Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
704
116.714.465
 
Đọc và Fê-bình VĂN-FẠM LUẬN /DE LA GRAMMATOLOGIE, đoạn 3, của Jacques Derrida
Nguyễn Quỳnh USA

MỞ

 

Jacques Derrida là Triềt-ja hiện-đại zuy nhất mà tôi đã có zịp trao đổi bài viết với ông năm 1997, khi đó tôi đang ở Fân-khoa Triết-học UTAustin,TX. Tôi qúi ông vì tư-tưởng, văn-tài và đức-độ của ông. Thư của ông zài cả một trang viết tay chứ không qua máy chữ hay điện-tóan.

Trong thập-niên 80 tôi đã trình bày cuốn De la Grammatologie của ông tại Columbia University, NYC, và sau đó tại San Antonio College, TX cho Fân-khoa Kiền-trúc của The University of Texas at San Antonio (UTSA).

Đọc là nhìn vào nội-zung của vấn-đề, cố-gắng tìm-hîểu, fân-tích, so-sánh và fê-bình vấn-đề tới cùng kì lí. Cách đọc nào cũng trình-bày nhận-thức và óc sáng-tạo của người đọc. Zo đó, đọc trưng ra trình-độ học-vấn và trí-thức của người đọc. Đọc là làm sáng-tỏ tư-zuy của tác-jả bản-văn. Một bản-văn có thể được người đọc trình-bày zưới nhiều zạng-thức khác nhau, miễn là không sai nội-zung. Bản-văn xuyên qua trí-tuệ và tình-cảm của người đọc, đôi khi rực lửa, đôi khi thâm-trầm, đôi khi man mác như xuân-thu, đôi khi lạnh-lẽo như mùa đông, và đôi khi đòi hỏi thời-jan và không jan để thấu-triệt vấn-đề. Nói tóm lại, đọc trưng ra những câu-hỏi: Cái jì đây? Tại sao thế này? Vân vân. Bài-viết Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luẩn gồm 10 đoạn. Hai đoạn đầu đã được trình bày trên Tiền-vệ (November 2010). Kể từ Đọan Thứ-Ba trở đi sẽ được trình bày trên Văn-chương Viêt (VCV) ở Sàigòn, Việtnam. Sau đây là Đọan Thứ-Ba.

 

ĐOẠN THỨ BA

 

Đoạn Ba này có một số từ quan-trọng xin độc-jả lưu-í:

 

Logo(s): Biểu-thị và cũng là chữ viết, tiếng nói, lí-lẽ (reason)

Signan (trong ngĩa của Semiotics/Kí-hiệu Học) là Biểu-thị (Logo). Ví zụ cái mũ mầu đỏ.

Signatum (trong ngĩa của Semiotics/ Kí-hiệu Học) là Vật hay Ngưởi được Biểu-thị). Ví-zụ: Tôi đội cái mũ mầu đỏ. Zo đó cái mũ mầu đỏ biểu-thị cho tôi.

sein: Không viết hoa là “hữu-thể” hay “lẽ sống.” Trong bài này “sein” có hai ngĩa song song: “hữu-thể, người, hay vật” và cũng là “chữ viết”.

Logocentrism: Môn-học ngiên-cứu Biểu-thị và coi Biểu-thi (Logo) là chính.

Eschatology: Cái chết cuối-cùng hay định-mệnh (Ngĩa trong Thần-học là cái Chết của Đấng Ki-tô)

Parousia: Sự trở-lại hay fục-sinh (Ngĩa trong Thần-học có là Đấng Ki-tô trở lại)

 

***

 

Theo Derrida, Biểu-thị (Logo) của hữu-thể hay con người (sein) tức là Tư-tưởng. Tư-tưởng theo tiếng-nói của Nguồn-sống (Sein) là khởi-đầu và chung-cuộc của kí-hiệu, và cũng là sự khác-biệt jữa biểu-thị (signan)vật hay người được biểu-thị (signatum). Tuy nhiên, vẫn còn có một thế-jan được biểu-thị (signatum) cho sự khác nhau jữa biểu-thị (signan) và vật hay người được biểu-thị (signatum) ở những điểm tuyệt-đối và không thể nào fân-tích cặn-kẽ hơn được nữa. Không fải là vấn-đề ngẫu-nhiên mà tư-tưởng của con người (sein) hay tư-tưởng của vật hay người được biểu-thị ở trong í-ngĩa cao này. Tư-tưởng hiện ra trước hết trong tiếng-nói. Tiếng nói ở đây có ngĩa là những chữ (mots).

            Cũng theo Derrida, khi tiếng-nói được đón nge có ngĩa tiếng-nói đã được hiểu, và hiển-nhiên chúng ta gọi nó hay sự hiểu đó là lương-tâm. Lương-tâm là cái jì gần nhất với cái ngã hay cái ta. Nói jản-zị hơn nữa, cho đúng tinh-thần của ngôn-ngữ và văn-hóa Việt, chúng ta có thể bảo: “Lương-tâm là cái-ngã chân-chính của con người mà con vật không thể có. Ngã hay cái ta này xóa đi hoàn-toàn biểu-thị (signan). Nó là một tình-trạng biết về ngã hay cái ta mặc-nhiên và thuần-tuý, quan trọng đến-độ trưng ra được cái thể của thời-jan, bởi thế nó không cần đến biểu-thị bên ngoài (signan), trong thế-jan hay trong cái gọi là thực-tại. Cho nên, Derrida nói thêm, cái ngã hay cái ta trong trường-hợp này không cần đến biểu-thị bên ngoài cho nguồn-lực sinh-động rạt-rảo của nó. Đây là kinh-ngiệm vô bờ bến của vật hay người được biểu-thị có khả-năng sinh ra sức-mạnh rạt-rào đó, từ ngay trong lòng nó hay trong lòng người. Tuy nhiên, Derrida bàn thêm, là một thực-thể được biểu-thị qua í-niệm, nên nó là cơ-cấu của lí-tưởng. Chữ lí-tưởng ở đây là bản-chất (ideality) chứ không fải là tính-chất (ideal). Cho nên thực-thể được biểu-thị (signatum) có ngĩa fổ-quát trong bản-chất (universality).

            Cũng theo Derrida, kinh-ngiệm hay thấy được sự bỏ đi biểu-thị (signifier) trong tiếng nói không chỉ là một trong rất nhiều ảo-tưởng, bởi vì nó còn là điều-kiện của í-ngĩa về chân-tính. Trong Triết-học bàn về chân-tính, ảo-tưởng không thể nào biến đi mau chóng được. Trong fạm-vi kinh-ngiệm, chữ (mot) là một đời sống căn-bản và bất khả fân của thực-thể được biểu-thị (signatum) và đồng thời cũng là tiếng nói của í-niệm và của nội-zung ziễn-tả rõ ràng. Kinh-ngiệm này được coi là tinh ròng nhất và đồng-thời cũng là điều-kiện rõ ràng của chữ (mot), và đồng-thời cũn đúng là kinh-ngiệm về “hữu-thể” (sein).

            Chữ “hữu-thề” hay “lẽ-sống”(sein) hoặc là bất cứ cách gọi tên hay viết thế nào đều mang cùng í-ngĩa là “hữu-thể” hay “lẽ-sống” trong các ngôn-ngữ khác nhau mà Derrida gọi là “Urwort”, tức là “Chữ Uyên-nguyên”. Như vậy, “hữu-thể” hay “lẽ-sống” là chữ “uyên-nguyên” có trong mọi ngôn-ngữ. Derrida cũng gọi trường-hợp này là cái biết hay í-thức trước tiên hết trong mọi ngôn-ngữ. Chữ uyên-nguyên (Urwort) là một chữ cao sâu bảo đảm cho sự-sống của những chữ khác, rất rõ ràng trong fần mở-đầu của cuốn Nguổn-sống và Thời-jan (Sein und Zeit) của Heidegger. Xin đọc Nguồn-sống và Thời-jan của Heidegger zo Nguyễn Quỳnh đang trình bày làm nhiều kì trên Văn-chương Việt (VCV).

            Trở lại chữ “sein” tức “lẽ-sống” hay “sự-sống” Derrida nhận-định rằng chính Heidegger đã luôn luôn lưu-í chúng ta rằng í-ngĩa cũa “lẽ-sống” không fải là chữ “sống” và cũng không fải là í-niệm về “sống”. Như vậy, í-ngĩa không là cái jì ngoài ngôn-ngữ [xin lưu-í: trong tiếng Việt, hai chữ “sense” và “meaning” thường được hiểu là “ngĩa”. Trên thực-tế, trong tiếng Anh, ngĩa của hai chữ này khác nhau. Khi chúng ta nói: “It makes sense!” qủa là câu nói có ngĩa “meaning” nhưng không theo định-ngĩa như trong từ-điển. Câu “It makes sense!” chỉ một tình trạng hữu-lí như “Nge được!”, “Trông được!” “hữu-lí” “được-lắm” … vì nội zung không thể cắt ngĩa hoặc không-thể chứng minh bằng zữ-kiện của kinh-ngiệm cụ-thể.]. Trong khi ấy ngôn-ngữ bao gồm những chữ liên kết chặt chẽ với nhau theo hệ-thống đặc biệt của ngôn-ngữ và trong í-ngĩa “thực-hành ngay” (concesso non dato).

            Derrida nêu lên hai điểm: 1) Khoa Ngữ-học mới - một thứ Khoa-học đi tìm í-ngĩa bằng cách fân-tích sự gắn-bó của chữ rồi lại mở toang chữ ấy ra zù cho không thể nào gạn-lọc chữ ấy đến kì cùng – rồi ông hỏi có zính-záng jì với ngôn-ngữ không? Theo Derrida thì có lẽ Heidegger không thấy zính-záng jì cả. 2) Ngược lại, có fải là không hề có chuyện suy-tư sâu-sắc trong tư-tưởng hay trong câu-hỏi về lẽ-sống (sein) nằm trong Ngữ-học cổ về chữ (mot) mà chúng ta zùng nhưng chúng ta không hề hay biết hay không? Không hề hay biết jì cả bởi vì, theo Derrida Ngữ-học zù theo lẽ tự-nhiên hay theo hệ-thống luôn luôn có tính tiền-jả thiết của Siêu-hình Học cho nên cả hai lẽ “tự-nhiên” và “hệ-thống” đều có chung nền-tảng. Bởi vậy, zùng cái này (tự-nhiên) hoặc zùng cái kia (hệ-thống) thay cho nhau có thể không zễ zàng như chúng ta tưởng. Một fần vì Khoa Ngữ-học Mới vẫn còn liên hệ với Khoa Ngữ-học cựu-truyền ở vấn-đề í-niệm, và rất ngây ngô (naively) zùng chữ “sein” (hữu-thể hay lẽ-sống). Những cái đó cho thấy rằng Khoa Ngữ-học Mới  có khuynh hướng “khai mở” hay “fê-bình” cấu-trúc khi truy-tầm Khoa Ngữ-học cựu-truyền,  mà Derrida gọi là “Deconstruction”. Một vài người không thông ngôn-ngữ hoặc là đọc nhưng không hiểu tư-tưởng của Derrida nên đã zịch chữ “Deconstruction” là “Thuyết Đập-bể” hay “Đập fá” hay “Hủy-họai”…Thực ra tiếp đầu-ngữ “de…” có ngĩa là mở ra để ngiên-cứu, tìm tòi, và fê-bình. Tiếp đầu-ngử “des…” mới có ngĩa là “đập-fä” hay “hủy-hoại”. Cho nên, “Deconstruction” là “Mở Cấu-trúc” hay “Fê-bình Cấu-trúc” để tìm ra ẩn-số (hidden variables), còn chữ “Destruction” mới là “hủy-hoại”. Đây cũng là điểm tôi đã trình bày trong bài jảng thứ nhất của tôi tại Viện Triết-học Hànội, năm 2004. 

Derrida nói tiếp, theo khuôn-mẫu câu hỏi về hữu-thề hay lẽ-sống (sein) của Heidegger thì câu hỏi ấy bàn đến Khoa-học về nguồn-sống có kinh-ngiệm (ontic science) đồng thời cũng là khoa-học về bản-chất nằm trong hoàn-cảnh hay không-jan riêng (regional ontology). Ở đây có ngĩa là “viết”. “Viết” là một kinh-ngiệm sống đích-thực và trưng ra bản-chất đặc-thù. Cho nên, Khoa Ngữ-học có chiều-hướng Khai-mở và Fê-bình Cấu-trúc (Deconstruction) là trưng ra cơ-cấu của chữ. Derrida đã coi fương-fáp này là hướng đi độc-đáo, chẳng khác jì Khoa Fân-tâm Học. Như vậy thì  tất cả Khoa-học không còn bị vướng-mắc vào những câu-hỏi theo Hiện-tượng Luận ở chiều sâu cao hơn hay theo vấn-đề bản-chất căn-bản (ontology) nữa. [Về điểm này: “bản-chất/ontology” xin đọc kĩ Nguồn-sống và Thời-jan của Heidegger].

            Derrida xác-định rằng câu hỏi về lẽ-sống (hữu-thể/sein) mà Heidegger nêu lên liên-quan tới Siêu-hình Học để rồi từ  Siêu-hình Học có câu-hõi về chân-tính, về cảm-thức, và về biểu-thị (logo). Nhưng cũng theo Derrida, nếu cứ trầm-tư mãi mãi về câu hỏi lẽ-sống (sein) thì chúng ta sẽ không còn tin-tưởng vào chúng ta nữa. Ở đây, Derrida có lí, khi ông nói “câu-hỏi về lẽ-sống hay hữu-thể (sein) còn làm tiêu ma luôn “chiều-sâu” hay tính-chất vững-vàng của câu-hỏi, ngĩa là làm nát câu-hỏi. Đặt vấn-đề í-ngĩa của lẽ-sống khó hơn là chúng ta thường tưởng. Fân-tích một thực-trạng trước tất cả mọi cơ-cấu rõ ràng của lẽ-sống (sein) tức là đập tan những jì vững-chắc nhất của Bản-chất Thần-học. Derrida nói rõ hơn là “lối trầm-tư mãi mãi ấy” jống như Khoa Ngữ-học mới làm mất tính chặt-chẽ của í-ngĩa, hay nói rõ hơn  là nó làm tan chữ (mot) ngĩa.

            Derrida rất khéo léo, sau khi đã nêu lên vấn-đề của Heidegger, ông lại tìm ra ưu-điểm của Heidegger. Ông nhận-định thế này: “Sau khi đã trình-bày “Tiếng-nói của hữu-thể (sein)” Heidegger nhớ ra rằng “tiếng nói của hữu-thể (sein) iên-lặng, không chữ-ngĩa (mot) và cũng không có fát-âm (a-phonic). Ông triển nguyên-tác câu tiếng Đức của Heidegger như sau: “die Gewähr der lautlosen Stimme verborgener Quellen …”

            Khi chúng ta nhận ra rằng: “Tiếng nói của những cái jì đó chưa được nge!” Thì như trên, chúng ta biết “Tiếng nói ấy chưa được hiểu rõ!” Tình-trạng này Derrida gọi là “sự fân-li jữa í-ngĩa uyên-nguyên của con-người (hữu-thể/sein) và chữ (Wort/word/mot), cũng như sự fân-li jữa í-ngĩa và tiếng-nói, jữa tiếng-nói và con người (sein/hữu-thể), jữa tiếng nói và cách fát-âm (phonè), jữa tiếng-nói và “tiếng gọi của con-người (sein), và cuối cùng jữa tiếng-nói và tiếng được miêu-tả ra. Theo Derrida, sự fân-ly hay chia-rẽ ấy đã một lần xác-định ẩn-zụ căn-bản rồi lại ngi-ngờ ẩn-zụ ấy bằng cách nêu rõ sự khác-biệt của ẩn-zụ ngay trong ẩn-zụ. Sự fân-li ấy làm sáng tỏ trường-hợp mờ-tối trong tư-tưởng của Heidegger về Siêu-hình Học của cái hiện-tại (Metaphysics of presence)Học-Thuyết về Biểu-thị (logocentrism). Sự fân-li ấy nằm ngay trong chính nó rồi tự nó vượt thoát khỏi nó. Tuy nhiên, Derrida nhận thấy rằng khó có thể nào fân-biệt hai trường-hợp ấy. Ngay lúc sự fân-li ấy vượt thoát ra khỏi nó thì đôi khi nó lại jữ nó lại trong jới-hạn ngắn-ngủi. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, đối với Heidegger, í-ngĩa của con-người hay hữu-thể (sein) không bao jờ là cái jì hay con ngưởi được biểu-thi (signatum) trong í-ngĩa đơn-jản cũng như trong í-ngĩa fức-tạp.

            Derrida luận thêm rằng, một chữ (mot) không bao jờ bỗng chốc được zùng. Câu này có í nói rằng hữu-thể hay con người (sein) thoát khỏi vận-hành của kí-hiệu, cho nên muốn cho một câu (proposition) được hiểu rõ ràng chúng ta cứ fải lập đi lập lại câu ấy theo truyền-thống Ngữ-học cựu-truyền để chúng ta lưu-í tới tầm quan-trọng của câu ấy trong lẽ Siêu-hình và trong vấn-đề kĩ-thuật. Hơn nữa, thực ra í-ngĩa của hữu-thể, hay của bất cứ cái ji (sein) không có-ngĩa “nguyên-thủy” (primitive), “căn-bản” (fundamental) hay “cao-sâu hơn” (transcendental) zù hiểu theo kinh-viện, theo Kant hay theo Husserl. Hiểu đúng í-ngĩa của hữu-thề (sein) hay bất-cứ thực-thể nào là trước hết fải vượt lên cao, vì những fạm-trù về lẽ-sống của hửu-thể, lúc ban-đầu của bản-chất (ontology) căn-bản chẳng qua chỉ là những hoạt-động cần-thiết và lẻ-loi mà thôi.

            Zo những lẽ trên, trong cuốn Hành-trình vào Siêu-hình Học, chính Heidegger đã bỏ chương-trình ngiên-cứu về bản-chất của chữ (word ontology). Heidegger, theo cách trình-bày của Derrida, luận rằng không có lịch-sử nào của hữu-thể hoàn toàn là lịch-sử, cho nên hữu-thề (sein) nhìn qua lịch-sử là nhìn qua biểu-thị (logo). Như vậy không có jì bên-ngoài hữu-thể (sein). Sự khác nhau jữa hữu-thể (sein) và đời-sống (entity) cho thấy rằng không có sự khác nhau jữa biểu-thị (signan) và sự-kiện được biểu-thị (signatum). Derrida đề ngị chúng ta nên theo Heidegger để đặt câu hỏi về hữu-thể (sein) và fải vượt qua bản-chất của Thần-học (onto-theology) để biết rõ không có jì khác biệt jữa “biểu-thi” (signan) và “sự-được-biểu-thị” (signatum).

            Derrida còn nhận thấy rằng, một đôi khi Heidegger nhắc nhở chúng ta là “hữu-thể” (sein) được định-ngĩa rõ ràng theo cấu-trúc “syntax” và theo “từ-điển” trong quan-niệm Ngữ-học và Triết-học Tây-fương. Như thế hữu-thề (sein) là một thực thể được biểu-thị (signatum) theo í-ngĩa tổng-quát ban đầu và cũng không thể nào fân-tích cho cùng kì-lí được. Heidegger cũng lưu-í chúng ta nên suy-ngĩ kĩ về tính ưu-việt của đại zanh-từ ngôi thứ ba, số it, ở thể chỉ-định (indicative) và tính ưu-việt của “động-từ nguyên-mẫu”. Siều-hình Học Tây-fương đặt jới-hạn cho í-ngĩa về hữu-thể (sein) trong bối cảnh tiện-tại cho thấy rõ ảnh-hưởng của Ngữ-học. Đặt câu hỏi về ảnh-hưởng này không có ngĩa là nêu lên jả-thiết về hữu-thề (sein) được biểu-thị (signatum) ở trình-độ cao, nhưng là đặt câu hỏi về cái jì đã tạo nên lịch-sử và tạo nên tầm quan-trọng của lịch-sử.

            Heidegger mang vấn-đề trên vào chuyên-luận Bàn đến Câu-hỏi về Hữu-thể (sein) (Zur Seinsfrage) bằng cách đề-ngị rằng chữ “hữu-thể” chỉ được đọc lên hay chỉ được hiểu khi chữ đó đã được gạch bỏ đi bằng hai nét chéo (X) (kreuzweise Durchstreichung). Hai nét gạch chéo đó không chỉ có ngĩa là kí-hiệu “fủ-định” hay bỏ đi, mà thực sự chúng là lối viết cuối-cùng. Hơn thế nữa nó cũng có ngĩa là sự-kiện được biểu-thị (signatum), ví như “cái mũ mầu đỏ của tôi” là biểu-thị cho tôi bị bỏ đi, nhưng trong đầu tôi cái mũ đỏ đó vẫn còn rõ ràng với tôi và với những người thường thấy tôi đội cái mũ đỏ ấy. Một biểu-tượng bị xóa đi nhưng chúng ta vẫn còn thấy nó trong đầu. Một biểu-tượng bị đập tan trong khi kí-hiệu của nó vẫn còn thấy được trong đầu hay trong kí-ức. Theo Derrida sự-kiện đánh zấu xóa bỏ này (X) này xóa bỏ biên-jớí của “bản-thể Thần-học”, xóa bỏ cái Siêu-hình Học của của sự có mặt, và xóa bỏ luôn Học-thuyết về Biểu-thị (logocentrism). Thế thì, cách viết cuối-cùng trở thành cách viết ban-đầu.

Bởi vậy, theo hướng đi của Heidegger, í-ngĩa của hữu-thề (sein) không fải là cái jì được biểu-thị (signatum), nhưng hoàn-tòan là một thứ mà Derrida gọi là “cái thực-sự không nge thấy của í-ngĩa”. Nói một cách khác đó chính là í-niệm gọi là “sự khác-nhau-của lẽ-sống-và-bản-thể (the decisive concept of ontico-ontological difference), sự khác nhau jữa sự-sống và hữu-thể (sein), jữa sự-sống bằng kinh-ngiệm (ontic) và bản-chất (ontological) là hiện-tượng của thực-tại này ngiệm ra từ thực tại khác (derivatives) nên trông khác nhau. Derrida viết chữ khác-nhau “difference” rồi ông lại viết thành “differance” để cho chúng ta thấy rằng cả hai chữ đọc jống nhau, nhưng tự-zạng khác nhau, mà kì thực cả hai có liên-hệ với nhau, hay như nhau. Chữ “differance” tự nó trông có vẻ độc-đáo, nhưng chúng ta không gọi chữ này là “cỗi-nguồn” hay “nền-tảng”, hoặc nói đúng hơn “differance” là một chữ lạ ngoắc, chẳng có cổi-nguồn jì hết. Trong lịch-sử của “đời-sống Thần-học” chữ “differance” lọai bỏ chữ “difference”. Tuy nhiên, chúng ta nhận-biết chữ này (differance) là sự khác-nhau (difference) mang hai ngĩa: bản-chất (ontology) và đời-sống có kinh-ngiệm rõ ràng (ontic), trước khi chúng ta xóa bỏ nhận-biết ấy.

Derrida xác-định rằng cách viết này (difference/differance) hay mẹo viết (trick of writing) là một điều cần thiết không thể zùng fương-fáp fân-tích cho cùng kì-lí để hiểu được.

            Derrida xác nhận rằng vấn-đề trên đã khiến cho câu hỏi của chúng ta qúa nặng-nề mà ông tạm gọi là “có vẻ lịch-sử” (historiale). Ông hứa sẽ bàn tới “historiale/ có-vẻ-lịch-sử” trong chuyên-luận về “Khac/Differance” và viết. Rõ ràng ở đây có sự lập-lờ hay chưa chắc của tư-tưởng, (suy-ziễn từ chữ “hésitation/hesitation” trong nguyên-bản). Trong bản Việt-ngữ tôi chủ tâm viết hai chữ KHAC và KHÁC trong hai tự-zạng khác nhau, nhưng đọc như nhau, để ziễn-tả í của Derrida khi ông viết DIFFERENCE và DIFFERANCE.

            Theo Derrida, tình-trạng “lập-lờ” của tư-tưởng không có ngĩa là tư-tưởng rời-rạc hay không chặt chẽ, mà fải nói là “tư-tưởng còn đang rung, hay đang chờn-vờn, rõ ràng trong những jai-đọan Triết-học sau Hegel. Chính Hegel cũng bị vướng mắc vào tính chờn-vờn của tư-tưởng mà độc-jả sẽ thấy ngay trong bài này về cách viết theo mẫu-tự và cách viết tượng-hình. Theo Hegel thì bản-chất (ontology) là luận-lí tuyệt-đối cho nên ông coi tất cả định-tính của triết-học là cái hiện-tại (presence) và cái-hiện-tại hay sự-có-mặt này jống như Cái Chết (eschatology)để rồi Trở-lại (parousia) [không có ngĩa theo Thần-học] của bản-ngã (self) gần kề chủ-thể vô-biên. Bởi lẽ đó, Hegel coi thường chữ-viết. Khi Hegel fê-bình kiến-thức zựa trên fương-fáp thiên-về fân-tích cơ-cấu bên-ngoài (formalism) và những kí-hiệu trong Toán-học của Leibniz, ông ta cũng jữ nguyên lập-trường như ông đã nhìn về chữ-viết. Hegel chối-bỏ vẻ bên-ngoài-của-hữu-thể (sein) tức là logos (biểu-thị của chữ) trong í-ngĩa khi “cái bề-ngoài” nặng về cảm-tính (sensible) hay trong í-ngĩa trừu-tượng của trí-thức. Derrida hiểu rất đúng Hegel: “Viết là quên mình (self), tức là quên đi những hiện-tượng vọng ngoại, là ngịch với kí-ức nội-tại, và cũng là ngịch với kí-ức (Erinnerung) để cho kí-ức (Erinnerung) mở ra lịch-sử của tinh-thần (spirit), chính vì vậy nên Phaedrus đã nói: “Viết là ngay lập-tức zùng kĩ-thuật kích-thích kí-ức (mnemptechnique) và khả-năng quên đi kí-ức (vừa kích-thích vừa quên). Derrida nhận thấy hiển-nhiên là lối fê-bình viết-lách của Hegel ngừng ở bản Mẫu-tự. Theo Hegel, viết theo mẫu-tự hay viết theo kí-âm là một việc làm như nô-lệ, đáng khinh và không độc-đáo. Ông nói rõ hơn trong tập Enzyklopädie như sau: “Cách viết theo mẫu-tự ABC … là để ziễn-tả âm-thanh, mà âm-thanh ở đây chính là những kí-hiệu (signs), cho nên chúng ta thấy thấy toàn là “kí-hiệu và kí-hiệu” (aus Zeichen der Zeichen) mà thôi. Cách viết hay nhất là viết bằng trí-tuệ (the mind’s writing). Viết bằng trí-tuệ là biết xóa bỏ trước tiếng nói. Nhưng trong khi biết xóa-bỏ, thì chính sự xóa bỏ lại tôn trọng đời-sống bên-trong đáng qúi được fát-âm (phonic signifiers/signans) của biểu-thị (sein), làm cho không-jan và nhãn-thức được thăng-hoa, zo đó chúng ta có cách viết sử, và zo đó mới có tinh-thần vô-biên gắn liền với sự xóa-bỏ trong mọi vấn-đề thảo-luận và văn-hóa.

            Vậy nên, Hegel luận rằng, biết đọc và biết viết zựa vào bản mẩu-tự fải được coi là fương-tiện tiến tới ngiên-cứu vô cùng tận của văn-hóa (unendliches Bildungsmittel) mà chúng ta vẫn chưa thấy rõ já-trị hoàn-toàn của vấn-đề này. Tại sao thế? Hegel trả lời: Sở zĩ chưa thấy được vì trí-tuệ qúa của chúng ta xa cách với khả-năng nhận-thức của quan-năng. Trí-tuệ  chỉ để í đến những hoạt-động hời-hợt bên-ngoài, chỉ để í đến những chữ zao-to búa lớn, và những cơ-cấu trừu-tượng. Hơn nữa trí-tuệ chỉ chủ-tâm xây-zựng và kiện-toàn nền-tảng của cơ-cấu bên trong của chính vấn-đề mà thôi.

            Như vậy, Derrida thấy rõ sự lọai-bỏ (Aufhebung) những lối viết khác, ví như lối viết tượng-hình (hieroglyphic script) và lối zùng kí-hiệu của Leibniz như đã được bàn đến ở trên. Sự loại bỏ (Aufhebung), jống như cách viết tiếng Việt của tôi,  zù chưa rõ ràng, vẫn là í-niệm nòng cốt thấy hầu hết trong những jòng lịch-sử của cách viết, kể cả cách viết ngày nay. Sự loại-bỏ này là í-niệm lịch-sử và khoa-học cắt-ngĩa mọi hiện-tượng (teleology). Theo Derrida, Hegel đã bàn tiếp như sau: “Sau đó zo thói quen, sự lọai bỏ (Aufhebung) gạt tính-chất đặc-biệt của cách viết zựa trên mẫu-tự ra ngoài. Cách viết này gồm có một đường vòng (Umweg) qua lối nge để trình-bày rồi biến-thành cách viết tượng-hình (hieroglyphic) mà khi zùng nó chúng ta không cần í-thức của chúng ta qua âm-thanh.” Chỉ ở điểm này Hegel mới chấp nhận Leibniz là Leibniz đã ca-ngợi lối viết không qua âm-thanh, mà những người câm-điếc có thể zùng được. Hegel tiêp lời:

            “Thực-hành là chuyển lối viết theo mẫu-tự thành lối viết tượng-hình. Khả-năng trừu-tượng biến-thể trong thực-hành. Đọc chữ tượng-hình thì người điếc đọc được và người câm viết được (ein taubes Lesen un ein stummes Schreiben). Những jì nge được hoặc hiện ra trong khoảnh-khắc thời-jan. Những jì thấy được hoặc hiện ra trong không-jan, đều có nền-tảng riêng và có já-trị ngang nhau. Trong khi ấy lối viết theo mẫu-tự chỉ có mỗi một nền-tảng là đi theo liên-hệ rõ-ràng. Tức là ngôn-ngữ fải nhìn vào mới thấy đi từ kí-hiệu sang lãnh-vực nge.” Nhưng cuối cùng, chính nhận xét của Hegel ngịch với tư-tưởng ngữ-học của Hegel, khi ông kết-luận: “Sự thông-minh tự nó fô-bày tức thời và không điều-kiện qua tiếng-nói (speech). Như thế cách viết và đọc theo mẫu-tự đâu cần fải chuyển sang lối viết tượng-hình!

            Derrida đặt ra một câu hỏi chí lí: “Cách viết nào tự nó là cuộc đời? Cách viết không fát-âm có fải là fản lại cuộc đời hay không?” Trước tiên, theo Derrida, cách viết không fát âm là mối ưu-tư cho hơi-thở của chúng ta, của tinh-thần chúng ta, và của lịch-sử trong í-ngĩa liên-hệ tinh-thần của lối viết ấy. Cách viết không fát-âm là cái hết đời rồi, là hữu-hạn, và cũng là bất-cụ (paralysis). Viết theo lối không fát-âm là cắt đứt hơi thở, mất khả-năng sinh-sản (stirelizing) hay làm tê-liệt tinh-thần sáng-tạo trong lúc nhắc lại một chữ, trong lúc fê-bình văn-bản, jống như chui vào xó nhà, thì lối viết không fát-âm chỉ zành cho thiểu-số - như chữ Nho trước kia ở Việtnam. Tất cả những thứ vừa kề là nguyên-lí của cái chết và của sự khác lạ khi muốn trở thành người. So với Âu-châu thì tiếng Tầu là tiếng zùng để cắt ngĩa văn-hóa tâm-linh của Tầu bằng lối viết tượng-hình, Đây là lối viết zành cho thiểu-số có khả-năng nắm vững văn-hóa tâm-linh, Và chính Hegel cũng công-nhận: “Chữ viết tượng-hình đòi hỏi một thứ triết-lí có tinh-thần jải-ngĩa bản-văn như văn-hóa Tầu chẳng hạn.”

            Derrida có thêm một nhận xét là chữ viết không theo lối kí-âm làm tan “zanh-từ”. Ví zụ “mèo” là zanh-tự. Viết theo lối tượng-hình thì chữ “mèo” bị biểu-thị lấn-áp trông còn hình-zạng “mèo” jì cả. Lối viết ấy chỉ ziễn-tả liên-hệ chứ không ziễn-tả cách đọc. Zanh-từ và chữ (mot) là những liên-hệ và hơi-thở của í-niệm đều bị xóa đi trong lối viết thuần-túy hay lối viết không theo kí-âm. Trong í-ngĩa này í-niệm về ngữ-học của Leibniz là một thứ Tầu rất fiền-toái ở Âu-châu, bởi vì nó ngịch với đòi hỏi cấp-bách rất căn-bản của ngôn-ngữ nói chung, tức là nó ngịch với “zanh-từ”.

            Derrida nhận định là: “Chân-trời của kiến-thức tuyệt-đối là xoá-bỏ viết lách trong lối biểu-thị (logos), là lấy lại sắc-thái của lẽ tái-sinh (parousia), là điều-chỉnh lại cho đúng sự khác nhau, và để đạt đến điều Derrida gọi là Siêu-hình Học của cái đúng rất riêng-tư trong những í-ngĩa như: sở-hữu riêng, sở-quyền (propriety) và sạch-sẽ rõ-ràng.

            Để đi tới kết-luận của fần một trong Văn-fạm Luận, Derrida nhận xét rằng: Cái chân-trời kia chính là suy-tư của Hegel, ngoại-trừ í-ngĩa về cái chết cuối cùng hay định-mệnh (eschatology) mà chúng ta nên hiểu chữ này là một suy-tư về cách viết. Cho nên, Hegel cũng là một nhà tư-tưởng ngẫm về sự khác nhau không có cách nào ngĩ cho tới tận cùng. Cách chỉnh-đốn tư-zuy của Hegel là một sự nhớ lại bằng kí-hiệu. Derrida gọi cách chỉnh đốn ấy là bài jới-thiệu mới về cách viết của Hegel có nhu-cầu cần-thiết fải được viết ra bằng luận-cương Triết-học trong tinh-thần Socrates. Derrida gọi Hegel là Triết-ja cuối củng của sách-sử và là Triết-ja đầu tiên bàn về viết lách. Điểm này đã gợi í cho Derrida tiếp tục viết ra trong Văn-fạm Luận. Còn riêng tôi, Nguyễn Quỳnh, có đôi lời rất jản-zị và thực-tế về lối viết và đọc theo kí âm như sau:

Cứ cho là chúng ta có câu chuyện một thanh-niên nam iêu một cô-gái. Người nam vẽ chân-zung của cô gái và tặng cho cô ta. Bức tranh có hai biểu-thi. Biểu-thị của cô gái theo cái nhìn chủ-quan người nam. Một biểu-thị khác nữa là biểu-thị cho tình-iêu của người nam đối với cô gái. Nhưng zường như biểu-thị cho người nam đang mê gái chưa đủ sức chinh-fục (convincing) cho nên trên tấm chân-zung đó, người nam triển một đọan trong Triết-học của Nietzsche, lại là một thứ biểu-thị cho trí-tuệ của anh ta. Cô gái có thể vui nhận bức chân-zung, nhưng không hiểu Triết-học của Nietzsche là cái jì, và zù ngưởi nam có ziễn-jải trí-tuệ của mình chưa chắc người nữ đã vui hơn. Nhưng nếu người nam không zùng biểu-tượng, ở đây chính là ngôn-ngữ tượng-hình (tranh và chữ viết theo mẫu-tự), và can-đảm nói: “Anh iêu em!” thì chắc chắn lối viết chữ và lối nói chuyên chở hơi thở và tâm-tình của người nam rất rõ ràng, ở ngay trong “hiện-tại/presence”, không cần biểu-thị (signan/logo)

 

Sau đây là biểu-đồ trình-bày sự-kiện cụ-thể, biểu-thị và sự-kiện được biểu-thị, theo cái nhìn của Kí-hiệu Học (Semiotics).

 

 

(Còn tiếp 7 kì nữa)

November 1, 2011

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2244
Ngày đăng: 03.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 6 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 5 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 4 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 3 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 2 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit/ Nguồn-Sống Và Thời-Jan Của Heidegger 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Nhớ Nguồn 6- hết - Nguyễn Đăng Trúc
Nhớ Nguồn 5 - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)