Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
853
116.685.582
 
Ý thức mới trong văn học nghệ thuật
Võ Công Liêm

 

 

          gởi: Luăn Hoán . Nguyễn Vy Khanh . Khánh Trường

 

   Ai là người được gọi là ý thức mới và nhận thức mới trong văn học nghệ thuật? –Who are to be the new consciousness and new intellectuals in the culture and art? -Cái đó là vấn đề nêu ra cho một chủ đề của tiểu luận, một phân tách những gì thuộc văn học nghệ thuật; thảo luận để tìm thấy sự tiến trình của nó, xác định sự biến cách của nó; giới thiệu những gì thăng hoa và những gì suy tàn trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa tư tưởng cho một tư duy phục hưng nhận thức (an intellectual renaissance): Bất luận nam hay nữ là lớp người có ý thức muốn nghĩ tới những gì mà người ta đang sống giữa đời này; đấy là lý do, là giá trị mà họ đang hiện diện trong cuộc đời và cũng không vì điều đó mà ‘bó tay’ để đi đến một thứ văn hóa nghệ thuật tuyệt vọng trong một thứ văn chương ta bà, hùm-bà-lằn hiện đại bởi của những gì yếm thế, phù hư mà ở đây người ta không thể đầu hàng trước một thế giới mù tăm và kiềm chế bởi những gì ngu xuẩn không nhân tính. Cho nên chi ý thức mới là nhận thức toàn diện cả hai bề mặt của văn học nghệ thuật: chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian với cái nhìn trong sáng và đích thực giữa hữu thức và vô thức để xác định vấn đề của sự thật làm nên và xác quyết cho một giá trị tồn lưu nhân thế; xác quyết thế nào là ý thức cũ và ý thức mới dưới một lăng kính vừa độc đáo vừa để đời. Muốn đạt tới chân tướng đích thực tất phải xóa đi những tàn tích, cố cựu vốn dĩ mất lập trường cho những gì sâu sắc và tinh tế trong ngữ cảnh văn học và nghệ thuật giữa một kỷ nguyên mới. Đó là bước tiến hóa của nhân loại trong khoa học kỹ thuật, khoa học văn chương, khoa học nhân văn và những bộ môn khác làm nên lịch sử có tính chất sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo văn phong, ngữ ngôn với một ý thức toàn diện để lãnh hội trọn vẹn ý nghĩa của nó. Không chứa chấp một tư duy lạm dụng hay vay mượn ‘chữ nghĩa’ để nói lên cá thể của mình, hành trang một ngữ ngôn vừa ‘mị-dân’ vừa giả dối là hoàn toàn suy đồi, lạc hậu, phù phiếm, ngụy trang như thế là biến văn chương chữ nghĩa mù tăm lạc đường trần, tác hại cho nền văn học nghệ thuật hiện đại. Do đó đòi hỏi ở đây một ý thức mới; giới thiệu những gì cần thiết có tính chất triết học, bởi triết học là cơ bản lý luận, phân tích nguồn cơn tự sự cho những gì người ta muốn đạt tới một viễn ảnh hợp nhất và trung thực của hiện hữu tồn lưu –for those who wish to acquire an integrated view of existence. Dựa trên tri thức khách quan (objective knowledge) để chống lại những thoái trào làm hư hại cho những thế hệ về sau, nghĩa là phải có một ý thức trung thực không vin vào một lý do ‘dụ dỗ’ đang thành hình trong một qui ước có tính chất giáo điều thuộc thần bí, ẩn tàng (mysticism), có chiều hướng vị tha (altruism) và một thứ chủ nghĩa tập thể cộng đồng (collectivism). Hầu như ẩn cái không thực trong đó. Đấy là thể tài cho lý luận về ý thức mới hôm nay.

 

Dự phóng cho một ý thức mà người ta nhận ra đây như một trách nhiệm để làm nên một nhận thức mới. Nó chứa đựng một yếu tính thuộc triết học chuyển từ những tiểu luận và giới thiệu một phát thảo của hệ thống thuộc triết học mới –It contains the main philosophical passages from its essaies and presents the outline of a new philosophical system. Chắc chắn trong cảm thức đó, bất cứ là nhà văn viết dưới dạng thức nào đều là những nhà tư tưởng, bởi; người ta không thể giới thiệu một con người hiện hữu tồn lưu nhân thế mà không có một dàn dựng khung cảnh thuộc tư duy của mình, dù dàn dựng rõ ràng minh bạch hoặc một hàm ý trong truyện của họ; dù có hay không có ý thức về nó đều có chứa ít nhiều niềm tin về sự nhận biết hoặc nhận biết dưới dạng tiềm thức, bởi; dưới cái nhìn cơ bản của con người và những gì thuộc hiện hữu tồn lưu vốn đã có một sự đối kháng mà gần như là một lý thuyết hiện sinh trong triết học. Đó là biện chứng của con người đứng trước một ý thức mới ngày nay: là định rõ mục đích, giải thích và gìới thiệu sự hiện diện với ý niệm của con người. Cho những gì mà người ta có thể thấy lợi ích trong biên niên thời gian đều phát triển qua tư duy –For those who may be interested in the chronological development of our thinking. Qua tư duy này có thể đưa tới một ngữ văn bí tỉ, khó nhận ra đâu là hữu thức và đâu là vô thức. Phải có ý thức nhạy bén trong nhận biết (conscious intelligence) thì may ra mở múi cho một ý thức mới, còn bằng không nó cứ là đà trong một tri thức cạn cợt chưa vượt thoát ra khỏi những gì là bí tỉ khó giải thích (mysterious). Tại sao? Triết học đã là một liên kết, tiếp giáp vào nội thức bởi tâm lý, nhận thức tự tạo, khoa học thần kinh, khoa học hình thành vật thể và lý thuyết tiến hóa cho tới những danh xưng chính yếu –Philosophy has been joined by psychology, artificial intelligence, neuroscience, ethology and evolutionary theory, to name the principals. Trong tám mươi năm trước, khởi điểm từ 1930 cho đến nay có nhiều cao trào trong nước cũng như nhiều khuynh hướng khác nhau (chính trị, tôn giáo, văn hóa…) đã bừng dậy qua từng bộ môn, đặc biệt thi văn họa là thành viên trong cuộc cách mạng văn hóa; triết học tự nó là tiến trình trong ngữ cảnh của trí tuệ: điểm chính là tháo gở những trạng huống bất thường của trí tuệ, nhưng; cung cấp một ý niệm sáng suốt của những gì có thể cho đó là tự nhiên, một lý thuyết chuyển thể của trí tuệ giữa những gì mà chúng ta phải biết cách chọn lựa cho một ý thức mới và nhận biết mới là một sự lý trong sáng, những thể loại biểu lộ là nhu cầu cần thiết nếu chúng ta tạo những lý do để chọn lựa giữa triết học và người triết học để có một ý thức mới trong cái gọi là tư chất triết học đương đại. Thí dụ: Một nhà giáo dạy triết ý thức được vai trò chức năng, nhiệm vụ của một nhà mô phạm thời ý thức được vai trò đạo đức là chủ lực hành động, dù là ngoại giới lôi cuốn nhưng không vì thế mà hóa ra ta bà thế giới, mai nhà chùa mốt nhà thờ, khi áo dòng, khi áo cà sa hình thức đó là hình tượng phủ dụ, đội lốt che đậy hành tung cho một tác động vô trách nhiệm và từ đó đưa dẫn trí tuệ vào trạng thái khủng khoảng mất nhân tính sanh ra bê tha, phát ngôn bừa bãi như kẻ vô thần. Đứng trước hoàn cảnh đó cho ta một ý thức mới để nhận định cho một ý thức cũ vốn nhai lại, rập khuôn không định hướng đâu tà, đâu chính hay vì những chứng tích mù mờ mà hóa ra mù mờ (?). Ý thức như thế không có chi là ‘conscious intelligence’ mà đưa tới một tập đoàn ngu xuẩn, hỗn độn, bởi thần tượng hóa cho một thiên tài chưa từng có. Cái nhìn thiển cận chính là cái nhìn sa đọa, bạc nhược cho một ý thức mới ngày nay mà cần có một suy luận để chọn lựa giữa họ và ta – we are to make are reasoned choice between them…Tâm lý học dạy cho chúng ta một vài điều thật bất ngờ về những gì nhận ra được và cậy vào những gì nhận thức từ bên trong.(Đây là vấn đề quan trọng từ khi có một vài lý thuyết về trí lực để rồi nương vào một cách nặng nề trong những gì thuộc tự thức nội giới, thiết tưởng như là một tiết lộ từ bên trong / This is an important matter, since some theories of mind rely heavily on what self-conscious introspection is supposed to reveal). Nhận thức về tâm lý và tri thức giả tạo là phát sinh một kiểu thức khiêu khích của nhận thức, là những điều mang lại một tư duy tạp nhạp không ý thức; trong lúc tiến trình của nhận thức hướng tới một ý thức toàn diện hợp thời trang là phá vỡ những thành quách ý thức cổ điển không thiết thực, cho dù ý thức đó đã được đồng hóa để hợp thức hóa. Chủ nghĩa ý thức hệ là đầu mối những gì cố cựu chuyển sang thời kỳ đổi mới tư duy để có một khái niệm đúng đắng cho ý thức mới trong mọi lãnh vực, lãnh vực được chú ý tới ở văn học nghệ thuật là chỉ tiêu để nhận biết qua một liên lạc trung gian giữa trí tuệ và ý thức mới hơn trước. Ý thức mới trong văn học nghệ thuật đòi hỏi những gì? -Không đòi chi cả mà đòi cho bằng được một ý thức trung thực trước một viễn cảnh cuộc đời, biến trình xã hội và một dự phóng vào đời với tất cả những gì trong sáng cho nhận định cũng như phê bình, một phương hướng định lượng được giá trị của nó; tuyệt nhiên không vì một lý do nào hay căn cứ vào những gì phi thực để tạo nên ‘thần tượng’ trong ý thức; nhìn như thế không phải là người thức thời mà chứng minh cho thấy một nội tạng vốn đã tàn tích suy thoái tư tưởng. Ý thức là lập trường cố định, nhận biết được những gì của hữu thức và vô thức là tác động do từ trí tuệ gây nên. Con người hiện sinh là con người có ý thức nhận biết không còn mù mờ để phán đoán trước những gì đang sống. Tác động của ý thức là tác động vào vấn đề thuộc về ngữ ngôn (The Semantical Problem) bên cạnh vấn đề bản thể tính siêu hình (The Ontological Problem) Cả hai vấn đề tựu chung trong một vấn đề thuộc về tri thức nhận biết (The Epistemological). Đó là ba nguồn cơn đưa tới ý thức mới bằng một khám phá cho từng trường hợp và phản biện cho ba lý thuyết đưa ra: Thứ nhất có nghĩa là cảm thức nhận biết về tâm lý là bắt nguồn từ tác động trong bản chất. Thứ hai là khẳng định có nghĩa là bắt nguồn từ tác động vào định nghĩa. Thứ ba là yêu sách có nghĩa là bắt nguồn từ nơi chốn trong hệ thống pháp lý. Cả ba trường hợp là một chứng tỏ trung thực; tuy chiều hướng khác nhau nhưng cùng một phục hưng nhận thức. Phục hưng nhận thức là gì? (đã dẫn ở trên). -Nó là một lý thuyết bao gồm trong mọi lý thuyết, là cung cấp nguồn phát sinh ra ý thức mới là thái độ đối xử có tính chất triết học –an alternative theory was provided by the philosophical behaviorists; những thứ đó nó nằm trong ngữ cảnh thuyết duy ngã (semantic solipsism). Ngữ cảnh duy ngã là cái chi chi? -Đặc vấn đề như thế là có tính chất ngụy biện, bởi; duy ngã là luận văn của những gì nhận thức ra được, điều có thể dự trử cho một nhận biết tức khắc tức tự nó mà ra. Và; từ đó có thể cho chúng ta tìm thấy kinh nghiệm của vấn đề và ý thức (Matter and Consciousness) trong một liên trình đưa tới ý thức, tất phân biệt được giữa hữu thể và tha thể. Cái sự đó là trạng huống cảm nhận chủ quan (subjective feelings). Nghĩa là: có tính chất bí truyền (mystics) hoặc bởi một sự chối bỏ kịch liệt là lý do chối bỏ để có một giá trị luân lý cái đó là giá trị phán quyết cho một xác định ý thức sự kiện xẩy ra hợp lý hay không hợp lý. Giữa tình thế đó ta phải nhìn qua từng góc độ của nó mới nhận ra được ý thức trong triết thuyết mang lại. Không bộ môn nào đứng đơn lẽ trong ý thức tư duy, nghĩa là đã chất chứa hoặc tiềm ẩn những gì thuộc triết học của nó. Thí dụ: Phản kháng ngấm ngầm trong vai trò thách đố của Zarathustra (trong Ecce Homo) là đồng dạng tương đố của Raskolnikov (trong Hồi Ký Viết Dưới Hầm / Notes from the Underground) một bức xúc Ivan Karamazov (trong Anh em nhà Họ Karamazov /The Brothers Karamazov) là ý thức mới của Nietzsche và của Dostoevsky; một ý thức bi thảm, một ý thức thuộc nhân bản mà họ đã sáng tạo trong những tác phẩm bắt đầu của họ. Từ đó cho ta nhận thức được ý niệm của ý thức mới là làm sống thực như cuộc đời trải qua từng nhân vật. Chúng ta có thể tìm thấy những ý thức khác qua nhân vật như Kiều (Nguyễn Du) Chí Phèo (Nam Cao) là một bộc bạch qua ý thức triết học nhân vật. Tất cả là tượng hình cho những gì gọi là ý thức mới trong văn học nghệ thuật là vậy. Cho nên chi giữa ý thức cũ và ý thức mới không còn là ngăn cách, biên giới mà là tổng thể chứa đựng một thứ triết học của văn chương (A Philosophy of Literature). Vậy thì triết học văn chương chứa cái gì trong đó? Hỏi cái này tất đụng phải một thứ nghệ thuật khác (dù cổ điển hay đương đại) cho một tâm lý tri thức nhận biết thuộc về nghệ thuật (The Psycho-Epistemology of Art). Dẫn ở trên là lý do cho một thành quả có từ ý thức mang lại; nghĩa là thanh lý những nhận thức cạn cợt, suy thoái trước đây làm hư hại cho một trào lưu, lý thuyết, trong văn học nghệ thuật; bởi do từ bí tỉ của tư duy đã không nhìn thấy giá trị thâm hậu mà tác giả muốn nói lên những gì muốn nói tới: là phơi mở, huỵch toẹt cái điều mà con người phải nhận biết (ý thức). Ý thức này không phải là ý thức kia; nghĩa là không dựa vào mà tìm thấy từ sự phát tiết để làm thế nào thấy được nội giới bên trong; là đưa dẫn từ lý trí (mind) chớ không từ tri giác (perceptual). Cho nên chi đứng trước một hoàn cảnh của văn học nghệ thuật nói chung là đòi hỏi một ý thức mới cho vấn đề; chỉ có suy luận, những gì là bi thảm, tuyệt vọng và một sự tàn phá âm thầm là những gì đã xẩy ra qua bao thế kỷ trong cái ngấm ngầm bí ẩn không thể nhận ra được sở nghiệp của nhận thức. Điều mà không bao giờ biết đến –One can never know; only surmise, what tragedies, despair and silent devastation have been going on for over a century in the invisible underground of the intellectual profession. Cái cạn cợt, không kinh nghiệm, không chuyên nghiệp đều đến trong điạ hạt của nhận biết với một cảm thức không sáng tỏ (the inarticulate sense) của trào lưu. Ở đây chúng ta tìm kiếm cái lý lẽ vấn đề để trả lời thành quả đầy đủ ý nghĩa của hiện hữu tồn lưu của con người, tìm ra được những gì thuộc triết học với một phương hướng đi tới nhận thức cho một nhận thức mới (For the New Intellectual). Đưa sự lý này vào đây không biết có bí tỉ không? -Đấy là vấn đề. Không! mà đấy là nguồn cơn của nghệ thuật đặc trong sự kiện; đó là nhận thức từ tri thức của con người là thể chất thuộc về nhận thức (conceptual). Khi đã ý thức vai trò của nhận biết thì ý thức được sự kiện một cách sáng tỏ, không ấm ớ hội tề, chi mô răng rứa mà thêm mù mờ; chớ bây giờ biết lấy chi để giải thích hơn. Nguyên nhân xưa nay cứ nói ý thức là cụm từ được mô tả từ tri giác; cái tri giác này gần như tự động hóa cho thành vấn đề chớ chưa nhận thức thấu đáo của từ ngữ ‘ý thức / consciouness’ có từ đâu và sinh ra từ đâu. Tuy có tính chất siêu hình trừu tượng nhưng khám phá ra được nó thì tự nhiên hiện hữu với đời và tồn lại với ngữ văn trong văn chương, còn nếu như (as if) chưa thấu đáo với tư duy thì chắc chắn ý thức đó đi ngược với những trào lưu đang phát tiết. Đấy là sự nguy hiểm của nhận biết. Nghệ thuật ‘nó là / it does’ có mục đích và ‘nó là’ phục vụ nhu cầu của con người, không cần phải có vật chất, chất liệu làm nên nhưng cần ý thức nơi con người làm nên. Nghệ thuật là cái điều không thể giải thích được, để buộc vào sự sống còn của con người. –Art is inextricably tired to man’s survival, but a need of man’s consciousness. Không có nghĩa là nêu lên tính chất vật lý mà là một sự bảo tồn và sống còn của ý thức. Thí dụ: Người đàn ông nọ nắm được nhận thức hiểu biết và đưa tới hành động; không có nghĩa là đơn độc, một tri giác cô lập trong hành động mà hành động trong dạng thức trừu tượng. Cho nên chi nhận thức hành động là ý thức được sự kiện để hành động. Đứng trước hoàn cảnh thuộc văn học nghệ thuật là đòi hỏi một nhận thức thấu triệt, đưa vấn đề ngữ ngôn và ngữ cảnh đến một nơi chốn toàn vẹn để có một ý thức nhận biết giá trị của nó; nhưng đó là then chốt trong chính nó mà ra –but is an end in itself. Sự lý này phục vụ không mục đích khác hơn là thưởng ngoạn. Thí dụ khác: Nhạc sĩ nọ phát tiết nhạc từ qua ngẫu hứng, gần như thể loại thi ca vô nghĩa (nonsence poetry hay còn gọi là fatrasie) chính trong vô nghĩa (của ngẫu hứng chớ không phải của mô-típ văn chương) cốt làm giàu âm thanh, nhạc điệu, có khi bất chấp cung bậc nhạc lý. Thế rồi trở nên thứ âm nhạc thuần túy. Nhạc sĩ (ngẫu hứng) thính giả (bắt chụp) cả hai tâm lý khác nhau; bắt nguồn từ vô thức chớ không phải từ hữu thức sinh ra. Vì vậy trong nghĩa cử nhận thức chiều sâu của nghệ thuật (luôn cả thi ca, hội họa, âm nhạc) phải nhận biết và có  ý thức mới để nhận ra nó thời mong định được phương hướng của nghệ thuật. Tại sao? -vì ngữ ngôn là ẩn số, là ký hiệu của tai nghe mắt thấy (visiual-auditory) đó là chức năng phục vụ của tâm lý tri thức nhận biết (psycho-epistemological) là chức năng của biến đổi dạng thể trừu tượng trong dạng thức cục bộ hoặc chứng tỏ dạng thức chính xác, cụ thể đều nằm trong tâm lý tri thức nhận biết cũng là dạng thức tương đương cụ thể cho một tác động giữa ý thức trí tuệ và  chức năng tự động của dạng tiềm thức. Nói tới đây đưa ta về thế giới của siêu hình –siêu hình là khoa học, là xử lý cho một cơ bản tự nhiên của thực chất; liên can đến một thứ trừu tượng rộng lớn của con người. Bao gồm mọi thứ cụ thể, cục bộ, khuôn phép mà người ta nắm lấy, cảm nhận được, bao luôn cả những gì rộng lớn của nhận biết và một chuỗi dây chuyền về nhận thức ý niệm chính những gì hiện ra; là những gì mà con người cầm giữ lấy nó với một tọa độ cho ý thức mới tức thời. Con người cần có một nhận thức nhận biết đó là năng lực đưa tới một nền văn học nghệ thuật: Nghệ thuật là một chọn lựa tái sáng tạo thiết thực hợp cho một cái gì thuộc về siêu hình xét đoán hợp lý –Art is a selective re-creation of reality according to an artist’s metaphysical value-judgments. Văn học nghệ thuật là cụ thể hóa (concretization) về những gì là siêu hình. Văn học nghệ thuật mang lại ý niệm nhận thức đến từ tri giác và từ tri giác gây nên ý thức để gói trọn tâm tư một cách trực tiếp trong tư duy; nếu những dữ kiện đó xẩy ra cùng một lúc, đồng thời là một giao thông tư tưởng có tính cách đạo đức luân lý. Nói tới đây không có nghĩa văn học nghệ thuật là thay thế cho tư duy triết học, nhưng; cũng không phải trợ vào những gì thuộc văn học nghệ thuật, cách thức đạo đức mà chỉ còn lại một vị trí của những gì thuộc lý thuyết nghệ thuật cơ chế (theoretical engineering). Nghệ thuật và văn chương là mẫu thức tạo tác –Art and literature is the model-builder. Nhưng; tất cả đã ảnh hưởng và đó là thông điệp như một kết quả: -Nghệ thuật là không có nghĩa đưa tới đích giáo dục. –Art is not the means to any didactic end, và; Nghệ thuật không có nghĩa là sao chép hay rập khuôn –Art is not the means of literal transcription. Đó là sự khác biệt giữa ý thức cũ và ý thức mới đều bao hàm trong một ý thức (awareness) hiện đại hơn.  

Trong ba thập niên sau này; ý thức nhận biết về giá trị thuộc văn học nghệ thuật ở nước ta chuyển hướng rõ rệt; một thứ triết học tự nó đã làm nên một tiến trình có ý nghĩa trên phương diện tự nhiên của trí tuệ; phần chính không còn thấy hỗn mang, gò đống trong cách suy diễn hay văn phong cục bộ mà thoát ra bởi nhờ vào phương tiện kỹ thuật cho một trạng thái thông thường tự thức của trí tuệ (mind’s self-knowledge) nhưng cung cấp ở đó những ý niệm nhận thức trong sáng của những gì phát tiết tự nhiên không còn khuôn phép hay ước lệ mà chủ trương cho một phương hướng nhận thức sâu xa. Thế nào là mới trong văn học và nghệ thuật? -là những gì có thể thay thế hay chọn lựa trong những lý thuyết đã đề ra và nhận ra những gì sáng suốt trong ý thức nhận biết, những thể loại chứng tỏ là nhu cầu cần thiết mà những thứ đó tạo ra nguyên cớ cho việc chọn lựa; chọn lựa trong một ý thức mới. Đấy là vấn đề được nêu ra cho ý thức nhận biết: nhấn mạnh vào những gì có liên đới đến ngữ cảnh của văn chương, khai thác triệt để có một tư duy sáng tỏ, trung thực và phản biện mọi cá tính chủ quan; vượt ra khỏi con đường quá độ vốn ẩm thấp, độc hữu và ước lệ giữa trào lưu đổi mới tư duy, cốt để bước lên con đường xã hội chủ nghĩa tư tưởng; nghĩa là giải phóng toàn bộ vũng lầy còn ứ đọng trong tư tưởng để có một ý thức mới kiện toàn, một tư tưởng không bị khống chế bởi ngoại giới đưa tới mà cần có một thảo luận đặc biệt chống lại cái viễn ảnh cố cựu tiêu chuẩn: một thảo luận ngữ ngôn riêng tư –had a futher argument against the standard view: the private language argument. Đó chính là con đường sáng tác; đòi hỏi một tư duy độc lập, không hệ lụy ngay cả việc chịu ảnh hưởng một số tác giả làm nên, ảnh hưởng vào đó chỉ là lâm thời chớ không thể xem đó là trường phái riêng tư cho mình. Nếu duy trì nó tức là đưa mình lên giàn hỏa thiêu…Vậy thì yêu cầu gì có ý thức mới nơi người văn nghệ sĩ? -Hỏi cái này có tính chất lý tài và biện minh cho cái lý riêng tư. Vì rằng; thời gian biến chuyển con người chớ con người không chuyển biến thời gian tất giữa người và thời gian là biện chứng tư duy để vượt thoát ra khỏi một tư tưởng ‘bùn lầy nước đọng’ không còn trong vòng luẩn quẩn, vu vơ mà cần có một tư duy mới cho một ý thức mới tức cải thiện để bước đi xa là dẫn độ đến con đường văn học nghệ thuật. Nói ra đây có vẻ triết thuyết. Thực ra; nó tụ trong quan điểm của lý thuyết hóa của ngữ văn (the Semantic of theoretical terms) cho nên chi viễn cảnh của ý thức mới là bùng nỗ trong một trạng thái kích động (stated); cái mà ta thường cho là thuật ngữ của lý thuyết (theoretical terms); mà là cảm thức có từ trí tuệ (common-sense); thời tất không cho đó là ý thức trước một ý thức mới. Thí dụ: Văn sĩ Z. và thi sĩ X. họ có những phát tiết từ trí tuệ nhưng họ không khai thác tư duy mà chủ quan trong tư duy vì cho rằng họ độc hữu trong tư duy, phát sinh ra ngữ ngôn riêng để tạo hiện tượng; thật ra cả hai chưa ý thức vai trò nhân thế mà ‘dựa hơi’. Nói theo lý thuyết đó là hành động theo bản năng một cách tự động hóa vấn đề để nói lên cái kích thích hứng khởi mà không tỏ rõ bởi ý thức (philosophical behaviorism) để rồi cả văn và thơ trở nên thụt lùi không còn định lượng mặt hàng thực giả cho trào lưu mới. Vì vậy con người làm nên là vượt thời gian bằng một ý thức cải cách và đổi mới tư duy không còn vướng tục mà bước ra cõi ngoài của ngữ ngôn để đạt tới cái nguyên vẹn hình hài của con người hiện sinh với một tư duy trong sáng và bày tỏ chân lý sự thật của tâm hồn và thể xác, đồng điệu trong một tinh thần mới nghĩa là phải mới từ trong ra ngoài do từ ý thức mang lại của trí tuệ hướng đến tri thức tuyệt đối, quan điểm mọi biểu tượng xẩy ra là do tác động trực tiếp; một đôi khi ý thức đã vượt giới hạn của nhận định làm cho nhận thức tư tưởng trở nên siêu hình trừu tượng (metaphysics) mà phải biết vận hành để có một khái niệm cụ thể về ý thức là ở chỗ đó. Ý thức mới là nhận định sáng tỏ thực hư của vấn đề. Nhận thức ở đây là có một trí tuệ minh bạch để xác quyết vấn đề nghĩa là không chạy-theo để a-tòng hay rập-khuôn tất cả những hình thái như thế gọi chung là tư tưởng vô thức, bởi; trí tuệ hỏa mù thì làm cho nhận định lạc hướng trước một hiện hữu tại thế; trong lúc những gì gọi là ‘ý thức’ hoàn toàn khác với thực tế mà đó chỉ là ngữ ngôn phô diễn cho một quá trình đã tham dự. Ý thức mới phải độc lập trong tư tưởng, tức không bị khống chế bởi tri giác mà do từ trí tuệ làm nên. Tựu chung định hướng đó không thể đi tới ý thức mới. Ý thức mới là hình thái tạo nên chất lượng trong cách viết đầy sáng tạo hơn, mới hơn..

 

Ý thức trong sáng là ý thức mới; cũng không phải vận hành qua tất cả tri giác (The Theory-Ladenness of All Perception) mà vận hành qua trí tuệ thì cuộc đời tươi sáng và mở rộng. Trí tuệ là não thức tìm thấy ở chính nó như có một cái gì rắc rối, phức tạp và không thể nào hiểu thấu trong lúc cố quyết đi tìm thế giới vô tận ở cõi ngoài mà xưa nay đã mắc phải. Cái sự ‘mắc phải’ là căn bệnh trầm thống, một thứ tệ đoan văn hóa xẩy ra giữa thập niên 50, 60 và đầu 75 ở miền Nam là dấu tích suy thoái tư tưởng, nghĩa là chưa định rõ phương hướng thế nào là ý thức và thế nào là vô thức; lý do mắc phải bởi ngọn gió chướng của tư tưởng phương Tây. Thừa nhận nó như một thứ văn chương độc hữu và coi đó là thần tượng cố hữu. Lý thuyết của họ như giáo điều lấy đó làm cơ bản, biến nó như trào lưu đương đại mà quên ở chính mình cũng có thể làm nên thế sự. Sở dĩ yếm thế trước trào lưu đương đại phương Tây với nhiều lý do khác nhau nhất là lãnh vực văn học nghệ thuật hiện đại. Lý do tìm thấy ở sự phát tiết trí tuệ là nguồn cơn của mặc cảm bị trị, bởi; họ đã thổi vào một sắc khí độc dược và mê hoặc như món hàng thời thượng. Chính vì thế mà nguồn phát tiết tư duy đi qua từng thời kỳ đều lấy đó mà rập khuôn, một thứ ước lệ hủ hóa, nghĩa là không thoát tục và độc lập ở chính mình. Đấy là nguy cơ không biết đến nay đã giác ngộ hay chưa? Nhận ra được tư duy chiếm cứ thì không thể ý thức được sự kiện; nhưng phải xuyên thủng một tiến trình phát triển về nhận thức: thời trí tuệ sẽ bừng lên với một ý thức mới, phát tiết từ trong con người của chúng ta để làm nên một nền văn học nghệ thuật hiện đại và trong sáng hơn xưa  ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. 5/ 8/2016 / Hiệu đính 15/9/2020).

 

TÌM ĐỌC : Những bài của võcôngliêm:

-  Vô Thức Hữu Thức

-  Ý Nghĩa Của Nghệ Thuật.

-  Triết Lý Cuộc Đời.

-  Triết Học Nghệ Thuật.

-  Phân tích Tâm lý thuộc Triết học Tự nhiên.

-  Phương pháp thuộc về Phân tích trong Văn chương.

-  Ý nghĩa của Nghệ thuật.

Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

 

 

TRANH VẼ: ‘Người Đàn bà Độc diễn Đàn bầu / Perform Solo (with one Stringed)’. Khổ 12” X 16” .Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed. Vcl# 1082013.

                                                        

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1302
Ngày đăng: 06.03.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
110. Vua Lê Tương Dực [1509-1516] - Hồ Bạch Thảo
Xuân đi xuân đến xuân lại đến - Võ Công Liêm
Xem tranh Thân Trọng Minh qua email - Nguyễn Lệ Uyên
109. Vua Lê Uy Mục. - Hồ Bạch Thảo
Hư vô qua tư duy triết học - Võ Công Liêm
18 bài thơ – Một Hội An chất ngất - Đặng Ngọc Như
108. Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông. 2 - Hồ Bạch Thảo
107. Vua Lê Hiến Tông. (1497-1504) - Hồ Bạch Thảo
106. Vua Lê Thánh Tông. 12 - Hồ Bạch Thảo
Lan man chuyện trên facebook từ “Khúc Thụy Du” đến “Giấc Thụy Du” - La Thụy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)