Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
732
115.995.824
 
Thái độ của vị kỷ (II)
Võ Công Liêm

 

                                                    

 

   Trở thành một lý thuyết thuộc luân lý, duy trì những gì xác thực và có giá trị thuộc luân lý đạo đức có thể coi đó là thực chất của mục đích hướng tới; không những thế mà còn xử dụng như một phương tiện dành cho nghệ thuật và văn chương. Mục đích chủ hữu luân lý là thừa nhận đúng đắng cho một vị kỷ hợp lý ; có nghĩa: giá trị đó cần phải có cho một hiện hữu của tồn sinh mà con người cưu mang lấy; có nghĩa: giá trị đã đặc ra cho sự sống của con người –nó không có một giá trị gì để phát sinh ra lòng ham muốn, cảm thấy được như sự buộc phải hoặc cho đó là nhu cầu đòi hỏi của những gì thô thiểm, táo bạo một cách vô lý; sự đó không bao giờ nẩy mầm để phát triển lâu dài cho ngọn ngành vào lý thuyết thực nghiệm của những gì mà con người coi trọng. –The Objectivist ethics proudly advocates and upholds ‘rational selfishness’ –which means: the values required for man’s survival qua man-which means: the values required for human survival-not the values produced by the desires, the feelings, the whims or the needs of irrational brutes… Tất cả ý niệm đó nó nằm trong phạm trù luân lý gọi chung là Thái độ của Vị kỷ /The Virtue of Selfishness – Nhưng; nhớ cho: luân lý đạo đức không phải là một thứ ảo hóa dị thường hay bí ẩn / Ethics is not a mystic fantasy, cũng chẳng phải là qui ước xã hội –cũng chẳng phải từ bỏ hay miễn trừ / nor a social convention –nor a dispensable. Vậy cho nên chi luân lý đạo đức là mục tiêu cần thiết về sự tồn lưu, tồn lại của con người / ethics is an objective necessity of man’s survival, cũng chẳng phải coi đó là vinh quang, đặc quyền, đặc lợi  kể cả bạn bè hay hàng xóm, hay mối lái, hay tương giao, cho tới khi bất chợt ngoài ý muốn (whims); kể cả việc tán tụng cũng phải là sự thật và nhận biết cuộc sống hết sức tự nhiên trong tư thế nhân hậu; coi đó là tư kỷ hợp lý, bằng không cá mè, cá mú là một lũ tồn lứa cái gì riêng mình (trực tiếp hay gián tiếp).Vì; cái sự tồn lại đó mà con người đấu tranh không ngừng cho một nhu cầu đòi hỏi và từ chỗ đó phát sinh ra cái cho mình: giành lấy, giữ lấy, cưu mang lấy vừa là thỏa mãn, vừa là nhu cầu tạo nên bản chất cố hữu sinh ra ‘ghen / selfishly’, không còn là ‘vị kỷ / selfisness’ hai trạng huống khác nhau: ghen là vì mất cái độc hữu của mình còn vị kỷ nó lại nằm trong quyền lợi riêng tư hoặc cho tất cả; tựu chung cả hai thuộc dạng đòi hỏi, nhưng; vị kỷ hợp lý /rational selfishness thì không nói chi còn vượt ra ngoài tầm luân lý thì nó hóa ra thói tính ích kỷ / egoistic. Sự cớ đó cho là phi luân lý, nói theo giọng điệu bình dân học vụ là ‘hết thuốc chửa’; hạng người như thế là đứng ngoài vòng cương tỏa của luân lý, đạo đức tự nhiên mất tính nhân bản chủ nghĩa, bởi; trí tuệ khống chế cho một ích kỷ tự tại, nó xâm lược cả bản năng đối kháng giữa thiệt hơn; biến thái từ thái độ trung thực trở thành thái độ của vị kỷ là ở chỗ đó. Phải hiểu cho rằng; bất cứ chủ thuyết nào thuộc triết học đều bộc lộ cái ngoại hạng của nó là siêu lý cho một lý thuyết về luân lý, duy trì vào đó như mục tiêu khách quan hơn là chủ thể ‘Objectivism’; mà đưa vào đó một cảnh quang nhận thức hiểu biết và thiết thực hơn những gì dành cho cá thể.

 

Thái độ vị kỷ là cách nói khác cho một tâm lý chung mà hầu như bắt gặp trong quần chúng. Ngữ ngôn ‘vị kỷ /selfishness’ là đồng nghĩa qủi ám, ‘xấu xa /evil’, hình ảnh gợi lên một thứ ma thuật của một tàn dư cổ lỗ sĩ mà họ giẫm lên trên xác chết để chiếm cứ cái thuộc về mình, cũng chẳng cần nghĩ đến hiện hữu cuộc đời và mưu cầu cái không ai có nhưng cái sự thỏa lòng đó là cái vô tâm (mindless) đồng thời là cái vô nghĩa (meaningless) và từ đó sinh ra tính ích kỷ bẩn thỉu (meanness) đều là thứ cợt nhả, bông đùa vô hiệu lực trong bất cứ hoàn cảnh nào sảy ra. Theo nghĩa chính xác đúng văn phạm chữ nghĩa về cái từ ‘vị kỷ’ là: quan ngại tới sự thu hút của người khác. Ý niệm này không có ý nói đến sự đánh giá về luân lý mà cũng không nói cho chúng ta cái sự lưỡng lự về lợi ích, thu hút của người khác là tốt và xấu và cũng không phải nói cho chúng ta phân định thiệt hơn mà là những gì cấu thành lợi ích thực sự đối với con người. Mà đây là một tác động vào luân lý, đạo đức là để trả lời như một vấn đề. –It is the task of ethics to answer such questions. Giải cái sự lý này cho dễ đả thông tư tưởng, kẻo không trở nên vòng vo tam quốc, tạp-pí-lù, ta bà thế giới sanh ra bế tắc chữ với nghĩa, sanh ra nhầm lẫn răng với rứa, ấm ớ với hội tề; mà phải tinh thông như ‘hiệp sĩ mù nghe gió kiếm’ thì may ra nhận thấy được cái ‘tự kỷ’ ở đối phương mà triệt để không còn thấy mù trước đường gươm mà chém chết hay tha chết. Một thứ vị tha chủ nghĩa xác thực, cái đó gọi là hành động của lợi ích cho việc làm tốt và bất cứ hành động nào lợi ích của cá nhân là xấu xa, sai trái. Nghĩ như thế là thẩm định chủ quan không tương thân vào nhau –Altruism declares that any action taken for the benefit of others is good and any action taken for one’s own benefit is evil. Vị chi người được thừa hưởng lợi nhuận /beneficiary của một hành động là chỉ có một chuẩn độ dành cho giá trị luân lý, đạo đức mà thôi. Còn bao nhiêu vị kỷ khác đều tiêu tan thành mây khói chẳng để lại gì cho thế gian. Vậy thì; trong vị kỷ chủ nghĩa có chứa cái tham vọng chủ nghĩa? -Ôi! Buồn ơi chào mi/ So long. Mà hãy giã từ hai thứ chủ nghĩa đó. Nó như bóng với hình quấn quýt bên nhau, đồng lõa bên nhau; nó thuộc căn bệnh thời đại. Hoa hồng nào không gai và có người nào không hơn thua. Vị chi lợi nhuận là không cho ai khác hơn là cho chính mình; thời tất cái sự đó gọi là ‘tham nhũng’ tư tưởng. Còn lợi nhuận tiện ích thuộc cho mình là xấu xa, trần tục thời tất cái sự đó gọi là ‘ung thư’ tư tưởng. Cả hai trầm mình trong dòng thủy tử. Mà phải là hiệp sĩ mù nghe gió kiếm là đòi hỏi cần thiết, định thần trước sự kiện diễn tiến để phân biệt tốt hay xấu trước khi rút gươm. Chớ đừng khuấy nhiễu giữa đời này; trong lúc đang khai trừ cái tôi chủ hữu; tức bản ngã tự tại. Người tu Phật biết điều này hơn cả, bởi; trong kinh điển ‘diệt ngã’ tức lấy vị tha diệt vị kỷ để đi tới toàn thiện. Là chân lý tu thân và sửa mình để nhận ra đâu là vị kỷ và đâu là vị tha nơi con người. Đấy là yếu tính.

 

Tuy phân tích có tính chất triết học nhưng không có chi là triết học mà hòa âm điền dã để tìm thấy cái độc hữu của vị kỷ hợp lý / rational selfishness. Vị kỷ hợp lý là gì? -là cho đại chúng không cho mình, giành lấy những lợi ích cho con người chớ không phải cho ‘cái ta /self’ ở đó. Để rồi gây ra một sự khủng khiếp bất tử, một thứ bất công kinh niên, một đối kháng không hợp thức và một mâu thuẫn nội tại; sự cố đó là chân tướng tương quan giữa người với người dưới dạng thức biến đổi của những gì thuộc lý thuyết luân lý, đạo đức là nồng cốt cho một bố cục vị tha (altruism) hơn là vị kỷ (selfishness).

 

Còn như cho đó là chuyện lạ đời về những lý do nêu ra thời phiá sau đó trà trộn vào một thứ chủ nghĩa bôi bác và cho đó là điều sai quấy; trong lúc những gì mà hầu như con người đã bỏ tất cả vào sự sống, vào cuộc đời để đổi lấy cái gì mong muốn (wishing). Đấy là lý do. Và; cho đó là mai mỉa, bôi bác, hoặc cho đó là sai quấy, bởi; người ta không dám từ bỏ một thứ nhận định chủ quan mang tính chất độc hữu cho cái riêng mình; cái sự đó là sự thật hiển nhiên của lòng vị kỷ nơi con người. Con người tiếp tục theo đuổi cái tham vọng chủ nghĩa như một cuộc trường chinh kháng chiến để chiếm cứ những gì đòi hỏi thuộc về mình. Chính con đường tư kỷ đó dẫn độ đến suy thoái tư tưởng, nó hành hạ tinh thần lẫn thể xác và cũng từ chỗ đó sinh ra phản kháng, phản kháng không nguyên nhân. Người ta buộc phải phản kháng để chống lại những tiền đề cơ bản. Chuộc lại những gì mà cả hai con người và luân lý đưa ra cho một ý niệm về vị kỷ; không phải cho đó là tự kỷ ám thị mà ngược lại coi đó là bản chất tự tại. Đó là biện minh để chống trả cái không có của vị kỷ. Thành ra vị kỷ là bước khởi đầu đi tới cả quyết quyền làm người là đạt tới một thứ luân lý tồn lưu –The first step is to assert man’s right to a moral existence. Đó là nhu cầu cần có và đầy đủ cho cuộc đời riêng mình là hành động chủ hữu luân lý –own moral actions. Đây là lời nói cảnh tỉnh về tư kỷ chủ thuyết Nietzsche ‘Nietzchean egoist’; sự kiện mà ông cho rằng nguồn cơn phát sinh ra lòng vị tha có tính chất luân lý và đưa dẫn vào khiá cạnh khác của cái sự cố tạo ra vị tha: con người tin vào những gì đã hành động, bất chấp mọi thứ đưa ra mà cho là tốt đẹp. Coi đó như là một sự thỏa lòng ngay cả sự thỏa lòng phi lý ngẫu nhiên. Đạo đức luân lý là không sánh được những gì buộc vào cái thế chẳng đặng đừng –Morality is not a contest of whims. Con người tự chủ để phán xet vào phương cách nghĩa lý của nó (means) là chọn lựa để hành động. Nhưng nhớ cho tọa độ này: nó không phải là thứ luân lý chuẩn mực cũng chẳng phải đánh giá vào luân lý: nó chỉ là tham chiếu như chứng minh chính yếu có thể coi như có hiệu lực của sự chọn lựa. Thành ra đối kháng có nghĩa là tấn công vào chủ đề của vị kỷ là một sự tấn công vào cái tự trọng, đáng qúi của con người –attack on man’s self-esteem. Giờ có giải bày trăm phương ngàn kế đâu là vị kỷ (selfishness) và đâu là tư kỷ (egoists) thì quả là khó để lãnh hội thực hư của vấn đề; mà chỉ còn lại cái tự thức (self-consciousness) để làm chủ cái lợi ích chung không còn cái gì cho riêng mình mà hoàn toàn độc lập trên cương vị của người chủ (owner) nghĩa là không tha hóa, ngay cả trong văn chương nghệ thuật là một phản ảnh rõ nét của vị kỷ và không vị kỷ (non-selfishness) thì may ra đạt tới chánh quả. Thí dụ: nhà văn viết tiểu thuyết là dựng nên một tâm hồn như-thật; có nghĩa rằng không vì tác phẩm để ngợi ca mình làm nên tác phẩm mà thực chất nêu lên một lý thuyết nhân bản có tính chất luân lý đạo đức chớ không phải dựng chuyện dựa vào tâm lý nhân vật (một thứ tâm lý hời hợt như bắt buộc) kiểu này cho là bỡn cợt (whims). Chính vì cơ bản đó mà lạc hướng tư duy trong tác phẩm.

 

Vậy thì: Mọi người là không ghen tương? Isn’t Everyone Selfish? Có một vài khác biệt trong câu hỏi này, thông thường nó dựng lên như một sự phản biện (objection) của những gì mà con người biện hộ cho một thứ luân lý dựa trên lý trí có lợi ở chính mình. Giả dụ: có một vài điều đưa ra: ‘mọi người làm cái gì mà người ta thực sự muốn làm’, đại loại; ‘sự đó người ta không thể làm được’; hoặc : ‘không ai thực sự hy sinh cho chính họ’. Từ chỗ đó tất cả mục đích hành động là động lực thúc đẩy để có một vài thẩm định giá trị hoặc mục tiêu nhắm tới sự việc tợ như diễn viên mong muốn thực hiện; sự cớ này vốn có để trình diễn sao hơn hẳn bởi có một sự ‘ghen/selfishly’ trong người là không thua người khác; bất cứ có hay không có đối tượng cho mình. Nhưng nghĩ mình phải hơn. Cái sự đó vừa tâm lý vừa sinh lý cả hai chứng cớ tạo nên căn bệnh thời đại nơi con người, bởi; một điều rất dễ hiểu: ‘không bao giờ ca sĩ khen hay bao giờ’ Và; cũng không bao giờ cho mình là xấu, bởi: ‘tốt thì khoe, xấu thì che’. Để giải thoát những bối rối về tâm trí có dính dáng đến quan điểm, thời để cho chúng ta suy xét thiệt hơn của cái sự vị kỷ là thực sự dựng nên cho vấn đề vị kỷ có nghịch lý với cái sự tự hiến (self-sacrifice) hoặc tư kỷ (egoism) là nghịch lý với lòng vị tha hay cho đó là ý niệm về về cái sự vị kỷ có nghĩa lý và bao hàm cho những gì đã nêu ra. Theo quan điểm vị kỷ nghịch lý với tự hiến là một ý thức bừng dậy trong một ngữ cảnh thuộc về luân lý đạo đức. Nhưng; ở đây luân lý đạo đức là mật ngữ của giá trị làm người hướng đến hành động và tư duy hợp lý, đồng thời là một xác quyết mục đích hành xử của cuộc đời đang sống; nghĩa là cái gì của ta và cái gì của tất cả là một vị kỷ hợp lý. Tranh luận xung khắc giữa vị kỷ và vị tha nằm trong vấn đề đối kháng khi đưa ra những thắc mắc và vấn đề. Tự kỷ ám thị là nghĩ riêng cho mình là cầm giữ cái tuyệt đích của chính mình. Vị tha chủ nghĩa là cầm chắc trong tay một thứ luân lý đạo đức cho một hành động có lợi nhuận chung, không riêng ai hơn là điều khoản dành cho cá thể. Ghen tương là động lực thúc đẩy bởi chú tâm vào cái việc tự nhận của mình hay của người khác –To be selfish is to be motivated by concern for one’s self-interest…cái gì là giá trị và mục đích để theo đuổi, đó là những gì chính yếu cho những gì mưu toan như một tiếp nhận. Tất cả những mục đích đưa tới lòng vị kỷ là một tự chọn quyền lợi cho chính mình hơn là chọn lựa hợp lý cho cộng đồng. Thành ra gìữa cá thể và cộng đồng là hố thẳm, luôn luôn có một giới hạn cách biệt để đi tới điểm chung chỉ chờ đợi lòng vị tha nơi con người là phán xét tối hậu, có nghĩa là phán xét trung thực thì may ra tiệu diệt được một bản ngã tự tại. Điều nghiêng vấn đề vị kỷ và không vị kỷ của hành động là một minh định cho một mục tiêu đối xử (objectively): là không xác quyết bằng cảm nhận (feelings) hoặc dự án cá thể. mà chỉ cảm thụ như không có phương tiện của hiểu biết, như vậy; chúng không là tiêu chuẩn trong hệ thống luân lý đạo đức –Just as feelings are not a tool of cognition; so they are not a criterion in ethics. Do đó con người muốn có là trong cảm thức, là thực hiện trong hành động. Quan điểm cho một hành động của vị-kỷ hoặc tùy vào cái sự không-vị-kỷ, không còn tiên liệu hoặc không còn muốn có cho một thực thi. Nhưng; không hiểu tại sao con người lại ưa thực hiện điều này? Lý cái sự này có phần lý giải hơn. Thí dụ: khi có người muốn chối bỏ cái tự kỷ, ghen tương thầm kín như thể không ai hay biết chi mô răng rứa. Điềm nhiên tự tại đó đánh động để rồi họ tự xưng tội với con tim; có nghĩa là chuộc lại cái chối bỏ như vi phạm trước mặt Thượng đế một tự kỷ tội lỗi. Nói ra đây có một cái gì quá ‘lô-gic’ và tợ như có nhiều lý do khác. Nếu thực sự con người cố tâm mưu cầu là một chiều hướng để đối xử của sự mù mờ là tự đập đổ lấy mình, cảm nhận đó đôi khi giải được cái không xác quyết cho một hành động của ghen tương. Mà trong ghen tương có cái lý của ghen tương.

 

Để biện minh cho cái gọi là ‘mọi người là vị kỷ’ giáo điều đó như thể là cố chấp dưới cái lực của hệ thống chủ nghĩa vị tha; con người có thể biết được sắc luật của vị kỷ bởi cái hạnh phúc lâu dài của người khác. Không thể xác quyết cảm thức đúng như ý con người trong cơn ghen (selfishly). Minh định của vị kỷ cái đó bao gồm cả tổng thể về tâm, trí hoặc cho đó triển vọng đổi thay về một tác động hiểu biết và là một sự gì mâu thuẫn hay nghịch lý trong mọi diễn trình xẩy ra trước và sau của vị kỷ.

Chỉ còn lại ở đó như một thói tính của bí truyền; cái sự cớ đó cho phép con người một hình ảnh gần như ảo hóa, gần như mông lung, gần như không thực hay bôi bác, đặc điều để nói lên cho một ý nghĩa trọn vẹn trong khi đó được thừa nhận rằng người ta vô tư và tìm thấy hạnh phúc riêng mình thời có chi là vị kỷ, vị tha hay cho đó là ghen tuông; sự cớ đó được phục hồi thanh danh cho những gì mà người ta tìm thấy hạnh phúc trong đó. Trong cụm từ ‘mọi người là vị kỷ, ghen tương’ chứa đựng một sự gì không thực gần như man trá; để tìm lý lẽ biện minh một ý tứ bao hàm cho một sự gì khác lạ phi thường có vẻ thô thiểm, lập lờ hàng hai. Đó là sự lý vị tha; tất cả sự lý đó là lối hành xử của tác động tâm lý, nhưng; coi như tương đương giữa ‘thúc đẩy xử thế / motivated behavior’ và ‘xử thế vị kỷ / selfish behavior’; giữa những gì thuộc sự thật cơ bản là sự kiện tâm lý của con người và hiện tượng tuyệt đối thuộc luân lý. Những gì mà người ta khẳng định ‘mọi người là vị kỷ, ghen tương’là điều hết sức bình thường như lời bày tỏ của một cái gì chua cay, mặn đắng mà họ phải đương đầu và khinh khi, nhạo báng. Nhưng sự thật của lý lẽ là chứng tích hậu quả của con người, sự lý không thể bỏ qua một cách vô tình hoặc xem đó như lời bôi bác, chê bai, nhưng; không một ai chịu nhận nó mà thôi./

 

 (ca.ab.yyc. đầu tháng 8/2017).

 

ĐỌC THÊM:  - ‘Thái độ Vị kỷ (I) (2016) / -‘Thỏa mãn và Bất mãn’ (2015) / -‘Luân lý học’ (2014).

Những bài trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email như đã ghi.

TRANH VẼ: “Người Đàn ông ngồi” Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylic+Mixed 2016 bởi võcôngliêm.

   

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2401
Ngày đăng: 07.08.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quan niệm nghệ thuật và “triết lý sáng tác’’ của Edgar Allan Poe* - Hoàng Kim Oanh
Chất thơ do cảm nhận vài kiến thức về tư-tưởng của Kant và Hegel - Trần Văn Nam
Thập giá - phận Người… (Mục “ Sống và viết, tập san vhnt Quán Văn 46 ) - Trạch An – Trần Hữu Hội.
Chủ nghĩa bí truyền - Võ Công Liêm
Lê Hồng Khánh "Sông Trà vẫn một sắc riêng" - Lê Ngọc Trác
Người mù vẽ...người mù - Từ Sâm
Nguyễn Khôi "Sáng ngời, nồng ấm, chân thật - Lê Ngọc Trác
Cái chết của linh hồn - Võ Công Liêm
Mộ Nguyễn Du - Trần Công Nhung
Ai đã bênh vực cho ông giám đốc Sở Văn Hóa dốt nát nói liều? - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)