Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
644
116.538.769
 
Trách nhiệm của thi nhân
Khổng Ðức

 

                    Tôi muốn liệt kê ra đây những yếu tố dễ cảm nhận bằng cách đưa ra bổn phận của nhà thơ trong sự sáng tạo. Bổn phận ấy từng được Rimbaud xây dựng trong bài “in extremis” sự cần thiết trong lúc rời bỏ thi ca, và xuyên qua đó ông cáo từ trong bài “Adieu”nổi tiếng trong đoạn cuối cùng của “một mùa ở địa ngục”, lần này tôi muốn tạo nó thành một thứ cố hữucủa thơ, thành cái nhu cấu và tinh thần chính yếu của nó. Hay đúng hơn là phải hiểu như là đối tượng cuối cùng của sự truy tầm; bởi vì nó thiết lập được những gì chỉ là định nghĩa trong công tác sống động, mà chúng ta biết rằng nó không có tính chất lạ lùng, không phải ảo ảnh, ảo tưởng, cũng không phải là cái gì thái quá.

 

         Như thế đặt thành sự được thua trong thơ theo ngôn từ là đưa đến sự đảo ngược cái huyền thoại viễn vọng, từ lâu tạo cho nhà thơ sự cảm hứng ở trong đầu, năng khiếu của một khả năng đặc biệt tiếp nhận các vị thần linh hay của nàng thơ (La muse). Được bảo vệ từ cơ thể và tinh thần, sự cảm hứng là trao cho hơi gió gắn liền với sự nhẹ nhàng hơn là trách nhiệm. Nó đặt ra một quyền hạn hơi quá trong trường hợp tàn tệ, được phép làm hay nói bất cứ cái gì, và tự nuôi dưỡng sự hư cấu tưởng tượng như dân Ardennes ( ở Bỉ).

 

         Vấn đềhiện tại là trải qua nhiệm vụ tiên đoán, như sự lừng danh sáng chói củaVitor Hugo, với chức trách, và cũng như sự thay thế hình ảnh tân-platon, tất cả như các vật nhẹ nhàng của thi nhân ở trên khôngbay bổng, thiêng liêng, ý niệm của một gánh nặng mà từ nay nó tự thấy như là trách nhiệm căn cứ vào công việc của nó. Trọng tải, gánh nặng, nhiệm vụ hay trách nhiệmgắn liền với sự “tha thiết thực hiện”viết lách. Nó còn phải suy nghĩ theo sự đòi hỏi, cũng như phải duy trì chống lại tất cả những gì là chán nản, bắt đầu bằng sự mệt nhọc, nếu người ta tin như câu thơ của Philippe  Jaccottet, trích trong tập “tư tưởng dưới những vầng mây”:

Nhà thơ muộn màng viết :

Tinh thần phải gở những sợi tơ từ từ

           Ngay dưới những cây thục quỉ hồng, và những con chim sẽ với tôi  xa xa

                          Và sự xa cách càng ngày càng ít đi

 

                          Ta đến đó gần  như tra hỏi

                          Người ta trút cho tôi cả một túi ánh sáng

                           Cuộc chiến thắng lạ lùng.

 

            Sự bắt buộc của ngôn ngữ -

            Nhiệm vụ bắt buộc trước tiên của thi nhân là đối với ngôn ngữ. Vì đó là sự bắt đầu, nhà văn phải cuối đầu vào ngôn ngữ với sự kĩ càng, chăm chú, với quan điểm và cách nhìn đặc biệt. Lưu ý và đắn đo về ý nghĩa của các từ, nhưng không phải nhắm vào định nghĩa hẹp hòicủa từ điển, mà lo lắng đến tiềm năng và cái “phản xạ hỗ tương “ của nó. Làm mới và phân phối ngôn ngữ thành hình ảnh, nó nhắm vào kí ức cũng như tia sáng của nó. Chú ý vào sự chính xác cũng như chụp lấy sự sáng chế, dính líu đến sự cư trú và đứng  trụ của 24 chữ cái. Như Mallarme  từng nói:

                        … tự nó sáng tạo lại nó, chú ý đến sự bảo vệ, sự rối rắm, chặt chẽ, sự trung thực của 24 chữ cái như nó hiện hữu do cái kì dịu vô tận, cố định với những ngôn ngữ khác, có một ý nghĩa của sự cân đối, hành động, phản dự cũng như có sức chuyển biến bằng những từ siêu nhiên, đó là thơ; nó được vườn địa đàng (Eden) khai hóa, trên cả cái thiện, là yếu tố ca tụng, cùng lúc là  một lí thuyết của sự chống đối.

            Thiết lập trong ngôn ngữ một chủ thuyết và sự chống đối, đó là nhiệm vụ đầu tiên của thi nhân. Nó mang lại sự bảo đảm của ngôn ngữ cố định, ở đó nó viết ra, cũng như  khả năng tự chuyển biến thành tác phẩm. Vậy nó chịu trách nhiệm với những câu thơ, ngay từ đó đối với tản văn, cũng thiết lập những “từ siêu nhiên” đó là nhu cầu trong việc tả tác….

 

            Kí ức và cú pháp – Nhiệm vụ của nhà thơ tiếp theo là tỉnh thức và chú ý đến mọi nơi trong thế giới: nhà thơ là người luôn luôn sống với thế giới hiện hữu bên ngoài, thị giác không chuyển vào hư không. Nó dừng lại trước những sự vật khiêm tốn,và phát ngôn cho thế giới câm lặng. Miếng bánh, trái cây, và những mảnh giẻ. Ông ta nói về hành tinh mà chúng ta sinh sống, nó vừa mỏng manh vừa tạm bợ như chúng ta. Nó kết nối, phân chia ra, thiết lập thực tại trên thế giới: nhiệm vụ của nhà thơ là nắm những mối liên hệ, sự bắt buộc của nó là phải chính xác.

            Khi nhà thơ ca tụng ánh hoàng hôn của bình minh hay chiều tà là hướng về xa xôi hay tiến gần lại, khi nó làm việc là tiến gần lại trong ngôn ngữ, trong trò chơi hình ảnh, thực tại càng xa thì nó vẽ ra những tọa độ của không gian và thời gian, những điểm tạm trú của chúng ta. Nó tạo ra ranh giới, vượt ranh giới lại tái tạo ranh giới hiện hữu của chúng trên giường ngôn ngữ của nó. Điều đó bao hàm một trách nhiệm đối với những giới hạn: nó rơi vào việc nhắc nhở chúng ta, cái to lớn của cuộc đời là hiện hữu “ ngắn gọn và tràn đầy giữa hai bờ vực thẳm”. Nhà thơ là người thấy và nói lên cái điều đó, mà mắt lại nhắm vào “một vật khác”.

            Nhiêm vụ cũng là kí ức và ngôn từ, vì tác phẩm nó chỉ ra những sự vật khô cằn mà nó coi như là lễ nghi trong kí ức. Nếu nó thuộc về sự thiết lập sự hiện diện, đáp ứng lại vấn đề“khi nào chúng ta hiện hữu? Ở đâu?”; nói chung là nó nhìn hay soi rọi sâu vào năm tháng, bên cạnh cái điều mà Pascal Quignard gọi là “Ngày xưa”, vì nó là kẻ chỉ điểm những sự vật đã qua. Nó ghi lai sự hiện diện trong mối liên hệ sống  động và ngắn ngủi, trong hoàn cảnh phù du, cũng như duy trì bảo vệ giữa hai bờ của hư vô.

 

            Công tác tình cảm – Bổn phận của nhà thơ đối với thế giới không phải là xa lạ, không phải cho tha nhân, không phải cho đồng loại, không trực tiếp. Nó không muốn nói hay ca tụng theo định hướng của người khác, nhưng rà soát sự hiện hữu của đồng loại, đồng bào bằng cách luôn luôn để lại sự đồng nhất bằng vấn đề của trò chơi hình ảnh. Nó đặt ra sự đối diện với tất cả sinh vật cũng như tất cả đối tượng câu hỏi song song “cái gì là chính xác?” và “cái gì là khác biệt ?”

            Công tác tình cảm hay yêu đương là bài thơ, khi nó nói với sự cuồng nhiệt, với sự thận trọng và đau khổ về những nhân vật thân thiết còn hiện sống hay đã chết, trong đó nó ban cho hay đề tặng. Và bổn phận của tình yêu là khi nó cảm thấy xúc độnghơn là hấp dẫn, bởi vì nói ra lời với nó không đủ, mà phài sờ mó, cầm nắm, bằng tay hay với quả tim cởi mở.

            Nhiệm vụ ấy đối với tha nhân còn phải bộc lộ tư tưởng, tình cảm và sự cảm xúc, nghĩa là tất cả đều tạo nên cuộc sống của con người bằng bản chất và sự hoạt động của nó. Cũng như nó không để mắt đến cái gì hiện hữu ở bên ngoài, mà thi nhân phải chịu trách nhiệm với tất cả những gi thuộc nội tại: dục vọng, tư tưởng,buồn hay vui, hi vọng hay chán nản.

            Hay nói như Octavio Paz rằng thi nhân là người “chuyển tải tâm hồn” (charge d’âme), nghĩa là nó chăm lo đến con người bằng cách có trách nhiệmđến cả việc phi nhân loại, báo động cái điều là tạo nên khoảng trống nơi chúng ta, lo âu đến việc  mà Andre Green gọi là “công việc tiêu cực”, cũng như cái gì ứ đọng nơi ta.

            Với nhà thơ là thiết lập khoảng không để có thể đưa vào lời than vản và ca tụng, duy trì cái giá trị của ngôn ngữ và tình cảm.

            Với nhà thơthiết lập sự vững chắc số âm bộ, cung bậc của suy tư và nhịp điệu của  con người trong cái ồn ào của kĩ thuật và sự đàm thoại.

            Với nhà thơ phô bày một số cung cách (hình thức kiên cố) trong cái điều nó hiện hữu, cũng như cái nó hiện hữu, là sự liên kết và cố kết, rốt cuộc cái hiện hữu và môi trường phát ngôn  dược bảo vệ.

            Với nhà thơ chứng tỏ những mối liên hệ, bởi vì xuyên qua lịch sử còn xa mới hoàn thànhtinh thần những con người chỉ tăng thêm khoảng cách và sự phân ly.

           

            Lịch sử của thị giác – Quan sát, suy xét, thức tỉnh và chú ý, ngắm nhìn một cách thế đặc biệt , nhiệm vụ của nhà thơ vốn nhiều hơn lịch sử của thị giác. Điều đầu tiên là nó có trách nhiệm về cái nhìn và bố trí trong tác phẩm như con măt của cây bút, hay là ý tứ của câu cú trôi chảy. Nó hoặc là nhà ảo tưởng, tiên tri, hay là nhân chứng, nó bảo vệ quan điểm chính là thấy và không thấy.

            Hãy nhớ lại cái định nghĩa của Proust trong tác phẩm chống lại Saint-Beuve: cái nhìn của nó nâng cao chúng ta, nó mở ra cái xấu xí và vô nghĩa để chúng ta hết tò mò về vũ trụ. Điều nó nói với chúng ta là: Hãy nhìn, nhìn kỉ!

            Trong bản tham luận 1907 với nhan đề: “nhà thơ và thời nay” (le poete et l’epoque presente” Hugo Von Hofmannsthal đã định nghĩa nghệ sĩ như là “ người nợ của tất cả và muốn kết hợp lại”; nó là điểm mấu chốt và tiêu cự  chăm chú và cảm xúc mọi vật: người ta có thể nói “mắt nó không có mí” (ses yeux n’ont pas de paupieres).

            Khi Mallarme sáng tác bài “Toast funèbre” để tỏ lòng tôn kính Theophile Gautier, trong tất cả các giác quan, cái nó đã chọn cái nhìn với sự mê sảng :

                        Bậc thầy, do cái thị giác  sâu xa,trên bước đi,

                        Làm cho địa đàn trở nên bất an kì diệu

                        Cơn lạnh lùng chấm dứt, chỉ còn âm thanh,đánh thức

                        Cái danh xưng thần bí của hoa hồng.hoa cẩm chướng.

            Theo Mallarme, cường lực của cuộc đời với vẻ hùng vĩ mỹ miều của chính nó không thể vĩnh tốn một cách đui mù. Và chính vì sự đui mù đó mà thi nhân có nhiệm vụ đáp ứng trọng trách nhìn với tính linh thiêng.

           

            Sự mong mỏi và cái đẹp – Tôi còn có ý đồ thêm vào, bất kể hay là vì cớ đã lỗi thời, hai nhiệm vụbị lãng quên: mong mỏi và cái đẹp. Sự mong mỏi, nó không phải là sự kiện của hi vọng, có thể đã bị múc cạn trong sự duy trì một nhiệm vụ - công việc kiên nhẫn trong việc viết lách – mà tất cả ngày nay như dùng để ngăn cản. Mong mỏi có thể đó là cung cách của Henri Michaux tuyên bố, sau những lần mở lối những nẻo tiêu cực “tôi phải cống hiến niềm tin tưởng, cống hiến sự can đảm”. Nó đòi hỏi tôi phải đi sâu vào nền đạo đức của tả tác, bên cạnh vai trò của chân lí, một mệnh đề như là “thoát ra khỏi nỗi đắng cay”. Một nhà văn là một con người mà sự nổi loạn của nó phải đưa đến sự chấp nhận thân phận sống trên mặt đất.

            Về cái đẹp, từ lâu đã lẫn lộn với cái Thiện, người ta biết rằng Baudelaire đã ca tụng cái đẹp như một tiên nữ lạnh lùng và da diết, hay như “một quái vật vĩ đại đáng sợ, chất phát, tách ra khỏi tình cảm và đạo lí. Người ta cũng biết rằng Rimbaud đã đầu hàng và nguyền rủa cái đẹp. Tất cả thi ca hiện đại mang nhiều hay ít sự hung dữ đối với ý tưởng của một sự mất mát, một sự trở về, một sự khiêm tốn, một tội ám sát hay cáo từ cái đẹp. Chính tìm kiếm sự xấu xí để giải thoát gánh nặng của việc tả tác hiện đại. Như Christan Prigent ca tụng đôi sự vật như là “lia sự yếu ớt” của cách diễn đạt thành ngữ. Ông ta đồng ý là vẽ trên giấy “một cái gì thô sơ, kiêu kì và co rúm lại.

            Tôi tự phản ứng với tôi một cách sống động như phản ứng của Michel Krunger, một nhà thơ Đức - khẳng định:

                       

Luật cố hữu trong các bài thơ là tìm kiếm sự thất vọng, dù sự thất vọng là cái đẹp. Và tất cả độc giả của thơ đều muốn tham dự vào sự tìm kiếm cái đẹp ấy. ai khát khao cái xấu, và sự tăng cường những cặn bả thì không cần đến sự cần cù của thơ.

Vào lúc này, nhiệm vụ của nhà thơ là nói lên hay tự tìm kiếm cái con người: chứng minh nó, giới hạn nó, thiết lậpbản đồ. Nhiệm vụ của nó không chỉ là, như một số người tin vào hiện tại nó và nhấn mạnh ở đó, gạch đít dài tính vô nhân đạocủa thời kì,và liên kết với sự sợ hải chết chóc. Thật vậy, dường như ngày nay chúng ta biềt rõ cái điều nó phá hoại chúng ta cũng như cái đầu chúng ta phải bảo vệ cuộc sống. Nó không làm trầm trọng cũng không sắp đặt sự vật, nhưng là tìm thấy trở lại cái lí lẽ hiện hữu của chúng ta.  Khăng khăng rút trên trang giấy những sợi chỉ mà ở đó  tiếng nói của chúng ta tiến đến sự duy trì tính quân bình.

 

           Khổng Đức dịch (6-2011)

 

           

 

 

           

 

 

 

 

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2366
Ngày đăng: 05.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tính chất tồn tại của tác phẩm - Khổng Ðức
Chân dung cái Đẹp (3) -phần 2 - Bùi Đức Hào
Sekina - Nguyễn Hồng Nhung
Chân dung cái Đẹp (3), phần 1 - Bùi Đức Hào
Luận về khái niệm Destruktion của Heidegger - Đặng Phùng Quân
DOSTOEVSKY Với HỒI KÝ VIẾT DƯỚI HẦM - Võ Công Liêm
Thơ cần thiết cho ai: LEONARD COHEN: MANG ANH XUỐNG MỘT DÒNG SÔNG - Nguyễn Đức Tùng
Cá thể và tha nhân - Trịnh Ngọc Thìn
ECCE HOMO / LẬT ĐỔ MỌI GIÁ TRỊ - Võ Công Liêm
Đôi điều nhớ lại về công việc biên tập sách tiểu luận phê bình ở nhà xuất bản hội nhà văn - Lại Nguyên Ân
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)