Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
829
116.684.602
 
Thi ca đương đại(III) của thế giới thơ hôm nay
Võ Công Liêm

              

 

  Thi Sĩ Bùi Giáng (1926-1998) cho ra đời nhiều tác phẩm lừng danh về văn chương trong số đó có hai tác phẩm nói về thơ: ‘Đi Vào Cõi Thơ’ Cuốn I và ‘Thi Ca Tư Tưởng tức Đi Vào Cõi Thơ’ Cuốn II do NXB An Tiêm ấn hành vào năm 1969. Ông mở đầu tập thơ cuốn II với bài thơ như sau:

 

  ĐI VÀO CÕI THƠ

 

Ghé chơi một trận

Bằng bước gót phiêu bồng

Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ

Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu

Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty

 

Hoặc sao thì hoặc

Dù sao thì dù

Thể thái sao thì thể thái

Cốt cách nghiễm nhiên rất mực

Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng

 

Vậy kẻ nào

Tự xét mình

Từ trong tinh thể mà ra

Chả có chi phiêu bồng tí chút

Thì chả nên cưỡng cầu

Tự ép uổng

Ghé vào thi ca thâm xứ làm chi

Cho huống cái công lao trí hải

Cho phí cái công trình bình sinh tâm nguện

Nai kính cẩn đề kê khai vô dữ ngữ .

 

Với Bùi Giáng làm thơ không cần phải có Tựa hay Bạt hay qua lời giới thiệu, bởi; tự thân nó đã có lời tựa và lời bạt trong đó, không cần một trung gian nào hay qua một ‘sách lược’ hay qui cách ước lệ nào hơn, bởi; nó phô diễn trọn vẹn tâm và ý là chất liệu nồng cốt tạo nên thơ. Diễn trình của thơ qua từng con chữ và ý là một ‘thiết kế’ có từ xưa tới nay. Cho nên chi không đòi hỏi cái việc cung, cầu cho cân xứng ‘lứa đôi’ giữa thi sĩ và thi ca. Nói rộng ra; thơ, họa là hồn không thể đem bán linh hồn một cách dễ dàng; bán tranh tợ như bán trôn nuôi miệng. Bán thơ khác nào thứ ‘trôi sông lạc chợ’, bởi; chữ thơ là ‘chữ trinh còn một chút này’(Kiều). Thơ ở tự nó với tấm lòng thanh cao rộng mở, thơ không ích kỷ mà vị tha mới sống được với đời, mới dung thông giữa thơ và người. Thơ có nơi chốn của nó, không lầu son gác tiá, sơn son thép vàng mà là đỉnh cao ngự trị ở ‘quốc tử giám’, ở viện hàn  lâm. Đem thơ ‘phơi’giữa chợ trời là hành động tàn bạo, dã man.‘Trời nắng chang chang người trói người’ (CBQ) tợ như vậy! In thơ để thưởng chớ không bán buôn. Càng phong kín càng danh giá. Thế giới thơ ngày nay phủ nhận mọi yêu sách, mọi nhu cầu mà đến trong một tinh thần ‘phá chấp’ để thơ đi vào tánh không là phép tu chứng của tôn-giáo-thơ, một thứ kệ để tụng niệm. Mà thực! thơ của những thế kỷ trước đã hóa ra kinh, kệ như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi nó phản ảnh ở đó một dòng thơ đương đại. Như trong Thanh Hiên Thi Tập của Nguyễn Tiên Điền với một bài thơ ngắn chan chứa tình người đậm sắc thi ca đương đại là đúng thời kỳ mà họ đang sống. Ngẫm xem :

 

Thiên điạ biên chu phù tợ diệp

Văn chương tàn tức nhược như ty

Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ

Đông phong thành hạ bất thăng tình.

 

(Thuyền con chiếc lá giữa trời

Thơ văn tiếng thở như lời ta than

Trông vời hồng rụng ngổn ngang

Tìm đâu chốn cũ muôn vàn dưới kia)

Xét từng con chữ, từng ý nghĩa nó bao trùm một cái gì tồn lưu nhân thế, đúng tâm lý con người và đúng tâm lý thi nhân. Thơ không còn là mộng mơ mà lời than ai oán là tiếng thở dài muôn kiếp cô liêu, Thơ đã hiện đại hóa để sống thực với đời thường, là một dấn thân phát tiết từ tâm thức là cái gì có tính chất đương đại. Đương đại là đương đầu với thế gian, chìm đắm trong một thứ thi ca phản chiếu từ trong ra ngoài, nó vừa lồng lộng, vừa khắc khoải ở cõi lòng. Thi ca đương đại là sống động giữa đời và người trong cùng thời kỳ, cùng thế hệ với những người khác, thời gọi đó là thi ca đương đại (contemporary poetry). Nó mang tính chất thuộc siêu hình để nhập vào thi ca một cách đơn phương trong từng con chữ để được gọi là ‘thánh-thi’ trong bất luận là gì cho ‘tự do’ và ‘hạnh phúc’ –The metaphysical enters the poem solely in the words ‘saint’ in the any line and ‘free’ and ‘happy’... Cảm thức đó chưa hẳn đầy đủ cho chính nó và cảm thấy như không có trong cuộc đời. Nhưng; dù chi thì chi nó vẫn hiện diện với đời.

 

Don Giovanni nói như thế này: ‘Sua passion predominante / è la giovin principiante’ (His ruling passion / is the fresh young maiden) có nghĩa rằng ta chả giấu gì ta và ta chả phải sợ ai kiểm soát hay cách ly ta mà nó đến trong một tiềm thức tỉnh lặng đó là những gì đến trong tâm thức của thi ca là luật định dành cho đam mê thiết tha, nó tươi mát, trinh nguyên như người con gái trẻ. Thơ nó đến trong cái gần kề cuối cùng đó ‘in the next-to-last’ để rồi phát thành ngôn từ một cách tự nhiên như mặt trời mọc, để có: ‘mặt trời mọc/mặt trời mọc/rưng rưng mùa hoa gạo’ (Quách Thoại) chữ nghĩa đó là lời phát ngôn ra thơ, một thứ thơ hiển nhiên đấy là thứ thơ đương đại nó sống đúng giữa lúc này và tồn lưu, tồn lại và mãi tồn liền cho hôm nay và mai sau. Cái chỗ dị biệt sâu rộng đó không có thể cho đó là một sự tồn lui giữa thế gian này để rồi chôn vùi nó cho đến biệt tích giang hồ. Nguyễn Du sang sẻ đôi điều để chúng ta gặp nhau mà không bở ngỡ, từ chỗ đó thi sĩ phải đành lòng ‘thốt’ lên lời bí tỉ, ngậm bồ hòn mà thương cảm cho thân phận kẻ sĩ Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ cái sự này mà có là vì nó luôn nằm bên cạnh ta mà thổn thức, nhưng cái ‘miền’ đó là cái cõi thái hư tịch mịch. Sao gọi thái lai tịch mịch? -Là tiếng kêu gào vô thanh, vô trượt, vô ngôn là những gì âm lai, đồng vọng hồn lià khỏi xác để cho thơ đi vào miên viễn ở cõi tồn sinh. Bởi; tồn là một định nghĩa rốt ráo cho thi ca, nhất là thi ca đương đại nó ẩn nhưng mà hiện, nó che nhưng mà hở đó là hoài vọng của thi nhân. Trong vùng tha thiết đó cho ta nhớ một vài câu thơ mà tác giả đã thiên thu từ lâu giữa trời và trăng, giữa đêm và ngày trong cõi u tịch ướt át cho ta một ướt mi/fatigue/humidité một sự căng thẳng mệt mỏi, mỗi khi tuổi đã xuôi về: ‘Comme le soleil dans l’aurore / La lune dans la rosée de la nuit / Dans votre humidité courante / Nous laverons nos members fatigues’(André Gide). Ăn nhờ đất, chết nhờ đất / Les Nourritures Terrestres. Thì ra nó cho ta một gợi ý thi ca của tứ thơ đương đại thời đó. Ui choa! Cõi thơ thật quả vô ngần cho ta chìm đắm đi vào hư vô.

 

Francois Villon diễn tả cái thấm thiá trong thơ: ‘Mais òu sont les neiges d’antan? Thì có khác chi Nguyễn Du nói: ‘Trường đồ nhật mộ tân du thiểu’ Ngẫm hai câu thơ này mà hiểu ra nghĩa lý thâm hậu: ‘Tan về đâu, những đóa tuyết ngày xưa’ và ‘than cảnh đời dài mà ngày sớm tàn’ Đó là sự thiếu vắng trong cuộc đời, tuyết tan tình tang theo! Tâm tư đó là một phát tiết tràn trề thi ca đương đại!

Vậy thì tìm hiểu cái đương đại đó một cái chơi cho vui giữa lúc trần gian đang đối phó với Cô-Vi, Cô-Vút (viruscorona pandemic). Hầu mở rộng con đường tình ta đi dưới trời xế bóng buổi hoàng hôn…

 

Trong ‘Thi ca Tư tưởng II’ của Bùi Giáng ông có liệt kê nhiều nhà thơ, trong đó có Phạm Hầu, ông dẫn thơ của thi sĩ với lý luận rất sáng tỏ và cao siêu. Để thêm thắc một chút hương cho đậm nét ‘đan thanh’ nhân thực hiện tiểu luận: ‘Thi ca Đương đại của Thế giới Thơ Hôm nay’ ghi lại đây một số chi tiết về nhà thơ Phạm Hầu vốn được coi là nhà thơ đương đại vào thời đó và chiết ra một vài câu thơ tuyệt chiêu của thi sĩ để thấy ở đó một sự thoát tục trên đường đi tới với hư không.

 

‘Nàng khóc bằng tay trên phím ngà

Những ngón tay dài như lệ sa’.

(Dạ Nhạc)

 

Có cần bình giải hai câu thơ này không? Không nên chạm vào đó, bởi; nó là kết tụ tổng hợp của một tinh anh phát tiết. Nguyễn Du nói: ‘Cho thanh cao mới được phần thanh cao’ Thì ra Nguyễn tiên sinh đã tiên đoán trước thời cuộc và thấy được hậu duệ của ông ‘văn chương tàn tức nhược như ty’ cái đó là cái điều thiết thân dung thông với tồn sinh. Đó là nỗi ai oán của thi sĩ: ‘những ngón tay dải như lệ sa’. Xin có lời bái phục thi ca đương đại! Vì vậy không nên đem nó ra giữa ‘chợ trời’ mà bình với phê. Vì rằng; những kẻ làm việc đó là chưa đạt tới cái chân tướng của thi ca; bình với phẩm làm chi cho tội với thi tứ!

Một câu thơ khác:

 

‘Đưa tay ra vẫy ngoài vô tận

Chẳng biết xa lòng có những ai ?’

(Vọng Hải đài)

 

Hai câu thơ như thế đủ để giúp cho những linh hồn tuyệt vọng trước tình cảnh mất tình yêu mà du hồn vào điệp khúc của mê hồn trận, là vì; Phạm Hầu đã thay mặt mà nói lên nỗi buồn, một nỗi buồn như mây như mưa. Từ chỗ đó cho ta một liên đới giữa người với người, giữa buồn và vui là một tổng thể chung, một sự kêu gào thống thiết của cuộc đời. Phạm Hầu thi sĩ đã giải thoát ở chính mình để đến bờ giác. Cái bờ giác đó tưởng như giả mộng. Cứ đọc đi đọc lại vài lần của chừng ấy thơ mới thấy được cái chân như của nó; thời tất ngộ. Ngộ là thấy người thấy ta để mà làm thơ. Cho nên chi mọi lời phê phán không còn hiệu ứng nếu chưa thấm thấu nghĩa lý cao siêu diệu vợi của thi ca. Còn nếu ‘cà chớn’ đem ra bình giải một cách vu vơ thì lời phê đó trở nên phù phiếm. Vì ta có hơn gì ai mà phê với phán. Đúng thế! 

Đọc trọn bài thơ này của Phạm Hầu.

 

LÝ TƯỞNG

 

Sầu hương hoa gạo đỏ bên chân

Xa nắng chiều hoe nhạt mấy phần

Một cột đèn cao mờ góa bụa

Đường dài toan nối hận gian truant

 

Tôi theo tư tưởng vô cùng tận

Chỉ gặp vô cùng nỗi quạnh hiu

Sáng sớm: rạng đông,chiều:chạng vạng

Những giờ mới lạ có bao nhiêu ?

 

Thuở nhỏ đêm mơ nằm thấy bướm

Giờ không mơ bướm lại mơ thơ

Đời tôinếu rụng bao nhiêu sắc

Cũng bởi vì tôi quá mộng hờ

 

 -Ao ước ngày mai sắc nắng thơm

Chiều mai thôi rang nhuộm cô đơn

Chiều qua gió thổi lời tôi nguyện

Quên thổi giùm tôi hận chập chờn

 

Tôi đợi người đây, Tuyệt đích ơi !

Dẫu xa, xa cách mấy phương trời

Biết rằng vô ích sao tôi vẫn

Phung phí đời tôi mấy độ tươi .

(Trích từ Thi ca Tư tưởng của Bùi Giáng)

 

Bài thơ Lý Tưởng chia ra năm phân đoạn luận là cả một chan chứa tình thật, một thứ tình sống thực không còn chi để phân bua, lý giải cho rộn đám con cào cào. Vì ‘cào’ ra mà phê với phán hay bình giải là tô son vẽ phấn của từng con chữ hay từng lời thơ và chạm rồng vẽ rắn cho đạt ý mình mà không đạt ý nhà thơ thì cái đạo dụ (chữ này lấy từ điều luật của thời đệ nhất Cọng Hòa NĐD) đó được xem là tội ác văn chương. Mà quên đi rằng mọi ngôn ngữ thi ca là của riêng thi ca. Đứng ra bình giải hay phê bình thơ là đẽo gọt thơ hay vạch lá bắt sâu là lối phê bình hạ cấp chưa đạt tới trình độ của cái gọi là tối thượng thừa của thi ca. Làm thế khác chi gãi trật chỗ ngứa. Và; làm mất tính thiêng liêng của thi ca đương đại. Đừng! nên bình cái không phải bình mới là phê bình, mới hợp thời thượng của thi ca đương đại.

Phạm Hầu chỉ sống với đời trước sau có hai mươi bốn (24) năm (1920-1944) nhưng đã sống nhiều như người sống lâu. Phạm Hầu còn là họa sĩ và xuất thần để trở thành thi sĩ lúc mới mười hai tuổi (12). Ngoài tài nghệ thi sĩ kiêm họa sĩ. Nổi tiếng qua bức tranh ‘Hòn Đá’ đoạt giải nhất ở triển lãm Đông Kinh (Nhật Bản).Tiếc thay thi họa sĩ ra đi quá sớm, nhưng; buồn chi!Phạm Hầu còn sống đó với tư tưởng tự do trong sáng tạo hướng tới vô biên là hiện thân của một trào lưu thi ca đương đại.Đáng để đời!

 

TRẦN KIÊM THÊM

 

Đọc thơ của vô số nhà thơ xưa có, nay có, thơ Tây có, thơ Tàu có, thơ bác học có (triết học) thơ bình dân có (hò, vè, con cá, con tôm), thơ dịch (tả) có, thơ hùm bà lằn củ tỏi, hột mít đều có, nhưng; ba cái thứ này chưa thoát hồn thơ cứ rề rề củi mục chấm mắm nêm có khác chi: ‘con thuyền Nghệ An’ mà cần một sự phách lối, ngang tàng:‘văn như Siêu Quát vô tiền Hán /Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường’(Cao Bá Quát). Mới làm nên lịch sử cho thi ca; chớ thấy ai làm chi thời a-dzua theo, làm xáo trộn cả đời thơ. Cái sự đó không ai gọi là phát tiết tinh anh mà phát tiết tào lao, sanh phải năm khỉ dẫu có làm thơ/văn chăng nữa đều đi vào ngõ cụt, hết lối thoát.Làm thơ dù xuất thần (transcend) hay đột khởi (spontaneous) là dựng nên cái lý chính đáng cho thơ. Thi ca nó cũng có dòng dõi của nó. Chớ phải chơi đâu!

Trần Kiêm Thêm là thi sĩ thứ thiệt hay còn gọi là nhà thơ cao qúi giữa trần gian. Thi sĩ không có vọng ảo để trở thành thi nhân một cách đúng nghĩa. Cái sự ‘ăn chắc mặc bền’ của Trần Kiêm Thêm nhưng lại có hồn, hồn Việt Nam thuần chất giữa trời thế kỷ. Không pha chế, không biến chất (chemistry) cái đó mới đáng nói, còn nói chuyện ta bà thế giới là tào lao, xịch bộp không nên.Văn chương ‘tàn tức’ là ‘khung cửa hẹp’ không phải hàng rào tre, bụi dứa; tre, dứa có ba hạng tre, dứa, tợ như con nhà Tông không giống lông cũng giống cánh; là vậy. Nếu cổng nhà có ‘phù điêu’ là điều đáng trân trọng.

Trần Kiêm Thêm làm thơ không nhiều, ít lắm nhưng bài nào chắc nịch bài đó, thấm đậm thi ca tư tưởng.

Đọc để thấy người thấy ta ‘trăm trận trăm thắng’.Thế nhưng; ít ai có được như Trần Kiêm Thêm. 

 

THUỞ XA NGƯỜI

 

Một sớm người đi theo mây bay

Ta say nằm lạnh suốt đêm dài

Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ

Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai?

Nửa đêm tĩnh dậy thấy sao rơi

Ta nghĩ người đang ở cuối trời

Ơi những đám mây còn lãng tử

Xin để hồn chùng trong đêm khơi

Ôi má ngườitừ nay thôi hồng

Gió cũng trầm thương tóc thôi hong

Mai sau thoảng nhớ mây vườn cũ

Ta yêu người bằng mối tình không .

(1969)

 Thiết nghĩ không còn chi để phân bua, lý giải trong từng con chữ, từng đoạn câu của thể thơ thất ngôn. Trần Kiêm Thêm khéo vắt dòng, đan chữ một cách tài tình, nhịp nhàng như một tình khúc, chữ nghĩa mới choang, đọc nghe như lục bát. Sự này rất hiếm để xây dựng thành thơ, cho dù những ai đã trải qua một quá trình làm thơ hơn nửa thế kỷ. Nói là dài thời gian kinh nghiệm làm thơ nhưng đều là thơ ù lì, chả thấy chi là sáng tạo ‘con chữ’; thời làm răng gọi là thi ca đương đại, đương đại là vượt thời gian như đời ngợi ca ‘tiếng hát vượt thời gian’ là nói cho ra vẻ văn chương chơi cho vui thôi. Thi ca là phải vượt thời gian và không gian mới gọi là thi ca đương đại. Làm thơ thì ai làm cũng được nhưng để tiếng thời gian mới là khó.Cho nên đọc thơ không phải ăn bún suông mà ăn đúng điệu bún bò Huế mới thấy ngon !

 

PHAN THỊNH

 

Không biết ông Nam Cao tác giả ‘Đôi Lứa Xứng Đôi’ (tức Chí Phèo) ngoài viết văn, ông có làm thơ hay không? mà ông phán một câu nghe tuyệt cú mèo: ‘văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khởi những nguồn chưa ai khởi và sáng tạo những cái gì chưa có’. Thi ca cũng là thứ văn chương phát từ tâm và trí, đôi khi nó như cơn gió lộng, thổi ập vào người có khi choáng váng, có khi hòa nhập. Nói ra có vẻ ‘hữu khuynh’, tốt khoe xấu che. Không! chủ quan mà nói cái sự đó do ‘động’ mà ra, có động mới thành thơ, động ở đây không phải phiến động. Trước sân chùa Pháp Tính. Lục tổ Huệ Năng nói: ‘Không phải gió động, không phải phướn động mà là cái tâm của bậc nhân giả động’. Có chuyện chi bất bình mà đem Phật giáo Thiền ra nói. Thưa không. Thi ca vốn thuộc thiền phái nó đòi hỏi cái tâm hơn là luật tắc. Với Thiền; trạng thái tâm linh là trạng thái vô vi. Đấy là điều cần thiết, thật sự có lợi ấy là đạo và sau hết nó trở nên hiện hữu tối thượng thừa –What is really essential, really; productive is the way -after all- becoming is superior to being’ (Paul Klee). Rứa thì làm thơ thuộc trạng thái vô vi? Mô có; vô vi ở đây không có nghĩa vô tích sự, hả mỏ chờ sung rụng. Vô vi: là huyền nhiệm là động trong một tri thức nhận biết: ‘đạo thường vô vi, nhi vô bất vi’. Thi sĩ Phan Thịnh sống trong trạng huống đó để thành thơ. Thơ Phan Thịnh xây dựng theo dạng thất ngôn nhưng trình bày như thơ tân hình thức; chớ không dám nói nó là tân hình thức. Mà thiệt; thơ Phan Thịnh là thơ tân hình thức có nhịp điệu, có vắt dòng và dựa theo luật tắc để diễn tả thành thơ, đặc biệt của thơ tân hình thức là ngữ điệu và lập lại gần như cách nói thông thường. Phan Thịnh dựng một bài thơ là dựng trong tâmtrí mới thành thơ một cách điêu luyện đúng nghi thức của thể thơ mới. Mời đọc để thấm nhuần chất lượng của thơ:

 

NẬM RƯỢU MÙA ĐÔNG

 

Nậm rượu mùa Đông nghiêng hổ phách

Rót về phương bạn một vài chung

Tư hương, triền miên tư hương khúc

Lạnh buồn như tuyết sương rừng phong

 

Nậm rượu vào Đông. Chung phá thủy?

Tích xưa choáng ngợp đến bây giờ

Chừng nghe ngọc rạn, pha lê vỡ

Chen vào sương tuyết vọng vào thơ

 

Nậm rượu vào Đông; ù, hiền hữu

Phương này rót mãi tận phương xa

Ấm áp cho vơi thời gió bão

Xoáy người vào mấy cuộc phong ba.

 

ĐỖ QÚI TOÀN

 

Không nhớ bắt gặp ông thi sĩ này ở đâu, trên báo chí, trên mạng hay một vài nơi nào hay trong tâm trí và cũng chẳng biết bi chừ ông ở nơi mô bên trời viễn xứ hay bên quê nhà? Chuyện nhỏ! Biết nhau qua thơ như biết nhau trong đời. Thôi thì xin ông niệm tình mà thứ tha kẻ phàm phu tục tỉu này là bởi thơ như một hoài niện. Ernest Renan nói không biết có thiệt không ‘souvernir est synonyme de poésie’. Rứa cho nên chi mới liên can tới thi sĩ Đỗ Qúi Toàn. Cái hay thường bỏ vô trắp. Còn thấy không giống ai thì ‘đi dậy chỗ khác chơi’. Phải nói là qúi ông thi sĩ này từ khi đọc thơ ông. Nếu thi sĩ xét bóng, xét gió mà trách thì tại hạ xin nhận tội. Rứa thôi! Phải ví Đỗ Qúi Toàn như Emmanuel Kant thốt một câu mà để đời: ‘Pourquoi vert l’éternité’ có kẻ dịch như thế này: ‘Ôi thiên thu sao người xanh màu lá’. Bài thơ của Đỗ Qúi Toàn nếu có dịch gia nào dịch chắc chắn là thoát tục, bởi; nó chứa một cái gì vừa siêu hình, vừa hiện thực. Hai trường phái này gần như tân hình thức dung thông; bởi nó có một bố cục trọn vẹn và cân xứng (composition and balance) Nếu cho thơ Đỗ Qúi Toàn làm theo thể thơ tân hình thức là vì thơ tân hình thức là mở rộng và chấp nhận mọi hướng từ quá khứ tới hiện tại, phá vỡ mọi biên giới giữa nghệ thuật, âm nhạc và thi ca. Thơ là những khoảnh khắc thức tỉnh của đời sống. Đỗ Qúi Toàn thực hiện đúng phương châm của thi ca đương đại. Đọc bài thơ của tác giả dưới đây để thấy lòng nao nao như ta vậy :

 

CON ĐƯỜNG

 

Con đường xưa

bóng cây đó

còn nao nức hương thơm

em thấy chưa

cứ mỗi tình yêu

lại có một con đường

để nhớ

đêm đi qua một mình

sao chịu nổi

đời tình nhân làm khóc những ngôi sao.

(1990)

Đọc cho đã đời con cóc mới thấy được cái chân lý siêu việt của thi ca. Bài thơ có nói giăng nói cuội thì đó là thơ. Thơ tả thực như truyện tả thực, không giấu đầu lòi đuôi, nhưng; vẫn có cái siêu lý của thơ, vì; thơ bất hoặc, bất ngoặc, bất biến mới thành thơ. Tuyệt đối đừng mổ thơ, mổ thơ là mổ tác giả. Vì thơ là cõi phi, nó độc quyền diễn tả. Tán ẩu không được! Xin có lời ngợi ca thi sĩ Đỗ Qúi Toàn.

 

THÚY LIÊN

 

Cô nữ sĩ này làm thơ tự do, thơ không vần một cách nhuần nhuyễn. Không biết nữ sĩ này học ở đâu ra mấy ngôn từ lạ lẫm và tình tiết như vậy. Đẻ thơ và đặc tên thơ rất chi mới lạ và độc đáo. Nghiền ngẫm thì quả là thánh-thi-ca mà cô đã trút vào đó. Cô làm thơ không nhiều như người ta mà bài nào làm ra là như đinh đóng cột, chắc nịch không tì vết, không soe sua, không hoa lá cành, phong cách thơ đọc lên nghe giản dị như đất nước nơi cô sinh ra và lớn lên. Chưa gặp cô nhưng chắc chắn là đẹp mắt vô cùng. Cô phát tiết từ năm 2007 đến năm 2010 thì cô biệt tích giang hồ, không thấy thơ văn xuất hiện như trước đây. Nữ thi sĩ bỏ vùng ‘sỏi đá’ của ‘đại lộ kinh hoàng’ vùng đất hỏa tuyến nơi để lại cho cô nhiều dấu ấn, ấn tượng đó cô mang theo trong tình yêu và trong cuộc đời. Đó là yếu tố để thành thơ. Thành công của thi sĩ Thúy Liên là biết hòa nhập vào đó như thể uống nước chanh phải có đường thì mới ngọt và thơm. Cho nên chi đọc thơ cô cảm thấy như gần gũi, cùng một tạng thể, đều ‘chơi chữ’ cho thơ thêm phần hào sảng. Không biết cô thiên di vào Nam (Khánh Hòa) năm nào? Trên báo giấy Năm 2011 có chụp hình cô ra dự Hội Thơ Tết ở Quốc Tử Giám Hà Nội. Thời điểm đó cô đã được bình chọn là thi sĩ của năm. Thành thực mà nói thơ cô làm rất ‘hợp-rơ’ cho những ai có khuynh hướng thơ tân hình thức. Bởi; cái vắt dòng và nhịp điệu trong thơ thi sĩ Thúy Liên là thể điệu của hình thức mới. Mời đọc:

 

PHỤC SINH TÔI

 

đêm ngã vào tôi những khoảng trống thầm thì

những đáy vực lặng im

run vành môi kỷ niệm

ngực trần không vướng víu

bàn tay anh khẽ chạm

bão tố

phục sinh tôi những ẩn ức bóng tối

phục sinh tôi những miền xanh hoan mê

 

đêm ngã vào tôi những hạt mưa đen thao thức

những sợi nhớ ray rứt

không có ngôi sao nào va vào nóc giáo đường

tiếng đàn ai rưng rưng

lưu ly lệ vỡ

những hạt lẽ loi

đêm đã quá xa miền lửa cháy

lềnh phềnh hơi thở chiêm bao

 

tôi hát ru đêm trong cổ họng khô khát

dục cuộc hành trình những kẻ yêu nhau

vòng tay khóc cười gặp gở chia ly

lấm tấm mưa dải dầu

những hạt mưa hoa trái thơm phức

môi anh

rồi mi em khép ngủ …

(2007)

 

THẢ TÔI VÀO XUÂN

 

tôi bỏ tôi lại, tháng chạp, những ngã tư mưa

những xám mù con mắt

gió cứ rách toét thịt da

buồn chui vô dạ tràng đau

(2010)

 

            THƠ (thay lời ngỏ)

 

Thơ là cái chi chi ? Không nên luận bàn và cũng không nên đem ra lý giải, đã nói ngôn ngữ của thi ca là của thi ca. Mỗi khi có tập thơ ra đời hay đề tặng là đem ra bình giải. Càng giải càng thấy ngu ngơ giữa ngữ ngôn và ngôn ngữ; một thứ phê bình bầu cua cá cọp không nhận ra mình, không nhận ra người; tác giả của thi tập là một trưởng giả làm thơ có ‘phong vị thủy’. Cho dẫu; thi sĩ người ít làm thơ nhưng lại nhiều thơ hơn những người hay làm thơ. Rứa mà cứ đèo keo phê bình cho được ý. Phê bình theo kiểu rập khuôn, hò mái đẩy theo dạng chị em ta ‘mời’ đọc hay mua, thường ở cuối bài phê; sao lại làm thế.Vô duyên! Đừng khuyến kích theo kiểu mãi võ sơn đông. Quê lắm! mà hóa ra bán đấu giá giữa chợ trời.

Xưa người ta qúy thơ để thưởng thức rồi ngâm, rồi vịnh chớ không ai dại gì ngồi giữa chiếu mà đem ra bình với rao. Khác ngày nay ngứa miệng là đem thơ ra phân tích, lý giải, dựa hơi tán hưu, tán vượn. Thật điên rồ! Mà thiệt! người đứng ra phê bình dù ‘khoe’ có bằng cấp, có trường lớp, nhưng; rặc ròng khoe thì nhiều hơn phê. Phê theo kiểu vòng vo tam quốc, lòi cái ‘le moi est haissable’ là cái đáng ghét. Rứa mà cắm đầu chạy cho bằng được. Nhận lời phê thơ hay truyện là ép vào cái thế chẳng đặng đừng. Rồi đem ra đăng đàn diễn thuyết qua các báo và mạng. Vô bổ! không cần cậy đăng, tự tâm thấy hay mà tìm tới. Làm thế mất đi cái tình mà hóa ra ham danh vọng. Cái đòi hỏi đó không thời trang chút nào cả.

André Maurois có lần nói : ‘in literature, as in love, we are astonished at what is chosen by other / trong văn chương cũng như trong tình yêu, chúng ta đã kinh ngạc những gì mà người ta đã chọn’ nhưng; chắc chắn cho ta một cái gì hấp dẫn, những cái gì chứa bên trong với một khả năng của từng con chữ phát tiết thành lời; thời cái sự đó càng tăng thêm kinh ngạc hơn là phê với bình. Phê những cái chưa ai phê, bình những cái chưa ai bình thời mới kinh ngạc. Còn đúc khuôn như tạp-lô; nói làm chi trời. Mệt ! ./.

 

 (ca.ab.yyc. 12/2/2021 nhằm 1 tết Tân Sửu)

 

ĐỌC THÊM: ‘Thi ca Đương đai I’ / ‘Thi ca Đương đại II’ Hiện có trên một số báo giấy và mạng trong và ngoài nước hoặc email theo

đ/c đã ghi.

TRANH VẼ: ‘Covid 19 / Siêu-vi 19’ Khổ 16 1/2” X 23 1/2” Trên giấy cứng. Acrylics+ Mixed . vcl# 1422021

                                                                                      

                                                                                           

 

     

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 792
Ngày đăng: 04.03.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ tình Trần Hạ Vi - Nguyễn Đức Tùng
Về tập “64 Bài thơ hay” và những tinh hoa - Nguyễn Thị Xuân
Thế giới của những thiên thần - Nguyễn Thọ
Cơ Duyên nào đưa Anh đến với thơ? - Hoàng Thị Bích Hà
Chân dung văn học với Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Võ Phiến, Nguyễn Tuân... - Đỗ Quyên
Thần tượng thơ ca và chiếc “bánh vẽ” - Nguyễn Anh Tuấn
Tản mạn về cái tôi Phạm Thiên Thư trong thi phẩm “ Trại hoa đỉnh đồi” - Phan Trang Hy
Vũ Thành Sơn, Kẻ khác bên trong chúng ta - Nguyễn Đức Tùng
Liên hệ thi pháp bài” Người đàn bà trắng” của Phạm Ngọc Thái - Nguyễn Thị Hoàng
Như một phong thư gửi nhiều địa chỉ - Nguyễn Thanh Huyền
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)