Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.371 tác phẩm
2.747 tác giả
347
116.385.099
 
Dục tính trong truyện của D.H.Lawrence(1)
Võ Công Liêm

 

 

             ‘At the touch of love, everyone becomes a poet’*

               (Plato)

 

      Hầu hết tiểu thuyết của D. H. Lawrence nói lên dục tính; đặc biệt truyện ‘Người Tình của Bà Chatterley/Lady Chatterley’s Lover’ là đáng chú ý hơn cả. Bởi những gì Lawrence nói ra có tính cách trào phúng, dễu cợt đầy châm biếm, mỉa mai nhưng lại ẩn chứa chất ‘sex’ như một bí tích truyền thần và còn nhiều hơn thế nữa; là những gì lôi chúng ta ra khỏi ám ảnh chiến tranh, những gì thối tha, dơ bẩn của thời đại chúng ta đang sống.‘Dúng dơ vào dục tính / Doing dirt on sex’. Ông nói: ‘Cái thời của chúng ta nói đến thứ ấy là tội ác, bởi những gì chúng ta cần vuốt ve, dịu dàng hướng đến xác thân, là; hướng tới dục, chúng ta cần cảm thông cái chuyện ‘đéo,địt’ một chút. ‘it is the crime of our times, because what we need is tenderness towards the body, towards sex, we need tenderhearted fucking’. Lời nói đó đã loại Lawrence ra khỏi giáo hội, một vi phạm luật giới.Vậy thì gì cho ông và rồi xẩy ra những gì? Lawrence lặng câm trước cái sự ‘dúng chàm’ đó và thầm cười như kẻ thấp hèn. Một nụ cười phịp vào mặt thế gian. Luôn trốn trong cái vỏ đạo đức giả hiệu. Cái mà con người cần có và phải có để ‘trả thù đời’ mới xứng chức năng làm người.

Rất nhiều tiểu thuyết không thu hút, lôi cuốn qua một liên kết hay gắn liền vào nhau trong cùng thời gian. Tuy nhiên; có những bất ngờ khác như trường hợp cuốn ‘Le Grandes Meaulnes’ của Alain-Fournier(1913) và cuốn ‘The secret Garden’ của Frances Hodgson Burnett (1911). Cả hai chỉ nêu về tiểu sử tác giả mà trở nên bất tử. Chúng ta cũng thừa biết Charles Dickens cũng thường có cái đùa dai vào trong tiểu thuyết, thế nhưng ít ai để tâm vào cái ẩn ý của tác giả. Cũng có những tiểu thuyết khác thường đưa ra những tranh luận bất ổn, chỉ vì không hiểu cái mạch văn thâm hậu của người viết, và; chỉ có ‘Người Tình của Bà Chatterley’ là duy nhất nói lên những gì con người cần là yếu tính đưa tới hợp thông với độc giả. Vì đó là sự thật.

 

Đọc không còn là một sự bừng dậy, đặc biệt ở đây gây cho ta cơn sốt về tường thuật chi tiết, có thể để lại cho người đọc cái sự lạ lùng, cái gì ở trên mặt đất là động lực thúc đẩy để tìm lại những gì chung quanh ta, đặc biệt ngay tự bây giờ, trong khi đó khó mà ghi nhận những gì qua lời lẽ trở giọng, vuốt ve (mealy-mouthed) ngăn ngừa của xã hội. Lawrence viết những gì có thực ở đời; những gì quá thận trọng, cấm kỵ và quả quyết, những sự cớ ấy luôn luôn như đã có một cái gì khinh khi, nhạo báng không bao giờ ngưng.

 

Có những lý giải trong cuốn ‘Người Tình của Bà Chatterley’ -sách đã viết trước 4 năm sau cái chết của tác giả một đắng đo của Lawrence trước khi đọc và viết trở lại- không có nghĩa là sửa đổi cái nhầm lẫn để làm sống lại ảo giác đó. Ông nâng giá trị sống thực, một cái gì mới hơn trong những lúc như thế. Chúng ta có thể nhận định thẩm quang đó là không tốt, và; có nhiều người đã lên tiếng điều đó, cũng không vì thế mà nhụt chí; nhờ vậy Lawrence đứng dậy vững chắc hơn. Cái đó gần như cảm thức, một lời lẽ khẩn thiết, cấp báo: có lẽ là cường độ làm gia tăng (intensity) giá trị cho tiểu thuyết, cái mà Lawrence chế ngự được để có một chỗ đứng riêng biệt và lừng danh cho một tác giả nặng chất dục tính (sex-obsessed).

 

Rứa thì chứng cớ gì? Thứ nhất; là ông đau đớn trước căn bệnh trầm thống lao phổi, như một nhận lãnh. Với những gì chúng ta nêu ra cái bất quá trong truyện của ông đưa tới khước từ, chối bỏ. Dù có phần chính xác như một quả quyết và một phần trí tuệ của Lawrence đã lãnh hội được sự việc có thật. Cái đau khổ của D.H. Lawrence đã trở nên tâm bịnh, vì; phải mang một ‘lồng ngực bệnh hoạn /a weak chest’ thậm chí không còn muốn nghe, muốn nói; một giai đoạn trầm trọng của căn bệnh (1918/1919). Và; đây là một sự kỳ diệu cho một con người nói lên giá trị của sự thật, một tư duy trong sáng qua lời ăn tiếng nói, nhất là vấn đề vật lý của con người. Trước khi cho ra đời ‘Người Tình của Bà Chetterley’ ông đã vang danh qua những gì nói về tính dục. Một thứ tính dục có thực chớ không phải một thứ tính dục đạo đức giả. Một đôi khi làm ông buồn cho thế sự hơn là giận dữ với đời. Thật ra đây là thứ ngữ ngôn trong cái lối bình phẩm văn chương về cá nhân ông cũng như trong tác phẩm của ông. Tập truyện ngắn ‘Những Người Đàn Bà Si Tình / Women In Love’ đã gây xúc động mạnh cho người đọc. Ông luôn luôn ở thế bị động, phòng ngự, tấn công, đương đầu trước những nghịch cảnh khác nhau. Bệnh hoạn, xử thế, chống phá là tất cả; nhưng can đảm trực diện trước mọi tình huống như một mệnh lệnh mà ông phải chấp nhận. Một thanh niên trẻ tuổi như Lawrence phải tự hào cho thân thế của mình, một ‘lồng ngực ngột ngạt’ nhưng không tỏ ra một thái độ phản kháng. Trong thời điểm bệnh hoạn Lawrence viết lên những tác phẩm gắn bó đời mình, hoài bão, yêu đương vào đó như: ‘Con Công Trắng / The White Peacock’ tả một chàng trai ngu xuẩn yêu loạn:‘I love wild things almost to foolisness’ điều đó cho thấy nhân vật trong truyện chính là Lawrence. Những gì xẩy ra trong truyện là mang lại một thân thể mục rữa với thảm trạng bi đát, một thê thảm tự tại –this body-proud countryman with ‘a weak chest’ became the man  whose rotting body filled him miserable self-loathing’.

 

Có vô số bấn loạn xẩy ra làm cho cảm hứng ảnh hưởng trầm trọng với một con người bệnh hoạn thì ít nhiều suy giảm mạch lạc, nhưng không; đối với Lawrence là cả ý chí có khi viết quên mình, rồi lại ngừng, rồi lại viết nhất là tác phẩm: ‘Người Tình của Bà Chatterley’.Thực hiện tác phẩm này là một cân não đối với D.H. Lawrence. Bởi bên cạnh cuộc đời của Lawrence giữa lúc này là gò đống, ngổn ngang từ trong ra ngoài như một thách đố đời ông. Ông muốn vượt thoát!

 

Vợ ông Frieda ngoại tình. Lawrence biết điều đó. Không bao giờ ông có dự mưu đối với đàn bà. Frieda không che giấu điều gì với chồng ngay cả việc hẹn hò với người yêu Ý-Đại-Lợi. Vợ Lawrence không bỏ quên một cảm giác nào với chồng vẫn sang sẻ như không có điều gì xẩy ra. Frieda đứng ra vận động mọi hoạt động sáng tác của Lawrence. Năm 1926 bà nói cho mọi người biết chồng bà đã suy tàn, bất lực. Chứng lao là hai thứ không bình thường tương nghịch nhau: một tính dục cường dâm và hình ảnh của con bệnh, và; chính sự cớ đó đưa tới bất lực –tuberculosis does two unkind contradictory things: it heightens sexuality and its feverish imaginings, and it makes impotent. D. H. Lawrence muốn khám phá cuộc đời, muốn tìm thấy bên trong con người chất chứa những gì. Tính dục có phải là hành động tự nhiên hay nhu cầu đòi hỏi? Vì vậy trong 12 tiểu thuyết (tác phẩm sau cùng là ‘Người tình của Bà Chatterley’) và 7 truyện ngắn khởi từ 1907 đến 1928 đều mang chất tính dục bên trong. Thời không còn lấy làm lạ tại sao Lawrence phải viết lên điều đó. Sự thật vốn người ta hay che giấu, đậy kín. Không có dục tính không có tình yêu. Đúng thế!.

 

Giới tính cuộc đời là hai thứ luôn luôn huyên náo, hiếu động (noisily combative); không còn gì là bí ẩn cả. Bạn bè, chủ tớ và các vị tu sĩ Lawrence đã nhập tâm. Họ có những trạng huống tình yêu của họ và nhập cuộc chơi ‘lovemaking’của họ. Trong văn chương của D.H. Lawrence văn xuôi cũng như văn vần, ông đã mô tả trọn vẹn cái ý thức giới tính bằng bất cứ ngữ ngôn; dưới dạng thức mô phỏng, tàn ẩn hay hiện thực, mục đích của tác giả là phơi mở đó là những gì ông nghĩ, những gì ông làm kể cả những khi trò chuyện hay những khi thư từ thăm hỏi bạn bè đều viết bằng một giọng văn trào phúng hoang dâm. Giới tính của Lawrence đã được Frieda thừa nhận là có cho một tâm thức như vậy. Có người nói: ‘Lawrence không mấy thỏa mãn với bà, anh ta thực sự có nhiều đồng tình luyến ái hơn là bình thường’ “He did not satisfy her, he was really more homosexual than normal”. Biết rằng Frieda là một người đàn bà kinh nghiệm đầy đầu qua những người tình, thời bà không phải xấu hổ nói về chuyện ‘sex’ và không việc gì phải che đậy ngay cả khi giao cấu với Lawrence. Từ nguyên nhân sâu xa đến nguyên nhân gần nhất là một tác động về sau trong ‘Người Tình của Bà Chatterley’ có đoạn kể chuyện làm tình với thằng ‘boy’ dưới vị thành niên. Ở đây nói lên cái thứ tính dục ngốc nghếch. Đối với thời đó có thể cho là điều khó hiểu, nhưng với thời nay còn hơn thế nữa. Lawrence không động đến loạn luân nhưng loạn luân trong cách hành lạc. Thời đó cho là phi luân. Bởi; Lawrence luôn luôn tin rằng không ‘sướng’ nhưng cùng hứng cực độ ‘He always believed that nothing would do in lovemaking but the mutual orgasm’. ‘Chúng ta cùng nhau tận hưởng thời gian này / We came off together that time’(trong ‘The Married Man: A life of D.H. Lawrence’by Brenda Maddox (1994). Lawrence không biết cách hứng tình mỗi khi gần kề (clitoris) sân chơi của đàn bà. Kiểu đó gọi là ‘teo’(beak) mà teo thì coi như xà-bần và nát (tore). Với Lawrence dạng ‘teo’ là thứ vũ khí chống người đàn ông. Trường hợp này không còn gì để thụ hưởng. Nhớ cho; Lawrence là con người táo bạo với thú chơi. Ông biết cách xử lý hoàn cảnh; mỗi khi nhập cuộc ông lần mò vào huyệt lộ thì ít ra đưa tới hứng thú cho ông, dẫu là gì ông cũng thương yêu chìu chuộng gọi cho ‘nàng’ một tiếng ‘quá đã’ / when Lawrence discovered anal sex, thing went well, for him at least, though his amiable pet name for her was ‘shitbag’.

 

Nếu làm tình ở một ‘Mệnh phụ Chatterley/Lady Chatterley’ là trộn vào đó một sự phá cách và kỳ diệu, tránh những hỗn độn, tầm phào, chán chê mà được coi như trại súc vật miền quê (Taos) mới hứng thú. Chính lúc ấy những gì trong truyện hay chuyện đã làm cho thế giới rung động và cũng có thể từ đó người ta tránh xa, hoặc đôi khi trong sạch sự thật là cho tất cả. Ở đây ta thấy được phần nào tâm sinh lý thường xẩy ra giữa Lawrence và Frieda, trong cách chơi và cách sống của họ. Đó là kinh nghiệm tính dục trong người D.H. Lawrence và trong tiểu thuyết của ông. Lawrence được mô tả như một người đàn bà hờn dỗi. Quả thật đây là một lời mai miả oái ăm lớn lao cho ông. Rứa thì chúng ta nhận những gì từ ông trong một cuộc chiến dục tính (sex war) thời của ông? Chắc chắn không ai nói, viết những điều như ông đã làm. Đàn ông, đàn bà trong ông là cả một ngẫu hợp hoặc một tính khí lạ kỳ quần thảo trong ông.Trong ‘Ladybird/Tiểu thư’ ghi:

‘Đàn ông và đàn bà không giống nhau ở đôi bên /men and women do not like each other’ Thời không ai viết tốt hơn về cái lực hoang dâm của ‘sex and love’ bằng một nỗ lực tột độ. Tương nghịch ở chỗ nào? Lawrence viết bằng một thứ ngữ ngôn vô nghĩa một cách máy móc thuộc tính dục nhưng soi rọi một cách trọn vẹn về việc giao hợp của đàn ông và đàn bà. Chỉ có Marcel Proust nhận ra sự trong sáng về đàn ông, đàn bà là trò chơi mãnh lực của ái tình và ông cho đó là thuận lợi của mọi thứ là niềm vui tồn tại.Lawrence cũng hưởng thụ niềm vui đó nhưng chắc chắn trong ‘Người Tình của Bà Chatterley’ không có thứ niềm vui nhẹ nhàng, thấm thoát như thế với những trắc nghiệm để lại. Gần như ông đã gặt hái một vài điều giống thế. Ông nói:

“Our is essentially a tragic age, so we refuse to take it tragically” /cái gì của chúng ta là cái đòi hỏi tha thiết bi thảm tuổi đời, vì vậy chúng ta từ chối nhận lãnh cái thảm kịch đó.

 

Đọc câu nói mở đầu trong tiểu thuyết ‘Người Tình của Bà Chatterley’như sau : ”Chúng ta nhận để sống, không cần biết có bao nhiêu mảng trời đổ xuống / We’ve got to live, no matter how many skies have fallen”(p 5.1-6). Lawrence nói tiếp: ‘Chúng ta đang ở giữa sự suy tàn /We are among the ruins’; thiết tưởng ngần ấy cũng đủ nói lên tất cả dục tính mà chúng ta ra sức cứu vãng bằng một dục tính dịu dàng (tender-hearted sex), một hạnh phúc lâu dài: chân thật, sống động và hào hứng thêm hơn.

 

Tiểu thuyết này là một thánh ca trần tục; tình yêu! Chưa bao giờ có một sức thu hút và chưa bao giờ truyền bá rộng rãi như thế: nói về tính dục lứa đôi dành cho một biểu lộ trung thực, sống động vượt hẳn những luân lý đạo đức xã hội hoặc từ những quyết định khác hoặc chống trả, bài trừ từ tôn giáo; nhưng nó hợp nhất cùng dạng (oneness) giữa đàn ông và đàn bà để tạo thành cái bất chợt hứng khởi của dục tính mà thôi. Phá lệ để sống thực, dục tính là phơi mở, dục tính không dối trá để phải trốn núp hay ẩn giấu, làm thế là dối lòng. Nâng niu và niềm tin là hôn nhân chính đáng. Lawrence chỉ cần một tiếp xúc dịu dàng (tender contact) giữa đàn ông và đàn bà hoặc khác giống tính đều cùng một đòi hỏi. Nhưng những gì Lawrence thấy và viết ra như lời thiết tha dành cho dục tính và ái tình; không nói lên đây những gì mơ hồ, tối nghĩa hay ám thị.

 

Chúng ta bỏ lại hình ảnh về người đàn ông và đàn bà; vì cả hai thiệt hại, tàn phá bởi chiến tranh, bởi một biến động lớn lao, bởi côi cút của bão tố, sống sót, trú ẩn trong cánh tay người khác là những gì khơi động làm cho tính dục trở nên cái thời xấu xa (bad-time). ‘Tôi cảm thấy trong tôi quay về loãng chất một đôi khi / I feel my inside turn to water sometimes…’ (p.300:19-28)’.

 

Tập truyện dài ‘Người Tình của Bà Chatterley’ ra đời không lâu thì D.H. Lawrence chết; là một tác phẩm để lại một ít buồn tệ, một lời than thở từ bầu trời sập xuống, một thời sa đọa, và; xác nhận rằng nỗi sầu bi của tiểu thuyết vốn tự nó đã nói lên rồi. Phê phán, khai trừ hoặc thừa nhận không chuyển lòng một kinh nghiệm lớn lao đã định nghĩa được thế nào là dục tính, thế nào là tình yêu. Người đời còn tìm hiểu cái chân lý tối thượng ở một tác giả dám ăn ngay nói thực. Với một sự cuồng nộ của trí tuệ, sức mạnh chống chọi; tất cả những nguyên cớ đó làm D.H. Lawrence trở thành nhà văn đương đại với tất cả những gì mà ông có như một ảnh hưởng phi thường, khác lạ. Một quan niệm học, một tranh luận bút chiến và một niềm tin say đắm đam mê của sự trung thực và một cái gì hết sức tự nhiên trong tính dục. Dẫu sao; với sức sáng tạo sống động từ những tác phẩm đầu tiên như đã vượt qua bóng mờ bằng một âm thanh khác biệt, chát tai và rên xiết. Không còn gì để nói thêm mà chỉ nhìn nhận D.H. Lawrence là nhà văn lớn và xuất chúng của cái thời ông đang sống với bao sụp đổ, điêu tàn như những chứng cớ đã nêu. Đó là món quà của con người với một hiện tượng khác đời dành cho văn học và ngay cả văn chương Anh không ai được quyền phê phán ông (trường hợp này tương tự Victor Hugo:‘nước Pháp và nhân dân Pháp không được phép phê phán dù là sai lầm’(2)) Bởi D. H. Lawrence là nhất. Người Tình của Bà Chatterley là cuốn sách thường đem ra tranh cải. Ngay cả Lawrence cũng đã biết điều đó sẽ xẩy ra cho hôm nay và ngày mai như lời tiên đoán .

 

Thế gian có nhiều người viết như ông đã viết nhưng chưa có ai viết bằng một cường điệu sống thực như D.H. Lawrence. Nói là dục nhưng thực ra không thấy chi là dục cả. Mà cả một tấm lòng. Dù bên cạnh cuộc đời là đau đớn, tai ương, dằn xé với một định kiến xấu xa, dơ bẩn. Không sao! cái đó mới là siêu lý ./.

 

 

(ca.ab. yyc. Phục sinh 4/2014)

 

(1)  David Herbert Lawrence (1885-1930) Người Anh. Sanh ở Pháp Eastwood, Nottinghamshire và chết bệnh lao ở Vence ,Pháp. Ở tuổi 45.

Ông để lại nhiều tác phẩm: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận, phê bình và du lịch. Trong số đó cuốn ‘Người Tình của Bà Chatterley (1928) là cuốn sách nổi tiếng nói về tính dục và tình yêu xác thịt đã gây nhiều tranh luận trong văn đàn thế giới vào đầu Thế kỷ 20.

(2) Lời thốt của một viện sĩ Pháp sau cái chết của V. Hugo.

* ‘Đụng phải tình yêu, người ta trở thành thi sĩ’ (Plato 427-347 BC)

 

SÁCH ĐỌC: Lady Chatterley’s Lover by D.H. Lawrence. Penguin Classics Group. Canada 2009.

 

TRANH VẼ : ‘Thiếu Nữ Nằm Trần / Reclining Nude Girl’. Khổ: 12’X 16’ trên bià thùng mì gói. Acrylics+ Mixed. Vcl#2042014

 

 

 

      THIẾU NỮ NẰM TRẦN / RECLINING NUDE GIRL

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 6785
Ngày đăng: 04.05.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về bản chất - Nguyễn Hồng Nhung
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 10] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 9] - Phạm Tấn Xuân Cao
Giải phẫu sự u sầu - Nguyễn Hồng Nhung
Thấy bệnh và thấy tánh - Hồ Dụy
Khi " Lòng Nhân Ái " bị tê cóng, bại liệt! - Nguyễn Anh Tuấn
Bản chất con người - Võ Công Liêm
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 8] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết của Milan Kundera - Trần Thanh Hà
Cõi thế là hình ảnh hóa thân đi từ tử cung cứu chuộc - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)