Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
489
116.764.649
 
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội
Nguyễn Quỳnh USA

 

(Khai triển từ nguyên-tác THE BEING OF A THING AND

SOCIAL COMMUNICATIVE ACTIONS

FOR THE 7TH INTERNATIONAL CONFERENCE

OF THE ARTS IN SOCIETY

LIVERPOOL UNIVERSITY, UK, JULY 2012

 

  1. “Vật” là jì? Chữ “Vật” ở đây bao gồm nhiều ngĩa và đối-tượng “suy-tư” cũng như “hành-động” rất khác nhau, liên-quan tới con-người, vạn-vật, và vũ-trụ. Tóm lại, “Vật” nằm trong hai í-ngĩa “Thực-tại hay Vật-chất” và “Tư-tưởng hay Tình-cảm”. Trong bài này “Vật” sẽ được trình-bày trong í-ngĩa truyền-thông trong xã-hội con-người. Zo đó, chúng ta sẽ có zịp nhìn vào quan-niện “Vật” trong Triết-học của Husserl và Heidegger. Song song với cái nhìn ấy, chúng ta sẽ xét đến quan-niệm hội-thông thực-tiễn của Habermas. Bài này fỏng theo luận-cương The Being of a Thing and Social Communications mà tác-jả sẽ trình-bày tại Đai-hội Quốc-tế về Về Ngệ-thuật trong Xã-hội, kì thứ Bảy tại Univerrsity of Liverpool, United Kingdom, tháng 7, 2012.

 

I.

Hạn-từ “Universal Pragmatics” của Habermas trong í-ngĩa truyền-thông và hiểu-biết jữa con người trong xã-hội còn có ngĩa là “những jả-thiết chung” cho con người trong xã-hội hiểu nhau (general presuppositions of communication), qua căn-bản của văn-fạm. Nhờ đó chúng ta có một hiểu-biết tích-cực, mà Habermas nói rõ trong cuốn Communication and Evolution of Society (CES). Truyền-thông này được coi như là một cách hiểu-biết uyên-áo bằng hành-động tức thời. Hành-động của í-thức như thế được bàn tới qua lí-luận của ngôn-ngữ, nói lên hoặc viết ra (speech actions). Cho nên trong CES, Habermas nói rõ ông không bàn đên truyền-thông jữa con người qua ngôn-ngữ của ngệ-thuật, như tranh, tượng, fim-ảnh, và âm-nhạc. Thế thì, chúng ta không có lí zo jì fản-đối Habermas. Ngược lại tôi, tác-jả bài này, thử zùng fương-fáp của Habermas để làm sáng tỏ í-ngĩa và cố gắng hiểu biết jữa con người qua ngôn-ngữ ngệ-thuật, tức là ở ngoài ngôn-ngữ qui-fạm (non-verbal communicative action). Một việc làm như thế rất fức-tạp, khó-khăn và có nhiều jới-hạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có zịp xét xem có fải mọi hiểu biết của con người với nhau hoàn-toàn nằm trong lí-tính (rationality) hay không? Đây cũng chính là điểm Carsten R, Stueber, tác-jả cuốn Redisvering Empathy (MIT, 2006) bàn đến từ trang 48 cho đến trang 63.

 

II.

Trước hết, chúng ta nên hiểu rõ í của Habermas về hoạt-động tích-cực của tiếng nói đã được mọi người trong xã-hội chấp-nhận (consensual speech actions), và mặc nhiên coi là jả-thiết chung (general presuppositions). Jả-thiết chung ấy zựa trên “nền-tảng có já-tri-trị của tiếng-nói/ the validity basis of speech” và được Habermas fân-tích trong bốn điểm như sau:

  1. Fát-ngôn là nói lên cái jì hiều được;
  2. Cho người nge cái jì người nge hiểu được;
  3. Làm sao cho người nge hiểu được người nói muốn nói jì; và
  4. Người nói và người nge hiểu nhau.

Thế-thì luận-cương trong CES rõ ràng không thể bàn tới vấn-đề truyền-thông jữa con người trong xã-hội qua ngôn-ngữ cũa ngệ-thuật. Nhưng như tôi đã nói ở trên, chúng ta hãy thử zùng cái-khung fân-tích về nền-tảng tiếng-nói của Habermas để vạch ra một lối truyền-thông qua ngệ-thuật – ngệ-thuật “tĩnh” như tranh, tượng, nhiếp-ảnh; và ngệ-thuật “động” như âm-nhạc và vũ-điệu. Chúng ta tạm zùng một zạng-thức như sau:

  1. Trưng ra một tác-fẩm có thể hiểu được (understandably);
  2. Cho quần-chúng hiểu được tác-fẩm;
  3. Làm sao cho quần-chúng hiểu được tác-jả; và
  4. Quần-chúng và tác-jả hiểu nhau.

Tuy rằng cái khung fân-tích về tính thực-tiễn truyền-thông (communicative actions/unversal pragmatics) của Habermas không thể áp-zụng vào truyền-thông qua ngệ-thuật, chúng ta vẫn thử hỏi: “Tại sao ngay trong jai-đọan này 2012, vai trò của Văn-hóa Hình-tượng (Visual Culture) – cả tĩnh lẫn động – lại là một í-thức mới rất lôi-cuốn trong đời sống và ngay cả trong fương-fáp truyền-thông? Chắc chắn fải có những iếu-tố chung (universal) và những iếu-tố zị-kì (peculiarities) như Husserl đã bàn đến trong cuốn Tuy-tầm Luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900). Xin lưu-í, ở đây chúng ta không bàn tới lí-thuyết Khoa-học, và chúng ta sẵn sàng chấp nhận có những biên-cương jữa các bộ-môn khác nhau cũng như những jới-hạn đương-nhiên trong vai-trò nhận-thức.

 

            Iếu-tính của ngôn-ngữ nói và viết đã rõ ràng là: Đối với người nói, khi sửa soạn muốn nói điều jì cho thính-jả, người đó có nội-zung của vấn-đề và có í-niệm rõ ngay trong đầu và cũng mường-tượng ra lọai thính-jả nào sẽ nge nội-zung ấy. Trong khi đó, với ngôn-ngữ của ngệ-thuật, khi một ngệ-sĩ, ngay cả một thi-sĩ, trưng ra một tác-fẩm hoàn-toàn fản-ánh thế-jan được người đó trừu-tượng ra. Cho zù là kết-qủa zựa trên kinh-ngiệm rất rõ ràng của ngệ-sĩ như Husserl đã bàn đến trong Logische Untersuchungen, chưa chắc quần-chúng đã hiểu. Như vậy, làm sao có chuyện tác-fẩm ngệ-thuật được hiều đúng,  và làm sao để có hội-thông jữa quần-chúng và tác-jả qua tác-fẩm ngệ-thuật, trừ fi tác-fẩm ấy thuộc loại quảng-cáo hay tuyên-truyền. Zo đó, chúng ta có thêm hai câu hỏi sau đây:

 

            “Liệu có vấn-đề hội-thông jữa ngệ-sĩ và quần-chúng hay không?”

            “Liệu có hội-thông không zựa trên “hiều-biết” ở một ngĩa rất thường hay rất “pragmatics” nhưng lại zựa vào “cảm-tính/sense” hay không?”

 

            Có lẽ tất cả những câu hỏi trên sẽ đòi hỏi quá nhiều công-fu suy-luận và kinh-ngiệm nên Habermas không đề cập tới ngôn-ngữ ngệ-thuật trong fương-fáp “communicative actions” của ông. Ông chỉ bàn đến hội-thông trong ngôn-ngữ của tiếng nói, chứ không bàn đến hội-thông tích-cực và “pragmatic/thực-tiễn” qua ngôn-ngữ ngệ-thuật.

Tuy nhiên, ngay cả hội-thông trên căn-bản ngôn-ngữ là tiếng nói, Habermas cũng nhận thấy rằng hội-thông ấy vẫn thiếu tinh-thần thực-tiễn vì còn nhiều thiếu sót, ví zụ:

  1. Cách ziễn-đạt nội-zung hay tư-tưởng thiếu khái quát cho nên mang nhiều tính tiền jả-zụ (presuppositions);
  2. Còn qúa nặng nề trong lí-luận của văn-fạm (syntactic explanations) cho nên liên-hệ cụ-thể của í không rõ ràng;
  3. Í-niệm căn bản theo luận-lí không được fân-tích đúng; và
  4. Mô-hình fát biểu rời rạc nên không thể có hội-thông jữa người nói và người nge.

 

Trong số bốn điểm trên, điểm “b” cho thấy hội-thông không thể “sáng-suốt” và ‘zễ-hiểu” nếu chỉ zựa vào lí của văn-fạm. Nội-zung của một vấn-đề không nằm trong khung lí-luận vì cái khung ấy trống rỗng. Nội-zung của sự-kiện không fải là cái hình của sự-kiện, cũng như cái gọi là “linh-hồn, lí-trí, hay tình-cảm” không fải là “xác-thân”, cho zù xác-thân ấy “quyến-rũ, mĩ miều”. Nội-zung là nguồn-sống của sự-kiện. Trên thực-tế chúng ta không luôn luôn có những sự-kiện bất-biến (invariant), tức là những sự-kiện “chắc như chết”. Chúng ta luôn luôn đụng fải sự-kiện bất-thường hay đa-zạng (variant).

Nếu không hiểu nguồn-sống của sự-vật hay sự-kiện thi mọi suy-ziễn về sự-vật đều sai sự-thực. Khi sự-thực bị hiểu sai thì vấn-đề truyền-thông đi từ tối-tăm sang nguy-hiểm. Trước khi tiếp-tục bàn đến fương-fáp của Habermas, chúng ta cần bàn đến vai trò của nhận-thức. Về điểm này tôi chọn tư-tưởng của Heidegger trong cuốn Vật là jì?/Was ist ein Ding?”

 

  1. COMMUNICATION’HỘI-THÔNG TRONG VẬT LÀ JÌ/WAS IST EIN DING?

 

Thực ra luận-cương Was ist ein Ding là một fát-triển đi sâu hơn í chính của Heidegger về “Vật”/Ding” hay sự-vật, đã được nêu rõ trong Fần Ba của cuốn Sein und Zeit. Trong đó, Heidegger luận rằng, “Vật hay sự-vật (Dinge) có já-trị trong lẽ tự-nhiên (werbehaftete Dinge). Cũng trong Sein und Zeit, “Vật” được fân-tích rõ ràng: “Vật” hiểu trong ngĩa “Vật (Dinge) của Thiên-nhiên” và “Nguồn-sống-của-vật-ở Thiên-nhiên”. Cả hai cách nhìn này nhằm hiểu rõ hiện-tượng của “Vật” trong thế-jan mà Heidegger gọi là “Tính hay môi-trường thế-jan (Weltlichkeit) của Thế-jan”.

 

Theo Heidegger, câu hỏi “Vật là jì?” bao gồm từ sự-vật thông-thường và bé nhỏ cho đến sự-vật cực lớn và bao la, kể cả những vật hoàn-tất hay chưa hoàn-tất. Đó là những vật hữu-hình và sờ mó được. Thế còn những-vật chỉ về cảm quan, về trí-tuệ, hay về sự-kiện  như “những con số”, “thời-tiết”, và “có những cái jì kì-lạ (uncanny) đang xảy ra” thì sao? Chúng đều là “vật” trong í-ngĩa rộng và hẹp.

 

Câu hỏi “Vật là jì?” của Heidegger bắt nguồn từ í-niệm “Ding an sich” của Kant. “Ding an sich” có ngĩa “Vật thế nào thì hiện ra như thế” và như thế, chúng ta không thể ảnh-hưởng đến “vật” hay thay đổi “vật”. Chúng ta có thể vi-fạm “vật” nhưng không hiểu “iếu-tính của vật”. Khác với “Ding an sich” chúng ta có “Ding für uns”, tức là “Vật zo nhận-thức của chúng ta”. “Vật zo nhận-thức/ Ding für uns” là “cái nhìn hiện-tượng về sự-vật”. Heidegger trình bày những í-ngĩa khác nhau của “vật”, zĩ nhiên zo nhận-định của con người. Nhận-định như thế còn gọi là một cách “xác-định-cho-rõ” (assertion) – tôi chủ-tâm tránh zùng chữ Tầu -. Sự xác-định rõ như thế, theo Heidegger, đến từ quan-niệm nằm trong ngôn-ngữ Greek (Hi-lạp), theo đó í-niệm “xác-định-cho-rõ” có ngĩa là “Đi từ trên xuống zưới” (Auf ein Ding kann verschiedenes heruntergesagt, über es ausgesagt werden), qua những “xác-định” như sau:

 

Cái nhà này mầu đỏ

Cái nhà này cao

Cái nhà này nhỏ hơn cái nhà bên cạnh

Cái nhà bên suối

Cái nhà kiểu Thế-kỉ Mười-Tám.

 

Những câu trên cho thấy “vật”được nhận ra ở mỗi thời điểm khác nhau. Nếu “vật” là sự-kiện thì chúng ta có thể thấy ở những trường-hợp sau đây:

 

            Ngày mai mời bạn đến nhà zùng cơm trưa

            Ngày mai là sinh-nhật của tôi, mời bạn đến nhà zùng cơm trưa

            Ngày mai mời bạn đến nhà zùng cơm trưa, nhân tiện có cô Thoa lại chơi.

            Ngày mai bạn đến zùng cơm trưa, chúng ta không sẽ hỏi cô Thoa chuyện này

 

Trong ví-zụ về “cái nhà” của Heidegger, chúng ta để í đền cách “xác-định-cho-rõ” nằm ở mầu-sắc, kích-thước, nơi chốn và thời-jan. Trong những ví-zụ về cách “xác-định-cho-rõ” của tôi, iếu-tố thời-jan không thay đổi, nhưng những zữ-kiện hay chi-tiết được thêm vào theo nội-zung, như: sinh-nhật, cô Thoa, câu chuyện. Mỗi chi tiết đó làm sáng-tỏ rằng “vật” ở đây là “zữ-kiện” hay “sự-kiện” Sau những chữ “Cái nhà” trong ví-zụ của Heidegger, là những chữ miêu-tả tính-chất từ cao xuống thấp. Sau những chữ “Ngày mai” trong ví-zụ của tôi, có những lí-zo xác-đáng cần để í.

 

            Để cho cách “xác-định-cho-rõ” Heidegger ziễn-tả “vật” theo lối chỉ-định sự có mặt của “vật” gọi là “ratio”. Ở đây chữ “ratio” zịch sang tiếng Đức là “Vernunft”. Nó nối kết “vật” và “lí-tính” hay “lí-zo” và zo đó chữ “Vernunft” đã xuất-hiện trong Fê-bình Lí-trí Thuần-túy của Kant.

 

  1. Vật trong í-ngĩa cái jì ngay trước mặt chúng ta;
  2. Vật trong í-ngĩa cái tên chúng ta gọi cho nó;
  3. Vật là bất cứ cái jì (ein Etwas) không fải là vật trong í-ngĩa cụ-thề, ví như cái bàn.

 

Thế còn í-ngĩa trong tiếng cười khiến chúng ta tìm kiếm quẩn-quanh? Í ngĩa đó cũng là vật, mà trong tiếng Việt chúng ta có một từ-ngữ khá lạ-lùng, đó là “Cái”. “Cái” là mạo-tự, như những câu sau đây:

 

            Cái gương nhân-sự triền-triền, (Cung-Oán Ngâm-khúc, CONK)

            Cái quay búng sẵn trên trời.        (CONK)

            Cái đêm hôm ấy đêm nào. (CONK)

            Chém cha cái số má-đào, (Truyện Thuý-Kiều)

“Cái” là Đại zanh-từ, như trong câu: “Cái” mà chúng ta muốn nói tới là “Cái”…

“Cái” là Tĩnh-từ trong câu hỏi, chỉ một “hiện-tượng” mông-lung và chưa rõ rệt, như trong câu: “Cái jì thế?” Trong ngĩa Tĩnh-từ, “Cái” là một í-niệm “Ratio” hay “Fernunft” tức là nhìn vào “vật” rồi nêu lên câu hỏi.

“Cái” là một Demonstrative Pronoun, như: “Cái này.” “Cái kia”, “Cái anh này”

“Cái” là Trạng-từ để nhấn mạnh, như trong câu: Thấy rồi “cái” lạ lùng thay!”

“Cái” trong quán-ngữ như “Cái răng cái tóc một góc con người”

 

            Trong những trường-hợp kể trên, xét về tự-loại (zanh-từ, đại zanh-từ, tính-từ, trạng-từ,  zanh-từ chỉ-định (demonstrative pronounce), và quán-ngữ (colloguial), chúng ta có cảm-tưởng chúng rõ ràng như văn-fạm trong khoa truyền-thông. Ngoại-trừ “Cái” là một hình-zung từ chỉ tư-tưởng, trừu-tượng, hay cảm-tính là những hiện-tượng đòi hỏi nhiều kinh-ngiệm và fải được trao đổi thường xuyên. Bao nhiêu người thực-sự hiểu chữ “cái” trong suy-luận (argument) như những ví-zụ gi trên, và đặc biệt ví-zụ sau đây:

 

Cái quay búng sẵn trên trời. (CONK)

 

            Hiểu câu ấy theo ngĩa bóng (metaphor), theo ngĩa siêu-hình (metaphysics), theo lẽ tự-nhiên (a priori) hay ngĩ rằng có “con quay” đang xoay trên trời? Thực ra “con quay ấy” trong tư-tưởng của Nguyễn Ja-thiều có ngĩa:

 

Máy Huyền-vi mở đóng khôn-lường. (CONK)

 

Hơn nữa tư-tưởng ấy đã thấy đó đây trong Triết-học Â-độ, nhưng ở đây chúng ta lưu-í tới “vật” hay “sư-kiện” qua ngôn-ngữ truyền-thông hơn là “vật” hay “sự-kiện” trong truy-tầm nguồn-gốc. Nếu nội-zung và thể-tài của vấn-đề không rõ, liệu truyền-thông có hữu-hiệu hay không? Chúng ta không quên thành-ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt!”

            Habermas bàn đến “fân-tích kinh-ngiệm (empirical-analytic) và fương-fáp hay “Khoa-học” xây-zựng lại í-thức (reconstructive sciences) cũng có ngĩa là suy-ziễn (interpretation). Ông cũng coi “empirical analytic” là “quan-sát/observation” và hiểu-biết (verstehen) là kinh-ngiệm truyền-thông. Quan-sát sự-kiện hay sự-vật và đưa í-ngĩa hay hiểu biết về sự-vật ấy qua cách ziễn-tả bằng lời. Habermas trưng ra mô-hình kinh-ngiệm truyền-thông cho cả hai người – người nói và ngưởi nge, như sau:

 

 

            Nói tới quan-sát sự-kiện hay “vật”, chúng ta nên đặt câu hỏi về “Vật”. Chúng ta thấy  trong lịch-sử đã có biết bao nhiêu định-ngĩa và tên gọi cho “Vật”.  Cho nên, công việc chúng ta cần fải làm là làm sáng-tỏ câu hỏi trước vấn-đề hay sự-vật một cách trực-tiếp để thấy rõ có jì ngịch với Khoa-học tức là có lẩm-cẩm hay không. Thế thì, câu hỏi “Vật là jì?” là một câu hỏi về nhận-thức hay hiểu-biết, cốt để xét xem câu hỏi ám-chỉ những jì chúng ta quyết-định hay định-ngĩa có đúng không (Entscheidung)? Hơn nữa, cuốn Was ist ein Ding của Heidegger đúng là một chuyên-luận về nhận-thức, nhằm làm sáng-tỏ và fê-bình tư-tưởng “Ding an sich” của Kant.

 

            Theo Heidegger, tính-chất của Khoa-học nằm trong hiểu biết hay kiến-thức của chúng ta về sự-vặt hằng ngày ở điểm rất quan-trọng và fổ-thông. Đó là ĐÚNG hay SAI. Cái biết về sự-vật ngay trước mặt chúng ta là cái biết theo ngĩa hẹp (Vorhanden). Cái biết về sự-vật tiếp theo là biết về iếu-tính của sự-vật (Dingkeit/Thingness) để biết thật rõ ràng vật là jì? Tuy nhiên, theo quan-niệm của Husserl, kinh-ngiệm hằng ngày của chúng ta vẫn chưa đủ iếu-tố để khẳng-định cái đúng của sự-vật, còn theo Heidegger, chúng ta chỉ là những bản-ngã nên ziễn tả cái jì cũng mang tính chủ-quan (subjective) chứ không fãi là kiến-thức trong fê-bình nội-tại (subjectivity). Đây là điểm ngay cả Trần Đức Thảo cũng hiểu lầm í của Husserl (xin đọc Nguyễn Quỳnh, Đọc, Fê-bình, và So-sánh Logische Untersuchungen (E.H) với Phenomenology and Dialectic Materialism (TDT) ,2011, đang đăng trên VCV).

 

February 16, 2012,

(Còn tiếp cho đến hết)

          

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2254
Ngày đăng: 18.02.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Bản Bi Kịch Oedipe-Vua Của Sophocle - Nguyễn Đăng Trúc
Thi hào Eschyle, Thân phận con người trong cuộc chiến giữa Tài và Mệnh - Nguyễn Đăng Trúc
Quyền-Lực Và Tự-Zo - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh - Nguyễn Quỳnh USA
Hòa bình trong văn hóa Việt-nam - Nguyễn Đăng Trúc
Sruti (Thiên Khải) Và Smriti (Ký Ức) - Nguyễn Hồng Nhung
Hòa bình theo Nho học - Nguyễn Đăng Trúc
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)