đôi khi quên luôn hành động, quên luôn cả chính mình đang sống trong một hiện hữu có thật, chi phối cả niềm tin mà chỉ còn lại ở đó tình yêu riêng mình (love self), một sự vị ngã (Ego) cho riêng mình. Để rồi đánh mất niềm tin đối với thượng đế: tình yêu đó là nghĩa cử của tình yêu nhân loại hơn tình yêu cá thể. Mà đòi hỏi ở tấm lòng. Một tấm lòng vị tha nhân ái. Đạt được tức vượt ra khỏi vũng lầy của đam mê tội lỗi, bỏ đi những tư tưởng phù phiếm; toàn là những thứ không có sự thật. Tư tưởng chỉ đến với sự thật, một sự thật chân chính không giả dối là mở đường cho một tư tưởng đi vào cõi sáng. Cõi đó hiện hữu như một sát-na vô cực. Đấy là sự cần thiết của hy vọng mà chúng ta nhìn tới và coi đó như một sắc luật của bi thảm cuối cùng, chúng ta không thể sống trong cuộc sống bi thảm, bởi; trong bi thảm luôn chứa đựng của tốt và xấu; ngoài những gì của tốt và xấu (Beyond Good and Evil by F. Nietzsche) đều là bi thảm. Trong tác phẩm đó với lời yêu cầu của Nietzsche*** là Ước đi tới Sự thật /Will to Truth . Đó chình là lời yêu cầu về giá trị của Ước/Will, của mong muốn cho một đại hạnh ngộ (Will Granted) đến với chúng ta, bởi; ở chính nó là vấn đề của giá trị sự thật đã được giới thiệu tự nó trước mặt chúng ta –The problem of the value of truth presented itself before us, như một luật tắc (act is tragic) là không có hành vi của vị kỷ (deed out of selfshness) thời xem như tư tưởng vĩ đại mà con người đang đối đầu với cuộc sống hiện tại; đấy là chứng tích làm nên sự nghiệp. Nhưng đúng ra chỉ có hiện hữu của con người –But rather in the lap of Being là một sự thật được tồn lưu, tồn lại giữa thế gian này; không giữ lấy Hiện hữu / Being như một hiện thể, như một cứu cánh thời sẽ đi tới tồn loạt cho một tha hóa trầm trọng. Nói rộng ra; theo ngữ ngôn của Nietzsche gọi là: Trên Sự thật và Giả dối nằm trong Cảm thức lạ kỳ Luân lý / Uber Wahrheit und Luge im aussermorallischen Sinne / On Truth and Lie in the Extramoral Sense. Là mở ra một chân trời mới giữa hữu thể (thượng đế) và tha thể (con người) giữa sự thật và giả dối là hai đối thủ thường trực bên ta. Nó vấn vào hồn ta như lời than, nó ám ảnh ta trong hành động là yếu tố quyết liệt để nhận ra Không dựng trong ta một tư tưởng phán quyết.Thượng đế không phán quyết mà con người phán quyết, phán quyết chính mình đâu là sự thực và đâu là giả dối và mãi cho tới nay vẫn trong vòng luẩn quẩn trong một tri giác bất định. Cái ‘Ego’ đó vẫn còn tồn lại, vẫn còn tồn lưu như một căn bệnh cố hữu. Hợp ý với Nietzsche: tự phê của khoa học là tột đỉnh không thể tránh khỏi; bởi vì khoa học đòi hỏi một sự thật khắp nơi; luôn cả sự thật của nhận biết và sự thật của ước muốn. Trong ‘Sinh ra Bi thảm / The Birth of Tragedy’ Nietzsche đã miêu tả cuộc đời theo sau những bi thảm với những gì xẫy ra, trong khi đó khoa học trở nên tự thức (self-conscious) ở chính nó và làm chủ những dự đoán khác. Ý thức hiện đại là ý thức khoa học kỹ thuật cao độ -Modern consciouness is scientific consciousness. Đó là ý thức chọn lựa giữa hiện đại khoa học tức nhận ra được giữa hữu hìnhvô hình ; hiện diện của thượng đế không còn là nhu cầu của con người đòi hỏi giữa lúc này mà đòi hỏi ở niềm tin là nhận ra được cái gọi là tự-thức (self-consciousness).

 

Đó là chân lý ngàn đời trong khi đó nó không còn là hiện hữu tồn lưu. Và rồi nó sẽ tràn lan đại hải những gì  thuộc trí năng con người, hư-không sẽ xãy đến. Vì rằng trí năng (intellect) không còn là sứ mệnh trợ vào, nhau, có thể đưa tới cõi ngoài cuộc đời nhân loại –would lead it beyond human life. Cho dù cái trục thế giới có thay đổi chăng, sự thật không thay đổi cho một lập trường nhất thể của tư tưởng cố vị. Ấy là chân lý. Mỗi khi nhận ra chân lý có thực thì đó là phương hướng nhìn tới niềm tin –Of the means of belief. Đấy là lý do không bao giờ khuất phục, nếu điều đó không chính đáng, không công bằng hợp lý, ắt hẳn có một sự dung thông nào đó mà trong đó buộc phải khuất phục. Khuất phục của niềm tin là khuất phục trước ‘thánh linh’ của Thượng đế thời tất công lý đó đã được thừa nhận. Nếu chúng ta qui phục mọi thứ có lý do thì niềm tin tôn giáo không còn là bí mật và cũng chẳng còn là nguyên tố siêu nhiên –If we submit everything to reason, our religion will have no mysterious and supernatural element. Nếu chúng ta bất mãn với lý do chính đáng thời tôn giáo chúng ta đang thờ phượng sẻ là phi lý và coi thường vào đó. Tất cả lý do nêu ra là tự giảm lấy để phát sinh ra một cảm thức khác hơn. Như vậy chúng ta không thể phân biệt đâu tà, đâu chính, hỗn loạn nội tại do trí năng khống chế mà làm lung lạc tư tưởng giữa những gì trái nghịch nhau. Có thể người ta cho rằng cảm thức tôi đưa ra có tính chất mường tượng hay nói cách khác mường tượng đó là do cảm nhận, nhưng; cái sự đó là dễ dàng tuân phục cho một chân lý chính đáng và đó chính là đường lối chủ trương hay nghi thức của tôn giáo đề ra. Pascal nói: ‘trái tim nó có lý do của nó mà lý do đó không biết được / The heart has its reasons, which reason does not know’. Cảm nhận có thực hay giả dối ở tại lòng ta là lý do để được yêu hay ghét. Nhưng; nhớ cho lý do, tất cả luật điều là như-không, nó chỉ là ngọn gió thoảng qua và bay vút tận chân trời, bởi; như thế này: Thượng đế cảm nhận ở lòng tin chớ không ở lý do, bởi; như thế này: Tư tưởng gây nên một sự lớn lao nơi con người –greatness of man  là một ý tứ vĩ đại và lớn dần vượt cả thời gian và không gian. Trong tất cả phẩm hạnh, danh giá của con người là ở nơi tư tưởng mà ra ./.

 

 (ca.ab.yyc  Canada-day 1/7/2020)

 

* ‘Thinh không làm tôi khiếp sợ’ Blaise Pascal (1623-1662)

** Descartes: (1596-1650)

*** Nietzsche: (1844-1900)

 

TRANH VẼ: ‘Mona Lisa’ Khổ 16” X 22” Trên giấy cứng. Acrylics+ House-paint+ nail polish+ ink. vcl#3032016.

 

                                                                                                     

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1032
Ngày đăng: 09.07.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khoa học và tôn giáo - Võ Công Liêm
Vụ án hơn 900 năm trên hồ Mù Sương - Nguyễn Anh Tuấn
Thế giới ngủ trong đường viền và giấc mơ con chữ - Nguyễn Tiến Nên
“Quên Tô Thùy Yên thì quá tệ đấy…” (Hay là vấn đề 3 nhà thơ) - Đỗ Quyên
Huyền thoại về một nhà thơ Huế - Võ Công Liêm
Mùa Đông Âu Châu và “Một phút tự do.” - Trương Văn Dân
"Nguyễn Ngọc Hạnh" Con sóng nhỏ của Thi Ca - Võ Quê
“Miên man lục bát” Man mác tình đầy - Trang Thùy
Biên khảo về sự hình thành tên: Trường trung học Nguyễn Tri Phương – Huế - Tôn Thất Tài
Cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)