Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
815
116.678.111
 
Bản tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực
Võ Công Liêm

 

NGỎ: Được biết đây là ‘Ý thức mới / New consciousness’ ra đời vào giữa thế kỷ (tk) thứ hai mươi. Tác động vào nghệ thuật văn chương đã làm đảo lộn không ít vào thời đó, khuấy động vào guồng máy chính trị, giáo dục và những gì thuộc hành động của con người. Ảnh hưởng trong văn chương và trong hình tượng nghệ thuật (visual arts) . Dưới mắt người siêu thực họ thấy được một thứ nghệ thuật văn chương mới; bày tỏ và thể hiện tất cả những gì cho một ý thức hợp lý, thẩm mỹ học hoặc cho đó là một điều hòa và kiểm soát tâm sinh lý của con người. Người xướng ngôn việc này là nhà văn André Breton (1896-1966) sanh quán ở Pháp . Bản Tuyên ngôn của Chủ nghĩa Siêu thực ra đời vào năm 1924. (vcl).

 

   Thực chất của chủ nghĩa siêu thực theo Breton thì đó là nguồn cơn phát ra từ chức năng của tư tưởng –the actual functioning of thought, là một tương ứng vào lý thuyết tâm sinh lý (Freud) nhưng; được coi là đường lối của cuộc đời đang sống. Đối với chủ nghĩa siêu thực là thích nghi vào hoàn cảnh đương thời, chọc thủng những tư tưởng hủ hoá, một thứ văn phong quan liêu, cố cựu (bourgeois) đã ôm đầm từ bấy lâu nay, chưa nói là phá hoại tư tưởng hiện đại hay cổ điển, nó vẫn duy trì ‘đường xưa lối cũ’ như một chứng tích. Nó không phải là thứ tồn lưu nhân thế; quá lắm chỉ là chuyện xưa, tích cũ không thích hợp với thời đại này hay ngồi khâu vá những tàn tích cố cựu chỉ là hoài niệm một thời quá vãng đã mất; những gì còn lại ở đó là truyện/chuyện bình thường so với đời nay, chớ chẳng phải là một lý thuyết nhân bản để đời. Phải đổi mới tư duy trong một hiện sinh siêu thực mới đạt được yêu cầu mong muốn của thế hệ về sau. Vì vậy; cao trào của chủ nghĩa siêu thực đã đem lại và phát huy nhiều tư tưởng mới trong văn chương và trong thi ca là một phát tiết tột bực. Âm hưởng phần nào hay không là nhờ vào luồng văn minh hiện sinh, nhất là văn minh khoa học hiện đại -phát huy từ đó- là ngọn nguồn thúc đẩy và sáng tạo cho một thời đại mới, một ý thức mới đúng tinh thần chủ nghĩa siêu thực; nó phá lệ nhưng không phá hủy, nó tận diệt cái cũ để dựng cái mới phù hợp với con người của kỷ nguyên này. Vưọt thoát từ ‘con trâu đi trước cái cày theo sau’ là một tập truyền không khai phá để thấy mình thấy ta, nó trở nên ‘di truyền’ như một tập quán cố hữu; không đổi mới tư duy nghĩa là còn tiếc nuối cái thời xa xưa; kỳ thực luồng tư tưởng đó không thuộc chứng tích lịch sử văn hóa, nó chỉ là đề tài kích động thời cuộc không mấy chú ý, và; cho dẫu là gì đi chăng, nó chỉ là thời kỳ quá độ để bước lên ‘tiên tiến’ chớ không hợp cho nền văn chương mới và những gì thuộc nghệ thuật đương đại. Vậy thì chủ nghĩa siêu thực là gì? Và lấy gì để có bản tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực /Manifesto of Surrealism.?- Chủ nghĩa siêu thực là trào lưu hiện đại trong nghệ thuật và văn chương, một thử thách để đạt tới trong cách mô tả sống thực của hình ảnh hoặc dựng vào đó một cái gì mới lạ, thích thú, xa hơn và khác đời trong một tác phẩm làm nên với dạng vô trí thức (unconscious mind) như hiện ra trong mơ, một lý lẽ phi lý, một tính chất vi diệu, đều được sắp xếp vào trong một chất liệu khác nhau. Tất cả những sự lý đó đã được nhà văn André Breton miêu tả trong bản tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực là một chứng cứ rõ nét từ xưa đến nay.

  

Khí thế hiện sinh có tính chất siêu thực, nghĩa là nhìn xa hiểu rộng, không thể ôn tập hay ngợi ca cái ‘cổ lỗ sĩ’ mà cho đó là hiện sinh để tồn lưu nhân thế. Chúng ta không thể đem cái cũ bỏ vào cái mới, tất đi ngược trào lưu của chủ nghĩa siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực là một bừng dậy ở trí tuệ, là một cuộc cách mạng tư tưởng, nghĩa là sang bằng để dựng vào đó một sáng tạo mới hơn, đúng cách hơn, bởi; thời gian không thể đứng lại, tư tưởng không thể đứng lại mà là một vượt thoát có từ hiện sinh siêu thực thời mới hợp với con người của không gian ngày nay và phù hợp với chủ nghĩa siêu thực trong đời sống của con người.  

Giữa tất cả những gì không tốt đẹp là tất cả những gì đem lại cho ta một sự thừa kế, nó không những chỉ cho ta thừa nhận nó mà đó là những gì chúng ta được phép để bằng lòng một mức độ tư tưởng tự do lớn lao hơn. Tùy ở nơi ta chớ không lạm dụng vào nó –Among all the many misfortunes to which we are heir; it not only far to admit that; we are allowed the greatest degree of freedom of thought. It is up to us not to misuse it. Sự lý này không thể đổ lỗi cho tất cả những gì thuộc cảm thức một cách tuyệt đối mà nó nằm trong chính nó (oneself). Hình ảnh đơn độc là biểu trưng cho một tri giác uyên thâm của cái gì gọi có thể là / can be và ở đó có thể chuyển đến một dạng thức nhẹ nhõm, dịu dàng hơn; nhưng lại kinh hoàng trong một trạng thái tiếp dẫn, không còn sợ hãi của sự kinh ngạc đó, nó nằm trong cái phi lý mà hữu lý. Ở đây không có nghĩa trở lại sai lầm, nghịch lý và đây có phải sự tính kiên cố bắt phải ngưng nghỉ? -Không! Vì đây là dạng thức của lý trí có thể lạ lẫm mà không khác gì hơn cho sự ngẫu sinh của việc làm tốt –the contingency of good! Đó là hình tướng hiện sinh có tính chất siêu thực, nghĩa là nó phải lạ đời, trong phi lý, trong ngẫu sinh, một dạng thức siêu lý trong não thức của con người mới dựng nên cái siêu thực đúng nghĩa của nó. Chớ phạn ẩu, đề xuất ba-láp cho đó là tư tưởng phát tiết. Nhầm lớn! Sự đó gọi là ‘chưa bắt chuột lo ỉa bếp’. Trở nên vô bổ.

Với tất cả những gì xẫy ra trong đường lối của chủ nghĩa siêu thực là một tổng thể khơi dậy từ lý trí, thiết tưởng nó để lại một sự nhận thức sâu xa và một sự ngưỡng mộ dài lâu. Một sự lý cho ta nghĩ đến; là bắt nguồn ở sự cố để có một quyết định hành động làm cho khuây khỏa, an vui, không suy tư, không vướng bận và an tâm là do từ những hình ảnh dựng nên, chính cái sự đó làm vơi đi cái sự nhọc nhằn tức bực, mà là một cái gì vừa đủ. Sở dĩ đạt được thành quả hôm nay là cả một sự chịu đựng về tư duy là tạo nên một giá trị chính đáng cho chính nó, nghĩa là hành động không kéo dài, không lập lại, không đạp đuôi, không bắt chước, a-dzua… trộn những thứ đó vào trong ‘siêu thực’ thì hóa ra giữa thực và siêu thực là một đối kháng trường cửu, bởi; cái nhìn lạc hướng của hành động vô ý thức, không nhìn xa mà nhìn gần cái tôi thiển cận, có nghĩa rằng luôn đề cao cái việc của mình; mà cái-việc-của-mình nó không thời thượng mà hủ hóa giữa một trào lưu đang hiện hành trong cao trào của siêu thực hiện nay.Những cái trầm uất đó nên dập tắt để hiện thực cuộc đời một cách thích nghi. Không nên ‘đi thong, đứng thọng, ngồi thòng’ là vận hành trong tư duy đốn mạt của một trình độ thấp kém mới phát ngôn như thế, mới phù hợp cho cái tôi; dẫu cái tôi nhỏ nhen vẫn đáng ghét, chớ đừng nói tôi làm cho cái-tôi của tôi; vì rằng mọi thứ nó đến trong một bản chất tự nhiên,  nghĩa là không hệ lụy vào một ai để làm nên, làm nên ở chính ta đó là con người hiện sinh thực thi đúng đường lối chủ nghĩa siêu thực. Từ chỗ năng động trí tuệ là cái gì cảm thấy được sự hiệu ứng ở nó, những gì ước lệ hay qui cách được hạ xuống thấp hơn dưới một mẫu thức chung (common denominator); cuối cùng rồi cũng được thừa nhận như một sự thể hiện hành. Người ta không nhìn cái ‘siêu thực’ là sự lạ đời mà dần dà nó gần gũi với chúng ta, vừa đả thông, vừa thích nghi. Chính cái siêu hình trong siêu thực là cái cần có trong nghệ thuật trình diển văn/thơ và những thứ nghệ thuật khác. Giả như đem cái xa xưa vào đời sống văn minh hiện đại thời người ta sẽ nhìn nó là một thứ thoái trào, không phù hợp và thích nghi, không còn coi đó là sự cố xẫy ra ngoài ý muốn mà nhìn nhận như một hiệu năng thiết thực đã xẫy ra nhiều lần.

Chúng ta vẫn còn sống dưới cái triều đại của luân lý, đạo dức, dĩ nhiên; đấy là những gì chúng ta muốn nói tới (phát huy tư tưởng). Nhưng; ngày nay ‘tuổi hạc’ vẫn giữ nguyên trạng phương thức của nó chỉ còn cách phân bua, lý giải vấn đề thứ yếu một cách cụ thể giữa tiến bộ và lạc hậu thì may ra cảm thông chớ không còn cách nào để họ nhập cuộc một cách dễ dàng hơn. Trào lưu này cần những con người có ý thức mới. Dẫu chủ nghĩa duy lý thừa nhận rằng những gì họ nghĩ và làm vẫn còn trong thời thượng của nó, chỉ cho phép chúng ta cân nhắc tới và chỉ có sự thật liên đới trực tiếp đến kinh nghiệm của chúng ta mà thôi –The absolute rationalism that is still in vogue allows us to consider only facts relating directly to our experience. Trái lại; chúng ta vượt thoát được mỗi khi nền luân lý đó chấm hết. Không còn chủ điểm nào hơn hay thêm vào đó kinh nghiệm nào của chính nó như đã tìm thấy một sự gia tăng chế ngự ở đó. Chủ nghĩa siêu thực quá ngắn gọn cho việc tiếp sức vào những gì gần như thiết thực một cách tức thời và bảo vệ bởi một sự canh giữ cho một cảm thức chung –It too leans for support on what is most immediately expedient, and; it is protected by the sentinels of common sense. Cấm đoán hay chối từ dưới mọi hình thức của sự thật đấy là những gì không phù hợp hay thích nghi của siêu thực, trong lúc đang cố công đổi mới tư duy. Cái sự đó có một phần quan trọng đổi mới tư duy và mang lại một thứ ánh sáng mới. Không còn chứa những gì tàn tích cố cựu, lột xác từ những tình huống trầm kha bệnh lý, giải phóng một trí tuệ ngục tù đã làm nên tâm bệnh (mental-illness) là trường hợp phân tâm bệnh lý mà Freud đã dày công nghiên cứu. Chúng ta khai mở một trạng huống tương tợ để bình thường hoá từ bế tắc, luẩn quẩn sang một cái nhìn trong sáng và mới lạ hơn. Có lẽ hình tượng đó là tụ điểm để minh định lại ở tự nó của những gì giành lấy cái quyền cho chính nó –The imagination is perhaps on the point of reasserting itself, of reclaiming its rights. Thực ra phân tích này nọ, nọ kia là có nhiều lợi thế cho đường lối chủ nghĩa siêu thực, bởi; siêu thực ở chính nó đã có một cái nhìn mơ hồ hay trừu tượng, nhưng phải tìm thấy nó mới bắt gặp nó tợ như muốn bắt được cọp phải vào hang cọp, ngược lại; sợ thì không bao giờ biết đến realisticsurrealistic. Tại sao?  Là vì hiện thực là sống thực như cơm với cá như mạ với con không còn phân tích hay lý giải, nhưng siêu thực là cái nhìn vào trong cái thực có, nhưng trong mỗi cái thực có lại chứa những gì siêu lý hơn thực có cho nên thực hiện được là nhập hồn để thấy cái thực có của nó, Đấy chính là siêu thực. Thí dụ: Vẽ chân dung của người thợ vẽ khác chân dung của P. Picasso là vậy, bởi; người họa sĩ vẽ cái thực bên trong là phản ảnh một sự thật siêu lý trong đó. Còn thợ vẽ là vẽ như thật cho một hình tượng có thật, nó chẳng để lại gì ngoài cái gọi là họa chân dung. Rứa thôi! Lạ thay; dần dà người ta cảm hóa thứ tranh của Picasso và những họa sĩ đương đại khác là vì họ đi đúng cho một tư duy sáng tạo. Thí dụ khác: tiểu thuyết và tiểu thuyết mới ắt hẳn phải khác nhau nhiều lắm, thi ca cũng vậy không còn vần điệu mà vần điệu trong cách riêng thời mới tìm thấy siêu thực ở chính nó.

Trong cái hạn hữu đó ở đây người ta đã hành sự (hoặc là đã nghĩ tới cho một hành sự) thời những giấc mơ đã cho bất cứ chứng cớ của hiện hữu, tiếp tục và tỏ dấu hiệu của cơ cấu hành sự. Hồi ức đơn độc là phạn ẩu, nhận bừa ở chính nó là trích dẫn có từ trong mơ (nghĩ ra), tợ như chẳng màng tới, phớt lờ sự biến chuyển trong đó và vẽ lên đó cho chúng ta thấy từng loạt khác nhau của những gì mơ tới (nghĩ ra) khác những gì mơ thật ở chính nó. Thí dụ: người viết ký sự qua từng nhân vật là vẽ cái chân dung như đã nghĩ ra chớ sự thật không như mình mơ thật. Việc đó gọi là làm cho trọn ‘series’ như chủ đề đưa ra và hoàn toàn khác hẳn hình tượng của chủ nghĩa siêu thực. Người viết không phân định được ngôi thứ cho nên chuyện mất tính thực tế và trở nên nhàm chán, bởi; quá pha chế. Từ cái nhìn đó đã không minh chứng một cách cụ thể giữa người và việc; có thực như vậy không hay trong cái diễn trình cộc lốc và vô vị. Vậy thì việc làm đó nó đòi hỏi cái sống thực từ phi thực đến hiện thực (reality) như diễn trình của giấc mơ hay tạo giấc mơ để thành hiện thực. Chỉ mong đợi ở mực độ nhận thức trong cái nhận thức mới hơn, đúng với chủ nghĩa siêu thực.

 

  Nói về thi ca hôm nay; điều gì đã đánh động chúng ta về tất cả những gì trong ngữ ngôn đó và những gì rất tự nhiên để cảnh giác những điều khó nghĩ tới do trường phái siêu thực đề ra. Chúng ta nhận nó như một lãnh hội sâu sắc từ âm ngữ đến hình dáng: tức ngữ ngôn thi ca, ngữ ngôn hội họa, ngữ ngôn của nghệ thuật thứ bảy nói chung về tất cả những gì nói đến nó trong một góc độ cực tính ngớ ngẩn tức thời / extreme degree of immediate absurdity của sự bộc phát điên rồ, ngu ngơ, lảng nhách vô cớ, tằn ti tục tĩu mà đôi lần đã diễn ra; cái sự đột xuất ngu ngơ, tằn tiu tục tĩu như thi sĩ Bùi Giáng đã đôi lần nói tới trong ‘đi vào cõi thơ’, là chứng tích cho chủ nghĩa siêu thực mà thi nhân dám ăn, dám nói và nó trở nên bình thường như mọi thứ bình thường khác, bởi; hiện hữu đã để lại những gì có thể thừa nhận được, mọi thứ đúng cách trong thế giới; trong lần phân tích cuối cùng hơn hẳn những thứ khác –being to gie away to everything admissible, everything legitimate in the world; in the final analysis, than the others. Đấy là sự cố mà người ta đem ra bàn cải hay thảo luận cái quyền dùng nó và nói tới Chủ nghĩa Siêu thực trong một cảm thức hết sức đặc biệt, đó là những gì chúng ta tiếp thu và lãnh hội, chúng ta nhận biết điều đó tất chúng ta nhận thức cái tối thượng đẳng cấp là không thực ở chính nó –we understand it are being extremely dishonest, bởi; có thể trong đó không còn nghi ngờ cho đây là thứ ngữ ngôn hay lời nói không đúng với thực tế trước khi chúng ta nhập cuộc. Tuy nhiên; đã gọi là siêu thực nó đến một lần và mãi mãi về sau, bởi; nó là một tâm sinh lý tự động trong trạng thái nguyên trinh của nó, là một tiến trình và bày tỏ. Phải biết rằng sự cố đó chính là chức năng của tư tưởng / the actual functioning of thought. Siêu thực là dựa trên niềm tin trong một hiện thực tối thượng của một thực thể chắc chắn, không rạn vỡ, không sức mẻ nó nguyên trạng trong một tư duy phát tiết để thành lời là vạn năng đa dạng (omnipotence) của giấc mơ, là cái đột xuất bất ngờ (disinterested) của tư tưởng và thay thế cho tất cả có từ chính nó trong mọi môi trường khác nhau và ngay cả trong vấn đề đời sống của con người. Siêu thực chủ nghĩa được coi như một trường phái nghệ thuật văn chương và thi ca ./.

 

(ca.ab.yyc . 16/1/2022)

 

TRANH VẼ: ‘Người đàn bà ngồi / Seated woman’ Khộ 13” X 18” Trên giấy cứng. Acrylics. Vcl# 792013.

 

                                                                             

.

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 893
Ngày đăng: 03.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Hồn mộng” Nguyễn Du trong thơ chữ Hán - Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao “Mẹ tròn con vuông?” - Thiếu Khanh
Hồn Việt đó, trong từng con chữ Elena Pucillo - Đỗ Trường
Về câu chúc mừng cô dâu chú rể “Sắt cầm hảo hợp” - La Thụy
Vài dòng lan man về từ ghi trên thiệp cưới - La Thụy
Tiếng Hồ Cầm gieo cảm xúc vào thơ tôi - La Thụy
Đọc lại“Nhà Văn Hiện Đại” của Vũ Ngọc Phan(1904-1987) - Phan Văn Thạnh
“Níu một đời, giữ một thời” - Ban Mai
Chiến sĩ như bồ tát - Võ Công Liêm
“Chợ Quán, chợ Cầu, chợ Dinh…” trong khúc hát ru vùng Trị Thiên - La Thụy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)