Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
831
116.622.554
 
Chủ nghĩa Mác-Xít "một lý thuyết cơ bản"
Võ Công Liêm

 

    Mác-xít là chủ nghĩa lên án (Marxist Criticism), phê phán những tệ đoan xã hội: không công bằng ngược đãi, bất công, ép buộc như đấu tranh giai cấp bình quyền nam nữ, không còn ‘thọ thọ bất thân’ làm băng hoại, võ đoán, độc tôn; một cơ cấu cần thiết thuộc chính trị, lên án thứ quan liêu phong kiến (bourgeois), bắt bớ vô cớ, cậy quyền tham ô, đục khoét; những thứ đó là sâu mọt xã hội: lũng đoạn thị trường, phá rối trị an, tập đoàn a-dzua, đồng lõa chà đạp lên nhân vị con người, cướp công lao động nhất là giới kỹ nông công thương, lật đổ mọi tàn tích thay cũ đổi mới biến xã hội tiên tiến và công bằng. Răng gọi là Mác-Xít? Hỏi như rứa là hơi là đà, chưa đả thông đường lối, còn vòng vo đứng ngoài vòng cương tỏa của lý thuyết, còn vu vơ chưa thực tế, chưa phân biệt được của riêng và của chung của thế giới cộng đồng mà hóa ra đạp đuôi, bắt chước làm tổn hại con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Cái đó Mác cho là tư tưởng trì trệ của con người cách mạng chân chính. Răng rứa? -đã nói không răng không rứa chi cả mà phải bình thường hóa như ‘trên răng dưới dế’ cắm đầu phục vụ đất nước, cách mạng hóa toàn diện thời may ra đuổi kịp đà tiến hóa nhất là thời đại này; lẽ đó mới gọi là người cọng sản.

Chớ quen miệng gọi là ‘Mác-En-gen’ như cụm từ của ngạn ngữ mà không thấy chi là phạm trù lý thuyết đề ra. Chính cái quen miệng đó đưa tới sai lầm và sa ngã…Mác-Xít: là con người đứng trên lập trường tư duy cải cách cho một học thuyết đưa ra, sửa đổi toàn bộ hệ thống xã hội, chính trị và chung sống thế giới hòa bình. Karl Marx* một con người cương quyết, một tâm tư sắc bén và sôi nổi, một lập trường dứt khoát hoặc đứng về tầng lớp xã hội như một đòi hỏi yêu cầu cho một nhân lực toàn bộ từ cá thể đến tập thể. Phê phán Mác-Xít là đặc vào một quan tâm lớn lao đến cấu trúc xã hội, ở đó được phân chia quyền lực đến mọi thành phần khác nhau trong xã hội –Marxist criticism pays a lot of attention to the social structures that allocate power to different groups in society. Mác-Xít là một trong những tác phẩm văn chương được ngợi ca tợ hồ như thích ứng đến mặt xã hội hoặc thuộc về mặt chính trị mà người ta mong muốn –Marxists often applaud works of literature that seem likely to have the social or political results they desire. Từ đó những gì của Mác-Xít trở nên một lý thuyết cơ bản (Marxism: The Basic Theory) Một phê nhận được phán xét qua ngữ ngôn văn chương để tìm thấy thế nào sự hiện diện trong những cuộc đấu tranh chính cho quyền lực của con người để nhân dân hóa quyền làm người như cơ bản được cung cấp. Chủ nghĩa Mác-Xít là một thứ triết học chủ nghĩa nhân bản. Là; giáo điều của Karl Marx; một học thuyết uyên thâm ảnh hưởng tới Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa ở Âu châu vào cuối thập niên của thế kỷ thứ 19 và đi theo thời gian cho tới ngày nay và hiện hữu tồn lưu ở một vài quốc gia trên thế giới. Song le; đường lối chủ nghĩa Mác đã có đôi phần thâm nhập vào các nước có khuynh hướng xã hội ngay các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng đã sửa sai để phù hợp lý thuyết Mác-Xít, mặc dù; không công khai thừa nhận nhưng đã nhận thức được hệ thống quản lý của con người với con người là thực trạng cho một xã hội cải tiến trong đó vô sản hóa toàn diện và bình đẳng hóa quyền làm người. Dù rằng một mai kia không hiện sinh đi nữa nhưng đã toàn cầu hóa để phù hợp với nhân vị chủ nghĩa.Vì rứa mà chủ nghĩa Mác-Xít hôm nay không còn biên cương giữa những chủ nghĩa mà hội nhập tự nhiên vào thế giới đại đồng chủ nghĩa như một cơ bản lý thuyết. Nhưng phải biết thực thi đúng cách còn bằng không lái con đường đó vào thoái trào, bế tắc, rơi vào vực thẳm khó vương lên được như đã xẩy ra.

 

Mác-Xít là một quan tâm chủ lực đến với tự do nhân loại và đoàn kết; cái sự cớ này chính là chủ đề có thể phơi mở như câu nói sau đây: ‘làm thế nào để chúng ta xoáy vào lãnh vực tự do chân chính có từ một lãnh vực của thiết yếu / how we can wrest a realm of freedom from a realm of necessity’ Đấy là câu hỏi đưa ra. Marx nói cái đó do từ thành tựu của tự do là: ‘sự phục hồi của thế giới loài người có từ chính con người mà ra / a restoration of the human world to man himself ’. Lời lẽ đó hầu như nói đến tình trạng xã hội và chính trị là then chốt để con người tìm thấy một sự áp đảo ở chính nó chớ không phải là lý do chính đáng; có một vài điều trong đó được coi như là đè nén, ép buộc cho là cưỡng bách (necessities) để đi tới tự do; cho nên chi cái thứ tự do này không có tính chất ràng buộc. Rứa thì buông thả? -Không có thứ tự do buông thả mà nó thuộc lãnh vực cần thiết của luật tắc. Rứa là răng? -Không răng, không rứa mà đặc nó vào trong một trường hợp bất chấp, buộc phải ở xã hội, sinh lý hoặc nguyên nhân do tâm thần (điều khiển) mà có từ thần kinh não bộ (neurons) gây ra. Một tế bào não xuyên qua một khả năng nẩy mầm để thành tựu được (đường lối, chính sách) thực hiện như một hóa trị. Gọi nôm na là xu hướng tổng hợp hài hòa thuộc thần thức hóa trị (pleasure-synthesizing-neurochemicals). Thành ra chủ nghĩa Mác-Xít là một suy luận có tính năng và lý trí; một lý thuyết không như những lý thuyết khác. Răng rứa? -đã nói ở trên; chỉ nghĩ đơn sơ ‘trên răng dưới dế’ là đủ để nhận thức cơ bản lý thuyết là đổi mới tư duy cho một sự bình quyền, một thứ bình quyền dựa trên cơ bản vận dụng qua ý thức thuộc tâm sinh lý (psychophysiological) để làm nên những gì thuộc xã hội và con người. Một sự lý sáng suốt để chấp nhận và hợp tác, để được chuyển đổi vào chủ nghĩa tự do; để từ đó làm nên một đời sống công xã như một đền đáp và có thể đó là năng suất phát triển trên mọi lãnh vực kinh tế và xã hội mà con người tiếp cận thường ngày. Marx cho đó là con đường tiên phong xã hội hóa để đi tới xã hội chủ nghĩa và từ đó chủ nghĩa cọng sản được thay thế chủ nghĩa đại đồng. Là; một thế giới hoàn toàn bình đẳng trên mọi lãnh vực, không còn giai cấp đấu tranh giữa con người và xã hội. Giấc mơ của Marx là thế giới đại đồng, nhưng; con đường tiến lên xã hội đại đồng là cả chặn đường thử thách và đấu tranh dài lâu.

Chủ nghĩa Mác-Xít xây dựng trên lý thuyết về tiến trình trong lịch sử. Marx tin rằng kinh tế là nhân tố quyết định, một giá trị hết sức quan trọng và khiá cạnh thực hành trong văn hóa; chính vì vậy mà hệ thống kinh tế hầu như làm lệch hướng đi một cách lớn lao về mực độ của thịnh vượng có từ tầng lớp bóc lột (khai thác lao động) để đi tới nhóm người cầm quyền trục lợi –and that most economic systems divert huge amounts of wealth from an exploited class to privilrged group of people. Trong khi đó cuộc cách mạng kỹ nghệ, tầng lớp mới của đô thị -dân gốc thành thị hoặc giới trưởng giả, thượng lưu có thể là mấu chốt phát sinh ra chủ nghĩa tư bản- dù sao thì cũng phát triển chậm, bởi cơ bản chính là làm nên thịnh vượng cho những kẻ vô gia cư nhưng phải phát triển từ công nghiệp. Giới tư bản thượng lưu là nguyên cớ cho một động lực tạo nên thành phần bóc-lột-mới đến từ: thợ thuyền lao động hoặc là giai cấp công nhân vô sản. Marx đã tiên đoán ở thời điểm thế kỷ thứ 19 rằng; vì một qui cách tiến trình kinh tế không đau xót, thời tất giới tư bản mỗi lúc một ít đi trong khi đó giới lao động vô sản lại lớn dần. –Marx predicted in the 19th century that; because of inexorable economic processes, the capitalists would become fewer and fewer, while the proletariat beame larger and large. Đúng như những gì Marx nói sẽ đưa tới một đối kháng giữa hai giai cấp; vô sản đứng dậy và lan tỏa một cách rộng lớn, và; chắc chắn cầm phần thắng. Theo sau vinh quang của họ, giới vô sản chuyên chế nắm vận mệnh, kiểm soát toàn bộ sản xuất và dựa trên cơ bản đó để cải tạo một xã hội lành mạnh và thịnh vượng toàn vùng, công lý bình quyền có thể thay thế những kẻ cầm quyền, cố vị và những kẻ có đầu óc bóc lột. Không những cho cá thể mà toàn thể một thứ tự do đầy đủ và ý nghĩa. Đó là ước ao của những người muốn thành lập ra nó.

Sau cái chết của Marx thì xã hội chủ nghĩa bành trướng; vỡ tung khai mở giữa những gì mà người ta tin vào đường lối xã hội chủ nghĩa có thể đạt tới hòa bình cho nhân loại, ý nghĩa cho thuyết tiến hóa; đó là những gì mà con người nghĩ tới một cuộc cách mạng bừng dậy; đấy là cần thiết để tạo dựng một xã hội mới. Sau đó; chiến thắng từ những phong trào yêu nước thành hình ở Nga vào năm 1917 và  thành lập đảng cọng sản như một thể thức xã hội chủ nghĩa Mác-Xít; nhưng ảnh hưởng vào Mác-Xit là quá rõ ràng và vững mạnh trong một tạo dựng cho một đất nước có phúc lợi xã hội –but Marxist influence is also clear and strong in the creation of the welfare state. Và từ đó thành lập những hiệp hội công đoàn.

Cho dù tham vọng của Marx đã nảy sinh ra một thứ cây trái xanh tươi, giá trị đáp ứng cho một xã hội thay đổi, nhờ vào một trong số lý thuyết cốt tủy của Marx mà đã không lay chuyển hoặc không làm mất tin tưởng, bởi; sự khai mở thuộc tính lịch sử. Ở phương Tây tư bản không lớn dần mà trở nên ít hơn và đưa  đến mỗi lúc mỗi nhiều về sự cạnh tranh hơn thua của họ trong tư duy vô sản; như vậy trải đường cho một cuộc cách mạng –In the West; capitalists have not become fewer and fewer and driven more and more of their competitors into the proletariat, thus paving the way to revolution. Phiá Cọng Sản; dẫu kinh qua những thời kỳ biến đổi trầm trọng bởi thất thế trong nền kinh tế đông cứng không phát triển, không đáp ứng cung cầu do đòi hỏi của con người, bên cạnh đó các công đoàn, hiệp hội không phát triển hay nâng cấp phúc lợi cho giới lao động, không mang lại giá trị tổng sản lượng hay giá trị thành phẩm trong cơ cấu sản xuất; cũng có thể do từ chế độ cục bộ hay lệch hướng đi chỉ đạo xã hội chủ nghĩa... Lý do thứ hai kinh tế toàn cầu là một thúc bách cải tiến nhưng vẫn không vượt thoát để rồi đi tới khủng khoảng kinh tế trong thời kỳ 1980 ảnh hưởng đến các nước cọng sản hay không cọng sản. Là hai bề mặt đối kháng và mâu thuẩn giữa kinh tế và chính trị; cả hai phiá đều qui vào một thị trường chung trong một hệ thống hóa kinh tế, tài chính và chính trị là điều tất yếu mới mong đuổi kịp đà tiến hóa của nhân loại. Đây là một cuộc chạy đua nước rút ở kỷ nguyên thế kỷ 21 và về sau. Mặt trận kinh tế là một quyết định tối hậu trên mọi lãnh vực. Cuối cùng; cách mạng xã hội chủ nghĩa Mác-Xít đã không dẫn tới sự khai trừ thứ đặc quyền, cố vị hoặc có từ bản chất, thứ tàn tích, héo úa tống khứ ra khỏi lãnh thổ / withering away of the state; như lời khẳng định của Marx đã đề ra. Trái lại; hầu hết những nước theo cọng sản đã nuôi dưỡng thứ đặc quyền cố vị, phe đảng (elite) hơn là chọn lọc tài năng và ù lì trường mặt cho một thể chế đầy rẫy thứ quan liêu thiếu năng lực –most communist countries have fostered privileged elites and sprawling, for inefficient government bureaucracies. Tuy nhiên; chúng ta phải đánh giá cao nền tảng cơ bản của Marx cống hiến đến giá trị nhân loại và phát triển cho một đời sống cộng đồng. Biết được như rứa là đáng qúy cho một cơ bản lý thuyết để xây dựng và kiến tạo một xã hội lành mạnh, thịnh vượng và bình đẳng. Trong tư duy đó chúng ta khám phá những gì có dính đến chất liệu phê nhận văn chương . Trong ngữ ngôn văn chương nói lên một thứ triết lý nhân tính phù hợp với con người.

Răng lại gọi Mác-Xít là một thứ phê nhận có dính tới văn chương là điều đáng chú ý của chúng ta? -Vì Mác-Xít là một tác phẩm của văn chương không có nghĩa là của riêng mình / on its own. Tuồng như là một sự diễn đạt về hệ tư tưởng tồn lưu nhân thế và một giai cấp thuộc đối kháng (bất công xã hội) và những đối kháng đó là một phần thể thức trọng đại thuộc về lịch sử, một tiến trình thoát ra trong thời phong kiến để tiến tới tương lai. Sự cớ này cho chúng ta liên tưởng đến những hoạt động văn hóa ở nước ta khởi từ 1950 cho tới 1957 (Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc và Chiến dịch Cải cách Ruộng đất) là một tồn lại cố hữu trong thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa qua tư tưởng lý thuyết Mác-Xít; ảnh hưởng lớn lao ở thời kỳ của Đệ tam Quốc tế Cọng sản ở Nga, Cách Mạng Văn hóa ở Trung quốc và cho tới cuối thế kỷ 20th với những rạn nứt ở Đông Âu là một chỉnh sửa, thế nhưng; không chuyển hướng được lý thuyết cơ bản mà có thể làm lệch hướng con đường xã hội chủ nghĩa, bởi; còn chất chứa cái thứ ‘privilege’ trong hàng ngũ nội bộ. Đó là giai cấp đấu tranh hiện nay –the class conflicts present then; còn đọng lại trong tinh thần người cọng sản. Và; làm thế nào thời kỳ đó đủ khả năng, chất lượng đi vào tiến trình của một nền văn hóa và phát triển kinh tế để vượt qua khỏi những bế tắc hằng trăm năm qua. Trong khi đó lý thuyết là những vấn đề lớn lao cho mọi tầng lớp quần chúng. Cần phải có những tranh luận, học tập để nâng cao tinh thần và ý thức giáo điều Mác-Xít. Đấy là dẫn chứng của một trạng thái tâm lý, một cách xử lý trải rộng qua kinh nghiệm của loài người –tackling a vast expanse of human experience.

Ở khía cạnh khác mực độ rộng lớn của phê nhận văn chương Mác-Xít là đặc ở đó một sự học hỏi văn chương trong một ngữ cảnh quan trọng về vấn đề xã hội. Cảm nhận của những gì thuộc ngữ cảnh (context) có thể là gợi ý qua một vài cung cấp như sau: ‘Mỗi một tác phẩm văn hóa cũng là một tác phẩm thô bỉ, man rợ / Every work of culture is also a work of barbarism’. Nói ra đây như là một tư duy thuộc dạng vô thức thù ghét đến một vài quan điểm mác-xít với những người trẻ chưa nhận thức sâu rộng cho một cơ bản lý thuyết; nhất là tư tưởng thuộc chủ nghĩa Mác-Xít, nếu họ thực sự ý thức của một trải nghiệm như là ‘cải thiện ở chính nó / improve themselve’ thì chắc chắn nhận thức đó không còn thấy chi là vô lý hay thù ghét (hostility) mà ngược lại đó là chân lý lý tưởng và cũng là một biểu thị chứng thực cho một lý thuyết trong sáng không còn ngờ vực. Là kết quả trải qua của chặn đường thử thách như một thách đố giữa người lính và kẻ thù. Vinh quang của kẻ chiến thắng trả một giá đau đớn về những người thất bại –the victory of the winner being paid for by the suffering of the loser; là thế đấy! Một trong những sắc thái về phê nhận chủ nghĩa Mác-Xít đó là lý lẽ đồng tình quan trọng nhất đến từ tư tưởng luận và đặc vào đó những vấn đề thuộc về tư duy giữa những đòi hỏi thẩm định văn chương: thuật ngữ tư tưởng luận là miêu tả về niềm tin, thái độ và thói tính là những gì mình cảm nhận ra được mà trong đó mặc xã hội được khắc sâu trong một qui định phát sinh tự động, tái sản xuất những thiết kế động sản chiếm cứ. Tư tưởng luận là những gì được giữ gìn, bảo trì một quyền năng của xã hội và con người ngay cả việc áp lực trực tiếp. Đó là chủ nghĩa Mác-Xít và Tư tưởng luân (Marxism and Ideology) đã đề ra. Chính tư tưởng luận đã qui định giữa kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại là bằng chứng cụ thể.

Tư tưởng luận là cái chi chi? Rứa thì mai chừ nói cái chi rứa? -Là một lý thuyết, một đặc trưng thuộc tư tưởng dành cho chính trị là giữ gìn, bảo vệ chức năng, nhiệm vụ về mặt xã hội là xác nhận ‘cấu trúc đề án’. Thí dụ: hệ thống giai cấp là hiệu năng thiết lập để thành hình chuyển từ hạ tầng cơ sở đến giai cấp trung lưu. Nhận ra được điều đó thì tư tưởng luận là việc cần thiết cho một diễn tiến đến văn hóa. Cho nên chi giải phóng để thoát ra những qui chế nặng nề của xã hội; tất là khám phá bởi tư tưởng luận mà chúng ta sẽ tìm thấy trong đời sống mới và từ đó chúng ta bước ra khỏi những gì không còn là ràng buộc từ tinh thần đến vật chất; mà phải đồng thanh nhất trí, đồng ý trưng cầu thì hoàn thành xã hội chủ nghĩa. Rứa răng?-Dạ! Bởi; tất cả là đầy tớ của nhân dân. Lấy dân làm gốc là nước mạnh, dân giàu. Rứa thôi!

 

Đường lối tối quan trọng của Marx là tư tưởng luận một tương quan đến việc học tập tư tưởng tức nhận thức được lý thuyết Mác-Xít một cách rõ ràng và chính xác; đó là cơ bản lý thuyết, là hướng tới một xã hội bình quyền, có một cuộc sống ngang nhau, sang bằng giai cấp mà dựa vào giai cấp vô sản để tiến lên xã hội không còn vô sản; chính trong ngữ cảnh văn chương đưa ra ý nghĩ trong một hiện tượng được biết như là một thứ thẩm mỹ chủ nghĩa. Đây là tư tưởng luận đặc nơi đó một giá trị tối cao vào kinh nghiệm của nghệ thuật. Nhưng dưới mắt của phê bình gia thì cho đây là một lối lôi cuốn hấp dẫn như thể là điều quan trọng phải chú ý, xóa mờ những hình ảnh ảo tưởng. Nhưng đứng trên lãnh vực văn chương thì tìm thấy chủ nghĩa thẫm mỹ là một khuynh hướng hạn hẹp và chẳng phải là tư tưởng luận lôi cuốn –But many intellectuals outside the field of literature find aestheticism a narrow-minded and unattractive ideology. Nói cho kỳ cùng nguyên tố cơ bản  thẩm mỹ chủ nghĩa là tạo niềm tin trong cái điều có thể gọi là ‘bản chất phong phú bên trong của một đời sống riêng tư / the rich inwardness of the private life’. Trái lại dưới quan điểm Mác-Xít đã nhấn mạnh nhiều lần điều này là không có chi kinh nghiệm vĩnh cửu của nhân loại và cũng chẳng phải chi là tác động riêng tư mà chỉ nhận ở đó như một ý nghĩa thực sự mà thôi; trong khi đó cần có một hiệu quả chính đáng cho xã hội. Nâng cấp đời sống con người trong thế giới đoàn kết không phân chia giai cấp và quyền lợi ngang nhau. Không còn cảnh người bóc lột người, không còn cảnh nô lệ với chủ nhân ông. Tạo nên một vũ trụ loài người tiên tiến. Đấy là hoài bão của Marx hợp cùng với Engel, để đạt đến chủ nghĩa đại đồng. Phê nhận văn chương Mác-Xít đối với chúng ta là đưa chúng ta vào để đến với chúng ta bằng sự thật và một đời sống tương phản đầy năng động. Nói cho cùng tư tưởng Mác-Xít không dành cho người cọng sản và người không cọng sản, không dành cho xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà chủ nghĩa Mác-Xít đã tự động đồng hóa vào cơ sở chính trị, xã hội qua mọi guồng máy khác nhau và đã được áp dụng vào đời sống khoa học tân tiến của con người. Giá trị của Mác-Xít là nhận thức và tu tập để đi tới đại đồng như những dữ kiện xẩy ra ở ngày nay./.

 

 (ca.ab.yyc. Cuối 6/2016)

 

*Karl Heinrich Marx (1818-1883)Triết gia xã hội học và kinh tế học Đức.Thành lập Xã hội Chủ Nghĩa Hiện đại cùng với Friedrich Engels (1820-1895) Nhà văn Đức. Chủ xướng đường lối xã hội chủ nghĩa.

 

SÁCH ĐỌC: “Marxisn and Literary Criticims” by Terry Eagleton (London. Cambridge Univ. Essay # 19. 1976, 1998, 2003).

TRANH VẼ:” Người đàn ông với Chân dung Người tình / The Man with Portrait of Lover” Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+  Acrylic-ink + Mixed Media. Xử dụng gai khươi ốc, bót đánh răng, giấy nhám  (sand-paper) và móng tay. Vcl# 2662016.

 

                             

 

     

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3796
Ngày đăng: 03.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
TRẦN ĐỨC THẢO – Version 1: Những lời trăng trối Hay nhận thức và ân hận muộn màng? - Hiếu Tân
Mạn đàm về câu:"Tam nam bất phú" - Đặng Xuân Xuyến
Từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học (Nhân đọc bản thảo tập truyện ngắn “Mối tình đầu”) - Đỗ Quyên
Viễn cảnh hậu hiện đại (vấn đề trong nghệ thuật đương đại) - Võ Công Liêm
Chúng ta mới làm chính trị về môi trường chứ chưa làm môi trường... - Nguyễn Anh Tuấn
Văn chương và thời sự: một đóng góp về thể-loại tiểu-thuyết của Đỗ Quyên - Trần Văn Nam
Thơ Nguyễn Đức Tùng, nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác - Nguyễn Đức Tùng
Hồ Thế Hà - Phía sông ngân vô thức - Mai Bá Ấn
Vi diệu pháp kinh - Võ Công Liêm
Hai câu thơ vẫn là của Xuân Diệu - Chử Văn Long
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)