Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
817
116.678.116
 
Holderlin “Thi ca tư tưởng”
Võ Công Liêm

TRANH VẼ: ‘ Ngạ Qủi / Black Devil’ Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’ . Acrylics + Mixed. Vcl 2013.   

 

 

     Xưa nay người ta thường bắt gặp Friedrich Holderlin* đứng bên cạnh những triết gia lớn như Kant, Plato, Hegel, Nietzsche và Heidegger sau nầy... Họ nhìn Holderlin là một nhà triết học hơn là một thi nhân. Thật như thế! Holderlin là một tư tưởng gia vĩ đại về thi ca, một nhà thơ lừng lẫy ở đầu thế kỷ thứ 19, thơ ông mang nặng tính triết lý, một triết thuyết thơ, đơn thuần chất thơ nhưng bao hàm  một tư duy trong cuộc đời mà chính cuộc đời đang sống của Holderlin làm nên những tư liệu trong thơ; vậy làm thế nào để nhà thơ đạt được cái nhân tính đó một cách sáng tạo và rồi trở nên một hiện tượng của cái gọi là ”Eins und Alles” một Nhất-Thể duy nhất ”All-Unity” - Một kinh nghiệm quán triệt, một tổng thể cần thiết trong cuộc đời ông hay ông đã làm nên những vần thơ để lưu danh(?). Cái đó chính là vấn đề cốt tủy ’fundamental question’ trong cái nhìn siêu lý của một thị lực và nghệ thuật thơ của ông. Holderlin đương đầu giữa mọi tình huống qua thơ với thơ để tìm thấy chất liệu sáng tạo trong thơ đồng thời giảo nghiệm được chiến lược cho một quyết định về triết thuyết của thi ca. Người đã gây chấn động không ít về tư duy của chất thơ. Đó là vấn đề trọng tâm khi nói đến Holderlin; bởi người đã có những áng thơ tuyệt hảo trong số những nhà thơ lớn của thời bấy giờ ở  Âu châu.

 

Cơ bản lý luận về thơ của Holderlin là cả qui trình tiến hóa trong tư duy của ông là một ’nhất thể’ được quan tâm đến, đó là mối bận tâm sâu xa của Holderlin về một vấn đề có tính chất tổng hợp như một tiến trình có lợi chung, đặc biệt về thi ca của Holderlin.

Thi ca của Holderlin là thể loại khó và khác thường. Nhưng phải nói rằng những giòng thơ của Holderlin là cả một thực trạng tâm lý là một nhà thơ có trình độ cao và kỳ tài, một cái gì có tính quan trọng trong thơ ông làm ra như để lý giải cái quan điểm tư duy riêng mình, như muốn chế ngự toàn diện và thường có tính cách lý luận, điều ấy đã gây ảnh hưởng đến những thế hệ về sau cũng như những lời nhận xét khéo léo đầy ám thị của những nhà phê bình Đức thời đó. Thơ của Holderlin  nói lên ý sâu xa giữa Thương đế với con người; khác với Nietzsche, cả hai có một niềm tin cách riêng , một đằng thì phủ nhận Thượng đế, một đằng thì trách cứ (gián tiếp) Thượng đế, như những lời thơ trong Bánh Mì và Rượu Đỏ ’Brot und Wein’ và Thánh Ca ’Friedensfeier’ đó là những gì từng trải, kinh qua những kinh nghiệm rõ ràng, một sự phân rẽ lớn lao qua các ngõ ngách như tỏ lòng tận tụy với ’Lycidas’ hoặc ’Ode’ của cổ Hy Lạp (Hellenic). Đó là trạng thái nguyên vẹn của nền văn minh Hy Lạp, cung phụng cho thi ca và được tượng trưng bằng đường nét lý tưởng trong thơ khúc của Diotima là đường nét bi ca truớc đây; ’Diotima! Seelig Wesen / Diotima! Blissful creature’. Bi ca như lời thống hối: ”Diotima! Sáng thế niềm tâm phúc” đó là sự tồn lưu trong những lời truyền dịch riêng tư;  ấy chính là lời ngỏ của Holderlin - the chief poem addressed to ’Diotima’ exists in several versions - Còn  Friedensfeier là gì ? Là một liên trình trực diện với một dự phóng để thích nghi cái mà Holderlin gọi là  Nhất Thể /  Eins und Alles / All-Unity; mà đó là điều ông nói nhiều nhất hơn cả thơ. Thi ca của Holderlin nó nằm trong cái siêu lý tổng thể đó. Friedensfeier; với Holderlin là cái nhìn lạc quan đối với những bài thơ có tính cách thánh ca. Mục đích của Holderlin là để cho thi ca hoàn toàn có một dự phóng như nhiên, xuất hiện gần như thị giác đầu tiên ’first sight’ của thi tứ.  

Thơ  như  thể  là một chứng thư văn tự, không thích nghi phù hợp của cái bình thường, nó nằm trong cái dạng siêu lý tự nhiên, cõi đó Holderlin cho là  liên trình của tổng thể, đôi khi coi là xấc xược -impertinent- chính cái  không  thích  nghi  và xấc xược đó là cõi phi của thơ. Tất cả những dữ kiện đều nằm trong những vần thơ chính yếu của Holderlin. -Holderlin’s major poems-. Giống như những thi khúc sonnet (14 câu) của Shakespeare; những bi khúc chính của Holderlin và thánh  thơ (hymns) hết sức sống thực và vô biên như đối tượng thông đạt cho người đọc với một trí tuệ sáng suốt và một suy tư dành cho thi ca. Thành quả thi ca của Holderlin là làm sáng tỏ phần nào triết thuyết trong thơ của ông mà những câu thơ đó có thể bùng lên nếu người đọc cảm nhận được tính siêu lý của nó thì thi ca trở nên lý tưởng qua từng chi tiết một để có cái nhìn thận trọng, mới thấy được chủ thể của đề tài và có một cảm nhận liên đới với cái đẹp trong thơ. The poetic details while carefully observing their thematic and esthetic coherence.

Yếu tính trong thơ của Holderlin là khám phá một cái gì thuộc về thổ ngữ trong thi ca, là một giải đáp khó khăn, là  vấn đề thuộc về trừu tượng siêu hình trong Nhất Thể / Eins und Alles / All-Unity’. Holderlin muốn cảm hóa điều nầy.

Ấy là chủ đề mà giới nhà văn Đức rất quan tâm như Goethe, Schiller và Hegel,  cũng là điều được chú trọng của những nhà thơ Phương Tây ở thế kỷ 19.

All-Unity là vấn đề quan tâm của ông nhưng nó không phải là nét đặc thù đem lại cho Holderlin. Tuy nhiên; Holderlin là một thi nhân tất phải làm hết sức mình trong những tác phẩm chính yếu của ông, những tập hợp đó là vấn đề của ‘Nhất Thể / All-Unity’. ‘Một và Tất Cả / Eins und Alles’ . Holderlin nhận thức được những dữ kiện phức tạp của thổ âm là cả vấn đề cố hữu. Bất cứ một giới hạn nào của sự hợp nhất (unity) có thể trở nên một yếu tố trong một tổng thể lớn lao mãi cho tới khi được phân giải trong cùng một hợp nhất cao độ. All / Eins là danh xưng đơn giản của Tất-Cả; có thể là một cái gì lớn lao, bao trùm cho tất cả của hợp nhất đó là đấng vô cùng, là thể cách của Một / One / Eins mà được phân chia ra làm hai. Vậy  Nhất-Thể / All-Unity / Eins und Alles được vạch rõ là Thượng đế (coi như vô-khả-tính) là hiện hữu hay sự sống, đối với Holderlin là tổng thể toàn diện và ông nhìn nhận Eins / All / Một ; chỉ có MỘT duy nhất là đấng để tôn thờ.

Điều đáng kể để tương xứng cho tư tưởng của thi ca, vì đó là lời kêu gọi, lôi cuốn và hấp dẫn nhất đối với trí tuệ của con người, cái sự cớ ấy chính là nhân tố tối thượng cuối cùng của thi ca được danh xưng ‘Deity’ là thần thánh hóa như thử có sự liên can của con người với Thượng đế. Môt hiện hữu toàn diện.

Những bài thơ sau cùng của Holderlin là tìm kiếm danh xưng cho được tương xứng cái nhu cầu cấp bách và đầy đủ ý nghĩa của việc thần thánh hóa (Deity). Danh xưng nầy là gạch nối rõ ràng không những cho một tổng thể; tuy nói là cho nhân loại, nhưng ở đây cũng là đối tượng của hợp nhất để lãnh hội được ý nghĩa sâu xa trong xanh xưng ‘Deity’ chính là cái gì thuộc về Thượng đế, dù trong mọi hoàn cảnh nhiêu khê chăng nữa, nhưng phải đầy đủ và sáng suốt để tiếp nhận sự lãnh hội giữa con người với Thượng đế.

Thánh thơ (hymns) chính yếu của Holderlin là việc làm tiên khởi để dâng hiến niềm tin trước Thượng đế như bước đầu tìm kiếm một sự hợp nhất của thánh danh (divine name) và được xem như một thi ca đầy đủ và minh bạch nhất của Holderlin; một mong muốn lớn lao nhất đối với ông.

Nói chung tư tưởng thi ca của Holderlin là phóng  vào nội tâm  nhiều hơn là phóng mình vào ngoại giới của thi ca; lắm lúc như phóng túng, quên luôn lề lối thi tứ, như một  cái gì ‘tắc nghẽn’ trong giai đoạn mở đầu về thánh thơ và một đôi khi tỏ ra nghiêng về việc nòi giống để rồi đưa tới ‘cường điệu ngớ ngẩn’ trong thánh thơ hay vì quá suy tôn(?) mà Holderlin hành động như thế. Hoặc chúng ta quá võ đoán khi đọc những vầng thơ siêu hình trừu tượng của Holderlin. Không! Chính cái ngây ngô, ngớ ngẩn đã làm nên những thành quả cho ông nhất là những bài thơ sau nầy đã gây những sững sờ, ngạc nhiên cho mọi giới.

Holderlin’s mind is generally free of such “clogs” in his early hymns, and sometimes shows a kinship to the ‘intense inani’ that means the achievement of his later poetry all the more astounding…

Cuối cùng Holderlin muợn nhiều danh xưng có những đặc điểm chung trong thánh ca của Thiên Chúa giáo, để rồi như chiếm cứ với một thái độ, vai trò hướng đến hiện tại và tương lai cho cuộc đời này.

Để giới thiệu chính mình, với tất cả sai biệt đó như một thứ hạnh phúc  đầy đủ, là sự hủy phá nay được tuyên dương trong hai bài thơ tường thuật là những bài thơ cần thiết nếu được nuôi nấng cho một nền văn hóa đầy hoa mỹ ‘ Hymne an die Menschheit’ và ‘Hymne an die Freiheit’ là hai thánh thơ xuất phát từ Tubingen  đưa tới tính Nhân loại và Tự do, là một dữ kiện chính trị rõ ràng. Nhưng nhớ rằng; ở thơ của Holderlin không có dính dấp chính trị để ‘từ hôn’ thi ca, mà chỉ có tình yêu thương của Thượng đế và con người:

 

    Meiner Gottheit grossen Sohn

   Lohnt der treuen Huldigungen

   Lohnt der Liebe Wonne schon.

 

     Chân phúc là lòng tôn kính trung thực (**)

     Tình yêu sẳn sàng ban thưởng

     Đứa con cao cả của thánh linh.

 

Và đây là những giòng thơ thuộc về thánh thơ mà con người sẽ không bao giờ miễn trừ, khinh bỉ hay phỉ báng, ngoại trừ những kẻ đứng bên trong quyền lực :

 

   Hinunter dann mit deinen Thaten,

    Mit deinen Hofnungen, o! Gegenwart!

 

    Hạ xuống rồi viết lên lời văn tự,

    Với niềm tin yêu hy vọng, Ồ! Hãy dâng tặng!

 

Vậy thì; thơ là một tiến trình bởi những gì thuộc về nhà thơ, đến với thơ như người khai phá; chức năng của Holderlin là một phạm trù triết thuyết để đạt tới thành quả viên mãn của lịch sử. Lịch sử thế giới là yếu tố cần thiết. Lịch sử về ý thức hệ tôn giáo là điều căn bản cho Holderlin, một thứ lịch sử dành riêng cho nhà thơ.

Phần đầu của bài thơ  ”Bánh Mì và Rượu Đỏ / Brot und Wein” giới thiệu về hoàn cảnh của đêm, chất vấn đó có nghĩa là cho chúng ta một thứ dọ hỏi khích lệ  để chúng ta đi tới hành động. Hành động đó chính là niềm tin, con đường sáng mà Holderlin mong muốn thực hiện bằng những vần điệu thơ (rhyme) mang tính thi ca tôn giáo, một sắc màu hài hòa để đả thông tư duy trong thơ của Holderlin.

Ba cặp thơ đầu được mô tả cái cuối cùng của  một ngày, thời gian  hứng  khởi, rộn ràng của thế tục với những chi tiết trong đời sống. Đọc đoạn thơ đầu trong ’Bánh Mì và Rượu Đỏ/Bread and Wine/Brod und Wein’:

                

      Satt gehn heim von Freuden des Tags zu ruhen die Menschen,

         Und Gewinn und Verlust waget ein sinniges Haupt

            Wohlzufrieden zu Haupt;

 

     Những người đàn ông quay về nhà ngơi nghỉ thỏa thê một ngày vất vả,

     Và có một bộ óc phán đoán lỗ thua

     Hài lòng tốt cho việc nhà;

 

Chúng ta có cái nhìn về những tiến trình của Holderlin, một cái nhìn rộng mở qua thể thức của những bi ca. Ghi lại những gì xẩy ra giữa hiện tại và tương lai để đi đến thánh hóa. Sự sủng ái của niềm tin, đưa nhà thơ đến với Diotima trong ‘Menons Klagen’ và những ngày thánh lễ của Hy Lạp, chính là ngày vinh danh thánh hóa sự hiện hữu cuả Thượng đế trong bửa tiệc cuối -last soup- đó là hình ảnh chia xẻ và chấp thuận của Thượng đế đối với con người ‘Brot und Wein’. Nhờ thế  những thánh thơ đó có thể là một sự tồn lưu giữa nhân gian, nếu tất cả sự kiện đơn thuần như sợi giây liên lạc nối liền giữa hiện tại và quá khứ. Đấy cũng là ngõ cụt để nhà thơ Holderlin đương đầu với thế gian và nương nhờ vào những cung điệu trong thánh thơ của ông mà chuyển hóa được lòng người. Huyết mạch của Holderlin!

Như đã ghi nhận; những vần thơ trong thánh thơ ở Tubingen là dự phóng, là một cái nhìn nội tâm say mê của Holderlin; đó là cảm giác ngây ngất của con người khi đứng trước một tổng thể duy nhất là ‘Một’. Tạo được những bài thơ như thế là tự động hóa lời hùng biện của mình (autorhetorical), gợi lên được một trạng thái xúc cảm trong những bài thơ, lôi cuốn người đọc vào trạng thái đó đồng thời tạo được những trầm lắng qua thánh thơ mà Holderlin đã thể hiện, tuy nhiên; sự thiết lập đó giúp cho nhà thơ thêm phần sáng tạo chất liệu cho thơ và làm sáng tỏ mục đích của thi ca. Cái chính của thánh thơ có lẽ là con đường ‘thông-thiên-hội’ mà Holderlin mong muốn từ những ngày phát động thi văn và đó là những câu hỏi được trả lời  một cách minh định và đúng nghĩa cho tư tưởng thi ca của Holderlin.

Trở lại với thánh thơ ‘Friedensfeier’ là một quan tâm trực diện của Holderlin với dự phóng phù hợp cho việc thông đạt tư tưởng của ‘Nhất Thể’; đó là chủ đề thiết yếu mà Holderlin đặc nặng trong thi ca của ông. ‘Friedensfeier’ hầu như là cái nhìn lạc quan của Holderlin qua những bài thánh thơ của ông để lại, ông cho rằng đó là cái nhìn thánh hóa như sự ‘trở về’ trong nhu cầu khẩn thiết. Mục tiêu của Holderlin làm cho thi ca nguyên vẹn và xuất hiện dưới một nhãn quang trung thực. Phải hiểu rằng thánh thơ ‘Friedensfeier’ được coi là những bài thơ ngẫu nhiên, viết ra như lời thơ truy điệu, kể lể về hoài niệm; gần như không trùng ý với Holderlin sau nầy.

Thơ của Holderlin có một năng lực rộng lớn hơn loại thơ ngẫu hứng, một cơ hội cho chúng ta nhận ra được một biện minh cụ thể, được thành hình trong một hoàn cảnh thuận lợi cho dù lời thơ đã được sắp xếp mạch lạc để thành thơ. Holderlin thấy được cái bình yên bao la mới mẻ đó như một sự thúc bách, một thiên kỷ dành cho niềm tin thánh hóa một cách minh bạch với một sự hài hòa tuyệt diệu giữa Thượng đế và con người như cái gì cao cả đã diễn ra trong ‘Brot und Wein’ là một đánh dấu hạn hữu giữa Chúa và Con Chúa;  chính cái biểu tượng đó là giấc mơ của Thượng đế : “Traum von ihnen ist drauf das Leben” (Cuộc đời có vậy mới là mơ) .

 

                                                                *

      Biết rằng thi ca của Holderlin là dâng hiến kể từ khi phát nguồn cho tới những giai đọan cuối đời, một hoài bão tha thiết với Thượng đế, mặc dầu đối diện với Thượng đế nhưng vẫn trách cứ hay hoài nghi sự có mặt của Thượng đế; do đó Holderlin qui vào một tư duy ‘Nhất-Thể’ để hợp nhất ‘Diety’ niềm tin thánh hóa. Holderlin nhìn thấy bên trong những giáo điều (doctrines) của Hy Lạp là dấu tích để xây dựng ‘Hymne’ và ‘Diety’ trong thơ của ông dù là huyền thoại chăng nữa. Ngôn từ thơ của Holderlin vẫn mượn những danh xưng Hy Lạp làm chủ đề cho những bài thơ của mình.

Thi ca Holderlin nằm trong qui trình tổng hợp (general). Như thử nói đến ‘cái đẹp’

luôn luôn là minh bạch và luôn luôn là một liên kết nhất trí, tất cả là đồng nhất (all-unitive) đó là sự hiện hữu của niềm tin. Theo Holderlin nhà thơ là người xướng những ‘lời ca’ như một trường hợp cá biệt về cái trong sáng minh bạch đó trong thơ, một cấu tạo hợp lý trong hình ảnh về Thượng đế.

Đây 4 câu thơ bày tỏ của Holderlin trong bài thơ trữ tình ‘Dichterberuf’ :

     Mein Meister und Herrt!

       Odu, mein Lehrer!

      Was bist du ferne

         Geblieben?

    (Hởi đấng đại sư của tôi ơi!

       Người, vị thầy học!

      Sao người quá xa

                     Từ tôi ?)

Những tác phẩm sau cùng của Holderlin gần như lung lạc phần nào bởi vì tâm thần của ông chịu ảnh hưởng ít nhiều trong những cuộc tình mà Holderlin đã chạm tráng cũng như khủng khoảng về tài chính…từ đó ông rơi vào vòng luẩn quẩn một thời ở giai đoạn cuối đời.

Holderlin luôn luôn mô tả Thượng đế là một-tổng-thể-hợp-nhất; vấn đề còn lại là xác quyết Thượng đế như thế nào, Nhất-Thể như thế nào -nếu tất cả- là MỘT để con người đến gần với Thượng đế. Tất cả những bài thơ của Holderlin là cần thiết và tự nó có một liên quan mật thiết với diện mạo khác nhau của những vấn đề đã nêu; nhưng lời thơ như một sự cương quyết để phục vụ rộng rãi hơn giữa những vấn đề phức tạp thường xẩy ra giữa hiện hữu và đời sống.

Holderlin lớn lên với một tâm hồn thi sĩ có sẳn, vì thế ông mở mang trí tuệ như thiên phú, bẩm sinh đó là nhân tố nẩy mầm để tạo nên nguồn tư tưởng thi ca; tư tưởng đó như khuấy động ông phải thực hiện cho bằng được sự phát tiết bùng dậy.

Nói chung, Holderlin tư duy về Thượng đế từ lúc bắt nguồn qua những giáo điều có tính độc tôn và quyền năng, đấng cao cả giữa vũ trụ (pantheism) và cuối cùng chỉ đưa tới một niềm tin không gì khác hơn. Theo khoa thần học : Thượng đế là đấng toàn năng có sẳn (immanent) từ những cái có sẳn đó đưa đến nhiều thứ khác nhau; cuối cùng rồi cũng vượt lên tất cả. Trong giai đoạn đầu Thượng đế  tự cảm thấy ở chính mình như nhân loại bỏ rơi người, để rồi trong thời mạt pháp của thế giới ngày nay Thượng đế trở nên vô tư trước đòi hỏi của nhân loại,  ấy  là  điều thật sự bỏ rơi bởi Thượng đế.   Giữa hai trạng huống   đó đến nay   vẫn chưa   đi tới cái Nhất-Thể / Eins / All. Hoài bão của Holderlin đã giải tỏa  qua thi  ca  như  ông  đã thực hiện. Nó vẫn nằm trong cái siêu lý của thơ, mặc dầu Holderlin đã nói hết ngọn ngành kể cả thánh thơ huyền nhiệm đầy chất siêu hình và trừu tượng. Trực diện của thi ca giờ đây không còn là biểu hiện như một con đường dài vạch sẳn (unilinear) mà chỉ có một sự nhượng bộ và rẽ nhánh mà thôi. Những giòng thơ cơ bản và sáng tỏ nhất ở Tubingen là những thánh thơ ‘Mnemosyne’ với những thánh thơ xa hơn nữa. Đó là cái nhìn lạc quan về những luận cứ của Holderlin; có thể đó là cái tạo ra bởi Thượng đế. Đoạn cuối sau đây của Holderlin :

       Was ist Gott ? unbekannt,dennoch

       Voll Eigenschaften ist das Angesicht

         Des Himmels von ihm. Die Blize nemlich

         Dre Zom sind eines Gottes.

(Thượng đế là gì? Vô ngã Vô thực, vẫn đối diện với thiên đường  đầy đủ chức năng của người. Tia sáng chớp nguồn. Cụ thể, cơn phẩn nộ của Thượng đế).Thượng đế thật sự biến mất ở chính người, giờ đây chỉ là bóng mờ ’vô danh’, vai trò đặc điểm đó hiển nhiên như quyền năng của người, nhưng không phải là điều hiện hữu mật thể cần thiết cho người. Dù rằng là từng đoạn, từng mảng vẫn không gây được sự chú ý hấp dẫn nào hơn dưới bất cứ tính chất nào của ký hiệu giáođiều.

Sự xa dần với Thượng đế thường đến với chúng ta hầu như là điều đáng kể nhất trong sự phẩn nộ của Thượng đế(?).

 

Tóm lại; phát triển những giòng thơ đầu và cuối của Holderlin trong nguyên tố của ý thức bất hạnh được phát hiện  qua những bài thơ đã nói lên; từ những thánh thơ, sự đam mê cực độ như tặng phẩm dâng hiến giữa vai trò của nhân vật ’Diotima’ trong cuốn ’Hyperion’ là những văn bản dâng tặng; ’Empedokles’ là những bi ca trong loạt những thánh thơ chính. -Tất cả hoàn toàn phức tạp, rắc rối, chúng ta quan sát nó, trông đợi nó như một ’Nhất-Thể / Eins und Alles / All- Unity’ là hiện hữu giữa Thượng đế với con người -Chuyển đổi thị giác qua ý niệm cần thiết và vai trò của tư tưởng thi ca là một liên trình nối kết giữa thẩm tích (dialysis) của sự cả quyết là phát sinh những sự cớ khó-hiểu-mới và đưa tới cái gọi là ’quyết định’ mà tất cả sự thể đó như quay đầu vào ngõ cụt. Holderlin nhìn đời là một qui thể; để Thượng đế vào trong thơ, đẩy ông vào thực hiện sự tuyệt vọng của cuộc đời. Holderlin đã có một thời gian không dính liền đến với lịch sử văn chương. Có lẽ; ông biết trước những điều đó quá rõ ràng chăng hay ở đây là một trạng thái thông thường của Holderlin hay cái nhìn chủ quan của chúng ta đối với Holderlin ở vào kỷ nguyên nầy.

 

 (ca.ab.Tiểu tuyết 11/2011)

 

* Holderlin, Johann Christian Friedrich (1770-1843) Nhà thơ Đức.

Sanh ở Lauffen. Bạn học cũ của Hegel và Schiller ở Đại học Tubingen.

-Hoàn tất tiểu thuyết Hyperion(1799). Đam mê văn hóa Hy Lạp. Ông để lại những tác phẩm thơ văn có giá trị về thần học và một chiều dài vần điệu trong thi ca của ông.

 

** Thơ chuyển dịch sang Việt ngữ  bởi Lê Đức Lợi (Stuttgart. Germany) .

 

SÁCH ĐỌC:

 

  • Selected Poems: Friedrich Holderlin. The University of Chicago Press 1972 USA.

-     Books and Essays about Holderlin:

-     Inspiration and Poetry by C.M. Bowra. London 1955

-    The Tyranny of Greece over Germany by E. M. Butler. Cambridge (England) 1935

 

                                                            

 

                                                             ***

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1431
Ngày đăng: 11.12.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhất thể đa dạng văn hóa thời toàn cầu hóa Về kế thừa phát triển sân khấu dân tộc - Tuấn Giang
Hồn tôi đã hóa con đò ấy - Hoàng Vũ Thuật
Puskin và Nguyễn Du – hai nhà tiên tri* của hai dân tộc - Nguyễn Anh Tuấn
Con ruồi trong chai nước ngọt hay Nguyên tắc “người láng diêng” - Phan Tấn Thiện
Nguyễn Minh Nữu và “Lời ghi trên đá” - Phan Trang Hy
Khái niệm Âm – Dương, Ngũ Hành - Lê Viết Yên
Chìa khóa giải mã thơ Đường của Thánh Thán - Mai Văn Hoan
Xuân Quỳnh, đã yên ngày thác lũ - Nguyễn Đức Tùng
Nói thêm về Nguyễn Công Trứ - Yến Nhi
Bí truyền của Thiền - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)