Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
698
116.728.922
 
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 4
Nguyễn Quỳnh USA

KÌ BỐN-a

 

FẦN MỘT1

 

TRÌNH-BÀY CÁI-ĐANG-Ở-KIA (DASEIN) TRONG KHOẢNH-KHẮC THỜI-JAN VÀ COI THỜI-JAN CHÍNH LÀ CHÂN-TRỜI ĐƯA TỚI CÂU HỎI VỀ NGUỒN-SỐNG (SEIN)

 

Độc-jả tinh-í sẽ thấy ngay câu trên trưng ra vận-hành hiểu-biết về Nguồn-sống (Sein) trước tiên fải là thấu-triệt hay quán-triệt í-ngĩa của Cái-đang-ở-kia (Dasein). Trong fần-này, Heidegger lại chia ra làm nhiều đọan. Đoạn một nêu lên cách fân-tích căn-bản về Cái-đang-ở-kia (Dasein), theo đó Heidegger đã viết rõ là câu hỏi về í-ngĩa của Nguồn-sống (Sein) chẳng qua là tìm hiểu cho cặn-kẽ các tính-chất (entities) rất đặc-thù của Cái-đang-ở-kia (Dasein), hay là hiểu Dasein bằng cách mở toang cấu-trúc của Dasein – nói rõ hơn nữa là trình-bày tất cả iếu-tính của một sự-kiên hay của một người đang có mặt ngay đây.

 

Vì thiếu những hạn-từ (terms/terminology) miêu tả í-niệm mới của Heidegger, cho nên, như chúng ta đã và sẽ còn thấy, Heidegger zùng những câu (phrases chứ không fải sentences) có gạch nối các chữ lại với nhau hoặc zính vào nhau, ví-zụ: Da – sein hay Dasein). Ông lưu-í rằng những hạn-từ này thuộc cách “imperative” hay “truyền-khiến”, cốt để nhấn-mạnh vào sự-kiện hay có í-ngĩa “nguyên-con” ngay lúc chúng ta thấy và đang bàn đến. Bởi vậy, nếu chúng ta không rõ tư-tưởng của Heidegger chúng ta sẽ không hiểu ngĩa “truyền-khiến”/”imperative” như trường-hợp một nhà văn zịch Heidegger mà tôi đã trưng ra ở fần một của chuyên-luận này. Hơn nữa vì không hiểu zụng-í của Heidegger, có người sẽ bắt chước viết rất huyênh-hoang, mà chúng ta thường gọi là “zao to, búa lớn”. Cách viết của Heidegger zịch sang tiếng Việt rất rõ ràng, ví-zụ: Dasein là “Cái-đang-có-mặt-ở-kia.” Hôm nay chúng ta lại có thêm vài ví-zụ khác về hạn-từ truyền-khiến. Sau đây là mấy ví-zụ:

 

So-sein Hiện-hữu (có-mặt/sống)-như-thế-đấy

Zu-sein Sống-trần-trụi (văn-fạm: infinitive verb: nguyên-thể không chia)

Was-sein          Thế-nào-ra-thế-ấy (iếu-tính)

Je meines         Mỗi-trường-hợp-của-tôi-là-của-tôi

 

Bây jờ chúng ta có thể bảo những tính-chất (entities) của Dasein là hiện-tượng hay đối-tượng để chúng ta fân-tích, ví zụ bàn về thế-jan trong í-ngĩa sống của thế-jan, chúng ta cần fân-tích và hiểu Nguồn-sống(Sein)-trong-thế-jan có ngĩa là Sống (Sein)-với, và Nguồn-sống-của-chính-Cái-ta-của-ta (hay của một vấn-đề), và Nguồn-sống-trong (một cái ji/một người). Fân-tích về những chuyện này chính là fân-tích cơ cấu (entities) căn-bản của Dasein, gọi tắt là Nguồn-sống của Dasein, hay tàm tạm hiểu là í-ngĩa sống của Dasein (Cái-đang-ở-kia). Hiểu í-ngĩa sống (existential meaning) có ngĩa là để í hay rất quan-tâm đến Nguổn-sống (Sein)Cái-đang-ở-kia (Dasein).

 

Khi bàn tới luận-đề fân-tích Dasein (cái-đang-ở-kia –tức con-người hay fù-sinh), Heidegger nhận-định thế này: trường-hợp chữ  Dasein zùng để chỉ vào mỗi người trong chúng ta đang ở đây, thì mỗi người trong chúng ta có một số iếu-tố cơ-bản (entities) cần fải được fân-tích kĩ-càng, bởi chính mình hay bởi người ngoài. Mổi iếu-tố cơ-bản ấy nếu áp zụng vào “cái tôi” thì Heidegger gọi là một trường-hợp của tôi (je meines) cần fải được fân-tích hay biết rõ. Mọi iếu-tố trong tôi đều hướng về (comport) Nguồn-sống (Sein), và đồng thời mổi iếu-tố ấy vẫn zuy-trì Nguồn-sống (Sein) riêng của nó.

 

Heidegger nêu rõ hai đặc-tính (characters) của Dasein, như sau:  

1- Iếu-tính (Wesen) của iếu-tố cơ-bản này nằm trong í-ngĩa uyên-nguyên của động-từ chỉ nguồn-sống. Tiếng Đức là “Zu-sein” và tiếng Anh là “to be”. Heidegger zùng cụm-từ Was-sein thay cho Wesen. Zù ngĩa vẫn là iếu-tính, nhưng Was-sein trưng rõ tư-tưởng của Heidegger, theo đó chúng ta có: Was-sein = Wesen = Thế-nào-ra-thế-ấy = Iếu-tính. Như vậy chữ “iếu-tính” trong tư-tưởng của Heigegger không có vẻ jì là “huyễn-mộng” và “huyền-bí”. Tính-cách “siêu-hình” trong Triết-học của Heidegger là cách đặt câu hỏi (xin xem Was ist Metaphysik?). Tuy nhiên, Heidegger lưu-í là trong khi câu nói “Thế-nào-ra-thế-ấy” là iếu-tính miêu tả hiện-hữu “existentia” nhưng xét về bản-chất (ontologically) “existentia” (có mặt hay hiện-hữu của Nguồn-sống (Sein)) đến từ zanh-từ Existentz hay “Sống-hiện-tại ở lúc-này” -  lại không miêu-tả hoàn-toàn được tính-chất của Dasein, vì “existentia” không có ngĩa “truyền-khiến/imperative” như Zu-sein. Là một zanh-từ, chỉ có “existentz (existence)”mới biểu-thị Dasein mà thôi.

 

Như vậy, “iếu-tính” của Cái-ở-ngay-đây (Dasein) nằm trong sự hiện-hữu (Existentz). Và theo đó, mọi cá-tính (characteristics) của iếu-tính  không fải là “sở-hữu” (properties) của lẽ-sống trần-trụi Zu-sein ở nơi cái jì đó cứ “lập là lập lờ” mà Heidegger gọi là “trông như là” hoặc “hình-như thế”. Í-niệm này hết sức Gestalt vì “mắt nhìn ra sao thì cho là vậy”, một hiện-tượng tâm-lí về ảnh-jác. Xét ngĩa này theo văn-fạm, chúng ta thấy động từ nguyên-thể hay nguyên-mẫu (“infinitive” hoặc chưa chia) có tính vô-biên (lờ mờ) và chưa rõ rệt. Muốn rõ rệt chúng ta fải zùng hay thấy động-từ nguyên-mẫu chia ra ở các thì và theo fân-lọai khác nhau. Vì động-từ trong tiếng Việt không cần chia và không tùy vào loại/jống, nên bài viết zựa vào ngữ-nguyên thời-jan trong ngôn-ngữ của Heidgger có thể gây fiền-tóai. Tuy nhiên, như đã trình bày ở đoạn mở đầu trong Kì Một, fiền-toái này đã ảnh-hưởng đến cả người Đức. Nhưng khi đã quen với lối viết và suy-luận của Heidegger, thì chúng ta lại fải cảm-ơn ông, vì không còn jì rõ ràng hơn nữa. Cũng lại xin thưa rõ: Siêu-hình Học là Triết-học ban-đầu (First Philosophy) để đặt ra những câu hỏi hết sức gam-go, còn Nhận-thức học (Epistemology) là tìm mọi cách trả lời những câu hỏi gam-go mà Siêu-hình Học nêu lên, cho nên Metaphysics và Epistemology tuy hai nhưng là một. Bất cứ câu hỏi nào cũng ít nhiều có tính siêu-hình cho đến khi có một câu trả lời thỏa-đáng. Chỉ có những người chưa thông Triết-học mới fân chia Nhận-thức Học và Siêu-hình Học ra làm hai thái-cực mà thôi.

 

*Kể từ bây jờ đôi lúc tôi viết Dasein không kèm theo câu Lẽ-sống-ở-kia để bớt nhàm tai.

 

Mọi kinh-ngiệm về Sống-như-thế-đấy (So-sein) trước tiên nằm trong iếu-tính có tinh-thần Nguồn-sống/Bản-thề (Sein), cho nên, theo Heidegger, khi chúng ta gọi iếu-tính là Dasein chúng ta không có í nói về sở-hữu, như “cái jì đó của Dasein”, theo ngĩa cái bàn, cái nhà, cái cây; mà ngược lại chúng ta muốn iếu-tính đến với hay tiến tới Nguồn-sống (Sein) của Dasein, tức là “Cái-đang-có-mặt ở kia”. Tại sao những cái đã ở trong Dasein mà lại còn tiến tới Dasein? Xin thưa: Những jì ở trong đó chưa hoàn-toàn đúng là ở trong đó. Có khi toàn là đồ jả, còn nửa vời hoặc nhận-vơ. Hiểu-biết hay “thức” không bao jờ trọn vẹn bởi thế chúng ta cứ fải gắng công đào sâu mãi mãi. Cho nên những jì ở kia fải luôn luôn là đối-tượng để ngiên-cứu. Nếu chúng là sở-hữu của ta, như cái bàn hoặc cái gế, thì đâu còn vấn-đề nêu lên jả-thiết. Về điềm này Toán-học và Khoa-học rất thích Triết-học, mà một jáo-sư Toán của tôi (Rockwell) tại Columbia University một hôm đang jải một bài toán, ông đã mỉm cười thốt lên: “This is the nicety of Philosophy!”

 

Ở đây tôi xin mở ngoặc để so-sánh quan-niệm ngĩ về “người” của Lão-tử và Heidegger. Theo Heidegger, “người” không fải là vật, như bàn, gế. cỏ cây. Nói tóm lại “người” không fải là vô-tri-jác. Khác với Heidegger, Lão-tử trong Đạo-đức Kinh đã luận rằng:

 

Trời Đất (Tạo-hóa) bất-nhân coi người như chó rơm.*

 

Câu này nên hiểu là: Vì Trời Đất không fải là người nên Trời Đất không hiểu con-người.

(*Theo bản Anh-ngữ của Victor H. Mair, zựa vào bản-thảo mớí fát-hiện của Ma-Wang-Tui, Bantam Books, NY., 1990).

 

Như thế, tác-jả nào nặng về nhân-bản? Nếu Tạo-hóa (Trời Đất) bất nhân, thì con người không thể nương nhờ hay sống với Tạo-hóa. Vì theo Lão-tử, con người chỉ là sản-fẩm vô-tri (chó rơm). Zo đó, Đạo của Lão-tử “khinh-khỉnh” hay “lãnh-đạm” với đời. Trong Đao-đức Kinh không có bóng záng trần-thế. Vô-vi đâu fải là trần-thế, vì con người không có já-trị jì hết. Muốn theo Vô-vi con người fải ra khỏi cuộc đời, vì cuộc đời fiền-toái (bệnh-hoạn) và không có thuốc chữa. Lão-tử khuyên Khổng-tử là “Người quân-tử gặp thời đi xe; không gặp thời đi chân đất. Ông fải bỏ cái zâm-khí (zục vọng) của ông đi!” Thế nên, cứ theo truyền thuyết, Lão-tử đã cưỡi trâu ra khỏi cuộc đời.

 

Heidegger đi tìm và khôi-fục já-trị của con người. Ông đã nói trong Nhân-bản Luận (Brief über den Humanimus) thế này: “Con người nên tìm cách ở bên Nguồn-sống (Being), tức là trong cõi vô-zanh [vì Nguồn-sống đâu có tên].” (t. 223).

 

Tuy nhiên, theo suy ngĩ của tôi, cả hai Lão-tử và Heidegger đều đúng ở chỗ (a) nếu thế, theo Lão-tử, đặt ra câu hỏi về nhân-bản làm jì cho mệt xác (xuất-thế). Trong khi ấy theo Heidegger, (b) chúng ta fải tìm cách nào để hiểu và biết já-trị đích-thực của con người (nhập-thế). Một trong những việc fải làm là xét lại já-trị của những học-thuyết về Nhân-bản Luận đã có trong lịch-sử, ví-zụ theo học-thuyết của La-mã về nhân-bản thì chúng ta fải đặt lại jả-thiết đi tìm “iếu-tính” chung nhất của con người, qua nhận-thức của Aristotle (Hi-lạp): “Con-người là con-vật biết suy-lí.” (t. 226)

 

1.       Nguồn-sống (Sein) có nằm trong iếu-tính (Wesen/Was-sein) mới thực là Nguồn-sống (Sein) trong mỗi trường-hợp của tôi (je meines). Bởi vậy, Heidegger nói rõ là đừng hiểu lẽ sống hay cái có mặt ở kia (Dasein) như là bản-thể (ontologically) xét theo lọai như cái bàn, cái nhà, cái cây vì những thứ đó là đời sống chịu ảnh-hưởng của nguyên-tắc fân-chia. Bởi vì trong nguyên-tắc fân-chia, vật thế nào thì hiện nguyên-hình thế đó (existentia). Nguồn-sống (Sein) coi cái bàn, cái nhà và cái cây như không có mặt. Heidegger bảo Nguồn-sống (Sein) trong trường-hợp này có thái-độ “zửng zưng”. Hay nói rõ hơn trong trường-hợp này Nguồn-sống (Sein) chẳng zửng zưng và cũng chẳng tỏ ra fản-đối. Bởi vì mỗi lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) chính là trường-hợp-của-tôi (Jemeinigkeit) cho nên trong mỗi trường-hợp ấy khi Dasein chỉ về tôi hay chỉ về người nào khác, thì chúng ta fải zùng đại-zanh từ làm chủ-từ, ví-zụ “Tôi đây/Tôi đang sống ở đây” hay “Bạn đây/Bạn đang sống ở đây”.

 

Dasein hay sự-sống-ngay-kia ở từng trường-hợp khác nhau, nên mỗi trường-hợp của Dasein chỉ là “cái có thể” của Dasein. Ngĩa là chúng ta fải ngiên-cứu kĩ chớ vội vàng đi đến kết-luận zựa trên hình-tướng bên ngoài của Dasein (sư-sống –ngay-kia). Bởi vậy, Heidegger đã nhận xét thế này, “Trong chính Nguồn-sống (Sein) của Dasein, Dasein (sự-sống-ngay-kia) có thể tự chọn-lựa cho chính nó, có khi nó “được”, có khi nó “thua”, hoặc lờ mờ không rõ rệt. Dasein chỉ là Dasein nếu đích-thực (authentic) DaseinDasein. Cái chúng ta gọi là đích-thực (authenticity) hay fi-thực (inauthenticity) chỉ là lối nhìn bên ngoài của Nguồn-sống(Sein) cho nên bất cứ thứ Dasein nào cũng tỏ rõ chân-tướng “tôi” (je meines/ die Jemeinigkeit), và chân-tướng ấy có thể là thực hay không thực. Bởi thế khi thấy Dasein, chúng ta nên xét đến lẽ-sống hay sự hiện-hữu (existentia) của Dasein, trước khi đi tìm iếu-tính của Dasein.

           

Để làm sáng tỏ í-niệm lễ-sống-ở-ngay-kia (Dasein) Heidegger luận rằng, chúng ta không thể jản-zị bảo rằng Dasein là sự hiện-hữu hay lẽ-sống (existential) sờ sờ trước mặt, chúng ta nên  trình-bày chính-xác cơ-cấu (entity) của Dasein để hiểu Nguồn-sống (Sein) nơi Dasein. Ngoài ra, zù fân-tích cách nào chăng nữa, điểm bắt đầu để fân-tích fải là điểm rất đúng.

           

Khi Dasein trưng ra cơ-cấu của Dasein, nó luôn luôn trưng ra lẽ có-thể về bản-chất của Dasein trong bất kì Nguồn-sống nào đó của Dasein, và cũng chỉ có ngĩa là Dasein đã hiểu lờ mờ như thế mà thôi. Heidegger gọi fương-fáp luận này là í-ngĩa khái quát (formal) về vận-hành lẽ-sống của Dasein, chứ không fải là í-ngĩa cụ-thể rõ ràng về lẽ-sống hay sự hiện-hữu của Dasein. Heidegger nhấn mạnh rằng, ngay từ lúc đầu fân-tích Dasein, chúng ta chớ xem Dasein như là cái jì khác với cái jì đang sống (existing), mà chúng ta fải mở (aufgedeckt) Dasein ra theo cái nhìn rầt thông-thường hằng ngày, để thấy rõ cơ-cầu bên-ngoài hay hiện-tượng của Dasein. Heidegger gọi tính-chất thông-thường hằng ngày của Dasein là “Durchschmittlichkeit”.

           

Song le, Heidegger lại nhấn mạnh thế này: Dasein trong lẽ-sống hàng ngày không cho ta thấy những cơ-cấu chung chung của Dasein vì nó còn ở trong trạng-thái mơ-hồ và bất-định. Chúng ta đều biết nhìn sự-vật theo quan-niệm bản-chất (ontological) thì chỉ thấy khái-quát mà thôi. Nhưng khi chúng ta nắm được bản-chất của nó, tức là chúng-ta nắm được những cơ-cấu fong-fú (pregnant structures) của nó. Fải nắm chặt được (Bestimmungen) cả những cơ-cấu mơ-hồ vì chúng là Nguồn-sống thực (authentic) của cái-đang-ở-kia (Dasein).  

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2361
Ngày đăng: 22.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Friedrich Nietzsche-Der Wille Zur Macht, Chí Hùng-Vĩ - Nguyễn Quỳnh USA
Trào Lưu Lãng Mạn Ở Phương Tây Và Việt Nam 2 - Nguyễn Phú Yên
Trào Lưu Lãng Mạn Ở Phương Tây Và Viêt Nam 1 - Nguyễn Phú Yên
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche : Der Wille Zur Macht - Chí Hùng-Vĩ, (Í-Chí Vươn Tới Quyền-Lực) - Nguyễn Quỳnh USA
Vài tư tưởng của Khalil Gibran - Nguyễn Ước
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976) - Nguyễn Quỳnh USA
Cha đẻ của hai hệ phái triết học ngược chiều nhau - Lê Hải*
Cha đẻ của triết học hiện đại - Lê Hải*
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)