Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
572
116.536.886
 
Danh họa Picasso - Ông hoàng lập thể
Nguyễn Thanh

 

·         

 

         Pablo Ruiz Picasso (1881-1973), vốn là thần đồng hội họa Tây Ban Nha, một nghệ sĩ sớm được biết đến với những bức tranh phảng phất dấu ấn của những họa phẩm mang tính cách hậu ấn tượng (post-impressionism) phá cách của họa sĩ Pháp Paul Cézanne (1839-1909). Dù đã kinh qua thành công rực rỡ trên nhiều xu hướng nghệ thuật qua các giai đoạn : thời kỳ lam, thời kỳ hồng, chạm trổ, điêu khắc, cắt dán, …, cùng họa sĩ Pháp Georges Braque (1882-1963), người sáng lập ra hội họa lập thể, nhưng tên tuổi của Picasso sáng chói hơn, hoạt động củ ông phong phú rầm rộ hơn ở xu hướng mỹ thuật này trên thế giới nên người ta hay gọi Picasso là ông Hoàng Lập thể.

 

 

Danh họa Picasso - Ông hoàng lập thể

 

           Trường phái Lập thể mà họa sĩ Braque – người mở đường - và nghệ sĩ đồng hành Picasso là hai đại diện lừng lẫy, xem như được hình thành từ năm 1907 tại thủ đô Paris - nước Pháp, kinh đô nghệ thuật năm châu lúc bấy giờ. Nhưng Picasso được coi là họa sĩ lập thể nổi tiếng nhất.

 

          Nguồn gốc và ý nghĩa. Thực ra, hai chữ Lập thể hiểu theo ý nghĩa gần nhất, trước hết có nghĩa là tạo ra các hình thể (creation of forms), chứ không phải vẽ y hệt theo phong cảnh, loài vật hay con người có thật trước mắt mình. Đó là mục đích chung cho tất cả họa sĩ thuộc khuynh hướng nghệ thuật này. Do vậy, danh từ ‘Lập thể’ không thật sát nghĩa với chữ Anh hay Pháp (Cubism/cubisme), hàm ý vẽ theo những hình khối vuông (cubes), theo lời nói đùa cợt của nhà phê bình Louis Vauxcelles khi lần đầu tiên nhìn thấy những bức tranh lập thể của họa sĩ Georges Braque (1882-1963) được trưng bày vào năm 1908 : “Ông Braque coi thường hình thể, biến đổi tất cả cảnh vật, dung mạo con người và nhà cửa bằng những bản phác thảo hình học, những hình lập phương”. Vì vậy, dịch đúng ý này, Cubism có nghĩa là lập phương.

 

            Tìm hiểu nghĩa cách khác của chữ Lập thể có thể đi tìm nguồn gốc nhen nhúm hình thành phong cách kỹ thuật của họa phái này. Có người cho rằng tác phẩm Lập thể có mầm mống từ cách vẽ tranh phong cảnh của Cézanne qua trải nghiệm của họa sĩ : “Tất cả sự vật trong thiên nhiên đều được hình thành theo khuôn khổ hình cầu, hình nón, hình trụ”. - Nói chung là hình khối - Cần phải học vẽ trên những hình thể đơn giản ấy, sau đó người ta có thể làm được tất cả những gì mà người ta mong muốn.” (1).

 

            Các họa sĩ theo trường phái Lập thể chủ trương vẽ không giống theo thực tế, tức là không cùng đi một con đường như các họa sĩ thuộc thế hệ trước. Braque đã từng mạnh mẽ nói như một lời tuyên bố : “không đạt hiệu quả gì nếu không bẻ quằn sự thật” (2). Nhà thơ Pháp Apollinaire (1880-1918) tỏ ra là người đồng cảm, đã hết lòng bênh vực cho Lập thể: “Không bắt chước tạo vật, không cần gì có vẻ thực, nghệ thuật này có khát vọng sáng tạo” (3).

·         

 

            Bạn đồng hành của Picasso. Như vậy là các nghệ sĩ đã có bạn đường ‘đồng thanh đồng sắc’. Dù Braque là người khai sáng ra họa phái Lập thể nhưng chính Picasso là dũng

                              

                                                                             1

 

 

tướng vĩ đại xây dựng, tạo nên hào quang chói lòa cho triều đại nghệ thuật mới này. Không màng nhìn lại thành công rực rỡ từ những họa phẩm của thời kỳ lam - thời kỳ hồng (1901-1906) (4) , thời gian mà nghệ sĩ còn di chuyển qua lại giữa hai nước Pháp - Tây Ban Nha đã sớm làm tên tuổi Picasso trở nên quen thuộc và đáng gờm trong giới cầm cọ. Từ cuối năm 1906, Picasso bắt đầu đến ở cố định tại Paris nơi phố nghệ sĩ Monmartre, xóm ‘Nhà bè’ (Bateau-Lavoir), nơi hội tụ hầu hết các văn nghệ sĩ nổi tiếng ở kinh đô ánh sáng của nước Pháp như : Apollinaire, Cocteau (1889-1963), Matisse (1869-1954), Modigliani (1884-1920)… Chính tại xóm ‘Nhà bè’, Picasso bắt đầu hăm hở xung trận với tinh thần phá xiềng.

 

            Bức tranh ‘Các cô nàng ở Avignon’ ra mắt năm 1907 làm sửng sốt giới nghệ sĩ và người thưởng ngoạn nghệ thuật, được coi là họa phẩm nổi tiếng đầu tiên, tiêu biểu cho trường phái lập thể. Trước hết, ta hãy nhìn kỹ để quan sát những điểm đặc biệt họa sĩ vẽ năm người đẹp khỏa thân (nude) ở bức tranh từng gây nhiều tranh cãi một thời này : Trong năm cô gái trung tâm được vẽ trong mặt phẳng bức tranh, có ba cô đứng bên trái, hai cô bên phải (một cô ngồi và một cô đứng). Ba cái đầu của ba cô gái đứng bên trái mang dấu ấn nghệ thuật cổ catalan - Tây Ban Nha, còn đầu của hai cô bên phải thì một cô có khuôn mặt phảng phất dáng dấp kỹ thuật điêu khắc của người da đen (Phi Châu), còn một cô mặt mày đã biến dạng, hơi khó nhìn. Quả là nghệ sĩ Picasso đã vẽ năm nhân vật nữ khỏa thân ở đây với một bút pháp nghệ thuật khác lạ, chẳng giống chút nào với những gì chàng đã làm trong ‘thời kỳ lam-thời kỳ hồng’ trước đây. Trong bức tranh nổi tiếng này, ta còn thấy Picasso đã vẽ hình thể các cô gái trên những mặt hình kế tiếp, cách quãng từ hình này sang hình khác bằng một đường viền sáng hay tối như một hình trang trí. Và cứ như vậy, chân dung các cô gái được hình  thành.

 

 

(TRANH CÁC CỐ GÁI Ở AVIGNON)

 

Trông kỹ vào vóc dáng mỗi người, vú ngực, đầu gối từng nhân vật, ta thấy tất cả đều nằm trong khuôn hình chữ nhật, hình tam giác, không giống với bố cục cổ điển ở những tấm tranh thời

 

                                                                        2

trước. Chiếc màn cuốn thành nhiều mặt nhỏ với màu xanh thẫm và những chấm màu sáng, tạo nên dáng hình lăng trụ thủy tinh. Picasso đã sử dụng gam hồng rạng tím để diễn tả sắc thái thân hình các cô gái. Lại còn có thêm màu vàng đất để mô tả cô gái vén màn về phía trước. Chiếc màn bên trái được dùng màu nâu đất nung. Cũng vào năm 1907, còn có một bức tranh khác trong đó, Picasso chỉ vẽ riêng một cô gái ở Avignon. Nhưng ở họa phẩm này, chàng phác họa hình thể và khuôn mặt người đẹp bằng những nét viền như trang trí quanh các vệt màu sống sượng, một phong cách khiến người ta có thể mường tượng đây là một tượng gỗ chân dung một phụ nữ châu Phi. Bắt đầu từ đó, nhà thơ Pháp Apollinaire cùng họa sĩ Braque hay đến thăm Picasso tại xưởng vẽ của chàng, đã khẳng định thêm hai họa sĩ sáng tác theo cùng một quan điểm nghệ thuật. Với cương vị người mở đường, nên cạnh Picasso,  Braque mạnh mẽ tuyên bố đoạn tuyệt với nhận thức cũ. …

 

         Họa phẩm lập thể tiêu biểu của Picasso

         Bắt đầu từ 1909, Picasso và Braque cùng song hành trên một hướng đi nghệ thuật, say mê sáng tác không ngừng. Số lượng tác phẩm của hai nghệ sĩ lớn vô cùng phong phú, nhất là Picasso, gần như là không có dị biệt về kỹ thuật và phong cách. Người xem tranh có thể khó nhận ra đó là tác phẩm của người nào nếu dưới bức tranh không ký tên tác giả. Nhìn lại những bức tranh lập thể của Piasso –  và của Braque – ta nhận thấy hầu hết chi tiết, đường nét, màu sắc đều được thể hiện tập trung xây dựng người, vật…theo cách nhìn từ ba chiều (lập phương)                          

trông như một khối, người xem cần bình tỉnh vận dụng thêm lý trí, óc tưởng tượng mới mong hiểu được. Có thể điểm qua những họa phẩm lập thể tiêu biểu của Picasso như :    

                                              

 

                                                1. Cảnh hồ chứa nước.

                                                    Réservoir de Horta de Ebro, 1907

 

 

                                             2. Khỏa thân với khăn lau

                                                 Nu à la serviette – 1907

                                                               

 

 

 

                                            3. Chú Arlequin chống tay

                                                L’Arlequin accoudé      

 

                                              4. Phụ nữ xanh lục

                                                      Femme en vert -1909

 

 

                               5.  Người thổi kèn

                                                     Joueur de clarinette – 1911

           

 

                                 

                                                         6. Vĩ cầm

                                                             Violon, 1913

 

                                    

                                                   7. Lục huyền cầm

                                                        Guitare - 1916

 

 

                                                        9. Phụ nữ ngồi

                                                   Femme asssise – 1953

 

 

                       10. Tĩnh vật trên bàn

                                             Nature morte sur une table – 1931

 

 

 

 

                                   11. Chân dung Ambroise Vollard – 1910

 

 

                                                       12. Guernica

                                                                        Nội chiến, 1937

 

            13. Ba nhạc sĩ

                                                     Les trois musiciens - 1921

                                         .

 

 

                                                                           

      Phân tích các giai đoạn lập thể.  

 

            Đến đây, ta coi như đã làm quen và có khái niệm về trường phái lập thể với danh họa Picasso. Có thể nói, cuộc hành trình của trường phái lập thể đã trải qua hai thời kỳ. Theo nguyên tắc chung, Picasso - và Braque - trước hết muốn ‘chẻ’ vật thể ra nhiều mảnh, tức là phân tích, là phá thể trong giai đoạn đầu còn phôi thai. Hành động này các nhà phê bình gọi là lập thể phân tích’ 1907-1912 (analytic cubism) với quy tắc cũng không kém phức tạp.                                                                                      

             Nhưng phân tích tức là chẻ ra, là phá đi cũng là bước chuẩn bị để lập lại hầu làm hả hê óc tưởng tượng và thỏa mãn lý trí, khát vọng tìm hiểu con người. Nhưng trí tuệ con người khi đã biết phân tích tất nhiên phải biết tổng hợp lại những mảnh vụn phá ra từ vật thể. Đây là giai đoạn tiếp sau được gọi là ‘lập thể tổng hợp’ 1912-1914 (synthetic cubism) với nguyên tắc rất nghiêm khắc. Cả hai giai đoạn lập thể trên được gọi chung là ‘lập thể trữ tình’ (lyrical cubism), nhưng theo nhà phê bình mỹ thuật Maurice Raynal (6), đây là lối vẽ kín mít  (Hermetic Cubism). Cho nên, nhiều tranh trong giai đoạn này của Picasso vẽ những hình thù con người rất quái đản khiến người xem chưa thể cảm thụ nỗi.

 

           Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt những đặc tính họa phái này và sau đó hãy thử nêu lên, giải thích một vài bức tranh lập thể quen thuộc của Picasso được nhiều người biết đến.

 

           - Chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật cổ đại châu Phi (Art nègre), nghệ thuật catalan (xứ Catalogne, bắc Tây Ban Nha) và của họa sĩ Pháp Cézanne (1839-1906) mà điều tiết bớt nét vẽ để đưa về những mặt trông như khối hình học như Apollinaire từng nói ‘tranh lập thể thiên về trí não như các nhà hình học’ (des œuvres plus cérébrales que sensuelles)

          

           - Phân tích mỗi khối đồ vật ra nhiều mặt phẳng phơi bày mọi khía cạnh từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài với dụng ý trình bày được không gian ba chiều trên bức họa chỉ có hai chiều. Không chú trọng đến quy tắc hội họa cổ điển ràng buộc bởi điểm nhìn, ánh sáng và đường chân trời.

 

           - Thiên về hình khối, đường nét, không chú trọng đến màu sắc đòi hỏi người thưởng ngoạn phải vận dụng thêm óc tưởng tượng và lý trí, do vậy bức tranh lập thể có thể làm vui mắt một số người xem (Apollinaire) mà không nhằm làm ngoạn mục, hay thỏa mãn cảm quan khán giả.

            

            Chính sự phá xiềng có phần tân kỳ, táo bạo trong kỹ thuật này đã làm cho chủ nghĩa lập thể có lúc đưa tới chỗ phá thể cực đoan và mang tính bí hiểm. Do đó, tranh lập thể có vẻ mỗi ngày một xa rồi thực tế, mất khả năng giao cảm, đi ngược lại với tiêu chí ‘chân - thiện - mỹ ‘ củ quan điểm cổ điển đã tồn tại từ nghìn xưa trong lịch sử mỹ thuật loài người. Bởi lẽ này, những họa sĩ trong nhóm, cả Picasso cũng đã phải kiểm điểm, chỉnh đốn lại dần theo nhiều hướng.  

 

                 Thử giải thích tranh lập thể và tìm hiểu tư duy nghệ thuật của Picasso

 

        1).  Ý nghĩ của Picasso về hình lục lăng khiến nhà nghệ sĩ bỗng chốc biến nó thành mấy mảnh, từ đó liên tưởng đến các bộ phận chiếc lục huyền cầm nên ông vẽ bức họa chiếc Guitare.

Như vậy là Picasso đã đi từ ý niệm về hình học, thu nhặt các nét, các mặt góp lại thành các vật

cụ thể thực tế. Bức tranh này thuộc giai đoạn ‘lập thể tổng hợp’

 

        2) Với bức tranh ‘Phụ nữ xanh lục’, Picasso vẽ một đầu người mà trông như một khối gọt

 

                                                                      8

 

nhiều mặt nhỏ. Bởi vì theo suy nghĩ trong óc của tác giả, mỗi khi ánh sáng chiếu vào khía cạnh nào của một khối thì khía cạnh đó nổi bật, sáng lên. Vậy có thể thay mỗi ánh sáng bằng một mặt phẳng rất nhỏ (facettes) như mặt đá kim cương long lanh.

          3)  Ở bức tranh ‘Vĩ cầm’ Picasso vẽ nhiều mặt bằng ở khắp hình, cả đường cong, đường tròn nữa.

      

         4)  Xem nhiều tranh vẽ của Picasso trong giai đoạn mới, khán giả vẫn thắc mắc : đã trở về

thực tế sao còn lập dị, vẽ người hai ba mặt, hoặc nửa thẳng nửa nghiêng nhiều khi mắt người đặt không đúng vị trí. Nhiều trường hợp chưa tránh khỏi sự chồng chất túi bụi vật nọ lên vật

kia. Ví dụ ở những tranh vẽ phụ nữ của Picasso : Người đàn bà trước gương, 1932 (Femme

devant un miroir) ; Người phụ nữ đội mũ đỏ, 1934 (Femme au bonnet rouge) ; Phụ nữ ngồi, 1953 (Femme assise) ,...

 

        5) Ở bức tranh ‘Tĩnh vật trên bàn ’  , 1931 (Nature morte sur une table), ta thấy họa sĩ như trình bày cả một thế giới gam màu đủ cả vàng, cam, đỏ, lam, lục, tím, nâu, xám, đen, trắng với sự kết hợp nhiều đường cong, đường thẳng, đường tròn, hình ô voan (ellipse) trông rất vui mắt như một hình trang trí. Quả là không cần thiết phải dò tìm cho kỹ để nhận ra đâu là trái cam. trái táo, trái nho, đâu là cái bình, cái dĩa…   

 

         6) Ở bức họa ‘Mẹ con và trái cam’, 1925 (Maternité à l’orange), nghệ sĩ Picasso đã vẽ mấy khuôn mặt đứa nhỏ thấp thoáng lồng lên nhau là rất hợp lý hợp tình, bởi vì bản tính trẻ con lúc nào cũng ngọ nguậy không yên, vừa thấy tai bên nầy đã thấy má bên kia ; vừa cau mặt khóc mếu đã nở miệng cười toe chỉ trong thoáng vài giây…

          7) Trong bức tranh mô tả cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha có tên Guernica , 1937, Picasso đã sắp xếp lung tung các chi tiết minh họa chủ đề còn rắc rối hơn nhiều khiến người xem phải vận dụng nhiều tư duy mới có thể hiểu được phần nào !

 

          Tóm lại, sự khai sinh ra trường phái lập thể và được công nhận (năm 1907) là một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử mỹ thuật thế giới. Hai kiện tướng nổi trội của chủ nghĩa mỹ thuật này là Pablo Picasso và Georges Braque. Dù Braque là người khai sáng, Picasso vẫn được nhiều người công nhận là họa sĩ tài hoa sung sức nhất, một danh tướng dạn dày công trận đã xây dựng nên vương triều nghệ thuật lập thể nổi tiếng mà cho đến nay vẫn còn làm băn khoăn không ít người trong giới mỹ thuật và công chúng xem tranh. Bởi vì Picasso chủ trương ‘Vẽ theo chỗ mình biết hơn là theo chỗ mình nhìn thấy’ (5) tức là làm điều không giống với nguyên tắc hội họa kinh điển từ thời phục hưng đến nay. Thực ra, những bức tranh lập thể của Picasso dù được nhiều người biết, chưa chắc được mấy người ngưỡng mộ vì họ không hiểu được hồn cốt nội dung của những tác phẩm đó. Nhưng bình tỉnh khách quan, ta không thể phủ nhận rằng nguyên lý nghệ thuật của họa phái lập thể có cơ sở khoa học vững chắc và giàu tính cách tân sáng tạo về nghệ thuật. Công lao của họ là đã khám phá ra thực trạng mới của vật thể, con người và thiên nhiên với một đường lối hết sức táo bạo vượt qua lề thói ước lệ xưa cũ từ bao lâu nay của những người làm nghệ thuật : ‘Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen’ (thơ Xuân Diệu). Một việc làm đầy sáng tạo mang dấu ấn chủ quan hết sức dũng cảm, thông minh, chính danh sĩ tài hoa này cũng từng thú nhận : ‘Khi vẽ lập thể, chúng tôi không hề có chủ tâm dựng nên một

chủ nghĩa lập thể, mà chỉ nhằm biểu lộ cái gì đã có trong chúng tôi’ (Picasso). Dù tranh lập thể mang tính kỷ hà khô khan, nặng về lý trí hiểm hóc khiến người xem tranh không mấy thoải mái do cách nhìn, Picasso vẫnngười có công lao không nhỏ trong lịch sử khai phá của mỹ thuật thế giới. Sự hiện hữu rất cần thiết của khuôn mặt Picasso cùng với những bức tranh lập

 

                                                                       9

thể với hình ảnh gai góc lạ kỳ và khó hiểu vẫn được coi là bệ phóng vững vàng chắc chắn, dọn đường cho nhiều khuynh hướng nghệ thuật mới (modernisms) có nguồn gốc từ trường phái lập thể (cubism) mà ta có thể tạm gọi là Hậu Lập thể (post-cubism) (7). Nói một cách khiêm tốn cho ông hoàng lập thể Picasso, ta có thể nhìn nhận nghệ sĩ như một chiếc lá cây dầm mình làm chất phân xanh hữu ích hay là chiếc cầu nối mỹ thuật cho các nghệ sĩ tạo hình đang làm cuộc hành trình vô tận trên con đường kiếm tìm chân lý nghệ thuật.

 

                                               02. 2016

                                                                                                           

 

 

           

(1)  Jean Cassou – Panorama des arts plastques contemporains. Librairie Gallimard, 1960

(2)  Il n’y a pas d’effet sans entorse à la vérité.

 (3) Il n’est pas un art d’imitation , mais un art qui tend à s’élever juaqu’à la création… La vraisemblance

      n’a plus aucune importance.

 (4)    Époque blue - époque rose

(5)   Je me demande s’il ne faut peindre les choses telles qu’on les connaît plutôt que telles qu’

      Jardin des Arts No 66

(6)   Maurice Raynal – Picasso, Skira

(7) Các họa sĩ : André Lhote ( 1885-1962), Delaunay (1885-1941), De La Fresnaye.. xuất phát từ Lập thể,

        nhưng đã giảm bớt rắc rối phức tạp nên vẽ tranh dễ hiểu, dễ cảm thụ hơn.

 

Tư liệu tham khảo thêm

 

      - Bài viết được tổng hợp từ các tài liệu mỹ thuật:

·   Tự điển mỹ thuật- Hà Nội.

·   Enjoying Modern Art – Sarah Newmeyer,  New American Library, 1955

·   History of Modern Art- H.H. Arnason , New York, 1968

·   Những khuynh hướng chủ yếu của hội họa tư sản hiện đại – NXB Văn hóa Hà Nội, 1978.

·   Các tài liệu, ấn phẩm viết về Picasso, Cézanne … của NXB Fernand Hazan-Paris VI, 1963.

·   L’art moderne (Nghệ thuật hiện đại) – Joseph Émile Muller, 1963.

·   Nghệ thuật Mô-đec và Hậu Mo-đec – Lê Thanh Đức – NXB Mỹ thuật, 2003.

·   Modernism – V.V.Vanslop và IU.D. Kolpinski, Iskousstvo, Moskwa, 1973

·   Le Petit Larousse illustré, NXB Larousse 1996

·   Picasso – Pierre Descarges (Éditions Universitaires)

·   Vingt et un visages d’artistes – Michel Sima – Fernang Nathan

·   Picasso – Étude de femme (Demoiselles d’Avignon 1907-

                            Collection Carlo Frud de Angeli, Milan

·    Picasso, thời kỳ lam-thời kỳ hồng - Đan Thanh –– KTNN số 907 ra ngày  20.10.2015

 

        

Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 8773
Ngày đăng: 04.11.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Levitan - Vị đắng của Thiên Tài - Nguyễn Thanh
Bùi Xuân Phái - Họa sĩ nặng lòng hoài cổ - Nguyễn Thanh
NGUYỄN TRUNG - Một tài năng Hội họa đất Nam bộ - Nguyễn Thanh
Tô Ngọc Vân - nhà danh họa khả kính - Nguyễn Thanh
Tranh lụa Nguyễn Thị Tâm - Nguyễn Thanh
Họa sĩ Tú Duyên và trường phái "Thủ Ấn Họa" - Nguyễn Thanh
Giai nhân - qua nét vẽ của Họa sĩ Lê Trung - Nguyễn Thanh
Lê Văn Đệ - Nghệ sĩ hội họa bậc thầy - Nguyễn Thanh
Tô Dự - Họa sĩ của Phong cảnh quê hương - Nguyễn Thanh
Tranh thờ Nam Bộ - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)