Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
372
116.738.860
 
Suy-Tư Hai
Nguyễn Quỳnh USA

FẠM-VI CỦA KINH-NGIỆM CAO MỞ RA THEO

NHỮNG CẤU-TRÚC CHUNG CỦA KINH-NGIỆM

 

§ 12. Í-niệm xây-dựng một kiến-thức cao.

 

Bây jờ suy-tư của chúng ta đòi hỏi fát-triển thêm nữa, nếu không thì những jì chúng ta đã khám-fá ra sẽ không có kết-qủa đúng. Câu hỏi: “Khi một người suy-tư theo fương-fáp Descartes thì cái Tôi có thể làm jì với cái ngã cao hơn có tinh-thần Triết-học?” Chắc-chắn đối với tôi, sự-sống của-tôi đi theo thứ tự của kiến-thức, có trước tất cả sự-sống bên-ngoài (Khách-quan). Thế thì trong một ngĩa nào đó cái-tôi là nền-tảng cho tất cả í-thức có mặt. Nhưng vị trí ưu-việt của cái- tôi này có đúng là bản-ngã cao hơn và là nền-tảng í-thức cho tất cả í-thức bên-ngoài (Khách-quan) không?

 

Không fải vì đặt câu hỏi thế này là chúng ta có í từ bỏ tư-tưởng vĩ-đại của Descartes, bằng cố-gắng của chúng ta đi tìm chủ-thế cao hơn nền-tảng sâu nhất của tất cả Khoa-học, và ngay cả đi tìm nền-tảng sống của thế-jan bên-ngoài (Khách-thể). Nếu chúng ta không đi theo tư-tưởng ấy thì chúng ta không nên đi theo con đường suy-tư của Descartes nữa. Những lối đi khác của chúng ta là hướng về fê-bình hơn là thích-ngĩa. Có lẽ, với khám-fá của Descartes về đời-sống cao hơn, hay một í-niệm mới về sự thành-lập í-thức cũng cần fải được khai-triển, vì í-niệm về í-thức đó có một nền-tảng cao hơn. Thật thế, thay vì cố-gắng dùng Cái-tôi hiện-hữu (ego cogito) như một tiền-đề hiển-nhiên theo fương-fáp trình-bày rõ-ràng trong những tranh-luận về một chủ-thể cao hơn, chúng ta sẽ chú-í đến sự-thật là fương-fáp gạn-lọc hiện-tượng mở ra (cho tôi, một triết-gia đang suy-tưởng) một cảnh-vực vô-biên của bản-thể mới. Đây chính là cảnh-vực của kinh-ngiệm mới hay còn gọi là kinh-ngiệm vượt lên cao. Chúng ta để í đến vấn-đề này, cho mỗi kinh-ngiệm cụ-thể và cho mỗi lối suy-tư có đặc tính chung, ví-zụ: nhận-thức [kinh-ngiệm], lưu-trữ [kinh-ngiệm] và hồi-tưởng [kinh-ngiệm] vân vân. Có một thứ tưởng-tượng thuần-túy đi kèm mà chúng ta gọi là “zường như đó là kinh-ngiệm” với những lối suy-ngĩ song song, ví-zụ: zường như đó là nhận-thức, zường như đó là lưu-trữ, và zường như đó là hồi-tưởng, vân vân. Chúng ta đoán rằng có một thứ khoa-học tự-nhiên (a priori), nhưng chính nó bị jam-cầm trong cái gọi là có-thể thuần-túy, hay có thề tưởng-tượng ra được.  Cho nên, thay vì Khoa-học ngiên-cứu lẽ tự-nhiên ấy fán-xét những thực-tại của đời-sống cao hơn, nó lại đi fán-xét cái có-thề là tự-nhiên của nó, rồi tạo ra định-luật tự-nhiên cho nhiều thực-tại khác.

 

Khi chúng ta để tư-tưởng của chúng ta đi qúa nhanh như một thực-tại hiển-nhiên chỉ vì mục-đích tiến tới quan-niệm của một thứ Khoa-học hiện-tượng muốn trở thành triết-học, thì chúng ta đụng fải những khó-khăn. Những khó-khăn này zo đòi hỏi của fương-fáp luận căn-bản cần minh-chứng rõ ràng của cái-tôi. Bởi lẽ, như chúng ta đã thấy, không kể đến minh-chứng trình bày rõ rệt về sự sống của cái-tôi ra sao và cũng không cần-thiết fải có minh-chứng của những hiểu biết đa zạng nằm trong kinh-ngiệm ra khỏi lẽ thường. Nói một cách khác, zầu cho tôi có í-thức đa-zạng (cogitationes), trong trường-hợp ảnh-hưởng tới fương-fáp gạn-lọc cao hơn, ví như được nhận-thức ra, được hồi tưởng lại í-ngĩa đáng gọi là cao hơn, xét về hiện-tượng. Kết luận, những vấn-đề của Triết-học nếu không là kinh-ngiệm zo cái-tôi í-thức đa-ziện (cogitationes) thì không được coi là tuyệt-đối hết hồ-ngi trước đời sống của tôi, trong lúc này hay trong qúa khứ. Chúng ta cũng vẫn có thể thấy rằng minh-chứng tuyệt đối của cái tôi  hiện-hữu (ego sum) cần fải trải rộng mãi vào trong cái đa-ziện của kinh-ngiệm tự-ngã. Trong kinh-ngiệm tự-ngã, đời sống cao hơn, những vấn-đề của tập-quán hiện ra, và những jới-hạn định rõ fạm-vi của minh-chứng, như hồi-tưởng và lưu-trữ …Nói đúng hơn, cái “tôi sống” không có ngĩa là hết hồ-ngi trong kinh-ngiệm cao về cái-ngã. “Tôi sống” chẳng qua là một cách kinh-ngiệm và trình-bày một cách rõ ràng và fổ-quát của cái “tôi hiện-hữu”. “Cái-tôi hiện-hữu” không fải là điều ta biết có ngĩa là ta hết hồ-ngi trong kinh-ngiệm cao hơn về cái-ngã. Ví zụ không-jan bao quát thuộc về nguồn mạch hoạt-động chủ-quan. Không-jan này tỏa rộng ra trong tất cả kinh-ngiệm về cái-tôi rõ-ràng và cái-tôi có thể rõ-ràng – ngay cả nếu khi những kinh-ngiệm này không còn chút hồ-ngi. Có lẽ chúng ta còn thấy một fần của cái jì đó tùy-thuộc kinh-ngiệm ấy, cho nên Cái-tôi được fân-tích rõ ràng chính là Cái-tôi cụ-thể với hoạt-động chủ-quan, với khả-năng, và với í-chí zo chủ-thể tạo-thành. Cho nên, Cái-tôi được fân-tích rõ ràng chặt chẽ như một kinh-ngiệm sẽ đưa tới một kinh-ngiệm về bản-ngã. Khi ấy, bản-ngã này có thể trở thành hoàn-hảo, fong-fú, và vô jới-hạn.

 

§ 13. Điều cần-thiết là việc đầu tiên  fải loại bỏ những vấn-đề liên-quan tới fạm-vi zo í-thức cao-hơn qui-định.

Đòi hỏi trình bày trường-hợp này một cách cụ-thể là một việc làm qúa lớn, bởi vì làm như thế là fê-bình kinh-ngiệm tự-ngã ở cấp cao  theo những zạng fức-tạp và ảnh-hưởng đuơng-nhiên của chúng. Hiển-nhiên, công việc như thế thuộc về một lãnh-vực cao hơn, vì trước tiên, công việc này nêu lên một câu-hỏi tiền jả-thiết là chúng ta đã theo đuổi jòng luân-chuyển hoà-hài của kinh-ngiệm cao hơn này chưa nếu kinh-ngiệm ấy ngây-ngô mà chúng ta cứ ziễn-tả nó theo tính fổ-quát?

 

Thoạt-đầu, quảng-ziễn những suy-tư của Descartes sẽ khích-lệ fương-fáp của chúng ta và đồng-thời, cũng để chúng ta ngắm đến một thứ Triết-học trong tinh-thần Descartes như đã được chúng ta trình-bày. Chúng ta thấy trước là những nỗ-lực có tính Khoa-học júp chúng ta khám-fá ra cái tên chung. Cho nên, hiện-tượng luận ở cấp cao fải ziễn ra trong hai jai-đoạn, như sau:

 

Jai-đoạn đầu: Chúng ta fải khai-thác mọi lãnh-vực kinh-ngiệm về cái tôi cao hơn ( tức lãnh-vực rất lớn mà chúng ta sẽ thấy). – Trước tiên, chúng ta  chỉ nên chăm-chú vào minh-chứng hiển-nhiên trong jòng kinh-ngiệm gắn bó với nhau, và tạm xếp lại một bên những câu hỏi liên-quan tới một thứ fê-bình quan-trọng nhất, chủ-í về những nguyên-lí trình-bày cặn-kẽ bao gổn lĩnh-vực minh-chứng. Như vậy, jai-đoạn này chưa fải là Triết-học theo đúng ngĩa toàn vẹn của nó. Chúng ta đi những bước như của một nhà Khoa-học ngiên-cứu hiện-tượng tự-nhiên để tìm ra minh-chứng theo kinh-ngiệm Thiên-nhiên. Trong khi ấy nhà Khoa-học ngiên-cứu hiện-tượng tự-nhiên cũng truy-tầm Thiên-nhiên, đặt ra những câu hỏi liên-quan tới một fương-fáp fê-bình quan-trọng nhất vế kinh-ngiệm nhưng vẫn chưa rõ ràng (còn nắm ngoài fạm-vi tìm hiểu).

 

Jai-đoạn hai: Đây là jai-đoạn ngiên-cứu một fương-fáp fê-bình kinh-ngiệm cao hơn để rồi tiến đến fương-fáp fê-bình toàn-thể í-thức cao hơn. Một thứ Khoa-học mà bản-ngã đặc thù của nó chưa một lần xuất-hiện trong tầm-mắt của chúng ta. Nói một cách khác, đó là một Khoa-học quan-niệm rằng chủ-thể vượt lên trên vấn-đề kinh-ngiệm cụ-thể. Thứ Khoa-học như thế tạo ra sức tương-fản mãnh-liệt nhất so với những nền Khoa-học khác có tính “Khách-quan” và cụ thể đã được chấp-nhận từ trước đến jờ. Đồng thời trong số những Khoa-học có tính Khách-quan ấy vẫn có một thứ Khoa-học bao gồm Chủ-quan và Khách-quan. Tính chủ-quan này là một fần của thế-jan. Tuy-nhiên, lúc này chúng ta đang trực-ziện một nền Khoa-học hoàn-toàn Chủ-quan mà đối-tượng của Khoa-học ấy chúng ta đang bàn đến vẫn có mặt, cho dù thế-jan có hay không. Điều quan-trọng vẫn là cái ngã cao hơn của tôi fải là cái tôi triết-lí trước tiên trong vấn-đề thuộc về thứ Khoa-học gọi là Chủ-quan và Khách-quan này. Fương-fáp gạn-lọc cao hơn ngay từ lúc đầu đã jả-thiết rằng không có gì ngoại-trừ cái ngã và những jì nằm trong chính cái ngã, với một chân-trời rõ rệt gốm kiến-thức Chủ-quan và Khách-quan (noetic-noematic content). Kiến-thức này cho tôi thấy jữa “cái tôi” và cuộc đời của tôi, những bề-ngoài của tôi, những jì tôi biết chắc về bản-thể, cũng như những sở-thích của tôi, vân vân. Nó cũng cho tôi thấy tha-nhân và đời sống của tha-nhân, những bề-ngoài của tha-nhân, vân vân, trong một í-ngĩa chắc-chắn. Như vậy, bắt đầu với một hiểu-biết về cái tôi thuần-túy Khoa-học này không mang mầu-sắc zuy-ngã tí nào. Chúng ta không thể nào biết trước cái tôi gạn-lọc đối với tha nhân sẽ ra sao – không chỉ vì có những hiện-tượng fù-zu mà còn có những cái ngã cao hơn nữa ở tha-nhân. Chúng có thể đang có mặt và sẽ trở thành những đề-tài quan-trọng cho chúng ta ngiên-cứu về cái ngã mang nhiều hiện-tượng.

 

Là những triết-ja mới vào ngành chúng ta chớ sợ những vấn-đề như thế. Có lẽ fương-fáp gạn-lọc đối với cái ngã cao-hơn zường như theo sau một thứ Khoa-học gọi là zuy-ngã vĩnh-viễn; đồng thời fương-fáp ấy lại là một lối khai-triển công-fu của Khoa-học về Hiện-tượng luận nhằm hiểu sâu hơn về các mối tương-quan của nhiều bản-ngã. Thế thì, Hiện-tượng luận này đưa tới một nền Triết-học cao và bao quát hơn. Thực ra, chúng ta sẽ thấy, trong một vài khía-cạnh, fương-fáp zuy-ngã ở cấp cao chỉ là một ngành fụ của triết-học. Cho nên trước hết, fương-fáp zuy-ngã fải có mục-đích rõ ràng khi đụng đến những vấn-đề thuộc phạm-vi của nhiều cái-ngã có liên-hệ với nhau rất fức-tạp, đòi hỏi những câu trả lời đúng đắn. Nhưng bây jờ chúng ta chưa thể có quyết-định rõ ràng về vấn-đề này được; ngay cả những đường-hướng chúng ta nêu ra đây cũng không thể cho chúng ta thấy rõ tầm-mức quan-trọng của vấn-đề trước khi chúng ta đưa suy-niệm tiến xa hơn.

 

Zẫu sao chúng ta cũng đã ra khỏi jòng suy-tư của Descartes để tiến về cách suy-tư của chúng ta. Không như Descartes, chúng ta sẽ lao mình vào công việc mở rộng chân-trời vô-biên cho kinh-ngiệm về cái-ngã cao hơn [tức là bản-ngã nhân-loại]. Minh-chứng cho suy-tư Descartes  nằm trong câu, tôi tư-zuy, tôi hiện-hữu, vẫn còn trống-rỗng vì Descartes không chỉ quên làm sáng-tỏ í-ngĩa tinh ròng của fương-fáp gạn-lọc (epoché) sâu sắc hơn, mà ông cũng còn quên không để í đến sự-thật là cái-ngã có thể tự nó fân-tích nó mãi mãi (ad infinitum) và có hệ-thống, bằng kinh-ngiệm sâu hơn. Zo đó, cái-ngã chính là một môi-trường hoạt-động rất rõ ràng. Môi-trường này rất độc-đáo bởi vì nó cũng còn liên-hệ tới tất cả thế-jan và tất cả ngành Khoa-học có tính Khách-quan. Đồng thời môi-trường hoạt-động của cái-ngã này không fải là tiền-jả-thiết chấp-nhận sự có mặt của thế-gian và mọi ngành Khoa-học. Nói cho đúng, môi-trường hoạt-động cùa cái-ngã này tránh xa Khoa-học, và trên thực tế, cũng không bao jờ đứng chung cùng Khoa-học [để tiếp-tục đi xa hơn].

§ 14. Í-thức về cái-tôi đa-ziện (cogitationes). Cái tôi tư-zuy (Cogito) và tư-tưởng (cogitatum).

 

Bây giờ chúng ta bàn tới cái-tôi tự-zuy (ego cogito) với minh-chứng cao hơn trong í-ngĩa rộng lớn nhất của triết-học Descartes, tức là từ cái-tôi í-thức về mình (identical ego) đến cái tôi đa-ziện (cogitationes). Như vậy tức là chúng ta bàn đến cuộc sống luân-lưu có i-thức trong đó cái-tôi í-thức về mình (identical Ego) đang sống – không còn jì fải bàn-luận hơn nữa. Đối với đời sống có í-thức của cái-tôi – ví-zụ, nhận-thức theo quan-năng và tưởng-tượng của cái-tôi, hay là đời sống về í-chí, về giá-trị, và về í-thức vững-vàng của cái-tôi. Tóm lại, í-thức về cái-tôi luôn luôn có mục-tiêu rõ-rệt. Vì cái-tôi ấy có thể trầm-tư về cuộc đời và về nội-zung của cuộc đời, nên cái-tôi ấy có thể cắt ngĩa và ziễn-tả cuộc đời ấy rõ ràng.

 

Có thể là một lầm lẫn lớn, nếu có nguời nói rằng đi theo một fương-hướng ngiên-cứu thì cũng chẳng có jì đặc-biệt hơn là ziễn ra những vấn-đề thuộc fạm-vi tâm-lí hoàn toàn zựa trên kinh-ngiệm nội-tại. Tức là zựa trên kinh-ngiệm của đời-sống í-thức của một người, vì đó là một sự-kiện hiển-nhiên. Nhưng có fải để jữ cho những ziễn-tả tâm-lí ấy được tinh ròng, người đó fải vất đi hết những jì có tính tâm-lí? Ngĩ thế là sai, bởi vì khoa tâm-lí học vụ vào miêu-tả thuần-túy của í-thức (zù cho đó là một fương-fáp đúng và đã trở nên zễ hiểu với mọi người và hiển nhiên trong môn Hiện-tượng-luận mới) vẫn không phải là khoa Hiện-tượng luận cao sâu chính-hiệu như chúng ta đã định-ngĩa gần đây, theo fương-fáp gạn-lọc hiện-tượng cao hơn. Điều chắc-chắn là, tâm-lí í-thức thuần-tuý fải đi song song với hiện-tượng í-thức sâu hơn. Song le, chúng  ta fải tách hai sự-kiện này ra. Nếu không fân-biệt được hai sự-kiện này thì chúng ta khó có thể có một thứ  Triết-học chân-thực. Ở đây zường như chúng ta có một vài điểm tế-nhị rất thông-thường. Điểm này trình-bày sự khác biệt rõ-ràng jữa con đường fải trái của Triết-học. Chúng ta nên luôn luôn nhớ là mọi ngiên-cứu về Hiện-tượng luận cao hơn không thể tách khỏi fương-fáp gạn-lọc và sâu sắc. Chúng ta chớ có lầm tính cách gò bó theo lối suy-ngiệm và ngiên-cứu trong bộ-môn Khoa-học về con-người với đời sống tinh-thần (duy-tâm) thuần-tuý. Trong sự khác nhau jữa í-ngĩa của một sự-kiện tâm-lí và í-ngĩa của sự-kiện hiện-tượng ở cấp cao, thì sự khai mở í-thức fải vô-cùng sâu-sắc, mặc zù nội-zung sẽ được miêu-tả của một trong hai sự-kiện ấy có những liên-hệ với nhau. Có trường-hợp chúng ta thấy zữ-kiện nằm trong thế-jan, và chúng ta cứ jả thiết là nó có mặt – ví-zụ zữ-kiện đó là những cơ cấu tinh-thần của một người. Ở trường-hợp khác những zữ-kiện song-song có nội-zung jống nhau, lại không thể coi như là những cơ-cấu tinh-thần, bởi vì cả thế-jan không được coi là thực, mà chỉ là hiện-tượng của cái thực, khi con người chẳng qua là hành-xử theo hiện-tượng.

 

Nếu tránh được cái fiền-toái tâm-lí này, thì chúng ta vẫn còn một vấn-đề khác rất quanh-trọng. Đó là hành-xử sao cho thích-hợp, trong lĩnh-vực kinh-ngiệm tự-nhiên, cho một thứ tâm-lí đích-thực về fương-ziện í-thức. Ta chớ quên rằng fương-fáp fân-tích (epoché = gạn-lọc cao) về suy-tư trí-tuệ liên quan tới bản-ngã thế-tình sẽ không thay đổi gì cả, vì cái-tôi tư-zuy đa-ziện (cogitationes) liên quan tới thế-jan còn có những liên-hệ ngay chính trong bản-ngã thế-tình. Ngĩa là, nhận thức về cái bàn vẫn là nhận-thức về cái bàn i như trước, và i như nhận-thức về cái bàn ở ngay trước mặt tôi. Như thế, không có jì là đặc-biệt, hành-động có í-thức là í-thức về chính nó [nó thế nào thì ra thế], đừng để í đến nền-tảng nào cho là đúng của thực-tại, và cũng đừng để í đến hoàn-cảnh mà tôi, khi trong vị-thế í-thức cao, không chấp-nhận sự-kiện này chỉ vì những cái ngã trước của tôi. Cho nên, câu nói sâu-sắc hơn, tôi tư-zuy (ego cogito), fải được bàn rộng hơn nữa. Mỗi một tư-zuy (cogito) là mỗi hành-động của í-thức. Ta cũng có thể nói, mỗi tư-zuy là cái jì đó hay cái khác đi ngay trong tư-zuy. Cái ám-chỉ có vẻ lạ này là tư-tưởng đặc-thù của tư-zuy. Ngoài ra, mỗi tư-tưởng đều hoạt-động theo fong-cách riêng của nó. Nhận-thức về cái nhà là cái nhà. Nói rõ hơn, nhận-thức về cái nhà là chính cái nhà đặc biệt mà ta đang nhận-thức. Nhận-thức ấy có ngĩa cái nhà trong một vẻ đặc-biệt đối với nhận-thức; một kí-ức về cái nhà là cái nhà theo lối đặc biệt đối với kí-ức; một sự tưởng-tượng huyễn-hoặc vế cái nhà mang vẻ đặc biệt về tưởng-tượng huyễn-hoặc. Một fán-xét minh-bạch về một cái nhà, có thể chỉ là jả-thiết, có ngĩa cái nhà ấy trong vẻ đặc biệt của fán-xét. Mỗi cách định já-trị đổi-thay đều có ngĩa já-trị fán xét ấy nằm trong một lẽ riêng tư, vân vân và vân vân. Hoạt-động có í-thức còn gọi là một hoạt-động có í-chỉ rõ ràng. Từ ngữ có í-chỉ không có ngĩa jì khác hơn là nền-tảng chung của í-thức. Ngĩa là, í-thức về một cái jì là một cách tư-duy (cogito), và í-thức đó chính là tư-tưởng (cogitatum).  

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2404
Ngày đăng: 11.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Minh Triết -1 - Nguyễn Ước
Minh Triết -2 - Nguyễn Ước
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)