Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
703
116.702.458
 
Đọc và fê-bình sein und zeit/nguồn-sống và thời – jan của Heidegger (Tiếp theo January 1, 2013)
Nguyễn Quỳnh USA

 

TIẾP-THEO VÀ THÊM MỘT VÀI GI-CHÚ

Tặng Em,

 

Tôi đã định tạm ngừng Đọc Nguồn-sống và Thời-jan/ Sein und Zeit để bước sang những luận-cương khác đã và còn đang đăng trên VCV. Như tôi đã tâm-sự: “Đọc một thứ chán lắm.” Nhưng hôm nay tôi vội trở về với Sein und Zeit, bằng một trình bày ngắn, chỉ độ ba trang, coi như một chú-jải thêm, vì lí-zo sau đây.

 

            Trong fần vừa đăng trên VCV, có hai đoạn thế này:

 

            “Trong số những zụng-cụ chúng-ta zùng có cái gọi là “Nhiên-tính” hay “Bản-chất” 9. “Nhiên-tính này chỉ hiện ra trong trong cách-zùng của zụng-cụ. Tóm lại, chúng-ta chỉ thấy được “Nhiên-tính” trong các zụng-cụ theo lẽ tự-nhiên mà thôi 10.

 

            Tuy nhiên, chúng-ta chớ nên hiểu “Nhiên-tính” hay “Thiên-nhiên” là cái jì sẵn có ở tầm tay, hay là “lực của Thiên-nhiên”. Gỗ ở trong rừng cây, núi là quặng-đá, sông là sức-nước, còn jó là sức-manh thổi cánh-buồm. Khi chúng-ta khám-fá ra môi-sinh tức là cùng một lúc chúng ta khám-fá ra “Nhiên-tính”, ở đây có ngĩa là “lẽ tự-nhiên”. Nếu  chúng-ta không nhận ra Lẽ Tư-nhiên có Nguồn-sống (Sein) ngay trước mặt chúng-ta thì “Nhiên-tính” này vẫn tự nó hiện ra ngay trước mắt chúng-ta. Lúc đó “Nhiên-tính” như một fong-cảnh “vùng lên sống-động, ào-ạt” lôi-cuốn chúng-ta, nhưng thực ra “Nhiên-tính” vẫn còn ở trong cõi mơ-hồ. Cái cây của một nhà chuyên ngiên-cứu về cây-cỏ không fải là những bông-hoa trong bụi-cây và suối-nguồn mà nhà Địa-zư tìm ra cho một zòng sông không fải là thác đổ ở trong thung-lũng.” (February 1, 2013)

 

            Chúng-ta thấy trong hai đọan văn trên có những chữ chỉ về í-niệm tưởng rằng “zễ ợt” nhưng vô cùng fức-tạp khiến chúng-ta fải ngồi xuống nhìn sâu vào chúng. Và nếu có thắc-mắc không nên bỏ qua. Đó là những chữ như sau:

            “Nhiên-tính” hay tính tự-nhiên của mọi fù-sinh và tĩnh-vật.

“Thiên-nhiên” hay lẽ tự-nhiên, bản-ngã tự-nhiên mà chúng-ta có thể goi là Trời hay “Con-tạo”. Nếu là tình-từ hay trạng-từ thí hai chữ này gần với “Nhiên-tính”.

”Lực của Thiên-nhiên” tức là quyền-năng sinh-hóa của Thiên-nhiên, bao gồm “cái sinh-ra” và cái được sinh-ra” hay “hiện-tượng”. Cà một vũ-trụ là Lực của Thiên-nhiên. Trong cơ-thể của fù-sinh có “Lực của Thiên-nhiên”. Zụng-cụ hay máy móc là í-niệm (concepts) của con-người về “lực của Thiên-nhiên”, vân vân và vân vân.

           

Heidegger thường xoay qua xoay lại một vấn-đề để tìm ra lẽ thật hay jả. Có fải chúng-ta jữ cái “thật” và bỏ cái “jả” đi không? Cái đó còn tuỳ. Đây không fải là chuyện “vàng thật” và “vàng jả”. Trong thuật chiến-tranh, jữa Ziện (Deception) vá Thật (Target) cái nào là hiện-tượng? Có thể nói cả hai tạo thành một “nước cờ” biến ảo, như lưỡi zao cần đá mài zao để nước cắt được sắc bén, và đạt chỉ-tiêu.

 

Có fải hiện-tượng là cái jì “jả-trá” hay không? Nếu hiện-tượng đúng là đồ-jả thì chúng ta rất zễ zàng vứt nó đi. Nhưng nếu hiện-tượng có những sợi tơ rắc rối với nguồn-sống (Sein) hay thực-tại (Dasein). Đây là í-chính trong Sein und Zeit, và là tinh-thần của Khoa-học Tây-fương.

 

Suy-ngĩ cổ của Đông-fương có vấn-đề là “Nói cứ như Thánh fán” cứ như đã jải-quyết xong vấn-đế, cứ tưởng là đả biết “gốc ngọn”. Thực ra lối suy-tư ấy là một cách lần trốn vào “tâm-lí” hay “ngậm viên kẹo jả” mà không biết.

 

Bởi những lẽ trên Hiện-tượng Luận là fương-fáp nhìn ra vô-vàn thực-thể hay vô-vàn lẽ tự-nhiên đến với chúng-ta. Trông ra “tá-hỏa tam-tinh” cho nên chỉ có thực-hành (application) mới tạm nhìn ra vấn-đề mà thôi.

 

Nếu có người khuyên chúng-ta rằng: “Hãy theo lẽ tự-nhiên”, thì chúng-ta hiểu rằng đó là một câu nói “bá vơ” vì người đó không có đủ kinh-ngiệm và kiến-thức để bảo-vệ “premise/luận-đề” đó. Ngay cả nếu người đó có “vốn” để trình-bày, vốn-đó không còn já-trị trong khoảnh-khắc và thời-jan này nhất là với vấn-đề quá mới.

 

Bàn đến “Thiên-nhiên” và bàn đến “Lực của Thiên-nhiên” lại là hai câu chuyện “tào-lao”. Chúng ta bàn tới cái jì trong-tầm-tay và lật qua lật lại “cái trong tầm-tay” ấy để xem kĩ bản-chất, vận-hành và ứng-zụng của nó. Khoa-học nhận ra hiện-tượng của Thiên-nhiên rồi thiêt-kế biểu-đồ “ứng-zụng hiện-tượng” đó. Từ đó tiếp-tục sửa sai.

 

Như vậy có vô vàn lẽ tự-nhiên. Bao nhiêu lẽ tự-nhiên là có bao nhiêu hiện-tượng. Mỗi vấn-đề đòi hỏi một fương-fáp riêng không có sẵn trong tay. Không hề có cái jì gọi là cẩm-nang hiểu-biết trong cuộc-đời, trong thế-jan, và vũ-trụ khi chúng ta đụng fải những jì trong “lẽ thiên-nhiên”. Ví-zụ: Trong luyến-ái, hai người iêu nhau zo hấp-lực tạo ra “rất tự-nhiên”, cho nên cả hai không thể xa nhau, nói theo “Nhiên-tính”.  “Fân-tích tình-iêu” là một việc làm vớ-vẩn – họa chăng chỉ có trong sách vở mà thôi!.

 

Những vấn-đề trên không bao jờ bàn hết được. Nhưng có thể chúng-ta sẽ còn trở ba vấn-đề trên ở một zịp khác. Bây jờ chúng-ta fải trở lại với Sein und Zeit của Heidegger. Kì trước chúng-ta ngừng ở câu in ngiêng sau đây:  

 

Tuy nhiên, trong những việc làm chúng-ta suy-ngĩ hẳn-hoi chúng-ta không fàn-nàn về những jì “không thể zùng được” trong í-ngĩa “vật-sẵn-sàng-có-mặt ở-ngay đây. Chúng ta còn fải tìm ra “cái jì thiếu sót, tức không fải chỉ là “tính hữu-zụng” mà fải nói là “chưa sẳn-sàng để chúng-ta sử-zụng (zur Hand), như lưỡi zao không sắc thì mài nó đi

 

Vậy thì chính sự thiếu sót trên đã cho chúng ta thấy cái-jì-chưa-có-ngay-trước-mặt chúng-ta. Khi chúng-ta nhận ra điều này thì chúng-ta cảm thấy khó-chịu, và tức thời tìm ngay ra sự thiếu-thốn hay mất-mát ấy. Heidegger gọi đó là một sự bực-minh. Càng cảm-thấy chuyện thiếu-thốn khẩn-cấp [Je dringlicher] thì sự đi tìm cái-jì-thiếu-thốn càng chí lí có thế thôi (nur noch Vorhandenes) 1. Thực vậy, chúng ta cảm thấy như mất cái-jì-cần-có-ngay. Cái-mất mát ấy chính nó hiện ra rõ ở ngay đây cho nên không thể chối-cãi được là “cái đó thiếu hay mất-mát”.

 

Chúng-ta đứng trước hoàn-cảnh thiếu-sót kể trên để thấy rằng Nguồn-sống-có-mặt-ngay-lúc-này không còn ở-trước-mặt-chúng-ta. [Có thể nói rằng, lẽ tự-nhiên hay kinh-ngiệm về lẽ-sống tự-nhiên của cái jì đó không có mặt lúc này như í-muốn của chúng-ta.].

 

Trong những chuyện chúng-ta làm ở thế-jan chúng-ta đụng fải cái jì không có hay mất mát không chỉ nằm trong í-ngĩa cái jì “bất-khiển zụng” hay cái jì “mất mát” mà [oái oăm thay] lại là cái jì “không-có-ở-đây” nhưng không có ngĩa là “cái ấy mất”. Vấn-đề trước mặt chúng-ta là nỗi băn-khoăn của chúng-ta. 2

 

Nỗi băn-khoăn của chúng-ta cứ lì ra đó và khăng-khăng không chịu đi lại chính là cái-jì-không-có-mặt-ở-đây NHƯNG không thuộc về đây. Cái đó cũng là cái chúng-ta chưa kinh-ngiệm đến. Nói một cách khác, cái-jì-không-có-mặt-lúc-này-ở-đây là điều làm chúng-ta bực-mình và khiến chúng-ta nhận ra tính ngoan-cố đã làm chúng-ta khó-chịu trước khi chúng-ta muốn làm một cái jì khác.

 

Với tính ngoan-cố hay lì ra, sự-có-mặt-lúc-này của cái-jì-có-sẵn được hiểu như Nguồn-sống (Sein) của những jì ở trước mặt chúng-ta và bắt chúng-ta fải lưu-í. 3

 

February 10, 2013

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

CHÚ-THICH

  1. “nur noch Vorhandenes” ở-ngay-đây có thế thôi. Tôi tóm tắt lại cho zễ-hiểu.
  2. Đây là một ví-zụ. Có người bồn chồn bước tới bước lui, lẩm bẳm: “Quái! Con zao mới zùng cắt bánh sáng nay. Để ở chỗ này! Mà sao bây jờ không thấy!” Nhiên-tính của con zao thể-hiện rõ trong sự có mặt của nó và trong sự vắng mặt của nó. Hiện-tượng ấy “ám-ảnh”, “bực-mình”, và “lì lợm”.
  3. Các học-jả đều công nhận-rằng những hạn-từ mà Heidegger zùng sau đây rất khó chuyển-ngữ. Cho nên chúng ta cứ fải zùng fương-fáp Deconstruction để jải ngĩa.

Auffälligkeit       = Conspicuousness/ rõ rang, minh-bạch

Aufdringlichkeit = Obtrusiveness/ Khó-chịu/ không thú-vị jì cả

Aufsässigkeit = Obstinacy/recalcitrant/lì ra/ ngoan-cố.

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2053
Ngày đăng: 14.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người muôn năm cũ - Trương Văn Dân
Lý thuyết và nguyên lý (Teoria) ( Trích tiểu luận triết học Patmosz.I) - Nguyễn Hồng Nhung
Tomas Transtromer: nhà thơ của rừng xanh – Dave Bonta - Cao Thu Cúc
Tự lực văn đoàn trong cái nhìn của lý luận – phê bình văn học ở miền nam 1954 – 1975 - Trần Hoài Anh
Hermes Trismegistos ( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra) - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc và fê-bình sein und zeit/ nguồn-sống và thờu-jan của Heidegger (tiếp theo October 2,2012) - Nguyễn Quỳnh USA
Trách nhiệm của thi nhân - Khổng Ðức
Tính chất tồn tại của tác phẩm - Khổng Ðức
Chân dung cái Đẹp (3) -phần 2 - Bùi Đức Hào
Sekina - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)