Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
807
116.677.788
 
Văn chương là gì
Võ Công Liêm

 

                                  

 

   Theo định nghĩa thông thường văn chương có từ chữ viết để thành văn. Nhưng; đúng nghĩa của văn chương là đặc trưng cách riêng hoặc đến từ cảm thức –in a literal manner or sense, nó đến trong tư thế tự nhiên hoặc sắp xếp trong cách viết để in thành sách. Văn chương hóa là đi qua nhiều thể cách (formal) khác nhau, cân xứng (balanced) có chuẩn mực và một thứ ngữ ngôn trong sáng (polished language); đấy là những gì cô đọng thuộc về văn chương hơn những gì thông tục trong ngữ ngôn hoặc là phát ngôn (bằng chữ) chớ không phải ngữ ngôn (nhận biết) và tạo vào đó một thứ văn chương chuyên nghiệp. Một kích thích tố của tâm hồn, đặc biệt là thi ca, qua nhiều thể thức hình ảnh của thơ và lý luận của văn một cách điêu luyện và sành sõi; tất cả thể hiện trong văn xuôi (prose) hoặc trong thơ (verse). Tựu chung nó có tính độc lập và phát huy để thành văn là cơ bản hình thành cho một thứ văn chương đặc thù và siêu việt.

 

Văn chương là một biểu lộ tình cảm để dựng vào đó một ngữ ngôn ngoại hạng; mặc dù nó thoát thai từ một hình thức ‘giải thoát’ để thành văn trong một sáng tạo độc đáo và hi hữu, là một phát tiết mãnh liệt từ trí tuệ phi thường thời gọi là văn chương hạn hữu cho một lý thuyết văn chương (Literary Theory). Lý thuyết văn chương là một cố gắng làm nên một lý thuyết văn chương hiện đại và lôi cuốn rộng rãi đến với người đọc. Lý thuyết này được coi là học thuyết cho thứ văn chương phê bình của những nhà lý luận văn hóa –as well as literary critics, anthropologists as well as cultural theorists. Trong cùng một cảm thức khác, có lẽ; không coi đây là một sự ngỡ ngàng, đột kích về mặt tâm lý mà là một xác nhận cụ thể. Không phải là một cái gì để đạt tới của việc phát thảo hay hoạch định mà là một minh định vai trò và chức năng của viết và đọc trong ngữ ngôn của văn chương, nó cũng chẳng phải là ước lệ dành cho văn chương mà có từ hiện tượng học (phenomenology) và có từ chỗ phân tích ký hiệu trong ngữ ngôn (semiotics) cho một thiết kế cấu trúc và cũng là phân tâm lý khác, là một sự gì được coi là giản đơn / simply để chú tâm tới cách viết thành văn, đấy là cốt tủy dành cho văn chương, nhất là văn chương đương đại (contemporary literary). Trái lại; tất cả dữ kiện đã làm nổi bậc tính người một cách rõ ràng và có một sự liên can vượt ra ngoài những gì của chính nó, đây cũng là điều đặc biệt đem lại một thứ lý thuyết văn chương trong sáng và lợi ích; nói chung là phát tiết tinh hoa / so-called elitism. Còn nếu coi đây là sự khó, cho dù; là ngữ ngôn khó hiểu đã làm cho người đọc không tìm thấy ý nghĩa thâm hậu bên trong mà làm mất đi cái tinh túy bên trong của nó, bởi; duy trì cái lý thuyết bí truyền của nó mà đành phải xét lại. Qui cách mới nhất nói về văn chương là điều đáng bỏ công sức lúc này hơn là phô diễn cái tư duy hạn hẹp cho sự việc hiển nhiên thông thường.Văn chương lý thuyết (literary theory) khác với chủ nghĩa văn chương (literalism).Văn chương không thể có chủ nghĩa; văn chương là đặc thù, là cách riêng, là ngữ ngôn viết thành văn, nó không có khuynh hướng hay trường phái mà phát huy để có văn chương lý thuyết mà thôi.  

 

Thí dụ: Thi sĩ Z. làm thơ không phát tiết ở trạng thái cảm thức xuất thần mà phát tiết tùy hứng để phù hợp với thị hiếu, lối thơ ‘tả tình’ sống sượng qua lời thơ ‘ai oán’ là nỗi bi thảm bị đánh mất; cái thương tiếc của thi sĩ Z. không khác cái thương tiếc của người khác mà chứa cái lập-lại thời cái đó không thể gọi là văn chương thi ca. Văn nhân W. dựng chủ đề ‘chủ nghĩa’ cho tác phẩm là điều không sát thực tế mà để vào đó một sự bí truyền vu vơ thời cái đó không thể gọi gọi là phát tiết tinh hoa (elitism). Cả hai thi văn nhân lạc hướng của cái gọi là lý thuyết văn chương. Đó là những gì sự thật của tinh hoa trong việc tu tập văn chương là ý tưởng dựng nên tác phẩm văn chương –What is truly elistist in literary studies is the idea that works of literature, có thể thẩm định với một thể loại đặc biệt của những gì phát sinh thuộc văn hóa –can only be  appreciated by those with a particular sort of cultural breeding. Đấy là điều cần quan tâm tới.

 

Nghịch lý của lý thuyết thường có nghĩa như một đối kháng đến những lý thuyết của người khác và quên cái gì của người khác. Lý thuyết văn chương là nhìn vào một thực thể để minh định cho một thứ văn chương đương đại. Có những gì khác nhau để xác định cho văn chương? Thơ là trí tưởng /imaginative của não thức, văn là cảm thức của hư cấu / sense of fiction, thời tất hư cấu là không hẳn một thứ văn chương thật. Nhưng; đôi khi trong hư cấu lại đưa tới sự thực của con người và xã hội. Ở đầu tk hai mươi đã phản ảnh qua hình ảnh của Chí Phèo, của Giông Tố, và giữa tk. mười chín đã hình thành những nhà thơ như Hồ Xuân Hương, Tú Xương là phơi mở cực độ trào lưu thi ca tả chân. Vậy cho nên chi sự đặc trưng giữa sự kiện / facthư cấu / fiction tuồng như không giống nhau đối với chúng ta, bởi; cái sự đặc trưng (distinction) ở tự nó thường có thể là vấn đề của con người. Mà là chứng tỏ giữa những gì thuộc lịch sửđặc thù ;cả hai điạ vị này nó thuộc phạm trù của văn chương. Thành ra; văn chương của tiểu thuyết và văn chương của thơ là một sự kiện sáng tỏ kể cả những gì thuộc về hư cấu. Tác phẩm văn chương không những là chuyển tải cho một ý tưởng, một phản ảnh về xã hội ngay cả những gì là hiện thể, là những gì thực sự siêu lý; tất cả chức năng đó đã làm nên chữ nghĩa, không những cho chủ đề hoặc cảm thức. Lý thuyết văn chương khởi từ đó như một động lực thúc đẩy để thành hình cho một ngữ ngôn văn chương hợp với thời đại đang sống. Văn chương là phát tiết trong sáng tạo. Văn chương ngày nay không thể đứng lại hay quay đầu về quá khứ, những gì của quá khứ là tàn tích cổ lỗ sĩ, nó nuôi dưỡng những gì cố cựu, ứ đọng trong một tư duy tha hóa. Đòi hỏi của văn chương ngày nay là vượt thoát kể cả thi ca là trọng tâm của hình thức chủ nghĩa (formalism) . Hình thức của diễn tả văn và hình thức diễn tả thơ qua nhiều thể loại khác nhau như chúng ta đã tìm thấy trên ‘thị trường văn chương’ ngày nay: hình thức / formalism hay tân hình thức /new formalism là một áp đặt cần thiết cho ngữ ngôn tu tập của văn chương –Formalism  or new formalism was essentially the application of linguistics to the study of literature, bởi vì; những gì thuộc ngữ ngôn học là vấn đề đặc ra cho nhiều thể loại của hình thức, chú ý tới cấu trúc của ngôn ngữ hơn những gì là thực thể của lời nói. Một hình thể chứa đựng là một sự đơn thuần của thể thức, là động cơ thúc đẩy để sáng tạo nhất là trong thi ca. Hình thức chủ nghĩa đã chú tâm vào để thấy nơi tác phẩm của văn chương có nhiều, ít cái tùy nghi là yếu tố cần thiết hoặc chức năng nhiệm vụ của văn chương, tất cả qui vào trong một tổng thể của hệ thống chữ nghĩa. Vậy thì cái gì là độc đáo trong ngữ ngôn văn chương và cái gì đã làm cho khác biệt từ những thể thức khác nhau? -Trọng tâm văn chương là vận dụng ‘con chữ’ để ‘thánh hóa’ thành văn, sự đó đôi khi bắt gặp một văn phong kỳ quái, dị dạng ngay cả những gì thông thường để diễn tả, gần như tác giả muốn làm mới ngữ ngôn hay đổi mới tư duy trong chuyện / truyện, bởi; duy trì đường lối hình thức chủ nghĩa trong văn, thơ là cốt để làm mới hơn cái đã mới của cái thời xa xưa. Đứng trên cương vị này văn chương sắm vai trò chưởng lý để giữ ở đó cái bất khả phân; nghĩa là cái gì thuộc văn chương và cái gì ngoài văn chương, dẫu cho tác giả mới bắt đầu cầm bút mà nói lên được cái lý chính đáng của con người thời cái đó hàm chứa một thứ lý thuyết văn chương trong đó.

Văn chương do bởi cái lực nơi ta trong một ý thức kịch tính của ngữ ngôn –Literature; by forcing us into a dramatic awareness of language, một cách tự thức hơn lý lẽ thông thường.Thế giới của ngữ ngôn chứa đựng những gì làm mới lại một cách linh động hơn những gì thuộc về hình thức chủ nghĩa. Hình thức chủ nghĩa là làm mới chớ không cải tổ mà phụ thuộc vào văn chương như hình thức đổi mới tư duy mà thôi. Trái lại; Hình thức / Formalist / đúng chất văn chương / literariness là có một chức năng cách riêng  / differential liên đới giữa lý luận và những sự khác; cái đó không phải cố vị, mà là đặc tính cố hữu. Điều này không ngoài cái xác nhận nó là ‘văn chương’, nhưng mà; ‘đúng văn chương’-They were not out to define ‘literature’, but; ‘literariness’. Cho nên chi nói đến văn chương là bao gồm một tổng thể lý luận căn bản, sự đó gọi là bản chất của văn chương, chớ không vơ đũa cả nắm, hùm bà lằn bầu cua cá cọp cho đó là văn chương đương đại. Mỗi khi nói đến văn chương, quan điểm của hình thức thường nghiêng hẳn vào thi ca và thông thường dàn dựng nó như một kỹ thuật dụng ngôn đối với thi ca. Nhưng; nhớ cho văn chương thường đánh giá cái chứa đựng những gì bên trong thi ca . –But; literature is usually judged to contain much besides poetry; bao gồm cả hiện thực chủ nghĩa (realist) hoặc chủ nghĩa tự nhiên (naturalistic) để viết, tuy nhiên; trong cảm thức này là xác quyết và đánh giá cho một văn chương cao độ để viết thành văn là những gì nồng cốt của văn bản, là một đánh giá của giá trị phán xét (value-judgements) bằng một khái niệm khác: ‘thời gian thay đổi, giá trị văn chương không thay đổi’ gần như là một định đề cố hữu, dành cho những gì thông thường trong đời viết, đồng thời thừa nhận nó như một thiết kế / construct  và coi đó như một giá trị ở chính nó. Thế nhưng; giá trị phán xét đôi khi có tính chủ quan, vô hình chung làm lệch cán cân ‘công lý’ trong việc phán xét, chính việc này làm cho văn chương thụt lùi hơn phát triễn. Từ chỗ đó suy ra khi nói đến văn chương và ý thức hệ / literature and ideology như là có hiện tượng cách ly. Không! nó có một sự tương quan với nhau và là một cảm thức hoàn toàn cần thiết. Văn chương: trong cái nghĩa chân tình của từ ngữ thì chúng ta là kẻ kế thừa sự nghiệp; cái đó mới đúng là hệ tư tưởng và hầu như nó có một quan hệ tâm phúc đến những vấn đề liên quan giữa xã hội và con người.

 

Trong cảm thức chung của văn chương là thể thức trong bóng và sáng tỏ. Dù cho rằng nó là một thứ không thực tiễn trong cách đối đãi của ngữ ngôn thời tất không đạt tới cái bản chất cần thiết của văn chương, bởi vì; đây cũng là một lối trải nghiệm cho một ngữ điệu khác trong văn chương tợ như lối ‘chơi chữ’ mà thôi.Văn chương giành được những gì có lợi và thiết thực là điều quan trọng để viết lên những gì hàm chứa cho một lý thuyết văn chương. Nó bao gồm một tổng thể về những gì thuộc ý thức hệ: mang dấu ấn thời gian và những gì rút tiả từ kinh nghiệm mà ra. Từ ngữ trí tưởng chứa ở đó một cái gì mơ hồ có tính chất trừu tượng nó chỉ đến với thi ca, trong cái gọi là ‘vô thể’ của thơ; nhưng về mặt văn chương viết là trí tưởng phải sát thực tế; đấy là lý do để miêu tả những gì muốn nói đến hình tượng (imaginary), đã là hình tượng thì có nghĩa là văn chương không thực / literally untrue nhưng nó được coi như là lý luận cho một giả định về những gì mường tượng, hão huyền hoặc cho đó là một phát kiến để dựng thành văn. Mục đích duy nhất của ‘sáng tạo con chữ’ là viết những gì ở đó một sự huy hoàng, một cái gì cuối cùng ở chính nó với một tâm hồn cao thượng –a lofty soul là tách ra khỏi từ những gì bẩn thỉu, dơ dáy của xã hội để lại. Vì vậy viết là phơi mở huỵch toẹt những tánh hư tật xấu; ấy là văn chương có thực chứng để làm nên.

Mặc khác; lý thuyết văn chương thẩm mỹ ở tk. thứ mười tám là học thuyết giáo điều, một nửa thuộc bí truyền.Trong đó gần như xếp đặt một sự đối kháng là những gì nhận ra không giải thích được trong đời sống bình thường. Văn chương ngày nay đòi hỏi một sự thoát tục hẳn hoi, không buông thả để rơi vào tuyệt vọng mà cần bung phá để tìm thấy sáng tạo mới trong văn chương mới. Một sự vượt thoát của chữ nghĩa phản ảnh từ tâm hồn đến thể xác không ràng buộc hay câu nệ để tìm thấy tự do trong ngữ ngôn của văn chương hợp thời thượng cho một phát tiết chưa từng có của văn chương lý thuyết hiện nay ./.

 

(ca.ab.yyc . mùa đại dịch covid-19. cuối 3/2020)

 

SÁCH ĐỌC: -‘Literary Theory’ by Terry Eagleton. The University of Minnesota Press. USA 2003 / -‘Orality and Literacy’ by Walter J. Ong

Routledge . New York. USA 2002 / -‘Theory After Theory’ by Nicholas Birns. Broadview Press. North  America. Ont. Canada 2010.

ĐỌC THÊM: Những bài văn khác nói về văn chương của võcôngliêm trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email đã ghi.

TRANH VẼ: ‘Kẻ Ngoài / Alien (hypothetical)’. Khổ: 15” X 18”3/4. Acrylics+ Mixed. Vcl# 2042012

                                                                                                 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1481
Ngày đăng: 01.04.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vàng xưa đầy dấu chân - Nguyễn Đức Tùng
Cảm thức lịch sử trong Việt Nam diễn nghĩa của Cao Văn Liên - Trần Hoài Anh
Cao Bá Quát ” Ngạo vì thất chí hay ngạo vì phẫn nộ” - Võ Công Liêm
Giải thoát và sáng tạo - Võ Công Liêm
Tinh thần hòa giải và yêu thương trong thơ Trần Nhân Tông - Hoàng Thị Thu Thủy
Ba nhà thơ Việt tiêu biểu ở Mỹ - Đỗ Quyên
Thơ, ca dao cho ngày lễ tình yêu - Nguyên Lạc
Vị thế Kiều Thanh Quế trong đời sống báo chí đầu thế kỷ XX - Trần Hoài Anh
“Nhà văn Việt Nam Hải Ngoại – Nhận định về 73 tác giả” - Nguyễn Vy Khanh
Đọc “Trăng cài bến gió” của Thanh Phong - Ninh Giang Thu Cúc
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)