Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
832
116.681.087
 
Chủ nghĩa siêu thực
Võ Công Liêm

 

                                                            

 

    Là trường phái ảnh hưởng đến hội họa và thi ca nhiều nhất qua hai tk. mười chín, tk. hai mươi và lan trải vào tk. hai mươi mốt một cách tự nhiên, gần như quen thuộc không còn coi đó là ‘cảnh lạ’, bởi; chủ nghĩa siêu thực / surrealism đúng nghĩa của nó là những gì về hiên thực luận / realism hoặc gọi chung là những gì nhiều hơn thực / more than real. Nó đã được đề xuất như một thứ văn chương mới và một cao trào nghệ thuật thẩm mỹ phát triễn ở Pháp vào năm 1924. Thi sĩ André Breton (1896-1966) đã minh định nó như là: ‘tư duy đã được diễn cảm trong sự vắng bóng của bất cứ sự lý nào buộc phải và ngoài tất cả luân lý, thẩm mỹ được chú ý tới / Thought expressed in the absence of any control exerted by reason, and outside all moral and aesthetic consideration’. Người ta đồng tình với thi sĩ và tin tưởng sự ‘giải thoát’ đó là một thứ vô thức đem lại hòa giải, đả thông mà bấy lâu nay trì kéo trong một khuôn phép ‘bị trị’, một tư duy bế môn tỏa cảng không lối thoát mà cần vượt thoát (escape) ra khỏi những kiềm chế trước đây và nhìn nhận nó như một ý thức mới đúng lúc và hợp lý. Con người có thể phá vỡ cái còng của luân lý và ước lệ. Người ta vẽ lên đó bằng một diện mạo khác và một ý nghĩa thuộc tâm lý như kiểu của Freud, một phân tích khác có từ ; từ chỗ đó có thể giúp chúng ta hiểu biết sâu xa ở cõi lạ của trí tưởng và một hợp thông giữa tư duy với hiện thực, giữa hoài niệm và ước muốn. Siêu thực không những ở hội họa mà ngay thi ca đã đạt tới một chân tướng khác lạ vừa trừu tượng vừa siêu hình; kết hợp thành một khuynh hướng riêng biệt: đó là thi ca siêu thực, nó đánh đổ những thể thức thơ dù dưới dạng thức nào của thi ca; liên hợp vào nhau thành một sắc tố đặc biệt của thơ và khởi từ đó phát sinh ra ngữ ngôn mới của thơ; nó đứng trong một dáng dấp, vị trí kỳ dị không như thực tế (surreal) hoàn toàn nghịch lý cho một siêu lý về nó.

 

Với hội họa; hầu hết những họa phẩm siêu thực, không chừng được gọi là ‘sinh vật hữu cơ /organic’ nó nằm trong một thứ dục tính (passion), một ham muốn xác thịt (lustfull) và một thứ khiêu dâm hóa (eroticization) hay đón nhận nó như thể sợ hải, ham muốn, khát khao trong tâm thức của người nghệ sĩ. Vô ý thức là một trong những phương cách tạo ra của người theo khuynh hướng siêu thực. Thành hình đến từ trí tuệ vô thức (unconscious mind) của người cầm cọ và người làm thơ. Nó cấu tạo vào đó một đặc chất ngoài của tư duy, nó khống chế luôn cả trí năng sáng tạo trong một sáng tạo mới, lạ gọi chung là siêu thực.

 

Có hai họa sĩ siêu thực phương Tây tiêu biểu cho trường phái này: Một Joan Miró (1893-1983) và một Salvador Dalí (1904-1989). Với một khuynh hướng tự trị, tự phát, tự sinh, tự chế, tự biến qua một hành động vô thức, một phát biểu tự do của trí tuệ vô thức về những gì của chủ nghĩa tự biến (automatism) là phong cách sáng tạo của con người siêu thực –Automatism was one of the Surrealist methos of creating.

Người nghệ sĩ đã vẽ hay lên màu vào đó là ý định muốn đạt tới, một xuất thần đột khởi hay một tiếp thu bất chợt; tất cả không kinh qua kinh nghiệm hay căn cứ vào khuôn phép, những gì đến với siêu thực là đến ngoài của ý thức, một thứ triết lý vô tưởng nghĩa là không cần phải đắn đo, suy nghĩ mà đến thẳng từ trí tuệ vô thức –the images come straight from (one’s) unconscious mind. Với Joan Miró vẽ trong phép nhị-thức (biomorphic) với một kỹ thuật thuộc tâm lý, bằng một bản năng tự khởi. Miró nói: ‘ khi tôi vẽ, hình ảnh bắt đầu khẳng định tự nó dưới cây cọ của tôi / As I paint, the picture begins to assert itself under my brush’. Với Dalí có nhiều mảng nghệ thuật siêu thực khác nhau được mệnh danh là con người siêu thực. Với bàn tay năm ngón, với một chiếc đũa thần Dalí đã quậy lên giấc mơ hình ảnh, là vẽ một thực thể chính xác, một cảnh tượng của ảo giác đầy đủ với những gì kề cận bên nhau, cái đó là sự bung phá, một ám ảnh  nội tại của họa nhân mà Dalí muốn diễn đạt một cách thỏa mãn. Ông không nhìn vào đối tượng sự vật mà nhìn vào đối tượng bên trong của chính mình kể cả ngoại cảnh bên ngoài (khi làm phim hay trình diễn thời trang). Một con người kỳ lạ cho một tác phong kỳ lạ ít có ở đời này. Bộ râu mép vổng ngược (moustachioed), với đôi mắt ‘lé lọng’ trợn tròng của người thủ dâm (masturbator) là một bản quyền có cầu chứng của Dalí. Nghệ thuật và tính khí của Dalí khác đời hiện ra đó một biểu hiện của trường phái siêu thực. Ông nói: ‘Tôi là con người siêu thực /I’m surrealist’. Hình ảnh đó là một chiếm cứ độc đáo đối với lịch sử hội họa; chủ nghĩa siêu thực không những đứng riêng một cõi nhưng vẫn xem là nghệ thuật hiện đại (Modern Art). Đồng hành trường phái này có điêu khắc gia Alberto Giacometti (1901-1966) đã thể hiện qua nhiều điêu khắc phẩm dưới nhân dáng siêu thực như: ‘Người đàn bà với cuốn họng bị cắt / Woman with Her Throat Cut’ (1932) và ‘Đôi tay bám lấy Không gian / Hands Holding the Void’(1934) là hai kiệt tác điêu khắc siêu thực; cả hai hình tượng về thân thể của người đàn bà như thử là một thứ không phải là người (inhuman) đầy nham hiểm, một ý tưởng soi rọi vào cái mặt vô nhân tính. Nói lên thứ vũ khí giết người nơi người đàn bà. Thi sĩ Breton cho cái mảng đó: ‘tỏa ra một sự khát khao tình yêu và để  được yêu / the emanation of the desire to love and to be loved’. Đó là lối diễn tả siêu thực dưới những góc cạnh khác nhau từ vật thể cho tới màu sắc là một hàm ý chứa đựng bên trong. Siêu thực chủ nghĩa có cái nghĩa lý của nó chớ không thể quẹt bậy bạ rồi cho đó là siêu thực một cách hàm hồ, vô căn cứ điạ mà là một sự phơi mở có qui cách, có đường lối, có mặn ngọt nồng cay của ‘bún bò siêu thực’. Thế mà một số thi họa nhân ngày nay đã nấu bún bò không đúng hương vị cố đô Huế để rồi tự cho mình là ‘bún bò Huế chính gốc’. Cái đó không hợp đạo phi thường đạo, ngay cả những nhà phê bình, nhận định về nó một cách ‘xổ óa’ không ra đường lối chủ nghĩa siêu thực. Hay đây là lối nói theo dạng ‘organic’ cho ra vẻ dáng. Viết lời bình như thế gọi là phạm pháp trường qui. Siêu thực dễ ‘quẹt’ nhưng không phải dễ quẹt ra nó. Nhầm!

 

                                  Hình trên: Salvador Dalí mặc bộ áo vét da dê vàng óng theo phác họa tự chế (1963)

 

Ngoài hội họa và điêu khắc thuộc trường phái siêu thực, bên cạnh đó phải nói đến Man Ray (1890-1977) của Mỹ là nhiếp ảnh gia siêu thực (surrealist photographer). Nhiếp ảnh đã cung cấp một sự trung hòa cho việc cách ly, biệt lập về hình ảnh như là không thực, mà là một phản ảnh thiết thực của chụp hình. Nhiếp ảnh có hai vai trò trong đó: một cho chứng từ (document) và một cho nghệ thuật (art) làm cho nó trở nên củng cố siêu thực, là nhận ra ở đó một thế giới đầy đủ ký hiệu đa tình, đa dâm và cái sự không như thực chạm vào đó –the surrealist claim that the world is full of erotic symbols and surreal encounters.

Chủ nghĩa siêu thực đã bùng nỗ khắp thế giới ở thời kỳ đầu của năm 1930. Hình như thời điểm đó Pháp Việt đề huề, giao lưu văn hóa đôi bên, phát động cao trào văn học nghê thuật; trong đó dấy lên luồng thơ mới ở nước ta(?). Chưa có siêu hình thực thụ nhưng đã có một âm hưởng siêu hình trong tư tưởng. Từ dặm trường đó đã nảy sinh ra  sáng tạo.Tuy nhiên; khó tìm thấy một họa nhân siêu thực đúng nghĩa ở lúc này. Có chăng chỉ là hình ảnh mờ ảo của trường phái siêu thực như chúng ta đã biết hôm qua và hôm nay.

Từ những nỗ lực không ngừng đã có những buổi triển lãm khắp nơi trên thế giới nhất là phiá Âu châu  cho một chứng tỏ và đánh dấu sự thành lập của thi sĩ André Breton với một số văn nhân khác từ tk. hai mươi. Nó được trải rộng khắp mọi ngõ nghách, được trau dồi và mở mang của một ‘thị trường chứng khoán’văn học nghệ thuật. Danh xưng siêu thực được nhắc đến như một hiện tượng, nó đồng nghĩa với ‘kỳ quái / quái đảng / kinh dị’ (bizarre). Từ ngữ đó được đánh giá cố định, một vị trí không thể chuyển đổi.

                              Hình trên: ‘Quà Tặng /Gift’ (1958) by Man Ray. (The museum of Modern art, New York. USA)

   Nó được liệt kê vào hàng lịch sử nghệ thuật. Thực ra  nó không là gì để coi đó là lịch sử nghệ thuật mà nó chỉ là một trong những thứ lịch sử của nghệ thuật (histories of art). Không phải đó là cái nhìn đơn phương vào một thứ nghệ thuật hay ho cho tất cả những gì nêu ra; mà là một chứng tích. Ở đây chúng ta tìm thấy một phương thức khác lạ và một thành quả đạt được của nghệ thuật mà nó chỉ đem lại một nhận thức hiểu biết thế nào là đường lối của chủ nghĩa được nêu ra, có lẽ; về những hình thái trong tác phẩm của nghệ thuật đã dựng nên và những gì có tính chất nghệ thuật hơn là lịch sử. Chúng ta có thể tin tưởng rằng lịch sử nghệ thuật diễn ra cho chúng ta là mối liên hệ đặc biệt đầy ý nghĩa giữa họa nhân và người thưởng lãm, là một gắng bó giữa ý thức và nhận biết thế nào là nhân chứng lịch sử, thế nào là đường lối chủ nghĩa như đã đánh giá và bên cạnh đó hiện ra một đường nét thẩm mỹ / aesthetic của nghệ thuật. Cho nên chi giữa nghệ thuật và lịch sử tuy nó liên can mật thiết, nhưng; đứng trên lập trường nhất thể thì mỗi bên nó có đặc chất cách riêng của nó, chớ không thể cho rằng tác phẩm hội họa hay văn học nghệ thuật sẽ là chứng tích của lịch sử. Nếu xác nhận như thế vô hình chung vơ đũa cả nắm, cả vú lấp miệng em; vì chưa nhận ra một thứ nghệ thuật chân chính để liệt kê vào hàng lịch sử. Thí dụ: bún bò siêu thực và bún bò Huế chính gốc chỉ là lời rao hàng giữa chợ đời; thực chất đều là thứ nhại theo hoặc pha chế màu mè cho đậm hương của nghệ thuật nấu nướng, thời tất chưa hẳn phải gọi là lịch sử nghệ thuật / art history. ./.

 

    Hình dưới: ‘Người đàn bà đối diện Mặt trời  / Femme devant le Soleil’.Oil on canvas 65 X 50cm của Joan Miró (1950).

 (ca.ab.yyc. 15/9/2019)

 

ĐỌC THÊM: -‘Tính chất siêu thực trong thi ca của Thanh Tâm Tuyền’ (2018) / -‘Nhận thức về nghệ thuật’ (2017) / -Điêu khắc Mỹ (2015) / -‘Ý thức và vô thức’ (2016) / -‘Xem tranh’ (2019). Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hặc email theo đ/c đã ghi.

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1737
Ngày đăng: 27.09.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đến với bài thơ hay « Chuyện người lơ đãng » của tác giả Tần Hoài Dạ Vũ - Hoàng Thị Bích Hà
Ngụ ngôn giữa đời thường: Việt Nam giữa Canada; Ta giữa Tây; dân tộc giữa nhân loại - Đỗ Quyên
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi - Nguyễn Anh Tuấn
“Chọn” – một băn khoăn nhân thế - Yến Nhi
Hành trình thơ của nữ thi sĩ yêu thơ - Hoàng Thị Thu Thủy
Đọc “Hoa cỏ may” của Vũ Thắng - Nguyễn Tiến Nên
Hai câu ca dao về Mẹ - Nguyên Lạc
Cảm đọc Gã Khờ trong “Mộng mị” của Nhụy Gialai - Đặng Xuân Xuyến
Du Tử Lê, Mẹ về Biển Đông - Nguyễn Đức Tùng
Bài 22: Nguyên Bình với tập thơ “Hoa vàng trên áo xanh” - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)