Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
661
116.695.158
 
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 11
Nguyễn Quỳnh USA

 

Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh

SUY-TƯ NĂM (59 -60) - 11

 

§ 59.Jải-thích theo tinh-thần Tổng-thể và cách jải-thích ấy trong

Fương-fáp Hiện-tượng Luận, một Fương-fáp cao-hơn cho tất cả.

 

            Nhờ fương-fáp chặt chẽ và fân-tích cụ-thể của chúng ta, kèm theo cách fân-định những vấn-để mới theo thứ tự, nên chúng ta đã có cái nhìn căn-bản trong tinh-thần triết-học. Khởi đi từ thế-jan kinh-ngiệm có sẵn và linh-động với nhiều chi-tiết rất rõ ràng đến từ bất kì thế-jan kinh-ngiệm nào có mặt, chúng ta đã zùng fương-fáp cùng kì lí (reduction). Ngĩa là chúng ta đã trở về với bản-ngã cao hơn (transcendental ego). Bản ngã cao này có ngay trong  nó tất cả những tiền-đề  trước và sau; hoặc tự biến đổi rõ ràng, để chúng ta trở vế với bản-ngã cao hơn.

           

Bản-ngã cao hơn( transcendental ego) í-thức nó ngay trong thế-jan và cho chúng ta thấy một thế-jan hoà-hài. Đi tìm iếu-tính của bản-ngã ấy và những lãnh-vực môi-sinh của nó là làm sáng tỏ lẽ Tự-nhiên (a priori) của í-thức hoàn-toàn 1 mới hay Tính Hiển-nhiên của qui-ước. Chúng ta đã biết cách fân-biệt cơ-cấu nguyên-thủy (self-constitution) của bản-ngã với tính uyên-nguyên ban-đầu của nó. Ngoài ra, chúng ta cũng fân-biệt cơ-cấu có những jì xa lạ ở các lãnh-vực khác nhau, qua những jì thuộc về iếu-tính của bản-ngã. Kết qủa cho chúng ta thấy hình-thể thiết-iếu của  cơ-cấu (hay í-thức) nằm trong bản-ngã của tôi. Cơ-cấu (í-thức) liên-quan tới thế-jan có mặt Cụ-thể ngoài kia, là cơ-cấu zành cho tôi và cho bất cứ bản-ngã nào, luôn luôn có mặt ở đó, và vẫn còn tiếp-tục hiện ra trong những jai-tầng cảm-quan (í-thức) [Sense-strata], rất 2 tự-nhiên và bổ-túc cho nhau. Đây là một lọai í-thức rất tự-nhiên (A priori). Với cách jải-thích thấu đáo và rõ ràng về những jì trong “bản-ngã của tôi” cũng như trong tất cả cơ-năng thiết-iếu của tôi, chúng ta thấy rõ là cơ-cấu kinh-ngiệm về thế-jan Khách-quan nói chung – chẳng hạn Thiên-nhiên, bản-ngã tâm-lí, nhân-tính, và những jai-tầng xã-hội, văn-hóa – nói rộng ra. Kết-qủa quan-trọng mà chúng ta có thể hiểu được là việc làm fải có tính tng-thể trước khi chúng ta thấy một thế-jan bằng kinh-nghiệm – đó mới là sự khám-fá đúng về Bản-ngã Tự-nhiên chung cho cả thế-jan. Khám-fá này tuy quan-trọng nhưng chẳng qua mới chỉ là một khía-cạnh nên vẫn chưa đầy-đủ theo tinh-thần triết-học. Thực ra, tính Tư-nhiên (A priori) trong í-ngĩa tổng-thể ấy như Thiên-nhiên, tâm-lí, xã-hội và văn-hóa, đều có cỗi-nguồn từ tổng-thể, zựa trên thế-jan biết bằng kinh-ngiệm mà vẫn “không thể lường được”. Chúng ta biết lẽ hiển-nhiên của nguồn-sống nhờ những qui-luật rõ ràng không mang mầu-sắc triết-học. Lẽ tự-nhiên của nguồn-sống không thể biết được bằng í-thức cao hơn (transcendental). Cuối cùng, triết-học đòi hỏi một jải-thích sáng sủa có những iếu-tính cao nhất rõ ràng nhất . Những iếu-tính này fải nằm trong thế-jan Khách-quan và fải có một í-ngĩa cơ-bản (a constituted sense). Có thế chúng ta mới khám fá ra những câu-hỏi “then-chốt nhất” tức là những câu-hỏi về thế-jan zù chúng ta đã biết.

           

Kết-qủa của jai-đọan đầu trong Hiện-tượng Luận là fương-fáp tinh ròng có khả-năng trình-bày rõ ràng đưa tới một tổng-thể luận mới, hoàn-toàn khác với tổng-thể luận của thế-kỉ mười tám vì tổng-thể luận này fát-triển trong tinh-thần luận-lí. Tổng-thể luận này có những í-niệm xa hẳn trực-jác; hoặc zựa trên trực-giác để xây zựng những nền khoa-học đặc biệt như văn-fạm thuần-túy, luận-lí thuần-tuý, luật-học thuần-túy, có lí-thuyết fân-tích theo kinh-ngiệm Thiên-nhiên hay trực-jác. Tổng-thể luận này có tính chung của thế-jan Khách-quan. Như thế, chúng ta thấy không có jì cản trở bước đầu, vì tổng-thể luận này rõ ràng ở thế-jan con người và với con người có liên-quan mật thiết với thế-jan quanh chúng ta. Theo trực-jác, con người tìm tòi lẽ Tự-nhiên chưa bao jờ được khai-fá trong thế-jới chung quanh. Con người zùng lẽ Tự-nhiên này như một điểm khởi-hành để jải thích có hệ-thống về sự hiện-hữu của con người và về những jai-tầng thế-jan. Nhưng những jì chúng ta hiểu được, mặc zù có hệ-thống í-thức Tự-nhiên (A priori) đã trở thành í-thức khả-tri có tinh-thần triết-học (theo những jì chúng ta bàn tới lúc này) rồi í-thức Tự--nhiên này lại trở về với những nguồn mạch quan-trọng của vấn-đề í-thức. Chỉ khi nào chúng ta thấy được những vấn-đề về nền-tảng cơ-bản trong triết-học, thì lãnh-vực tự--nhiên của í-thức mới được bàn đến để chúng ta tiến tới lãnh-vực cao hơn. Điều này cũng ngụ í rằng cái jì tự--nhiên, và đã có sẵn trong zòng trực-jác vẫn cần fải được trình-bày lại bằng những fương-fáp mới, và không được ziễn jải một cách hời hợt cho rằng những cái đó đã rõ ràng. Fương-fáp khởi đi từ trực-jác tinh-tấn là fương-fáp đúng với tinh-thần Hiện-tượng Luận và đúng với tinh-thần triết-học. Fương-fáp ấy chỉ đúng trong hoàn-cảnh mà trực-jác thật sự nằm trong một kết-hợp vững-vàng. Vì thế, cái jì chắc chắn về mặt trực-jác và có nền-tảng thiết-iếu tinh ròng cái đó được coi như việc làm ở buớc ban đầu có iếu-tính tự--nhiên vô cùng quan trọng. Cái chắc-chắn ấy cho chúng ta 3 điểm then chốt rất tuyệt vời để chúng ta khám fá ra tính vững chắc của toàn bộ cơ-cấu, vì cái chắc chắn ấy có cả hai khía cạnh: kiến-thức chủ-quan (eidetic) và kiến-thức khách-quan (Noematic).

 

Đó là chưa kể  cái chắc-chắn ấy mở ra những chân trời mà chúng ta chưa hề thấy í-ngĩa tổng-thể (không thấy điều này sẽ jới hạn já-trị quyết-định vai trò của lẽ tự-nhiên (A priori) và khiến cho công việc trở thành bấp bênh). Cái chắc-chắn này có tầm-mức quan trọng và có tinh-thần mới mẻ trở về với cơ-cấu đã được chúng ta khám-fá ra và được trình-bày với những kết qủa “độc-đáo của cá-nhân” (“monadological” results).

 

§.60.  Những kết-qủa có tính siêu-hình trong cách lí-jải

kinh-ngiệm của chúng ta về người khác.

 

            Mọi kết-qủa riêng của chúng ta đều có tính siêu-hình, nếu thực sự tất cả nhận-thức tuyệt đối về bản-thể theo nhận-thức đều có tính siêu-hình. Nói một cách khác, những jì chúng ta biết ở đây chẳng qua là siêu-hình học trong một ngĩa thông-thường: tức là một thứ siêu-hình học méo mó vì lịch-sử, cho nên hiểu biết của chúng ta lại không thể fù-hợp với í-ngĩa của siêu-hình học,  tức là “một thứ triết-học ban đầu”, độc-đáo và vững vàng. Fương-fáp chứng-minh rõ ràng, sáng sủa và hoàn-toàn trực-jác của Hiện-tượng Luận loại bỏ tất cả “tính fiêu-lưu của siêu-hình học”, tức là loại bỏ tất cả những suy-ngĩ viển-vông (all speculative excesses).

           

Chúng ta hãy làm sáng tỏ một vài kết qủa có tính siêu-hình của chúng ta, rồi chúng ta sẽ bàn tới những vấn-đề xa hơn nữa .

           

Theo lẽ tự--nhiên (A priori), bản-ngã của tôi là của tôi trong í-ngĩa uyên-áo của cái tôi. Bản-ngã của tôi là cái zuy nhất tôi biết rõ ràng như là một cái jì đang hiện-hữu. Bản-ngã ấy có thể là một thứ bản-ngã kinh-ngiệm (biết về) thế-jan qua cách trao đổi với tha-nhân, jống như bản-ngã của tôi. Bản-ngã của tôi là một thành-viên trong một cộng-đồng có nhiều bản-ngã (monads). Cộng-đồng ấy có đường-hướng hẳn hoi, mà tôi suy ra từ chính bản-ngã của tôi. Trong cộng-đồng ấy, thế-jan khách-quan zo kinh-ngiệm mà ra, tự nó hiện ra có thứ lớp rõ ràng, cùng với những cá-nhân khác hiện ra cùng với nhau và theo thứ lớp. Ngược lại, tôi không thể nào hiểu được số-đông tức những cá-nhân trừ fi tôi biết số đông này trong cộng-đồng, một cách ján-tiếp hay trực-tiếp. Vấn-đề liên quan tới í-niệm cá-nhân theo í-ngĩa số đông vốn đã nằm trong thế-jan Khách-quan. Thế-jan Khách-quan này có không-jan, thời-jan và mặc nhiên hiện-hữu – trong í-ngĩa xác-thân và tâm-lí, và đặc biệt trong í-ngĩa nhân-loại – vốn sẵn có trong thế-jan Khách-quan. Điều quan trọng chúng ta cần fải hiểu là tinh-thần sống cùng nhau (togetherness) của mọi cá-nhân là sự cộng-sinh, có tính thời-jan để cho sự sống theo zòng thời-jan tiến tới cái thể gọi là: thời-jan “chính-thống” hay [đúng là thời-jan của sự sống chung].

           

Tuy nhiên,  điều này lại đưa chúng ta tới những kết qủa có tính siêu-hình quan-trọng hơn nữa. Đối với tôi, người nêu ra câu hỏi này, hay từ tôi có câu hỏi này, thì bất kì ai cũng có thể nêu nên câu hỏi như thế này là: chúng ta có thể hiểu rằng, khi tôi nêu nên câu hỏi, liệu chúng ta có thể hiểu là có hai hoặc hơn hai tập-thể cá-nhân riêng r hay không? Ví-zụ nhiều tập-thể  không nằm trong cộng-đồng, nhưng cùng sống bên nhau, và mỗi nhóm lại tạo ra một thế-jới riêng. Như vậy, họ tạo ra hai thế-jới muôn đời khác nhau, fải là hai không-jan và đồng thời cũng là hai không-jan-thời-jan vô tận hay không? Rõ ràng  thay vì có một í-niệm vững vàng, chúng ta lại có một í-niệm hoàn-toàn tăm tối. Tinh-thần Tự-nhiên (A priori) là tính kết-hợp của nhiều bản-ngã (hơn nữa, tinh-thần kết-hợp của nhiều bản-ngã có thể lại thiếu liên-hệ cụ-thể cộng-đồng đối với nhóm người khác). Một trong hai nhóm có thể có quan-niệm về “thế-jan” hoàn toàn khác hẳn nhau. Thực ra, cả hai thế-jan chỉ là những “thế-gian bên ngoài mà thôi”. Tuy chúng hoàn toàn thuộc về hai nhóm người này, nhưng chẳng qua cũng chỉ là hai bề mặt của một thế-jan Khách-quan zuy nhất, chung cho cả hai nhóm mà thôi. Trên thực-tế, cả hai nhóm trên không hoàn-toàn cô-lập. Theo tôi, một trong hai nhóm ấy đều có trong liên-hệ thiết-iếu với tôi (tức cái tôi có thể là đa zạng) vì tôi là một cá-nhân ban đầu rõ rệt liên-quan tới cả hai nhóm trên. Thế thì, đúng  ra cả hai nhóm fải thuộc về một cộng-đồng chung. Cộng-đồng chung ấy có cả tôi và có tất cả những cá-nhân cùng đoàn-thể có lẽ có thể cùng sống với nhau. Thực ra, có thể chỉ có một cộng-đồng cá-nhân mà thôi, tức là một cộng-đồng bao gồm nhiều cá-nhân sống với nhau. Zo đó, theo tôi, cũng có thể chỉ có một thế-jan Khách-quan, với một không-jan Khách-quan và một Thiên-nhiên Khách-quan. Hơn nữa, cái Thiên-nhiên Khách-quan zuy nhất này fải có mặt trong tôi để tôi chung sống với những cá-nhân khác. Chỉ còn một điều có thể chúng ta nên biết là: Vì các nhóm cá-nhân khác nhau và vì có những thế-jan khác nhau nhưng lại liên-hệ với nhau nên chúng mới thuộc về những thế-jan mà chúng ta không thấy được rằng chúng có liên-hệ với chúng ta, ví-zụ: loài vật (animalia) không có liên-hệ jì với chúng ta. Thực ra, thế-jan của loài vật là thế-jan ở chung quanh chúng ta với chân-trời rộng mở. Thế-jan của loài-vật là những jì cụ-thể (de facto) và bất ngờ mà chúng ta không hiểu được. [Nhận-định này có ngĩa thế-jan nơi con-người đang sống trong không-jan và thời-jan, là tập-thể của nhiều xã-hội. Trong không-jan và thời-jan còn có thế-jan của loài-vật quanh chúng ta và có liên-hệ với chúng ta. Liên-hệ này không thể bỏ qua nên chúng ta cần hiểu-biết].

           

Tuy nhiên, í-ngĩa độc-đáo về thế-jan của mỗi cá-nhân (monadological world) và thế-jan Khách-quan “tự--nhiên” theo cá-nhân fải được hiểu cho đúng. Zĩ nhiên, như chúng ta biết, Leibniz có lí khi ông nói rằng trong í-nghĩa vô-biên chúng ta có thể hiểu nhiều cá-nhân và đoàn-thể. Nhưng điều này lại không rõ vì có những điều có thể có. Hơn nữa, khi Leibniz nói rằng trong í-ngĩa vô-biên nhiều thế-jan có thể “ra đời”, nhưng không thể có hai hoặc hơn hai thế-jan ra đời cùng một lúc, vì chuyện này không thể nào xảy ra. Tiện đây, tôi cũng xin thêm một điểm là, nếu tự-zo cho phép, tôi có thể trước hết tưởng-tượng ra chính tôi, vì tôi là bản-ngã cụ-thể rõ ràng, nếu không, có thể có một hệ-thống gồm nhiều khía-cạnh của chính tôi. Mỗi khía cạnh của tôi sẽ bị khía-cạnh khác loại bỏ, và đồng thời cũng có thể bị loại bỏ bởi chính bản-ngã của tôi. Chúng ta gọi hệ-thống này là hệ-thống thiếu điều-kiện chung sống tự-nhiên (A priori incompossibility). Hơn nữa, sự-kiện “tôi là” hay “tôi hiện-hữu” cho thấy hoặc là đối với tôi thì cá-nhân khác (monads) là người khác (others) hay họ chỉ là họ mà thôi. Tôi chỉ có thể thấy họ; nhưng tôi không thể tạo ra họ để họ sống cho tôi. Nếu tôi tưởng-tượng ra tôi là cái jì thuần-túy khác hẳn với chính tôi, thì sự-kiện ấy cho thấy:  đối với cái tôi, tôi tưởng-tượng ra những cá nhân (monads) hay những người khác. Và cứ theo lối suy-tưởng này, tôi nhận ra rằng mỗi cá-nhân (monad) có một cái jì cụ-thể để vạch rõ ra một vũ-trụ có tính đại-đồng (sống chung), tức là “một thế-jan chặt chẽ của những cá-nhân (monads)”. Thế thì hai thế-jan của con người xã-hội (monads) không thể nào sống chung với nhau được, cũng i như hai cái hình khác nhau của cùng một bản-ngã TÔI (my ego) (hoặc một bản-ngã zo tưởng-tượng mà ra) không thể nào chung sống được bên nhau.

           

Những kết qủa bàn đến ở trên và những công-trình tra vấn ở trên cho fép chúng ta hiểu vì sao những câu hỏi, zành cho triết-học cựu-truyền, đã bị gạt ra ngoài biên-jới của khoa-học lại có í-ngĩa (không cần biết chúng được jải quyết ra sao) – ví zụ những vấn-đề chúng ta đã bàn tới ở trên.

 

July 19, 2012

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

GI-CHÚ

Một lần nữa xin độc-jả lưu-í. Chuyển-ngữ không fải là việc làm zựa vào chữ và cấu-trúc của tiếng nước ngoài, nhất là khi nguyên-tác có vấn-đề ngôn-ngữ. Bút-fáp của Husserl ở cuối thế-kỉ 19 sang đầu thế-kỉ 20. Chính Husserl đã than-fiền: “Có lẽ tôi không fải là triết-ja vì tôi không biết cách làm sao để ziễn-tả tư-tưởng của tôi.” Điều này không fải là chuyện lạ trong lịch-sử Triết-học. Zịch văn là làm sáng tỏ tư-tưởng của tác-jả. Hơn nữa, tư-tưởng cũng không nằm trong chữ-ngĩa ở từ-điển. Zo đó, tôi đã cẩn-thận chỉnh đốn lại tư-tưởng của Husserl ở những chỗ cần-thiết. Điều này cũng zễ hiểu là mỗi zân-tộc có lối ziễn-tả khác nhau. Ví-zụ người Việt viết tiếng Anh thường bị coi là không jống Anh/Mĩ. Ngay cả những ngôn-ngữ như Anh-Fáp-Đức tuy có nhiều chỗ gần nhau, nhưng cách ziễn-tả và quán-ngữ (idiomatic) rất khác nhau. Những chỗ trong bài tôi để trong móc-vuông […] là í của tôi làm sáng-tỏ tư-tưởng của Husserl

 

1. Theo bản-thảo đánh máy C và bản zịch sang Fáp-ngữ

2. Đọc là “einem” thay vì là “meinem” (của tôi) , như trong sách xuất-bản và trong bản-thảo đánh máy C. Bản dịch Fáp-ngữ ghi là: “une forme”

3. Theo bản-thảo đánh máy C và bản zịch sang Fáp-ngữ. Theo sách xuất bản ta có: “Kết-qủa của nó fải đến từ ...”

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2024
Ngày đăng: 22.07.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 10 - Nguyễn Quỳnh USA
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 9 - Nguyễn Quỳnh USA
Quan Niệm Tam Tài Với Con Người - Nguyễn Văn Thọ
Cổ Tích Da Đỏ - Nguyễn Hồng Nhung
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - Nguyễn Quỳnh USA
Bàn Về Vẻ-Đẹp Và Nét-Sáng-Tạo Của Những Vật Tầm-Thường - Nguyễn Quỳnh USA
Văn Hóa Cổ Và Văn Hóa Thời Hiện Đại - Nguyễn Hồng Nhung
Người Đàn Bà - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)