Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
632
116.671.358
 
Hư vô phản kháng
Võ Công Liêm

 

                  

     Hư vô phản kháng là gì?  Là niềm đau vô tận số: ngậm ngùi bi thương, đoạn trường ai oán. Trong trạng huống đó người ta tạm thời nhìn hư vô là cõi vắng lặng. một chịu đựng khắc khỏi giữa cuộc tồn-lại nhân thế mà nơi đây chỉ là cuộc tao nhã trong cảnh đăm chiêu ở một tinh thần bất ngoặt, yếm thế để thực hiện một hành động thế nào thích ứng hài hòa giữa con người với con người; không vướng lụy trần gian mà vượt thoát để đi tới một tư duy hữu hạn. Ở giai đoạn cuối này là giai đoạn mạt pháp, mạt lộ, thiếu đi giá trị siêu việt để dìu dắt ta đi tới một như nhiên vi diệu và lấy đó làm cứu cánh. Nhưng; mọi sự thế cuộc đời là bất toại, chẳng có gì là chân lý, thiện ác (good or evil) đều coi ngang hàng, ngang lứa tất cả đều phiêu bồng nhập cuộc ta bà, tử sinh; từ đó không còn phân biệt: chính, tà, hắc, bạch. Để rồi tự gầm thét bằng những lời ai oán ẩn mật, như lời thốt chối từ, phủ định tuyệt đối để đi vào với hư vô, bởi; hư vô vốn là KHÔNG mà chỉ tuyệt đối đồng tình (absolute assent) để dự cuộc vào tiếng vọng; đó là hư vô phản kháng (nihilist rebellion) là đứng ngoài vòng cương tỏa của mọi chủ nghĩa, là những thứ chủ nghĩa sàm sở, ê chề, hỗn mang, thuồng luồng gieo tai hại cho chủ nghĩa tư tưởng phản kháng tồn-lại, cái sự cớ của nhiễu nhương nhân thế vẫn lộng hành, vẫn nắm điạ vị chủ quan dù cho điạ vị ngu xuẩn, mất tính đặc thù tư tưởng lý luận mà cứ duy trì thứ tư tưởng ủ dột, chết chìm, lụn bại, trôi lềnh bềnh mấy thập niên qua không một thái độ phát tiết chủ thể thơ văn: bao gồm sáng tạo ngay cả những hình thức khác của thi ca; bế tắc không vượt thoát để có một phản kháng thi ca mới hơn; thời làm sao nói đến siêu hình hay hư vô phản kháng. Ác thay; chưa lãnh hội thấu đáo cho nên còn là đà trên giòng thủy tử mà chẳng tìm thấy cái ý nghĩa thâm hậu của hư vô phản kháng dành cho văn và thơ. Nhưng trong lúc này hư vô phản kháng chỉ là khái niệm mà thôi, một khái niệm tổng thể của phi lý luôn luôn quấn quít trong ta với những gì mâu thuẩn liên can đến đời sống con người, một tư duy gần như bất khả thi nếu chẳng có gì là hệ trọng cả. Sự cớ phi lý luôn luôn đầy đặc ở giữa vũ trụ này, nó trở nên luật tắc tồn-lại nhân thế. Mà thật; nó có một cái gì mâu thuẩn bên trong, thời không có chi để mà ngạc nhiên, ngược lại nó duy trì một xúc cảm đặc biệt. Xúc cảm phi lý là một cảm xúc giữa những cảm xúc khác –thí dụ : cảm xúc tế bào da mặt là thuộc hữu cơ, tế bào phi lý là tế bào của tồn-lại. Trong bản chất đặc thù của hư vô phản kháng là vận chuyển cái gì của nó như một biến động vượt thoát. Cái phi lý cũ xưa chính là thảm trạng của hoài nghi tuyệt đối (absolute doubting); nó đưa ta vào ngẫn ngơ, ngậm bồ hòn trong ngõ cụt, nín thở, chính vì cái bế tắc đó dẫn độ ta tới một tư duy mới mẻ hơn; không rào cản, không ước lệ, không thoái trào. Vì cái phi lý đó mà phải thốt, cái thốt đi vào hư vô :’je crie que je ne crois à rien et que tout est absurde, mais je ne puis douter de moncri et il me fault au moins croire ma protestation (trong L’Homme Révolte của A.Camus) Là tiếng thét thảnh thốt như chối từ không tin vào cái gì cả, thốt lên vì mọi sự cớ là phi lý nhưng tôi không thể hoài nghi tiếng than, tiếng thốt của mình mà ít ra phải tin tưởng sự chống chế của nơi tôi.Thời cảnh tượng hư vô phản kháng là nảy sinh từ cảnh phi lý trần gian trước một trạng huống bất công và bất khả lĩnh giải. Hư vô phản kháng là cơn dấy động âm thầm, một bản chất tự tại vốn đã gào thét và đành lòng như tự mình kiểm soát lại để đưa tới lối thoát – Il fault qu’ell consentie à s’examiner pour apprendre à se conduire. Bởi; trong sa mạc hoang vu mọi thứ bắt đầu nở nhụy đơm hoa một lần nữa (là tiếng thốt hoang vu và trầm lắng): ‘một ý nghĩa kinh hoàng của một cái gì ngậm đắng than khóc âm thầm cõi thế để hân hoan mà không hiểu chi trong một đêm dài của lòng tin và một lý do đau đớn muộn phiền’ –In this desert everything begins to flower again. ‘The terrifying significance of an unpremeditated cry of joy cannot be understood while the long night of faith and reason endures’(trong Metaphysical Rebellion của A. Camus). Nhưng ít ra cũng giải thích và lãnh hội phần nào cái phương hướng của con đường hư vô phản kháng. Cái tắc nghẽn giờ đây được giải thoát để tìm tới đỉnh cao trí tuệ của siêu hình là con đường khai phóng chủ nghĩa hư vô. Hư vô chính là mật thể tồn-lại trong nhân gian. Không khước từ  mà duy trì như một thống lĩnh của hư vô phản kháng tồn-lại!

 

Sao gọi là tồn-lại? là vì nó tồn lưu muôn thuở, tồn loạt muôn đời thời không còn ai hỏi ‘có’ hỏi ‘không’ mà tước bỏ từ nan để đi vào cõi thế. Nó bao hàm một ý nghĩa là hư vô, là phản kháng được tập trung trong một ý hướng ‘có, có, không, không’. Nói rộng ra; đó là hướng quyết định một cái gì hiện hữu và cái gì có giới hạn; là mằm trong cảm xúc của kẻ phản kháng, đó là cõi khắc khỏi hư vô (Néant de l’Angoisse). Cái bàng hoàng do từ cảm thức phản kháng qua một ý thức bùng dậy trong thân phận làm người, hạnh phúc, đau khổ đều chất chứa một tinh thần hư vô phản kháng, nghĩa rằng trong thâm tâm đã có một chối bỏ tuyệt đối để đi tới cái phi lý tuyệt đối và tìm thấy cái quyền lợi tuyệt đối ở chính mình. Rứa cho nên chi ta không lấy làm lạ tiếng thốt hư vô của Nietzsche, tiếng rên dưới hầm của Doestevsky và tiếng kêu cứu thất thanh của Camus đều đồng hóa trong tinh thần phản kháng tư tưởng. Nỗi niềm di hận  tràn bừa  trong một thứ chủ nghĩa duy lý đã tác hại và xuyên tạc tôn giáo, một thứ ma đầu lũng đoạn tâm thức siêu việt, muốn biến hóa thần thông để cách hóa vấn đề; những gì hiện hữu của Thượng đế trở nên không thực vì; ‘thiên điạ vô tư’ giữa thời mạt pháp. Thượng đế đã chết hay sống còn chẳng ăn nhập vào đâu cả mà chỉ có tồn-lại

với tinh thần phản kháng, dù hư vô nhưng là tiếng nói của con người, gào lên để chống lại bi thương thân phận làm người. Họ chứng minh nhân đạo chủ nghĩa không làm sáng tỏ nhân thế mà ngược lại tạo nên chủ nghĩa hận thù –thí dụ: như lý luận được hóa thân trong hình hài nhân vật Ivan Karamazov là dấy động phản kháng của Dostoevsky; một dấy động siêu hình trong cơn dấy động hư vô. Thật ra nỗi khắc khỏi đoạn trường của Ivan đã phát khởi từ tiếng vọng tình yêu, trong lúc đó Thượng đế thờ ơ, chối bỏ để rồi mệnh hệ trút lên đầu thế gian gánh chịu như chuộc tội. Đứng trước hoàn cảnh này; ta có thể minh định tinh thần hư vô của con người là hai cảnh giới tuyệt đối: vũ trụ phản kháng bừng dậy và phản kháng hư vô chịu đựng. Nói chung hai trạng huống nêu trên đều nằm trong vị trí khổ sai của nhân loại. Gào chỉ là tiếng kêu của đá, hành động là vực thẳm. Ở đây chúng ta chỉ tìm thấy cái hư-không tuyệt đối dù chúng ta đấu tranh cách mấy chỉ tồn-lại một thứ hư vô mà thôi. Nói thế chúng ta đã liệt nhược để đánh mất phản kháng? Đó là lý luận luân lý bồi bổ cho một phản kháng có tính vô hình mà quay về với như nhiên tuyệt đối. Song le; muốn có tồn-lại con người phải phản kháng! Bởi; đoạn trường là một dự cuộc vừa thử thách vừa đấu tranh, mà phải ý thức nó như nghĩa vụ để cùng nhau vượt thoát ra khỏi ngục tù trần gian, thời may ra cánh cửa thiên đường có thể chờ đợi ‘heaven can wait’đón chúng ta đi vào với hư-vô-chủ-nghĩa.

 

Từ một phút chốc nào đó con người tuân phục Thượng đế như một mệnh lênh phán xét. Con người giết Thượng đế trong cái lương tâm chính mình –he kill HIM in his own heart. Và rồi những gì xẩy ra là cơ bản của nền luân lý đạo đức? Thượng đế từ chối trong cái danh xưng của công lý nhưng đó là tư duy của công lý, là luật định đã đội lên đầu bằng gai nhọn mà hiểu ngầm rằng không có tư duy của Thượng đế? Ở điểm này chúng ta không ở khiá cạnh hay lãnh vực của tồn-lại vô lý? Ba câu hỏi trên đưa ta về cái phủ nhận vô chứng cớ qua ý niệm của Nietzsche; nghĩa là con người đối mặt với Thượng đế trong một tư duy phản kháng hư vô. Trong đặc định đó như cách chức vai trò của Thượng đế, trong khi Người đẩy giáo lý vào cực điểm: luân lý là yếu tố cơ bản cấu thành bộ mặt của Thượng đế, là một tuyệt đối khẳng định (absolute affirmation). Mà muốn chối bỏ là phải tàn phá ngay từ bây giờ trước khi tái thiết cho việc bắt đầu. Thượng đế không còn tồn-lại và cũng không còn mấy trách nhiệm cho những gì tồn-lại nhân gian, con người phải biết phân định hành động, luật tắc trong mệnh lệnh đặc trách tồn-lại – The God no longer exists and is no longer responsible for our existence; man must resolve to act, in order to exist. Nếu quán triệt được như thế tất chúng ta nhập cuộc với phản kháng hư vô như lời thốt của đôi bên; hư vô trở thành tiếng vọng khát khao, tuy không cầu chứng tại tòa nhưng tại ngoại hầu tra cho một chứng cớ của Nietzsche và Hư vô chủ nghĩa (Nietzsche and Nihilism). Trước Nietzsche có một Stimer muốn bức gốc tư duy của Thượng đế vốn nằm lịm trong trí con người; sau khi triệt tiêu vai trò tự có của Thượng đế. Nhưng; không giống những gì của Nietzsche, hư vô của Nietzsche đã là một thỏa đáng, hứng khởi. Stirmer cười rộ trong cái vực thẳm mù lòa của Nietzsche. Nietzsche đập đầu để chống lại bủa vây. Năm 1845 là năm độc nhất vô tiền khoáng hậu và là năm có nhiều đặc điểm của nó (The Unique and Its  haracteristics / Der Einziger und sein Eigentum) đã xuất hiện và sau đó Stirmer bắt đầu xác nhận vị trí của mình đã đi xa với hiện hữu hư vô; ấy là điều trước đây ông hô hào phải có một xã hội tự do con người ‘society of Free-Men’. Hơn thế nữa Stirmer vẫn không đủ can đảm để kết tội, mà chỉ vỏn vẹn bằng câu nói như chỉ rõ lòng xót thương: ‘Giết chúng đi chớ đừng phong chúng thánh tử đạo / Kill them; do not martyr them’. Câu nói nầy chưa hẳn đã giải thoát cho một tư tưởng phản kháng mà còn chất chứa một nghi vấn giữa Thượng đế với con người; giữa hiện thực và hư vô. Đó là mấu chốt để Nietzsche có một dự phóng tương lại cho hư vô. Con đường đi tới sa mạc đã phơi bày tất cả sự thật của hư vô. Để chuẩn bị cho bước đi kế tiếp. Nietzsche đã ra sức tìm kiếm cái sự cớ bắt đầu của nó trong hư vô chủ nghĩa.

 

‘Chúng ta chối bỏ Thượng đế, chúng ta từ khước trách nhiệm của Thượng đế, cái nớ như rứa thôi; đó là những gì chúng ta sẽ giải thoát thế giới’ “We deny God, we deny the responsibility of God; it is only thus that we will deliver the world”. (Nietzsche). Đối với Nietzsche hư vô chủ nghĩa tuồng như trở nên những gì thuộc tiên tri. Nhưng ở đây chúng ta có thể du di không có đoạn kết từ những gì mà Nietzsche đã loại ra ở những việc tầm thường để có một cơ bản lý luận; đó là những gì đã làm cho ông ghét bỏ với  sự căn thẳng tâm hồn. Vì thế du di là để chúng ta hòa âm cùng Nietzche để tìm thấy chân lý tội thượng trong hư vô phản kháng, như bước đầu dự phóng của nhà tiên tri. Chính nơi đây là vai trò của người chẩn bệnh (diagnostician). Với Nietzsche hư vô chủ nghĩa là dấy động nội tại, kết tinh trong một trạng thái của tâm thức dù là một thụ động tuyệt đối đều cùng một ý thức bừng dậy, đòi hỏi, yêu cầu; nhược bằng ôm hận trăm năm mà lặng lẽ đi vào hư vô không một lời tha oán. Nietzsche cho hoàn cảnh đó là tâm tư liệt nhược đã đánh đổ lý siêu nhiên trước vũ trụ mà phải mổ xẻ để tìm thấy dự phóng của tiên đoán. Nietzsche không bao giờ nghĩ tới điều này ngoại trừ trong thời kỳ của điạ ngục trần gian đang lần đến –Nietzsche never thought except in terms of an apocalypse to come; cũng không một lời thệ nguyện để tán tụng hay ngợi ca –not in order to extol it . Nietzsche cho rằng có cái gì vướng đục và có một cái gì toan tính thiệt hơn trong tinh thần phản kháng hư vô, diện mạo đó chính là mặt thật của ‘điạ-ngục-môn’ ở cõi trần này; nhưng cuối cùng cũng nhận ra. Nietzsche thừa nhận hư vô chủ nghĩa qua những gì đã giảo nghiệm, nó tợ như một dữ kiện ở chẩn y viện. Ông tự nhận biết về đường lối phản kháng trong hư vô như một tham luận hoàn tất thời kỳ đầu ở Âu châu. Ý cho rằng: không bởi chọn lựa, nhưng bởi điều kiện cách; bởi vì thế mà Nietzsche mạnh dạn khước từ những gì là truyền thống cố cựu. Trong hoàn cảnh khác; ông tự chẩn đoán lấy mình trước niềm tinh thánh hóa bất lực và đó chính là nỗi tuyệt vọng từ những cơ bản thiết lập nguyên sơ cho việc tôn thờ -nhân danh- là niềm tin cứu rỗi cuộc đời. Rứa thì ta thử hỏi: ‘con người có thể sống như một nổi loạn?’ “can one live as a rebel?” Nietzsche trả lời một cách quả quyết;’Vâng; nếu Người tạo nên một phương cách ngoài sự vắng bóng và nếu Người chấp nhận cuối cùng như hậu quả của hư vô –the final consequences of nihilism . Chính cái hữu duyên thiên lý ngộ giữa Nietzsche và đấng-tối-thượng không còn  bất ngoặt mà đả thông tư tưởng cái gì là hư vô và cái gì là phản kháng .Thượng đế cũng có cái phản kháng của Thượng đế; tuy không nói nên lời nhưng đã ngấm ngầm trong tư duy của hư vô chủ nghĩa. Zarathustra tiên tri trước cuộc đời bởi một trí óc thông tuệ mà hàm hổ, hàm hô khước từ, tước đoạt quyền năng Thượng đế. Đó là cái gào hư vô! Nỗi bi thương cùng cực được nói đến trong ‘hồi ký viết dưới hầm’ của Dostoevsky hay ‘nỗi buồn sa mạc’ của Camus; vì cả hai đồng thanh nhất trí, đồng ý tương cầu làm nên sự vụ cho một khẳng định tuyệt đối. Nguồn cơn đó do từ Nietzsche. Lấy Zarathustra như một biểu thị phản kháng như nhiên và cũng là một nhân cách hóa vai trò tiên tri để đối diện với Thượng đế như lời phán xét. Nietzsche lui về với Trung Thổ để mượn cái tên Zarathustra như minh định sự phủ nhận vốn đã tiềm tàng trong hư vô tiền sử. Triết học của Nietzsche không  còn chi để chất vấn, mà xoáy quanh vấn đề phản kháng. Một vấn đề chính xác được bắt đầu bằng một tồn-lại của phản kháng. Nhưng; cảm thức đó Nietzsche đã điều độ qua những đổi thay tình huống mà ông đã nỗ lực tìm hiểu từ mình cũng như từ người. Cảm thức đó như một xác quyết ‘Thượng đế chết rồi /God is dead’ thời mình kêu cứu ai đây, Chúa đã bỏ ta để đi vào với hư không, tiếng gầm đó giờ đây chỉ là ảo vọng; thôi thì thôi bỏ ta thời ta thắp đuốc  mà đi kêu ai bi chừ hay chờ mạ đi chợ về? Đừng chờ mà bước vào hư vô chủ nghĩa. Đó là con đường hoằng viễn , tất cả lời lẽ thống thiết kia chỉ là sự kiện để rồi  quay trở lại mà ai oán, cái sự cố đó chính là sự sai lầm trầm trọng, khó bề gở gạt để thay thế vào đó những gì không thể thánh hóa mà chỉ còn lại cái chẳng đặng đừng mà chỉ tạo ra những lý thuyết mới mẻ hơn đối với đấng thờ.-the only proving-ground of the gods.  Nietzsche hư vô ở chỗ ông không gây ở đây hình thái phản Chúa hay giết Chúa. Ông đã tìm thấy cái chết của Người trong một linh hồn hợp lý .-He found Him dead in the soul of his contemporaries.  Nói vòng vo tam quốc chơi cho vui thôi: thì ra Nietzsche không diễn đạt trọn vẹn cái nghĩa chết của Thượng đế và cái việc phục hưng của con người (to be a renaissance) về triết thuyết phản kháng nhưng được cái kiến trúc cho một triết lý nói về phản kháng. Bởi vì trong cảm thức của Nietzsche là tự do. Nietzsche nhận ra được thứ tự do từ trí tuệ chớ không dính chi lợi ích khác, nhưng đạt được thành quả trong những gì mà con người thiết tha mong mỏi và một chiếm cứ lâu dài sau  một thời gian cạn kiệt đấu tranh, đòi hỏi, yêu cầu; tất cả đều rơi vào hư vô. Nếu không có gì để chứng minh sự thật, nếu thế giới không có luật tắc thời chẳng có chi để gọi là cấm-tử-thành (forbidden wall) cản ngăn chỉ là hành động thời đó là điều phải làm, là tiêu chuẩn của giá trị và là cứu cánh. Một tuyệt đối thống trị bởi một luật định thời không tay mặt đại diện cho giài phóng tự do, nhưng nhớ cho; hoàn toàn không có cái thứ tuyệt đối loạn trào – Absolute domination by the law does not represent liberty; but no more does absolute anarchy. Trong một nghĩa khác, với Nietzsche; cuối cùng của phản kháng là nằm trong lý thuyết của khổ hạnh. Dựa qua tinh thần của Karamazov: ‘Nếu không có chi là thật, thời tất không có chi là phép tắc / If nothing is true, nothing is permitted’.Ta thay vào đây một chiêu thâm hậu hơn để thấy đời tung hoành con cào cào: ’nếu không có chi là thật, thời mọi thứ đều được phép / if nothing is true, everything is permitted’. Rứa thì chối bỏ bởi một lý do đơn phương là ’cấm-thành’ trong cái thế giới vô số chối từ để mọi thứ được phép là hậu quả đưa tới nhũng loạn tư tưởng; đẩy tư duy vào hố thắm tội lỗi. Cho nên Karamazov đoài đoạn là thế đấy. Cái đoài đoạn đó nằm trong tư thế phản kháng hư vô dù là thứ hư vô cào cào châu chấu đá voi!

 

Rứa cho nên chi trong mọi biến chuyển từ trong con người, từ trong nhân vật đều tích lũy một phản kháng chối bỏ, từ nan; đối diện thực thể là cõi hư vô tức gián tiếp tuyệt đối phủ nhận sự hiện diện của Thượng đế ở cõi trần gian này. Người ta hô hào tự do nghĩa là không có luật điều, là ngoại vi của tự do tuyệt đối. Karamazov, Zarathustra đứng về cánh loài người để tố cáo xã hội trầm luân, để nói lên tình huống vô tội của con người với một khát khao tự do: tự do không giáo điều, không sách lược. Đó là lý do đưa tới tuyệt đối phủ nhận (absolute negation), Nietzsche tuyệt đối chối bỏ (absolute denies). Họ chỉ nêu một luân lý công chính, công minh, đừng vin vào công lý thánh thần bằng một đức lý lấy vải thưa che mắt thánh: để cáo buộc, mạt sát con người; mà đồng đẳng dâng Người một cuộc đối thoại để dứt khoát có một thể chế cho hư vô chủ nghĩa:Thượng đế không còn khống lĩnh vũ trụ mà vũ trụ như nhiên khống lĩnh Thượng đế. Đấng bao trùm, rộng mở với lòng nhân ái, không còn bản ngã độc tôn mà bình đẳng thế giới có tôn tri; đó là nguyên lý của tình yêu, thứ tình yêu tối thượng không vị nể mà vị tha ‘Dieu en tant que principe d’amour’. Phản kháng lãng mạn triệt thoái mọi quan hệ với Thượng đế. Tự thân vốn đã có một sự căm hận chính đáng:’The Romantic rebels broke with God; Himself on the principle of hatred’. Cho nên chi hư vô chủ nghĩa không phải đưa tới tuyệt vọng hay phủ nhận chi mô răng rứa mà ý muốn nói đến tuyệt vọng cùng độ và phủ nhận tới cùng –le nihilisme n’est par seulement desssespoir et negation, mais surtout de désespérer et denier. Đó là một đau xót triền miên, một di hận cho thân phận con người, một cái gì như là tha oán để vượt thoát cái luật tắc giết người, do con người đẻ ra luật tắc để kết tội, tất thứ công lý đó là kẻ sát nhân; phạm tội được bao che và khăng khắng cho là công pháp. Nhưng đó là sự thật phủ phàng của con người phải gánh chịu. Vì công pháp đẻ ra luật tắc để rồi Thượng đế cũng là kẻ phạm tội. Theo tư duy của Nietzsche sự thế đó là chấp thuận tại thế và Dionysos là chấp nhận nỗi đau đớn của tự nó. Nietzsche có nói trăng, nói cuội cuối cùng chỉ đồng ý trả một giá rất đắc cho lãnh điạ của ông mà thôi –that to accept this earth and Donysos was to accept his own sufferings and Nietzsche agreed to pay the price for his kingdom. Nietzsche đã đưa ra những kiến nghị cho rằng con người phải được phép tự chính nó là những gì đã nhận chìm trong vũ trụ hư vô như một đặc định tuyệt đối bằng sự lùng kiếm của con người cho cái thần thánh tôn thờ bất tận (enternal divinity). Con người chưa hẳn phải là một chiếm cứ tuyệt đối nhưng chỉ là một điều mong muốn cho lời tiên đoán quả quyết; mà là không phải tất cả những gì đều là thế. Nietzsche ngập ngừng thốt ra:’Đó là những gì không thể tha thứ trong ta. Ta có thẩm quyền và ta có quyền từ nan để ký xuống’ “That is what is unforgivable in you. You have the authority and you refuse to sign” (Zarathustra của F. Nietzsche) Nhưng rồi cũng phải ký nhận và tên tuổi của Dionysos trở nên miên viễn vào cõi cực lạc của hư vô huyền nhiệm. Đây là một cảm thức rõ mực trắng đen cho một phản kháng tư tưởng, phản kháng hư vô; với Nietzsche đó là chặn cuối để vạch trần thói hư tật xấu mà thôi. Khác biệt ở chỗ cái xấu xa, bẩn thỉu là không còn kéo dài cho việc trả đũa con người từ khước Thượng đế. Đó là một chấp nhận mỗi khi con người mong đợi cái gì có thiện tâm với những gì chứng minh được như một phần trong định mệnh. Với trí tuệ ngữ ngôn của Nietzsche, chỉ có vấn đề là thấy được những gì; thời đó là tinh thần cố hữu mà con người coi như là niềm tự hào đứng trước một tuyệt đối hư vô (absolute nihilism).

 

 Rút lại; sự cố đưa tới một cách chính xác là những gì Nietzsche đã thừa nhận tự chính ông như một hiện hữu: một cảm thức nhạy bén, một minh định rõ nét, một tận tụy hết lòng dẫn đến hư vô chủ nghiã để có một phản kháng hư vô khước từ giữa Thượng đế với con người. Bước quyết định đó Nietzsche cho là nỗi bức xúc của phản kháng để có những gì đáng kể trong việc làm; tức nhảy từ nghi vấn duy lý để đến trần tục hóa của ý tưởng. Khởi từ khi có cuộc khởi nghĩa cứu rỗi của con người chớ không phải có từ thành quả của Thượng đế mà ra. Mà đó là một thành quả tiến trình cũa vũ trụ nó bao trùm trong chủ nghĩa hư vô mà ngay chuyện phản kháng nó nằm trong hình thái, trạng huống tâm tư bùng dậy của phản kháng hư vô. Con đường hư vô thế giới không còn dẫn lối đưa đường, con người; từ một phút chốc bất chợt của trạng huống là lúc hư vô bùng dậy, chấp nhận ở đây là phải đối đầu trước vũ trụ là những gì sẽ đưa tới cái tuyệt hảo đúng thể thức của con người (a superior type of humanity). Cái thời chủ nghĩa đã đến gần, trong khi đó chúng ta sẽ phải đấu tranh để khống chế vũ trụ và đây cũng là đấu tranh để tìm thấy một triết thuyết chính đáng. Trong vũ trụ ngày nay Nietzsche muốn tuyên bố như một chứng thực của con người đối diện với hư vô, đấng như-nhiên hiện hữu, bởi; ông báo động bằng một lý luận bên trong của hư vô chủ nghiã và biết rằng phản kháng hư vô là cứu cánh của con người như một quyền lực tối thượng.Và;  Nietzsche đã chuẩn bị một lối về như nâng lên một quyền lực thăng tiến. Đó là tự do cho con người không Thượng đế ‘There is freedom for man without God’ (Nietzsche) Là hình ảnh mà ông hướng tới, Nietzsche diễn tả qua một ngữ ngôn khác; ý nói Thượng đế lui về cái của mình, chỉ còn lại ‘nỗi u buồn và đau đớn’ là thế giới của sự thật -thế giới của thánh hóa mà thôi –Only the ‘sad and suffering’ world is true -the world is the only divinity. Nhưng cái gì là / what is trở nên cái gì sẽ là / what will be và không ngừng thay đổi những gì mà chúng ta phải nhận lấy. Cuối cùng  ánh sáng cuối hầm mờ dần và vừng ánh dương rồi cũng tàn tạ. Để rồi lịch sữ bắt đầu lại và tự do sẽ tìm thấy trong lịch sử mà lịch sử phải chấp thuận.  Nói cho cùng mâu thuẩn nội tại vẫn quẩn quanh như một nhu cầu đòi hỏi phải có phản kháng để vượt thoát một đoán định giá trị phản kháng hư vô là mong muốn giữ vững nền tự do cho cuộc sống. Thở vào đó một khí hậu bùng dậy, đạp đổ những miệt thị để có một phản định giá trị. Quan điểm này nọ, thế kia chỉ là tư thế của phi lý chủ nghĩa muốn hoành phá hư vô chủ nghĩa bằng một tuyệt đối xác thực. Quả thật điều này không thể hình dung được. Mọi thứ triết học về lẽ vô nghĩa, về lẽ vô lý đều tồn-lại trên mối mâu thuẩn giữa có tồn-lại và không có tồn-lại là nghĩa của phi lý chủ nghĩa đề ra ; tồn-lại của phản kháng hư vô là thực chứng của đòi hỏi, yêu cầu là sự sống cần có cho tự do.Vậy thì; một lần nữa. Phản Kháng Hư Vô ít ra đem lại một tối thiểu mạch lạc liên hệ của con người với con người. Phản kháng hư vô xô chúng ta vào trùng trùng duyên khởi, trùng phùng duyên ngộ để hàn gắn những đổ vỡ nội tại và xác định thái độ cho một đoạn trường ngấm ngầm trước gò đống, hỗn mang của một chế độ thoái trào. Hiểu được, nhận được thì phản kháng vô hình không còn chi là tuyệt đối phi lý,vì; phá vỡ để có một thực tại hiện hữu cho phản kháng hư vô ./.

 

(ca.ab.yyc . Hoàn tất cuối 11/2014).

 

SÁCH ĐỌC: ‘The Modern World.(Classics of Western Thought)’ by Edgar E. Knoebel (Prof. Philosophy: Michigan University). Wadsworth 1988 USA/Canada.

ĐỌC THÊM: ‘Tư tưởng Phản kháng’. ‘Thi ca Phản kháng’ Trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email để có những bài đọc liên quan về chủ nghĩa: hiện sinh, siêu hình và hư vô...

TRANH VẼ: ‘Chân dung tôi / Selfpotrait’. Khổ 12’ X 16’ Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed.  Vcl# 2122014.

 

 

                                                                                  

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3788
Ngày đăng: 07.12.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc lại Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp - Đoàn Huyền
Đám đông cô đơn trong" ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối của Patrick Modiano" - Trần Thị Ty
Tư tưởng phản kháng - Võ Công Liêm
Lại ngạc nhiên với Chân Phương - Nguyễn Hồng Nhung
Chất lượng cao của Thơ: Đích bắn chứ không phải tiếng nổ - Yến Nhi
Tâm thức Bồ-Đề-Đạt-Ma và Huệ-Khả - Võ Công Liêm
Cuối tuần với Modiano - Chân Phương
Thấy gì trong tác phẩm Hiện Hữu và Hư Không của Jean-Paul Sartre - Võ Công Liêm
Các trào lưu lối sống thẩm mỹ hiện nay. - Tuấn Giang
Hoàn cảnh Thu Tứ - Nam Dao
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)