Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
508
116.794.512
 
Khái niệm Âm – Dương, Ngũ Hành
Lê Viết Yên

 

 

_Âm dương là một khái niệm trừu tượng phản ánh về hai mặt, 
hai thế lực luôn đối lập nhau, nhưng lại luôn thống nhất với nhau, 
cùng phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.  Nó giải thích hiện tượng 
mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà có thể suy diễn, phân tích quy luật âm dương trong cơ thể con ngườ thuyết Âm dương không phải là thuyết về sự phát triển, nó là thuyếtnhằm duy trì trạng thái cân bằng âm dương trong vạn vật. Coi đó là trạng thái lý tưởng của tự nhiên, của xã hội và của con người. Học thuyết Âm dương là cơ sở để xây dựng nên hai hệ thống học thuyết khác đó là hệ thống "tam tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái", cũng là hai hướng phát triển khác nhau trong quá trình phát 
triển của học thuyết này, tạo nên tính dân tộc của học thuyết. 

_Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tương sinh và tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, 
Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Như vậy tương sinh, 
tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị 
mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật. 

_Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phảidùng thuyết Ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết Âm dương với học thuyết Ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện 
tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.

 

ẢNH HƯỞNG TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM

  1. Tính cách của người Việt
  • Tính ưa hài hòa 
    Tính ưa hài hòa thể hiện ở chỗ, người Việt Nam nắm rất vững quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm”: Triết lý sống quân bình Nếu việc nắm vững quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm” tạo nên tính ưa hài hòa thì việc nắm vững quy luật “âm dương chuyển hóa” đã giúp người Việt có được triết lý sống quân bình. 
     
  • Tính linh hoạt 
    Chính triết lý quân bình âm dương đã tạo ra ở người Việt 
    một lối sống chừng mực và linh hoạt.  

2.  Phong tục, tín ngưỡng

_Phong tục hôn nhân

Hôn nhân là một trong những lĩnh vực thể hiện được rõ nét tư tưởng âm dương trongphong tục tập quán của người Việt. Bản thân hôn nhân cũng là một sự kết hợp hài hòagiữa âm và dương khi mà người con trai và người con gái quyết định chung sống và lập gia đình. Nhìn chung, trong hôn nhân, các nghi thức, lễ vật đều ẩn chứa các học thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đó. Đó là lí do vì sao trong đám cưới cô dâu thường hay mặc áo dài màu đỏ.  Màu đỏ là màu của thần tài, của song hỷ chắc chắn sẽ mang lại cho cặp đôi nhiều may mắn. Dù các cô dâu có mặc nhiều trang phục màu sắc khác nhau trong lễ cưới thì màu đỏ luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu.Trên chiếc áo dài thường đính thêm nhiều kim tuyến để mong cô dâu luôn may măn và hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình.

_Phong tục tang ma

Phong tục tang lễ của người Việt Nam thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lí Âm dương, Ngũ hành. Từ màu sắc, cách thức hành lễ, tang lễ truyền thống dùng màu trắng là màu của hành Kim (hướng Tây) theo Nghi thức cúng, tiễn đưa người chết... tất cả đều 
theo đúng trình tự ưu tiên của Ngũ hành. Có thể thấy trang phục lễ tang Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời. Xưa nay khi phát tang thường là dùng màu trắng may bằng các loại vải thô, rẻ tiền. Khi may, khi mặc còn cố tình làm cho xấu xí đi để tỏ lòng thương tiếc đối với người quá cố hay để chứng minh bản thân người sống đau buồn đến mức không muốn hưởng thụ gì là vui, sướng, đẹp…Hơn nữa trang phục lễ tang đã phần nào nhắc nhở những người còn sống biểu lộ tình thương yêu và lòng biết ơn đối với người đã khuất. Nó khuyên những người đang sống cần cống hiến cho xã hội hay đối xử với nhau như thế nào để khi nhắm mắt có thể ngậm cười trong niềm thương tiếc của mọi người. Trang phục lễ tang đơn giản, nghiêm túc nhưng mang được những ý nghĩa sâu sắc và thể hiện một mặt của đời sống văn hóa của mỗi dân tộc.

_ Lễ hội

+ Lễ hội 
Ở Việt Nam có rất nhiều lễ tết và lễ hội. Không chỉ lễ Tết mà lễ Hội cũng mang nhiều dấu ấn của tư tưởng âm dương. Các lễ hội luôn có sự quân bình giữa phần lễ và phần hội, giữa phần linh thiêng với phần thế tục. Phần lễ thường mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn. 
- Tín ngưỡng

+ Trong tín ngưỡng phồn thực: người Việt tái khẳng định sự tồn tại của tư tưởng âm dương và thực tế đây chỉ là hai mặt của một vấn đề. Học thuyết Âm dương thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc trong hai dạng biểu hiện là thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối. 
+Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, nếu như trên thế giới, nhiều nước coi vật tổ là một loài cụ thể thì vật tổ người Việt là một cặp đôi trừu tượng: Tiên – Rồng chỉ có trong lối tư duy theo học thuyết Âm dương. 
+ Trong tín ngưỡng sùng bái con người, người Việt coi trọng mối liên hệ giữa âm và dương. Học thuyết Âm dương thể hiện trong việc giải thích về việc chết của con người. 

 

ẢNH HƯỞNG TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG

 

- Ứng dụng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, phong thủy 
+ Gieo quẻ Âm dương - văn hóa tín ngưỡng dân gian 
Gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng gieo vào một cái đĩa, sau đó tùy theo sự sấp, ngửa của hai đồng tiền mà đoán quẻ. 
+ Ứng dụng chọn ngày, giờ tốt theo Âm dương - Ngũ hành Học thuyết Âm dương, Ngũ hành và Kinh Dịch được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực rất phổ biến là dự báo thời tiết, khí tượng. Nước ta và một số nước chịu ảnh 
hưởng của Trung Quốc thường dùng Âm lịch, tức hệ lịch được mã hoá theo can chi. Chính việc ứng dụng can chi và âm dương ngũ hành vào hệ Âm lịch là nền tảng hình thành việc phân định ngày giờ tốt xấu. 

+ Ở lĩnh vực Y học 
Ở người Việt Nam, học thuyết Âm dương, Ngũ hành không chỉ thể hiện qua nhận thức, mà còn được sử dụng cụ thể trong đời sống con người. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã vận dụng rất thành công học thuyết Âm dương, Ngũ hành vào công việc chữa bệnh theo nhiều phương thức khác nhau. 

 

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HỌC THUYẾT ÂM 
DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH 
THẦN NGƯỜI VIỆT 


Học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã ảnh hưởng đến tính 
cách của người Việt trong mọi mặt của đời sống từ văn hóa giao tiếp, 
văn hóa ăn ở, lối suy nghĩ, tín ngưỡng cho đến tư duy hình khối. 
Trong văn hóa giao tiếp, người Việt sống trọng tình cảm, trong ứng 
xử họ luôn coi trọng cái tình. Chính vì vậy, trong cuộc sống họ cố 
gắng không để mất lòng ai, học thuyết sống quân bình đã thấm nhuần 
trong máu thịt họ. Học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã tạo cho người 
Việt một lối sống linh hoạt với khả năng thích nghi cao trong mọi 
hoàn cảnh. Dù khó khăn đến đâu họ cũng không chán nản, họ sống 
bằng tinh thần lạc quan và hướng đến tương lai. Đó là một nét đẹp 
trong đời sống văn hóa tinh thần và tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc 
Việt Nam. 


2.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT ÂM 
DưƠNG, NGŨ HÀNH TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH 
THẦN Ở NGưỜI VIỆT 


Trong một thời gian gần đây, một thực tế không thể phủ  
nhận đó là sự xuất hiện nhiều hiện tượng văn hóa tâm linh lệch lạc 
trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Một bộ phận người Việt 
Nam đã tiếp thu học thuyết Âm dương, Ngũ hành 1 chiều, phiến diện 
dẫn đến chỗ đã truyền bá những tư tưởng sai lầm, làm phức tạp, thần 
bí hóa một học thuyết vốn có nhiều điểm tích cực của nó. 
Trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều điều trong nhận thức 
và ứng xử của người Việt – vốn trước đây là ưu điểm, nay cũng đã 
bộc lộ những hạn chế. Đó là từ trọng sự quân bình, đưa đến tư tưởng 
bình quân chủ nghĩa và thái độ nước đôi theo kiểu: “hòa cả làng; dĩ 
hòa vi quý; chín bỏ làm mười”. Đó là bên cạnh sự linh hoạt, giỏi ứng 
phó là sự tùy tiện, đại khái, làm không đến nơi đến chốn, thờ ơ, vô 
trách nhiệm và hậu quả của nó là nhiều công trình dang dở, thiếu 
đồng bộ. Tính lạc quan cũng nhiều khi đưa đến sự tự mãn, thiếu thực 
tế. 

GIẢI PHÁP

_Tuyên truyền cho mọi người biết về những mặt tích cực của Âm-Dương Ngũ Hành, nâng cao lòng tự hào dân tộc

_ Bảo tồn và phát huy để triết lí Âm-Dương Ngũ Hành không bị mất đi theo thời gian

 

Lê Viết Yên
Số lần đọc: 5219
Ngày đăng: 22.11.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chìa khóa giải mã thơ Đường của Thánh Thán - Mai Văn Hoan
Xuân Quỳnh, đã yên ngày thác lũ - Nguyễn Đức Tùng
Nói thêm về Nguyễn Công Trứ - Yến Nhi
Bí truyền của Thiền - Võ Công Liêm
Thân tâm nhà Phật - Võ Công Liêm
Elena Pucillo Truong – từ sông PO đến sông CÔN - Ban Mai
Tiếng thơ Đỗ Phủ vang động đất trời” - Mai Văn Hoan
Chất thơ của truyện ngắn Tôi đi học (Thanh Tịnh) qua hệ thống từ láy - Chế Diễm Trâm
36 điều tôi với Tạp chí Sông Hương - Đỗ Quyên
Đọc lại Bãi Hoang: con ong chết tôi buồn lắm. - Vũ Trọng Quang