Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
772
116.677.357
 
Bạn tốt bạn xấu (II) Một thuở xưa nay
Võ Công Liêm

 

LTG: Trong só những tác giả ghi ở đây người viết chưa một lần gặp gỡ nhưng lại gặp nhau trong thơ văn tưởng như đã quen nhau từ lâu. Bởi;  trong văn chương họ đã để lại một cảm nhận thiết thực đối với đời. Họ là những nhân vật tôi yêu qúy và trân trọng. Dẫu đã gặp hay chưa gặp nhau đều là những người bạn tốt. Thực hiện tùy hứng như một kỷ niệm cho nhau không ngoài mục đích nào khác. Mong vậy. (vcl)

 

LUÂN HOÁN

 

   Tôi đọc thơ Luân Hoán từ thuở còn ở ghế nhà trường và cho tới khi vào đời. Mỗi bài thơ của anh đăng trên báo hay bạn bè chép lại tôi đều ‘gậm nhấm’ với những lời thơ tuyệt cú, ấp ủ nó như tình thư một đóa. Đọc thơ Luân Hoán là một nhận thức sâu sắc qua từng con chữ từ mở cho tới kết, nó song hành và quyện vào nhau như mạch thở, luân lưu trong hệ thần kinh siêu thoát không vướng đục, đượm nhiều sắc tố khác nhau đưa thơ vào một thế giới riêng biệt không ảnh hưởng một trường phái nào khác, có nghĩa rằng Luân Hóan có lập trường để dựng thơ với tư cách không vị nể mà vị tình. Thơ anh làm hầu hết theo thể lục bát có khi ngũ ngôn, thất ngôn mà trong mỗi câu thơ đan kết vào nhau rất duyên dáng nhờ có âm điệu, nhạc điệu, một thể thơ vắt dòng đúng điệu tưởng như thơ mới hơn thơ mới; cho nên chi thơ Luân Hoán dễ dàng đi vào lòng người, đặc biện ngôn ngữ thơ Luân Hoán biến mình vào âm điệu bình dân tợ như ca dao, tục ngữ hay ngụ ngôn. Ấy là điều hiếm và khó cho những người thường hay làm thơ. Từ chỗ đó mà tên tuổi anh không lạ đối với quần chúng từ trước cho tới nay. Tôi nghe nói anh làm thơ từ khi còn học ở bậc tiểu học, anh lớn dần với thời gian và trưởng thành từ thể xác đến tâm hồn. Thế nhưng anh vẫn giữ nguyên trạng của một nhà thơ chân chính, một nhà thơ ‘phong vị phú’ dẫu đời là ‘nhãn trung phù thế’ biến đổi thăng trầm, nhưng; anh một mực là kẻ sĩ không thuộc về ai mà thuộc về thi ca. Trung với thơ và hiếu với tình do đó mới có bút danh Luân Hoán là vậy. Cái hay của Luân Hoán là trầm lắng, anh không tỏ một dấu hiệu gì là thi sĩ giữa quần chúng hay bạn bè. Anh trở thành người ‘Việt trầm lặng’ không nói nhiều ngay cả đối thoại hay thư từ. Có thể cho nhà thơ quá hà tiện chữ nghĩa? -Luân Hoán rộng đường thơ nhưng đó là bản chất của con người khi đã mang thân phận thi nhân là biến mình trong thế thủ hơn biểu dương; đó là bản chất trung thực của người làm thơ hôm nay. Cũng có thể là ‘behavior’ của con người. Tôi thích tánh khí đó. Thơ Luân Hoán bình dân không cầu kỳ, không sáo mòn đọc lên tưởng như đùa cợt với con chữ, nhưng; trong sâu thẳm đó là cái nhìn nhân sinh quan cho một tổng thể của thơ và người -Of poems and man- nói thế cho cạn lời người bạn thơ của tôi. Đào sâu thơ Luân Hóan thì thấy cách hành thơ, vận thơ là một cấu trúc đặc biệt; đó là một thứ triết lý thi ca. Không ngạc nhiên! Bởi; thi sĩ phơi mở tột độ cảm thức siêu thoát trong thơ một cách đích thực.

 

Trước thời chiến hay hậu chiến, trong nước hay ngoài nước Luân Hoán không đổi tư chất, không lấy chuyện xưa bàn chuyện nay. Gần như anh chấp nhận mọi thứ trên đời như một định hệ; về sau anh có thái độ ẩn dật  theo tinh thần nhà nho ngày xưa? hay anh đứng lại để nhìn, nhìn ở chính mình và nhìn ở chính người đâu là chân lý cuộc đời. Nghĩa rằng anh dựa vào phép lưỡng phân là tâm không biệt để hành xử cuộc đời. Hay trong sâu thẳm của thơ Luân Hoán là thứ: ‘văn chương tàn tức nhược như y’ (ND) biết đâu đó chăng!

 

Năm 2013 ngồi đợi vợ đi chợ, mở máy gặp thư Luân Hoán gởi thăm. Tôi ngạc nhiên đuợc nhà thơ tôi yêu để tâm với lời lẽ chân tình. Theo suy nghĩ có lẽ anh bắt gặp văn thơ của tôi trên các báo mà đâm ra tâm đắc đến với tôi. Tiện thể gợi ý muốn viết về Luân Hoán. Anh đáp lời và sẽ cung cấp những gì tôi cần đến; rất thật tình! Trả lời thư: ‘Tất cả những gì về thơ và hình ảnh của anh tôi đã có trong trí’. Mấy ngày sau giữa tháng 10 tôi viết: ‘Luân Hoán nhà thơ đương đại’ bài đã được nhận đăng trên một số báo trong và ngoài nước như một cảm thông sống thực về người bạn thơ của tôi.Tình thân hữu đó kết nối cho tới bây giờ.

 

NGUYỄN XUÂN HOÀNG (1940-2014)

 

  Trước và sau 1975 tôi thoáng gặp Nguyễn Xuân Hoàng ở đường Phạm Ngũ Lão Q3 Sàigòn bên cạnh đó có Bùi Giáng, Mai Thảo, một đôi khi có Thanh Tâm Tuyền và một số nhà văn thơ khác; bởi con đường đó là nơi phát hành, in ấn sách báo. Thực ra thuở đó tôi chỉ là thằng va-ga-bông, không một chữ thơ/văn nhưng lại ưa dừng chân mỗi khi ngang qua và nghe ngóng khi người ta gọi tên nhau mà nhìn họ như những người bình thường khác và cũng chẳng biết gì về giá trị văn học nghệ thuật ở mỗi con người của họ.

 

Đó là cơ hội đã đánh mất, một hối tiếc về sau này của tôi. Dù rằng tôi theo học triết ở trường Văn Học đường Phan Thanh Giàng (cũ) là những gì cần thiết cho môn học của tôi. Thời điểm đó Nguyễn Xuân Hoàng là nhà giáo dạy triết học ở Nha Trang. Sau cuộc chiến tôi không còn gặp ai trên con đường xưa cũ đó, phố thị đã thay đổi dưới một hình thức thương mãi khác và hầu như một số văn nhân thời ấy đã ly tán hoặc đi về một phương trời nào đó; cũng có thể họ rút lui vì thời thế hoặc ẩn dật như một sự trốn tránh sợ theo đuổi. Văn nhân sợ như thú vật sợ mắc bẫy, sợ cho sự sống về sau (lấy gì nuôi vợ con). Hoàn cảnh cuộc đời biến đổi khủng khiếp khi tỉnh khi say chả biết đâu mà định lượng phải, trái. Cuối cùng buông xuôi!

Sau 1975 tan hàng, chạy làng, mỗi người mỗi phương, mạnh ai nấy sống, hướng đi tới là ‘thoát’ tôi bặt tin từ mọi phiá, tôi hóa thân tầm gởi giữa một Sài gòn sụp đổ. Người ta bắt đầu hướng ra biển hoặc lên non tìm động ‘mai vàng’. Bộ mặt Sàigòn thay đổi từ phồn vinh giả tạo đến vô sản giả hiệu. Tôi cuốn theo chiều gió và trôi theo giòng đời; một cuộc đời khốn đốn và khổ lụy, không lối thoát.Tôi trở thành con chuột rúc.

Cơ may đưa đẩy tôi đến đất mới vào 1979 ở Canada và lập lại cuộc đời từ tay trắng tới trắng tay mà vẫn cho đó là tuyệt thú của cuộc đời. Chẳng buồn chi, chằng hề chi. Trong cảnh sống xa xứ là một bắt đầu của cuộc đời qua ngôn ngữ, tập quán, phong thổ và nghề nghiệp. Đầu óc tôi trống, không còn thú vị. Mười năm sau mua được tập truyện của Nguyễn Xuân Hoàng (NXB Văn USA 1998). Tôi lúc đó tợ như đi giữa sa mạc gặp nước. Tập truyện dưới tựa đề: ‘Bất cứ lúc nào, Bất cứ ở đâu’ là một tạp ghi những gì trước và sau 1975. Nhờ đó mà vơi đi nỗi nhớ. Mãi tới năm 2012 duyên tình nào đưa tôi gặp Nguyễn Xuân Hoàng? Nhớ không nhầm họa sĩ Đinh Cường cho tôi điạ chỉ email. Hai chúng tôi trao đổi thư email hằng tuần, Anh viết: -thích đọc những bài viết của tôi trên báo mạng và giấy. Anh thích tranh tôi và gợi ý vẽ chân dung anh- Chân dung Nguyễn Xuân Hoàng thực hiện sau đó. Anh muốn giữ để kỷ niệm nhưng chưa tới tay thì anh đã ra đi. Tới năm 2013 thì nghe tin anh lâm trọng bệnh. Với tôi; Nguyễn Xuân Hoàng là người anh văn học và người bạn qúi. Tôi sung sướng, hãnh diện và coi đó là kỷ niệm để đời. Được biết anh là nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ ngày còn ở Việtnam cho đến khi ra nước ngoài. Anh nổi tiếng xưa nay trong giới văn nghệ và quần chúng. Sống ở nước ngoài anh sáng giá. Nguyễn Xuân Hoàng đứng ra thành lập hay hợp tác cho: Văn Học, Người Việt, Thế Kỷ 21, báo Văn , Việt Mercury, BBC Việt cho tới những ngày cuối đời.

 

Anh không để lại gì ngoài sự cống hiến cho văn học nghệ thuật và một nền văn hóa tồn lưu cho Việtnam.

Quá trễ tràng cho tôi, một cái gì hụt hẫng đáng tiếc thay. Giờ đây anh đang nằm trong cõi tịnh tuyệt đỉnh.

 

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

 

  Tôi làm quen Nguyễn Thị Khánh Minh qua những bài thơ của thị đăng trên tạp chí (Hợp Lưu), báo mạng (Thư Viện Sáng Tạo) và rải rác một vài bài báo khác. Đọc thơ hay nhâm nhi thơ của họ Nguyễn là một chấn động tâm tư, bởi; thơ thị làm như truyện ngắn, đơn thuần và chơn chất, tinh khiết không pha chế hay đõm dáng, nó thực như đời thường, nhưng; thực trong đời thường là nỗi thống khổ riêng tư, là tiếng nói không lời chỉ mượn lời thơ để phủ dụ. Đọc nhiều thơ của nữ thi sĩ họ Nguyễn, càng sâu sắc bao nhiêu tôi ‘si tình’ bấy nhiêu. Đó là tả tình cho người làm thơ, bởi; nó cùng một tạng thể với tôi. Nói cho ngay tôi yêu Nguyễn Thị Khánh Minh như thuở mới lớn hay thuở còn ở sân trường đại học. Yêu thật, yêu không chối cải. Nếu thị cho tôi quá lộng ngôn thì điều đó bắt tôi phải làm thơ để giải oan. Chớ biết làm răng bi chừ. Vui thôi!

Tôi nhận thư email của y thị gời muốn tôi viết cái bạt cho tập thơ sắp tới và cuối tháng 12/2019 Nguyễn Thị Khánh Minh gởi tặng tôi tập thơ mới nhất dưới tựa đề ‘Ngôn ngữ Xanh’. Tập thơ vừa độ, in ấn đẹp với nhiều văn nhân tên tuổi ghi nhận cảm tưởng về đời và thơ của thị. Không biết bắt nguồn từ đâu thị muốn có cái bạt của tôi dành cho tác phẩm sắp in. Tôi vui! được nước phóng bút ngay sau đó. Và ; từ đó đến nay tôi ngong ngóng đợi chờ tiếng thơ mới của Nguyễn Thị Khánh Minh. Tôi vẫn đợi chờ cho dù bóng đã xế tà ở cái tuổi hiếm này. Có bề gì tôi vẫn trân qúi nó như hạt ngọc xanh của ngôn ngữ xanh: ‘Sao lại xanh? Bởi em là màu xanh / Why blue ? Because I am blue’ (Marc Chagall). Đấy là điều tự nhiên thôi !

 

Trong lời bạt cho tập thơ sau này, tôi ‘gõ’ khá dài chữ nghĩa như nước vỡ bờ, như thoát ly những ấm ức vốn tích lũy dành cho một cảm tưởng đáng qúy, bởi; ‘thi sĩ làm thơ dưới nhiều dạng, thơ không vần, thơ xuôi, thơ tự do tất cả đã chất chứa những bức xúc, những hoài niệm xưa cũ là tiếng vọng của người phản kháng, của thân phận làm người, của kẻ vong thân, của kẻ lưu đày và quê nhà…’ (Trích trong lời bạt của VCL).

Trang cuối Ngôn ngữ Xanh phần tác giả/tác phẩm: Thì ra nữ sĩ là người quê hương miền cát trắng, con chim bạt ngàn từ Bắc xa xôi bay về dựng tổ ở trường luật Sàigòn (1974) cho nên chi thơ của thị có tính lý luận phán xét; lời thơ lưu loát là tiềm tàng của một sự dày công. Nhờ đó mà rất nhiều báo chí đón nhận thi ca của thị và cho ra nhiều tác phẩm để đời. Tôi hân hạnh được làm bạn thơ với thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh.

 

TRẦN HỮU THỤC

 

  Tôi biết tên tuổi Trần Hữu Thục khi ở nước ngoài. Chớ 100% không hay biết anh là người gốc Huế, đất nước Thần Kinh với tôi và bằng hữu thân quen. Tôi biết tên anh như người khách lạ. Bao nhiêu tiểu luận, ký sự, truyện ngắn, dài của anh viết lần lược đến trong tâm não tôi. Tôi cũng chẳng phải săn lùng cái danh thị đó mà tự tìm thấy trong văn chương của anh. Tôi biết cụ thể là Trần Hữu Thục hiện định cư ở miền Đông nước Mỹ. Biết ra anh đã dấn thân và đắm chìm trong hai thế giới ngàn năm văn vật (Việtnam) và tân thế giới (Mỹ) là một dằn co trước cuộc đời anh đã lớn lên và đang sống. Anh lao đầu vào mọi tình huống của đất nước cũ/mới như một thử thách của vận mệnh. Ở quê nhà hay trên đất tạm dung sau thời kỳ hậu chiến là những nghề nghiệp đã biến đổi cuộc đời anh, tuy nhiên; Trần Hữu Thục là người ăn học nhất là chuyên về triết học để rồi đi sĩ quan (Ngụy) để rồi đi tù (Cọng sản) để rôi đi theo diện (HO) và không biết bao nhiêu thứ đổi đời khác nhau. Đặt chân tới đất Đế quốc chưa hẳn phải là thiên đường (như hằng mơ ước, như để trả thù đời) tất cả là thực và ảo (như anh đã có lần nói tới). Đủ biết là anh phấn đấu cật lực trước tình thế cũ/mới là cho anh những bài học đáng kể, những thử thách đó là anh đang tùng học ở ‘đại học đời’ hơn cả đại học đường. Học đời cho anh nhiều kinh nghiệm sống, học đường chỉ là công thức, bài bản để chuẩn bị; chớ không thể áp dụng một cách triệt để. Tôi nghĩ anh nhận thức được điều dó mới viết thành sách. Ngần ấy đủ thấy sự can đảm trường kỳ mà anh đã đón nhận. Kỳ thực thì anh không còn dư một chút thì giờ để ‘nhàn cư vi bút mực’; thế nhưng anh tự đấu tranh để thành công những tác phẩm mà anh ấp ủ từ lâu là điều đáng ngợi ca. Song hành cùng thời điểm đó tôi bắt gặp tập truyện ‘Vết Xước Đầu Đời’ dưới bút danh Trần Doãn Nho. (Xb. 1995.USA). Tôi hết lòng khâm phục người bạn cùng quê tôi; khí khái và lẫm liệt người con xứ Huế. May thay trong những thư gởi về quê nhà thì mới hay Trần Hữu Thục là bạn hữu của một số văn nghệ sĩ Thừa Thiên. Và; từ đó có đôi lần thư từ (emails) thăm hỏi nhau. Buổi đó anh định cư ở miền Đông Hoa kỳ cùng gia đình mà có lần tôi điện thăm nhưng gặp lúc anh không có nhà. Biết ra; giờ đây anh đã thiên di về miền Nam Hoa Kỳ. Cho dù anh có thay đổi nơi này hay chốn nọ. Anh nhớ cho ‘chọn lựa nào cũng đau khổ’ chả có nơi nào là thiên đường điạ giới chỉ có một thiên đường duy nhất là đến với ‘nhàn cư vi bút mực’ là tuyệt thế dẫu ở đó có chút mắm ruốc đi chăng, nhưng; đó là quê nhà.

 

Năm 2007 tôi nhận tập sách anh gởi tặng với nhan đề ‘Tác giả, Tác phẩm & Sự kiện’ (Xb. Văn Mới 2005 USA) Kèm theo sách tặng anh ghim một thư tay gởi riêng tôi với đôi lời: ‘ ...Lại vui hơn khi được biết anh là Huế chay.Tôi ở Thành Nội trước 1975 và ở Gia Hội sau 1975.Tôi có nhiều bạn quen ở Vỹ Dạ…’. Tôi sinh ra và lớn lên ở Vỹ Da, cũng ở Thành Nội và thường hay đi lại trên con đường Gia Hội. Tiếc thay bọn mình không gặp nhau ở thời điểm đó, có lẽ; có quá nhiều biến động mà anh em mình không gặp nhau. Nhưng; tôi đã gặp anh trong văn chương thi tứ của anh; như tôi đã gặp. Được là bạn với anh là hạnh phúc tôi (chữ của Du Tử Lê). Mong tình cảm này dài lâu như cái tình của Huế xưa. Dẫu bỏ Huế mà đi !

 

ĐINH CƯỜNG (1939-2016)

 

   Nói là chưa một lần gặp nhau thì quả là không đúng, nhưng với họa sĩ Đinh Cường như tôi đã biết và thường hay gặp ở cà phê Huế hay một vài nơi giới văn nhân gặp nhau và thường khi thấy Đinh Cường ở Central Culturel d’Alliance Francaise /Trung tâm Văn hóa Pháp văn Đồng minh hội đường Lê Lợi Huế, ở đó không xa Sàigòn Morin Hotel bây giờ. Theo chỗ tôi được biết và nghe giọng nói của anh là biết anh dân miền Nam. Anh sinh ở Thủ Dầu Một, học ở Sàigòn và sau đó ra Huế học trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế từ đầu thập niên 1960. Sống và làm việc ở Huế, anh cư ngụ ở Huế lâu hơn những nơi khác. Dạy học trường Đồng Khánh (1967) và thành hôn ở đó (vợ người Huế họ Hồ). Đinh Cường coi Huế như quê hương thứ hai. Họa sĩ chọn đất cố đô như một hòa hợp giữa linh hồn và thể xác. Bởi; trong anh chứa những gì trầm uất của đất cố đô và có một cái gì thơ mộng ở Huế đó là lý do níu kéo đời anh. Sao biết được? -Chẳng hạn xem tranh anh vẽ nặng hình ảnh của gái Huế: thường ngồi nơi khung cửa, bên hồ sen, hay sau lưng văn miếu, bến sông của Huế ẩn hiện trong một thế giới mộng mơ đầy thi vị, cảnh vật hữu tình của đồi núi, chùa chiền, sông, biển, gió mây hòa chung vào tranh và thơ của Đinh Cường và một đôi khi nhớ về Đàlạt là phong cảnh nơi anh đã sống một lần. Đó là nói về nhận định nghệ thuật chớ giao lưu với Đinh Cường thời tôi chưa được một lần, kể cả một số văn nghệ sĩ tăm tiếng một thời ở Huế; thấy đó ngó chơi chớ chưa thù tạc như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (gần lắm; mặc dù mẹ tôi là bạn thân với mẹ TCS) Đinh Cường và Trịnh Công Sơn là bạn tâm giao, bên cạnh đó những người như tôi biết và trò chuyện có anh Bửu Ý, Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Nguyễn Đính Trần Vàng Sao. Cùng học mỹ thuật Huế với Đinh Cường có anh Trịnh Cung. Những năm 1960/65 tôi thấy một đôi lần Trịnh Cung vát giá vẽ về bãi bể Thuận An để phóng vẽ, đầu đội mũ rơm (như Van Gogh) quần áo không mấy thẳng nếp. Tôi thích phong cách đó. Tôi đứng xa nhìn người nghệ sĩ một cách say mê, không biết họa sĩ Trịnh Cung còn nhớ hay quên? Tôi biết nhiều giới văn nhân Huế nhưng tôi không đến gần vì khác ‘lifestyle’, bởi; tôi là thứ va-ga-bông, học ít chơi nhiều cho nên được đứng nhìn, nghe ngóng là cao qúi lắm rồi. Gia nhập thì chắc chắn không có tôi: văn thơ họa là ‘cảnh trí’ trong tâm hồn tôi mà thôi chớ chưa một lần phơi mở. Họa sĩ Đinh Cường như tôi đã biết nhiều nhất ở thập niên 1960 là nơi tôi thường đến thư viện Pháp, họa sĩ ngồi trên ghế bành với những cuốn sách ‘Art’ của Pháp và thế giới. Tôi trộm nhìn Đinh Cường trong ăn vận từ đôi giày cho tới chiếc cà-vạt (cravate) rất thời trang đúng điệu. Đương nhiên anh là thầy giáo dạy vẽ ở Trường Đồng Khánh là trường nữ. Còn tôi đến đó đâu phải ‘mọt sách’ mà đến với Paris Matchs, Ciné magazine và đọc thơ Pháp, thuở đó Pháp ngữ của tôi lờ mờ chữ được chữ không, nhưng; thích tới đó, bởi; căn nhà Tây cổ xưa với nét đẹp kiến trúc Pháp nằm bên bờ sông Hương rất thơ mộng và đã một hai lần chụp hình lưu niệm với bà đầm, hơn nữa thích được nhìn nụ cười của bà quản thủ thư viện Pháp mỗi khi…Thời gian phôi pha; tôi bỏ Huế mà đi; đi tứ phương cho tới ngày mất dấu.

 

Năm 2012 tôi trao đổi văn nghệ với họa sĩ Đinh Cường, qua email gởi thăm được anh đón nhận nồng nàn và được anh nhận xét về tranh vẽ của tôi . Tôi qúi tấm bụng của anh Đinh Cường là con người xây dựng hơn tỏ bày. Những khi đi Việtnam về anh thường gởi cho xem hình chụp chung với những người thân quen. 2015 đến 2016 tôi vắng thư email anh gởi; được biết khoảng thời gian đó anh ra vào bệnh viện bất thường và sau đó nghe tin anh qua đời. Tôi vội vàng vẽ chân dung Đinh Cường qua trí nhớ. Có một điều rất ‘đồng bóng’ hằng tuần anh vẫn đọc bài của tôi trên ĐTHT/VCL không biết có thực vậy không anh ? Tôi tin !

 

PHAN TẤN HẢI

 

   Anh là người Phật giáo chính thống. Anh không mặc áo cà sa hay cạo đầu như những sư sãi hay tỳ kheo khác, anh cũng chẳng phải là cư sĩ Phật giáo hay đã là tu sĩ ‘rủ áo nhà chùa’ để hoàn tục. Không! Phan Tấn Hải nguyên chất người tu Phật, học Phật, tìm tới Phật để thấy được Phật đó là tâm nguyện của anh trong suốt hành trình của một Thiền giả; có nghĩa rằng anh đã tu tập Thiền dưới những tông phái khác nhau trong kinh điển và ngoài kinh điển để đạt tới trí huệ nhân tâm. Thành ra có nhiều người nhìn Phan Tấn Hải là người rao giảng Phật giáo. Nhìn như thế là sai lầm cho một người hết lòng tìm học Phật. Cốt tủy việc tu học của Phan Tấn Hải là lấy thiền để lý giải như phương thức hóa trị (chemotherapy) ngay cả việc xử dụng công án hay thiền đốn ngộ; trong công việc tu tập Thiền là để đi tới tánh không, không vướng, không trượt mà giữ cái thế trong bóng không vướng tục; cái cốt của Thiền là ‘giáo ngoại biệt truyền / bất lập văn tự’ (Phật Bồ Đề Đạt Ma) mà vẫn là Đạo. Đó là nói theo tinh thần của Thiền Phật giáo cho ra lẽ; đúng sách vở, bài bản chúng ta cần đọc và nghiên cứu nhiều tác phẩm nói về Phật học của Nguyên Giác Phan Tấn Hải mới thấm nhuần tư tưởng đạo lý nhà Phật (nói chung) chớ không nên lạm bàn một thứ triết lý siêu thần như vậy.

Nói về Phật ‘hằng hà sa số Phật’ nhưng; chưa chắc đã đạt tới đích Phật. Nhìn kỹ Phan Tấn Hải là người lắm công phu để cung dưỡng Phật, Pháp, Tăng là điều khó cho người nào tìm đến Phật. Anh Phan Tấn Hải là người thực hiện những gì anh nghĩ đến, hiểu đến và biết đến Phật học một cách thâm hậu. Hiếm có trên đời này nhất là cái buổi thế sự thăng trầm quân mạc vấn, muôn hình vạn trạng, chân lý ngã nghiêng… Khó lắm! Nhưng; anh Phan Tấn Hải nhứt tâm đem tâm-bồ-đề ra để phân tích đạo tràng qua từng tông phái hay chư vị pháp thân và phân tách một cách cụ thể thế nào là Thiền tu tập, bởi; theoTông Chỉ thì không dựa vào pháp tu mà đi từ chân-không mới đạt được tướng Phật, là tâm trong sạch không một mảy may ngay cả tiếng động rì rào…Anh đã thực hiện in ấn sách Phật, mạng báo để Phật tử khắp nơi hiểu trọn ý nhà Phật dẫu tu theo phái Bắc tông hay Nam tông chỉ là nhản hiệu mà thôi. Cái học Phật, tu Phật là đi từ không sang có hay ngược lại là Không / Nothingness để bắt gặp cái vô-tâm; là phương tiện thiện xảo trong phép tu học Phật. Thực vậy; anh chuyên những gì có liên quan đến Phật giáo, ngay cả sách vở, báo chí và truyền thông (báo mạng). Biết rằng hành trình đi vào Phật học anh có từ Việtnam trước khi định cư ở miền Nam California USA. Con đường tu học Phật còn dài nhưng anh không ngưng nghỉ mà là nhu cầu cần thiết cho đời người.

 

Tôi làm quen anh Phan Tấn Hải; bước đầu tìm thấy văn thơ và họa của anh trên báo mạng và giấy khoảng đó năm 2012. Sau lần cho ra tập ‘Tranh Vẽ Võ Công Liêm’ vào năm 2013 (NXB HNV/Việtnam) Dịp đó thi sĩ Du Tử Lê góp ý với tôi nhớ tặng một tập cho Phan Tấn Hải. Tôi làm ngay như ý DTL. Anh Phan Tấn Hải đã viết lời nhận định tập tranh vẽ của tôi trên báo Người Việt. Đọc văn phong của Phan Tấn Hải ngoài việc tu học Phật anh còn là một nghệ nhân trong cách thức của người làm văn nghệ. Tôi rất trân trọng. Và; Từ đó chúng tôi thường liên lạc với nhau. Hai năm qua cơn đại dịch hoành hành mà cường độ đó thu ngắn lại, ngoại trừ một đôi khi. Coi anh như người bạn thâm tình cùng chí hướng trong khuôn khổ của người tu học Phật. Trước sau tôi vẫn giữ nguyên vẹn tình thân hữu cao qúi với anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải.

 

ĐỖ QUYÊN

 

   Năm 2010 tôi đọc bài thơ của Đỗ Quyên trên vanchuongviet.org tựa đề bài thơ ; ‘Ba Người Nữ Một Mùa Thu’ (Trường ca thơ). Thoáng lướt qua đã làm tôi tá hỏa tam tinh. Đọc đi đọc lại nhiều lần, suy đi nghĩ lại hơn cả tiếng đồng hồ vẫn còn trong vòng luẩn quẩn loanh quanh của ‘lưu linh đế thích’. Tôi định thần và lần lược đọc từng con chữ xem cái sự diễn trình của thơ nó đến và đi như thế nào và nó nhập hồn thi nhân trong khía cạnh nào, góc độ nào giữa không gian và thời gian để thành thơ. Tôi ấp mộng như gà mái ấp trứng chờ một ngày đẹp trời có cơ duyên để lãnh hội những gì Đỗ Quyên nghĩ và viết, bởi; lực viết và đầu óc sáng tạo chữ nghĩa của anh là một tư duy thâm hậu, một lý tài siêu thực của một nhãn quang bao quát, một tổng thể lý luận với chi tiết vô cùng tận như anh diễn tả trong tập truyện tiểu thuyết ‘Trung Việt Việt Trung’ ngần ấy cũng đủ thấy cái duy lý của nó. Thơ anh làm là một hình thái khác biệt hơn những hình thức của thơ khác; nếu đem ra ‘phòng mổ’ thì trong thân thể của thơ anh làm xương, thịt khác nhau, tế bào khác nhau, nó dính chùm, đan kết chằn chịt như hệ thần kinh không thể cắt ra từng đọan rồi ghép nối vào nhau. Phải là một bác sĩ chuyên môn thơ mới mổ cái thân thể đó ra thành thơ một cách chí lý; biến mình vào trong vũ trụ của thi ca. Thơ Đỗ Quyên là dòng thơ đương đại, ngay cả thơ tân hình thức cũng không thể đem ra nói đó là thơ tân hình thức. Tại sao? -nó là cõi riêng của thi ca, nó ra khỏi lãnh điạ của thi ca, loại thơ phá thể, phá cách công khai từ con chữ đến hành/vận thơ một cách siêu lý và tài tình. Không những một bài thơ, nhiều bài thơ khác xuất hiện hơn thập niên qua vẫn chứa hồn và tính đó cho tới bây giờ; văn/thơ của Đỗ Quyên gieo vào đó một thể cách xây dựng thơ ‘khác đời’ không riêng thi ca, văn chương tiểu thuyết, tiểu luận hay tùy bút đều chứa ở đó một cái gì muôn hình vạn trạng trong một tư tưởng vượt thoát từ ước lệ sang tiền lệ của văn/thơ đương đại. Quả không ngoa! Đây;  đọc xem:

Mở đầu của bài thơ ‘Trường ca’. Thi sĩ viết: ‘Mùa thu đến và đi theo những bàn chân lá’ thơ đó nha! chớ không phải văn xuôi. Thường lắm nhưng lạ lắm; lạ từ hình ảnh đến thể cách của thơ. Đúng là ‘trường ca’ trong bài thơ;tựa: ‘Balcony tựa lối đi cày vạt’. Tôi cắt ra đây một đoạn để thấy ‘tốc độ’ thơ của Đỗ Quyên :

‘Cán ngón tay gọi thơ ra từ đầu

Tìm măng tụi bây đừng láu táu

Ai vặn thêm cho chút nhiệt đới

Để những người vợ không phải trở mình khi đêm lại’

 

‘Còn bao nhiêu chiếc xe đêm đuổi

Con dốc mãi cõng những mảng băng cong không đến’

 

‘Thi sĩ biết bàn tay vừa nhặt lên

Sợi tóc màu của mình tự rụng trong đêm’

Một câu ‘thơ-chảy’/’streaming-line’ khác của thi sĩ Đỗ Quyên như thế này:

‘Sáng sớm thứ bảy hai sẻ non đậu lên ban-công làm mắt cho bộ mặt

Căn phòng sau một đêm hóa thành phòng’

Tiếp sau đó anh liệt kê vào thơ những thi nhân trước thế kỷ và sau thế kỷ như một tỏ bày qua từng dung nhan của thi ca và thi nhân (quá dài không thể ghi hết.Tìm đọc những bài thơ/văn của ĐQ trên mạng báo). Ngần ấy cũng đủ thấy Đỗ Quyên không khác Cao Bá Quát; Đỗ Quyên vô số chữ nghĩa, vô số bồ chữ làm sao mà chia sẻ cho nhân gian (?) riêng anh thì biết mấy cho vừa. Phê bình thơ Đỗ Quyên là phải sống và làm việc như anh thời mới cầm bút phê bình hay nhận định. Còn phê cho có phê là luộc bún chưa chín nước.

Đọc văn/thơ của Đỗ Quyên thật lý thú. Nó mang lại cho ta một hình ảnh thơ siêu thực, thơ biến đổi (meta) của thể thơ siêu hình học (metaphysics poetry) một thể thơ rất khó dựng thành thơ, nhưng; với Đỗ Quyên không còn lạ nó trở nên ngón sở trường; ấy là điều tôi muốn nói hôm nay về  thi ca hiện đại của Đỗ Quyên.

 

Mùa hè 2016 Đỗ Quyên gởi tặng tôi tập truyện (Tiểu thuyết) ‘Trung Việt Việt Trung’ dày ngon ngót 447 trang in ấn công phu (NXB Người Việt Books) tôi trân qúy đọc, đọc dài, đọc sâu qua từng phân đoạn luận để tìm thấy ngọn nguồn dựng nên một tiểu thuyết (tiểu thuyết mới) hay đó là tiểu thuyết đặc tên?.

Được biết Đỗ Quyên là người hay chữ anh đã đi qua các trường lớp từ Âu Châu sang Mỹ Châu để học và hành. Anh dồi mài chữ nghĩa thật lắm công phu, rất ít người trẻ tuổi mà thực hiện như anh. Tôi hết lòng khâm phục ý chí của Đỗ Quyên. Không những học chuyên môn anh còn sáng tác nhiều tác phẩm giá trị khác. Thật là người tài hoa văn vật. Đỗ Quyên cho tôi những cảm tình nồng hậu với lời thăm hỏỉ chân tình.

Kết thân với văn/thi sĩ Đỗ Quyên là hạnh phúc lớn.

 

HUỲNH HỮU ỦY

 

   Nói cho ngay tôi không quen biết Huỳnh Hữu Ủy và anh cũng chẳng biết tôi là cha chòi chú chóp nào cả. Thế nhưng giữa thập niên 60, ở Huế; tôi nghe bạn bè cũng như giới cầm cọ nói về Huỳnh Hữu Ủy. Sưu tra thì biết anh không phải dân dao/cọ hay đúc đồng, nặn tượng. Cái tên đã lạ mà tiếng đồn nghe lạ hơn. Thôi thì rứa hay rứa cái đã; không thể nghe qua rồi bỏ, tôi ghim nó trong đầu và đặc trọng tâm về điều này. Lân la với bạn bè thì ra anh là nhà phê bình hội họa xưa/nay. Hình như tôi gặp Huỳnh Hữu Ủy một đôi lần đâu đó hoặc nơi phòng triễn lãm tranh (ở Huế), hay ở cà phê bên hữu ngạn hay tả ngạn sông Hương ? Anh cao ráo, linh hoạt và trông cái gương mặt đầy đặn, không tròn không méo, không đẹp trai như những văn nghệ sĩ khác. Anh với tôi đồng trang lứa, nhưng; được cái anh có tài hơn tôi. Thôi! Thì rứa hay rứa cái đã, tiếng lành đồn xa. Thế nào cũng có ngày diện kiến để học hỏi. Nhưng; đến bao giờ mới gặp người nói về vẽ mà không vẽ, người nói về điêu khắc mà không đìêu khắc. Thuở đó giữa thập niên 1960 tôi lêu lỗng chơi nhiều hơn học, thích vẽ (vẻ) vời nhưng không vẽ, thích văn/thơ mà ghét văn/thơ. Ngông! Ngông thật. Giờ đây là một ân hận hối tiếc. Thì ra Huỳnh Hữu Ủy người quê hương tôi có một điều gì lẫm liệt trong đó. Anh là người chuyên trị những gì có liên can đến nghệ thuật hội họa, một nhà phê bình, nhận định ‘đường gươm’ của hội họa, những gì là nghệ thuật Đông Sơn, tranh giấy, đồ đồng, đồ gốm, tượng đúc, tượng chạm từ phù điêu đế trống đồng…Tôi hết lòng khâm phục một trí tuệ tài hoa như thế. Đọc được cuốn ‘Đường Bay Của Nghệ Thuật’ của Huỳnh Hữu Ủy viết giữa năm 1964, là lúc anh mới 18 tuổi mà có một nhận định sâu sắc và chi tiết như vậy là tuyệt xuất. Được vậy chỉ có trời cho chớ ai mà nói và viết như Huỳnh Hữu Ủy. Hiếm! bởi; anh không xuất thân đào tạo hay chuyên môn về nghệ thuật, ngay cả trường mỹ thuật anh cũng không học tới. Cái hay ở chỗ không qua trường lớp mà làm được mới là thiên tài, sự đó xưa nay ta đã tìm thấy như Mozart mấy học nhạc 5 tuổi đã viết nhạc và chơi đàn dương cầm, họa thì vô số cho nên chi đó mới lạ, mới là phi thường. Phê bình là điều không phải dễ như ta nghĩ, nó có một trí tuệ phán xét, có con mắt nhìn và một mẫu hoà màu trong trí tưởng như xử dụng computeur hiện nay. Với phê bình văn chương văn/thơ là chuyện thường tình, cứ dẫn ra, mổ xè từng phân đoạn, ‘bí’ đem văn/thơ của tác giả ra mổ như mổ xác người; đúng thì ‘hay lắm’ mà trật thì ‘tại ngoại hầu tra’.Còn hội họa hay đúc/tạc là hiện thực của vật thể, bao gồm một bố cục chặt chẽ, có tiết tấu làm nên tác phẩm chớ không thể sao lục sách này vở nọ mà cho rằng nhận thức từ cái làm ra tác phẩm. Phê bình hay nhận định hội họa, điêu khắc là người có óc mỹ thuật, có đôi mắt 3D mới nhìn thấu cái lăng kính đó. Phê mà dựa vào điển tích, điển cố hay lấy xưa lấp vô nay để nói vào tác phẩm thì đó không phải phê bình; nói về đúc/tạt đồng, sắt, gốm hay đất nung cũng phải biết nó thuộc chất liệu gì để làm nên mới là nhận định còn bằng không đó chỉ là lời nói khách quan, nó không sát diễn trình của văn chương, nghệ thuật. Nói chung viết về hội họa tợ như khách thưởng lãm chớ nó không nói lên chiều sâu của nó mà chỉ nói bề ngoài của nó mà thôi. Huỳnh Hữu Ủy không phê bình hay nghĩ tới hội họa theo dạng đó, anh viết lên những cái chưa ai viết về hội họa như tranh vẽ trên giấy, trên bố, trên ván hay tranh mộc bản một cách chi tiết và rộng mở làm cho người trong cuộc cũng như ngoài cuộc thấy được chân tướng của nghệ thuật. Tôi kính phục những người làm công việc đó khởi từ giữa tk. hai mươi cho tới nay.

 

Thú thật mà nói chỉ có Huỳnh Hữu Ủy làm được việc này. Ngoài chuyện phê bình, nhận định hội họa qua từng trường phái, đúc/tạt qua từng thời đại đều được anh phân tích rất chi tiết; ngoài ra anh còn viết nhiều tùy bút khác đề cập những gì không xa hội họa. Chưa gặp Huỳnh Hữu Ủy bao giờ nhưng nhận ra được một con người tài hoa trí tuệ; hiếm có giữa đời này. Dẫu sao những tác phẩm anh để lại là một tiếp nối cho những thế hệ mai sau học hỏi và nghiên cứu. Ước được hàn huyên với anh một lần là toại nguyện con đường văn nghệ tôi yêu và lao đầu vào trong cái thú đam mê nghệ thuật của ‘một vài chung lếu láo’-tôi.

 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG.

 

   Tôi đọc một số bài viết của Vương Trùng Dương trên báo chí và trên mạng vi tính. Đọc nhiều mới thấy bộ óc sưu tập của anh vĩ đại; nghĩa là ‘bộ nhớ’ của anh tợ như hồ sơ lưu trữ, rành rọt và chi tiết mỗi khi anh đặc bút để viết, anh viết nhiều thể loại khác nhau. Nhân một buổi điện đàm người bạn học cũ (Liên Kỳ) có hỏi tới Vương Trùng Dương, bạn tôi hồ hởi cho ngay điạ chỉ email. Sau đó tôi liên lạc với Vương Trùng Dương về chuyện viết lách. Anh không ngần ngại trả lời thư tôi gởi; thú thật Vương Trùng Dương chả biết cái tên thằng tôi là ai và từ đâu đến trong và ngoài văn chương xưa nay. Thư anh gởi cho tôi, đọc thấy con người anh ngay: cởi mở và thân tình như đã quen nhau. Năm 2008 là năm tôi mở mục ĐTHT/VCL trong danh mục đó có tên Vương Trùng Dương. Dĩ nhiên hằng tuần đều có văn/thơ/họa gởi cho anh. Và; từ đó anh rút ra đưa lên báo của tờ ‘Sàigòn nhỏ’ và ‘caliweekly magazine’ mà anh phụ trách; cứ thế cho đến khi hai tờ báo đó ‘sập tiệm’. Tánh nào tật nấy anh xoay tứ phương không báo thì mạng hay f/b. Anh có đưa văn/thơ/họa của tôi vào những trang báo như bạn tôi kể lại. Anh cho biết những bài viết (về triết học) hợp khí huyết anh, bởi anh là sinh viên triết trước 1975. Khi biết ra nhau anh Vương Trùng Dương và tôi như đã quen nhau từ xưa đến nay. Đấy là điều đáng nhớ! Đào sâu lý lịch của Vương Trùng Dương ngoài bút danh này anh còn mang trong hồn trên dưới 10 bút danh khác nhau từ trước 1975 và sau 1975. Quả là con người can trường. Can trường ở đây trên lãnh vực văn học, nhưng; không can trường trên lãnh vực chính trị, anh nghiêng hẳn vào văn chương, cho dù; anh là sĩ quan của trường Chiến tranh Chính trị / Đàlạt ngang hàng trường Võ bị Quốc gia Đàlạt. Nhưng lạ thay anh không ‘phơi’ bộ quân phục trước quần chúng khi anh đến định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO 1990. Anh hoạt động văn học nghệ thuật ráo riết từ báo chí đến truyền thông. Với tình hình kinh tế chính trị trên đất Mỹ vấn đề xuất bản hay in ấn có phần đình trệ, người đọc thường vào mặt (screen) vi tính hơn mặt giấy (news) báo chí. Dựa vào yếu tố tâm lý đó anh nghiêng vào vi tính qua những bài viết khác nhau. Anh thường viết về giới văn học nghệ thuật xưa/nay rất đầy đủ và tình tiết. Viết nhiều đến độ tôi gọi là bộ óc lịch sử nhân văn. Khởi từ ngày đến định cư cho tới nay anh viết trên mọi lãnh vực, trên mọi khía cạnh khác nhau như người tình không chân dung mà anh gìn giữ từ bấy lâu nay.

 

Bút danh của anh gây cho tôi thêm chú ý. Người làm thơ/văn thường chọn bút danh cho mình, một là bí danh hai là tạo cái tên cho mình để dễ thu hút người đọc, vừa mới lạ, vừa có tính đặc thù làm cho cái tên có tính ‘phong vận, kỳ vân’ của người làm văn chương.Tôi nghĩ anh chọn bút danh đó không phải ngẫu nhiên mà chọn cho mình cái tên ‘thời thượng’ trước một trào lưu văn hóa đổi thay qua nhiều tên gọi, phản ở đó cái gì a-dzua, bắt chước, cốp-pi-cat làm mất hay thi vị của nó. Không chừng nhại theo đã không có tiếng thơm như người ta mà hóa ra mất ‘tiếng nói’.Vương Trùng Dương độc lập và khéo chọn bút danh cho mình dẫu trên dưới mười bút danh khác nhau, nhưng; nhất thiết không ‘đụng hàng’ một ai trong giới văn nghệ.

Thú thật tôi mến bút danh đó và con người đó; con người mang tên Vương Trùng Dương như đã cầu chứng.

Tên gọiVương Trùng Dương cho ta một gợi nhớ Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu, cho ta hình dung những nhân vật truyền bí trong truyện kiếp hiệp của Kim Dung. Đó là nói theo chủ nghĩa đặc tên, chớ cái tên Vương Trùng Dương là thứ thiệt được xếp hạng xưa nay, không thể hình dung từ mà nặng lòng suy tư cho một người miệng chưa nói mà mắt đã cười của con người  một đời dấn thân cho chữ nghĩa văn chương.

Kết thân với Vương Trùng Dương là hân hạnh cho tôi, học được cái sức can trường đó như tôi nghĩ.

 

TRẦN VẤN LỆ

  Thoạt kỳ thủy khi đọc thơ của họ Trần tôi in trong đầu là nhà thơ nữ giả trai để che đi sự thật nào đó hay ẩn tàng một sự gì trong thơ và người. Không! âm ngữ của thơ là nam. Lần hồi nhận ra thi sĩ là nam giới. Thiệt ra cái chữ Lệ có đôi phần ảnh hưởng trong thơ của tôi thường chơi chữ ‘lệ’ chẳng hạn ‘lệ tràn mi’ ‘lệ ướt’. ‘ước lệ’ (nghĩa bóng chảy nước mắt, nghĩa đen là qui ước) nói chung cái gì có ‘lệ’ là tôi yêu. Thậm chí ca khúc của TCS ‘Ướt mi’ tôi cho là lệ chảy và từ đó tôi yêu chữ lệ một cách ngang nhiên, không câu nệ là tên ai hay của ai. Suốt dặm trường theo đuổi về thi ca tìm đọc, tìm học của những năm đầu thập niên 1990/1995 là những năm tương đối bình yên tinh thần với những người mới định cư ở nước ngoài và có chút thời gian thi thố văn/thơ trên báo giấy; báo giấy lúc đó có giá, tiền báo/sách khá cao, lại được nhiều người chiếu cố, có khi đặt mua dài hạng, như để có thêm ‘tài liệu’ hơn thế nữa cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà, người viết bài báo thường nghiêng về ‘tình hoài hương/nostalgia’ là trọng tâm của tâm lý quần chúng. Ở Mỹ thì nhiều nhà sách, nhà in mở ra đắc như tôm tươi. Chiếm vị thế trên thị trường sách báo. Ở Canada và Âu châu một vài nước cũng xây dựng trên lãnh vực đó như tiếng nói của người đồng hương xa xứ. Họ viết, nói như để hả dạ, để chưởi bới không sợ ai và chẳng ai sợ ai vì đã đến được bến bờ tự do. Thù cọng sản mạnh hơn bao giờ; không ai dám đụng. Cho tới khi HO ‘đổ bộ’ lên thềm lục điạ Mỹ Châu thì rầm rộ hơn, văn chương khởi sắc từ đó. Ở Canada có tờ Làng Văn là uy tín và là nơi trăm hoa đua nở trên đất lạnh tình nồng và lắm thi/văn nhân đăng đàn, diễn thuyết trước có tiếng sau có miếng. 10 năm sau đó tờ Làng Văn đi ngủ giữa mùa thu lá bay tình thế có phần thay đổi. Ôn lại, đọc lại một số báo Làng Văn bắt gặp rất nhiều bài thơ của Trần Vấn Lệ. Thơ anh làm đại đa số là thơ tả tình, tả cảnh hơn là thơ tả oán, đặc biệt thể thơ không vần với dàn trải như văn xuôi là ngón sở trường của thi sĩ Trần Vấn Lệ. Trước đó anh có cho ra đời nhiều tập thơ mỏng dính, bià và ruột còn tệ hơn giấy ‘Giải phóng’ mới chiếm miền Nam. Những tập thơ đó, theo sự chú ý của tôi không phải bày bán mà dùng để biếu/tặng. Cũng nên biết bán gì thì có ai mua, bán thơ thì ít khi kiếm lời mà khổ công cho tác giả và chủ bán. Trần Vấn Lệ hiểu điều đó từ khi anh đi học tập về. Anh dạy học trở lại ở Đàlạt và từ đó anh càng thương càng nhớ Đàlạt, bởi; ở đó anh lắm người yêu, dù rằng anh gốc Bình Thuận mà ít khi anh nhắc tới; Một cái Đàlạt hai cái Đàlạt vì có em trong đó. Theo sát dòng thi ca tư tưởng của Trần thi sĩ mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm anh vượt thoát từ ngữ ngôn thơ đến cách dụng thơ, mới thấy rõ nơi con người yêu thơ, phát tiết thơ dữ dội như thế. Trần Vấn Lệ là nhà thơ tôi dành cảm tình lớn nhất.

 

Vào năm 2016 không biết trời xui đất khiến mỗi lần điện đàm bạn học cũ của tôi đều nghe bạn nhắc tới Trần Vấn Lệ. Tôi vồ lấy như cọp vồ nai tơ. -Cho tôi biết thi sĩ họ Trần giờ ở nơi mô? -Ở đây nè, ngồi cà phê đây nè! Bạn tôi nói. Và; từ đó tôi và thi sĩ họ Trần kết thân. Kể cho nhau bao nhiêu chuyện thăng trầm. Ôm máy vi tính ‘rà mìn’ quê nhà từ Cao Bằng, Lạng Sơn, cho tới Mũi Cà Mâu, Hòn Lụt, Hòn Dái anh đều gởi cho tôi xem. Biết ra anh nhớ quê hương từ ngày rời xa đi theo diện HO. Tôi không dẫn thơ anh làm ở đây.Thừa! Viết xác, viết đúng thì coi như đọc thơ anh. Mong anh hiểu cho. Dẫu là gì hay là gì tôi không còn coi Trần Vấn Lệ là nhà thơ mà coi như anh em ruột thịt; là vì bộc bạch rất tình thiệt chả đượm màu hoa lá cành như những nhà thơ khác. Trần Vấn Lệ để lại trong tôi nhiều kỷ niệm vui buồn tợ như tuổi thiếu thời.

 

(ca.ab.yyc. Xmas-day 2021)

 

TRANH VẼ:‘Chân dung Nguyễn Xuân Hoàng /Portrait’s Nguyen Xuan Hoang’.Khổ 15: X 21” Trên giấy cứng. Acrylic+mixed. Vcl# 1112012.

 

 

   

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 356
Ngày đăng: 12.07.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973) - Lê Ký Thương
1937: Roger Martin Du Gard (Pháp, 1881 – 1958) - Lê Ký Thương
1936 – Eugene Gladstone O’neill (Mỹ, 1888 – 1953) - Lê Ký Thương
1934 - Luigi Piradello (Ý, 1867 – 1936) - Lê Ký Thương
1933 –Ivan Bunin (Nga, 1870 – 1953) - Lê Ký Thương
Chân dung nhà thơ Sương Biên Thùy – Lê Mai Lĩnh - Trần Thoại Nguyên
1932 – John Galsworthy (Anh, 1867 – 1933) - Lê Ký Thương
1931 – Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển, 1864 – 1931) - Lê Ký Thương
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951) - Lê Ký Thương
Quách Tấn – Sứ giả đời Đường của một thời đại trong thi ca - Chế Diễm Trâm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)