Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
830
116.679.831
 
Nghệ thuật của Viết và Đọc
Võ Công Liêm

 

TRANH VẼ: ‘Người đàn bà ngồi nhìn nghiêng đầu với Áo-dài xanh / Seated woman head in profile with green ‘Ao-dai’. Khổ 15” X 22” Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint+India-ink. vcl# 1152014.

 

    Từ khi có chữ ra đời là có người viết; viết không thể để chơi, để đở buồn, để nổi danh. Viết và đọc trong tư cách hiểu biết và chính nghĩa của nó là để đời, có thể để tiếng dở (tai họa) hoặc để tiếng hay (lịch sử). Bởi; người viết và người đọc, đúng nghĩa là người giữ sự tương giao gần gũi với tư duy, hầu như mọi thứ đến từ văn chương và trí tuệ mà con người thường dùng đến nó…–By; ‘writers’ and ‘readers’ we mean people who are still accustomed, as almost every literate and intelligent person used to be…nghĩa là họ giành được một sự chia sẻ rộng lớn từ những thông tin phát ra từ hiểu biết và những gì họ nhận thức được của thế giới ‘con-chữ/the word’; chắc chắn con số đó lấy từ mọi nguồn tin khác nhau và nhận biết; sự đó xuyên qua lời nói và xuyên qua sự quan sát, tìm hiểu.Tuy nhiên; nhận thức trí tuệ và khám phá về con người thiết nghĩ chưa phải là đủ. Biết rằng họ cần phải viết và đọc như họ đã viết và đã đọc là bước tiên khởi để thành văn về sau này. Viết và đọc là nhu cầu đối với người trí thức.

 

Ngày nay có một vài cảm nhận khác nhau: viết, đọc không những cần thiết như điều kiện ắt có và đủ, cả hai thứ đó được lồng trong một khung cảnh của nghệ thuật, Nghệ thuật viết lách và nghệ thuật đọc sách; cả hai vị trí này rất tế nhị và bén nhạy (the activity); đây là chức năng được coi ngoại hạng, một hình ảnh giao thông hay còn gọi là đả thông cho những gì mới lạ có từ nơi viết và có từ nơi đọc dẫu đó là thí dụ hay một tác động rộng lớn nào đi nữa. Dù đó là vấn đề nghiêm trọng, thời liệu điều đó là tín hiệu ngẫu nhiên của thông tin hiện đại hay quá nhiều sự tăng tiến về thế giới hiễu biết, nhận thức nơi ta? Có lẽ; chúng ta hiểu biết nhiều về thế giới bên ngoài hơn những gì chúng ta thường dùng tới, để rồi đi tới nhận biết, đó là chuẩn bị những gì tất yếu của hiểu biết một cách tốt đẹp, coi đó là niềm tin chung (commonly supposed). Chúng ta không cần phải để biết mọi thứ về vài điều nằm trong qui định để hiểu về nó, chẳng qua quá nhiều thứ trong câu chuyện viết lên đó, quá nhiều thứ bình giải qua tư cách ‘dựa hơi’ vào thơ hay văn để biện chứng, đấy là điều không đúng cung cách của phạm trù phê bình (giữa phê bình và bình giải khác nhau rõ rệt); đến nổi đưa những dẫn chứng qua phong cách ‘thù tạc’ của văn thi nhân như một xác quyết cho định nghĩa thế nào là viếtđọc, hình ảnh đó chỉ là cảm tưởng như mình cảm tưởng chớ chẳng phải là phủ quyết để thành văn thơ hơặc bất luận cách viết nào khác; mà là ngộ nhận cho một luận đề cơ bản nói về viết và đọc. Vô hình chung những gì đưa ra như một thứ cản trở để hiểu biết, trong khi đó thì quá ít ỏi về nhận định hay lý giải rốt ráo thái độ của viết và đọc; ngữ điệu đó làm lạc đề, lạc hướng cho văn chương chủ nghĩa. Điều này có thể phương hại đến nhận thức hiểu biết một cách sâu sắc của những gì viết ra và những gì được đọc tới, bởi; nhiều dẫn chứng là nhiều mạo nhận. Không chừng gây thiệt hại nhận thức hiểu biết với người đọc, làm thương tổn đến giá trị của tác phẩm đã dựng ra.

 

Một trong những lý do đưa tới tình huống là điều rất là chi li, rất là trung hòa/media cho phương tiện truyền đạt (tư tưởng) điều mà chúng ta quan tâm tới mỗi khi viết là truyền thông đến người đọc, mà như là tạo nên suy tư cần thiết hoặc không cần thiết –we have mentioned are so designed as to make thinking seem necessary or unnecessary. Suy nghĩ để viết thành văn và đọc thành lời là viễn cảnh một trong những hoạt động truyền thông thuộc về trí tuệ đối với ngày nay, nó không giản đơn như xưa viết là bày tỏ, là thúc đẩy, hay khám phá, hay phản kháng cho một nội tại bức xúc…sự đó là bao hàm của cảm xúc chớ không phải lấy đó là điều kiện thành văn. Một thứ qui nạp tổng hợp giữa trí năng sáng tạo chớ không vì nặng lòng ‘bức xúc’ mà tác động thành văn thơ của cái gọi là ‘active writing’. Quan niệm như thế là sai lầm cho một định nghĩa tinh tế về viết và đọc. Cả hai lảnh vực này thuộc về tâm thức. Thành ra; viết và đọc là liên tu bất tận, không bao giờ dứt mà nó gắn bó vào đó một ý niệm thâm hậu để đời, để người đọc tìm thấy cái tiềm tàng bí ẩn của tư duy; cũng có thể người ta dựa ý thay lời trong cách viết, chữ được vận dụng để con-chữ trở nên một thứ nghệ thuật của ngôn từ nghe như lời nói (verbal), là lối diễn đạt có ý tứ, là ngón sở trường của người làm văn thơ, là tác động trực tiếp đến với người đọc.

 

Nói đúng ra; điều này có thể không nhứt thiết hợp lý như một nhắn gởi qua viết hay nhắn gởi qua đọc. Có nhiều người nghĩ rằng đây là việc so sánh giữa viết và đọc mà thực ra phân tích lý giải nguồn cơn tự sự trong nhận diện của nghệ thuật; mà là hành động hiển nhiên để nhận thấy (acknowledge), hiểu biết (understandings) và đảm nhận (undertakings). Người viết và người đọc phải vứt bỏ hẳn một vài nỗ lực để trông cậy vào, nhưng; không cần làm cái cần có bởi người đọc –The witer and reader must put out some effort, but; no work need be done by the reader. Dù cho đó là một tác động mãnh liệt dễ thu hút trong việc gởi gắm lời hay tiếng đẹp. Yêu cầu chính của người đọc là chụp lấy /catching nó như một tiếp nhận/receiver; đấy là cảm thức bén nhạy đưa tới kết thúc cho việc chọn lựa, tợ như chọn lựa của trường phái hội họa qua từng thời kỳ. Suy diễn giữa viết và đọc là gần như hoàn toàn, gần như một tạng thể liên đới lẫn nhau, chớ không đứng riêng rẽ trong nhận thức khác, nó kết hợp và hài hòa cho một đả thông tư tưởng và hành động. Những gì viết và đọc tợ như trái banh được chuyền tay trong hai động tác ném và chụp; cái đó là khởi điểm cho một phát triển kết thúc. Thành thử; quan hệ gần gũi của người viết và người đọc suy ra rất giản đơn. Viết là không ráng cái không bắt chụp được –The writing isn’t trying not to be caught, dù cho có những gì hình dung ra được –although it sometimes seems so. Thường thì người viết (nhà văn, thơ) có cái sở hữu chủ cho chính mình là ‘kiểm soát’ được cái lý đưa ra, họ biết chắc những gì họ muốn chuyên chở tới, và; họ chuyên chở tới cái chính xác, rõ ràng và đúng đắn. Thật quả; người viết chụp (catch) cái dễ dàng hơn là tán rộng (widest) mà tác giả (nhà văn, thơ) không kiểm soát được để rồi không tìm thấy chất sáng tạo trong văn chương. Từ chỗ đó suy rộng ra người viết vô hình dung đưa tới một ám thị tư tưởng. Lối trình diễn đó không mang tính nghệ thuật viết văn, là chủ quan tư tưởng; mà cho đó là ‘chính xác’. Đúng! nhưng; không thể chính xách dưới con mắt nghệ thuật của người đọc. Bởi; hai cái nhìn phiến diện lẫn nhau. Tuy nhiên; cái mảng của viết lách là đối tượng phức tạp –A piece of writing, however; is a complex object. Sự đó thường xảy ra nhiều hơn là gặt hái tốt đẹp.

 

Nét đặc trưng giữa viết và đọc là tín hiệu dành cho người đọc và sự nhận thức của người viết là liên đới trong một tâm thức nghệ thuật thành văn, nó không tách ra cõi riêng của người viết và người đọc, phải có cái nhìn thấu suốt mới tìm thấy một thứ nghệ thuật chân chính, bởi; con đường giữa hai lãnh vực đó là những gì có thể đọc được và những gì viết đúng được trong cùng một đường lối. Sự đó gọi là cảm thức:-Người viết là một giao cảm giữa hồn và khí là dung thông trong tính người, trong tập quán xã hội, trong tiến bộ của loài người; yếu điểm đó có thể tăng thêm phần lãnh hội cho người đọc. Nói chung là viết ‘hợp thời trang’ để nhập vào hồn người đọc một cách thích ứng như âm nhạc, nghĩa là nó không đòi hỏi phải cầu kỳ, văn phạm mà đòi hỏi một điều gì trong sự thật cho dù viết theo dạng hư cấu. Như chúng ta biết hư cấu là dựng chuyện nhưng không thể dựng vào đó một sự huyễn mộng, ngoại trừ thi ca, càng huyễn càng thực bởi thi ca là là thứ ngoại vi của ảo và thực , bởi; trong văn chương chuyện hư cấu của văn và thơ không phải là không có mà là đòi hỏi để hóa cách sống thực của sự thật. Chỉ cần một nửa của trong đó mới gọi là giả sử của thần thoại hay huyền thoại. Dẫu có sai sót hay mường tượng để hư cấu hóa câu chuyện, cốt dẫn đưa người đọc đến từ sự thật của hư cấu. Thì ra; đó là một sự hài hòa giữa viết và đọc. Người viết là vai trò truyền thông một vài dữ kiện sống thực làm tăng sự hiểu biết cho người đọc. Điểm chính ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh đến nghệ thuật của viết và đọc là chúng ta giữ được  một sự hiểu biết chính xác. Dĩ nhiên; đó là sự thật dành cho người viết, bởi; tác giả muốn chứng tỏ và coi đó là điều đáng nhớ là đúng nghĩa của mong muốn khi viết thành văn. Truyền thụ là đi trước như điều kiện cần thiết cho việc giải thoát, tuy nhiên; cái đó là tụ điểm vượt thoát, là không dừng lại ở một hiện hữu tại thế. Thế nhưng; trong muôn vàn cách viết và nói chưa hẳn là đả thông trọn vẹn nghĩa lý thâm hậu của nó, mà có khi lãng quên một cách vô cớ như đứa con hoang vô thừa nhận. Đó là nỗi đau bi thảm của người viết (tragedy of writer). Triết gia Pháp Michel Montaigne (1533-1592)) nói: ‘một người mới học chả màng tới việc hiểu biết đã có và một người học vị chả màng gì tới cái việc sau đó / an abecedarian ignorance that precedes knowledge, and doctoral ignorance that comes after it’.Thời cái thứ người đó gọi chung là mu-huyền chẳng biết chi-mô-răng-rứa thì có viết ông trời cũng không ra chất Huế-tui; rứa thì nói chi tới bún bò, cơm hến, bánh ướt, bánh nậm; mấy thứ đó liệt vào văn minh mắm ruốc, là thứ triết lý để đời; vì lẽ đó mà đưa người đọc hoài nghi trong cách ‘pha chế mắm nêm’ để viết là vì chưa chịu đi ‘thực tế’ điều nghiêng cái giá trị đích thực trong nồi cháo lòng ‘Ngã Giữa’ của Huế-tui. Hy Lạp gọi thứ đó là học chưa tới nơi, thứ nửa vời / sophomores. Từ chỗ đó chuyện viết lách không phải trò đùa hay giễu cợt, ngược lại nó có một tác phong dành cho phẩm vị của nó. Văn minh hiện đại qua vi tính đã sản sinh nhiều mặt hàng: văn, thơ, họa hùm-bà-lằn-bầu-cua-cá-cọp không biết hàng nào thực và hàng nào giả. Người mua phải đề cao cảnh giác chớ đừng thấy quen mặt, đắc hàng mà đem lòng tin (nó dệt trong đó thứ giả lụa). Thành ra chuyện viết lách là chân chính có phẩm trật, đọc là để tâm hóa giải (chemistry) cái sự biến chất trong đó; nhất là thi ca. Nó được tiếng là mạnh nói; khó để hóa trị!.

 

Mở rộng phương hướng nghệ thuật chủ nghĩa trong cách viết và đọc, chúng ta tìm thấy ở đó có một sự tương quan gần gũi giữa viết và đọc; nếu chúng ta giả vờ không để tâm tới cái nhỏ nhặt khác biệt giữa những gì hai cách của việc truyền thụ thời chúng ta có thể nói rằng đọc và nhận thấy là như một thứ nghệ thuật –If we ignore the minor differences between these two ways of receiving communication; we can say that reading and seeing are the same art. Lý do cụ thể để minh định nó là coi nghệ thuật đọc tự nhiên là bao gồm trong đó một thứ nghệ thuật khác của viết từ bất cứ thể loại nào. Do đó để lại gì về tư duy? Nếu tư duy đúng nghĩa chân chính là thường phát sinh một trí tuệ sáng suốt (không dung tục) là nắm được một nhận thức mới hoặc một sự hiểu biết tốt. Thời một trong hai điều chúng ta giành được là khám pháhọc hỏi bởi lời giới thiệu rốt ráo là cách thức để nắm lấy sự nhận biết một cách đầy đủ không còn ngại nghi mà là tác động mãnh liệt vào người viết và người đọc. Dĩ nhiên; cách thức suy nghĩ là khác nhau –khác nhau giữa hai cách viết và đọc là thế đó –Naturally; the kinds of thinking are different –as different as the two ways of writing and reading are . Suy tư chỉ một phần trong tác động của học hỏi, nếu trong đó (viết) chứa đựng những gì khác lạ, mới, đặc thù, thời tất người đọc đã ghi nhận ở đó một sự thâm hậu của người viết, có nghĩa rằng người ta phải dùng tới cảm thức và hình tượng và từ đó nhận ra một thiết kế của ngữ ngôn. Thí dụ khác: khi bình giải thơ người ta cho rằng tư tưởng của thi sĩ thường hay dùng hình ảnh (imagination) khi viết thành thơ, nhưng; ngược lại họ không phải dùng hình ảnh của họ trong khi đọc lên thơ. Mà hình tượng đã tự động hóa thành thơ rất tự nhiên.

 

   Nói tóm lại; viết hay đọc là một nỗ lực tận tình là một thứ nghệ thuật điêu luyện, không thể gọi ‘cho đở buồn’ cái đó gần như không thực ở chính mình; mà là cảm thức của sáng tác. Là vì; includes all of the same skills that are involved in the art of unaided discovery. Viết và đọc là hoài niệm, chuỗi liên trình của hình ảnh, là tư thế tri thức nằm trong vị trí phân tích và phản ảnh; coi đây như cảm thức của khám phá dành cho nghệ thuật của viết và đọc. Là điều cần bước vào (within) hơn là không (without) ./.

 (ca.ab.yyc. Nov 11 Remembrance-day 2019)

 

 

 

                                                    

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1572
Ngày đăng: 21.11.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sắp xếp lại ý thức viết - Võ Công Liêm
“Cha và con lính trận” Tài sản lớn nhất của tác giả - Nguyễn Tiến Nên
Nghệ thuật của tâm trí - Võ Công Liêm
Chỉ là đợt thử mắt bên phải (Tham luận tại Hội thảo “Văn học hải ngoại: thành tựu và tiềm năng” - California, 27/1/2007) - Đỗ Quyên
Đọc “Lục bát chiều” Võ Miên Trường - Nguyên Bình BRVT
Du Tử Lê và Tôi - Võ Công Liêm
Ngày tôi đưa tang mình. - Trương Văn Dân
Chiến tranh – nỗi ám ảnh đáng sợ của loài người - Nguyễn Tiến Nên
Ninh Giang Thu Cúc - Một nữ lưu xứ Huế với truyện Kiều - Hoàng Thị Bích Hà
Một vài ý kiến xung quanh việc gọi tên thể loại “ Hát nhà trò” ở Quảng Bình - Dương Bích Hà
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)