Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
595
116.767.770
 
Chuyện viễn mơ thời chiến ( Chương 26)
Phan Tấn Uẩn

 

 

            Trở về Thủ Phủ sau khi xong luận án Ph.D ,tôi trở thành giáo sư dạy về Văn Học So Sánh. Một mơ ước đã thành sự thật…

            Biết tin  rò rĩ chuyện kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm Giao Thường, chúng tôi giật mình nghĩ về tương lai trước mắt. Phùng Bích quyết định nhờ chú Nghiên giới thiệu qua làm chuyên viên văn phòng đại diện Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế (ICRC) ngay trong New Hardy ...Thời cuộc đưa đẫy gia đình Hóa Châu chúng tôi  sống và làm việc bên nhau. Cha mẹ tôi và vợ chồng chú Nghiên bàn chuyện đám cưới cho chúng tôi. Đã đến lúc cần một cơ sở pháp lý.Viện trưởng Ricard đồng ý tổ chức đám cưới tại Conference Room chứa hơn 200 khách mời. Lễ cưới  ấm cúng tràn đầy hạnh phúc giữa những lời chúc mừng khen ngợi và hy vọng. Gia đình chúng tôi đã có dịp nói lời “đền ơn đáp nghĩa” với Viện Trưởng Ricard, cố vấn Thibault , trưởng đối ngoại Emily, đàn anh Ron bên cạnh tôi và toàn thể đồng nghiệp cùng nhau làm việc trong New Hardy và ICRC…

            Sau đám cưới chúng tôi, nổi lên tin tức bất thường về tàu Hardy vào thả neo ở bến Cảng Thủ Phủ . Dân Thủ Phủ đã quen với lịch trình những con tàu cruise ship và Hardy vào ra cãng biển mỗi tuần . Nhưng khi tàu Hardy xuất hiện bất thường đã gây xôn xao bàn tán trong hàng nhân viên bình thường tại New Hardy…

 

            Tin tức chiến sự dồn dập, nhiều người hoang mang trước thời cuộc . Nhiều bạn học cũ hơn mười năm chưa gặp bỗng tìm đến tôi cho biết hàng chục tin tức giật gân. Một tên bạn từ đâu đến đứng trước cửa nhà tôi .

            “ Mầy biết tin gì không ?” Hắn hỏi tôi.

            “ Sao mầy biết tao ở đây ?” Tôi hỏi lại hắn. Phách là tên học  Đại Học Hóa Châu với tôi, hơn chục năm không thấy tăm hơi …

            “ Chuyện gấp lắm. Mầy có vượt biên không ?  !”

            “ Tao có biên đâu mà vượt...”

            Thấy tôi vẫn cà rởn trong giờ phút nước sôi lửa bỏng , hắn chửi thề :

            “ ĐM…Có đi không thì nói. Có tàu hải quân của trung tá anh tao đang chờ ở bến Bạch Phủ. Mầy muốn đi thì sáng mai bốn giờ sáng xuống đó gặp tao…”

            “ Cám ơn. Mầy cũng biết mầy đang ở trong làng trung lập, phải không ? Tao có ngu mới đi theo mầy…”

            Phách trợn mắt, quay lưng bước đi như chạy. Tôi không màn để ý đến. Hắn không phải là bạn chơi thân với tôi…

            Hôm sau,đang loay hoay với bao tin tức bên ngoài dội vào, thằng Tính hối hả xộc vào nhà tôi như người đi báo một tin động trời :

            “ Mầy biết thằng Phách hắn đang làm gì không ?”

            “ Hôm qua hắn đến rủ tao vượt biên.”

            “ Mầy có đi không ?”

            “ Tao đuổi hắn đi thì có…”

            “ Hắn lấy của tao hai cây. Tao xuống bến Bạch Phủ chẳng thấy tàu Hải quân nào.”

            “ Kiểu nầy không phải chỉ một mình mầy mất tiền.Thế nào hắn cũng gom ít nhất cũng vài ba chục cây của hàng chục người khác…Nghe hắn nói tàu hải quân do trung tá hạm trưởng anh nó đưa đi, ai không ham…”

            Quả thật sau đó bọn bạn chúng tôi hầu hết đều bị tên Phách lừa một vố đau hơn hoạn…

            Sau đó,chúng tôi không mảy may ngạc nhiên khi các hiện tượng bất thường xẩy ra. Nhiều lắm. Trước hết là sự vắng mặt bất thường của tên tài xế phục vụ trong nhà ăn. Tài xế, nhưng tên nầy có rất nhiều hoạt động đáng ngờ mà nhân viên căn-tin đã báo cáo lên viện trưởng Ricard. Chẳng hạn, có thể do vụng về thiếu học, anh ta tò mò hỏi về nhân thân của Ricard, Thibault, Emily,… hoặc mang máy ảnh đi chụp hình một cách có chủ ý các phòng làm việc. Ricard chưa kịp giải quyết thì tên nầy đột ngột bỏ việc. Tiếp đến là người đại diện phía Bắc Thường không còn gặp ICRC một cách định kỳ để duy trì ổn định, an toàn cho sinh viên. Chuyện anh ta âm thầm vắng mặt không báo trước cho đại diện của ICRC là dấu hiệu nghiêm trọng của tình hình. Một hiện tượng bất thường khác làm sinh viên mất ăn mất ngủ là những lùm cây di động phí bìa rừng phía Tây. Một vài sinh viên thơ thẩn dạo bước quanh sân vận động trong Campus II , vào một buổi chiều sẩm tối, hết hồn nhận ra những lùm cây di động chính là đoàn quân Bắc Thường đang lặng lẽ hành quân qua đồi núi…  

            Con tàu ocean liner chính do New Hardy phối hợp với ICRC chuẩn bị đưa hai ngàn sinh viên ngoại quốc đang học tại NH qua học tiếp chương trình tại Đại Học chính gốc Hardy trong tiểu bang cùng tên. Để thực hiện chuyến tàu chở khách cực lớn nầy, New Hardy đã chuẩn bị trước khá lâu. Khi các dấu hiệu bất thường xuất hiện Ricard và Thibault hành động ngay. Bộ phận văn thư của New Hardy đã lặng lẽ thu xếp khối tài liệu đồ sộ trong các thư viện, đánh số,niêm phong chờ vận chuyển qua Đại Học Gốc Hardy. Các giáo sư thỉnh giảng từ các nước khác, vị nào dạy xong chương trình đều tự ý lên máy bay về cố quốc. Ricard và Thibault mỗi ngày đều bù đầu bên nhau để bàn thảo, dự kiến những kế hoạch lớn cho tương lai của trường.

            Hàng ngàn người làm việc cho ICRC và New Hardy đều có chung tâm trạng rời bỏ tổ ấm hạnh phúc nầy. Có lẻ chỉ những lao công thời vụ ăn công hàng tuần vẫn bình thản vô ra cỗng,sáng đi chiều về vô tư giữa tình thế khẩn trương .

            Tôi đến phòng Thibault không gặp ông, nghĩ ngay ông đang có mặt trong phòng Ricard. Đến phòng Ricard, quả nhiên gặp đông đủ những nhân vật chủ chốt ,từ Ricard, Thibault , Emily đến cụ Nguyễn Hiến , Nghi-ông. Không thấy Phùng Bích, tôi gọi nàng bảo đến gấp. Phùng Bích theo nhóm điều hành ICRC có mặt ngay sau đó. Ricard, với vẻ bình thản tự tin, thông báo các diễn tiến sắp thực hiện : kho tài sản trí tuệ của New Hardy là báu vật thứ nhất được chuyển xuống tàu Hardy, giáo sư thực thụ lần lượt theo các chuyến bay quốc tế trở về với Đại Học gốc Hardy, sinh viên quốc tế, người nào cảm thấy mất an ninh trong nội trú có thể chuyển ngay đến tạm trú trong tàu viễn dương hoặc trong các phòng thuê tại khách sạn, nhà dân quen biết, chờ lệnh ra khơi.Về tạp chí Văn Cầm, Thibault chưa có quyết định gì. Những ngôi nhà trong làng Trung Châu đều đóng cửa. Riêng trại Cưa, Thibault giao cho Trác Lập. Về kho gỗ quý tàu Hardy sẽ chở qua Bắc Mỹ…

            Giữa buổi họp, Thibault và lãnh đạo ICRC cùng đứng dậy đi qua phòng Hubble Room. Họ cần gặp riêng thông báo cho nhau tin mật gì đó, khi trở lại không thấy người của ICRC.

            Tiếp theo, Thibault lên tiếng : “ Không có chiến tranh bất tận, thay vào đó là tiếng thét của sự thất vọng. Chúng ta đã hiểu sự thất bại của chiến tranh Giao Thường, nói trắng ra đây là chiến tranh thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đã có kết luận rỏ ràng. New Hardy không tham gia cuộc chiến nầy, nó sẽ về lại với Đại Học Gốc Hardy.”

            Ông nhìn khắp đám đông, hỏi lớn :

            “ Chúng tôi muốn biết quyết định cá nhân của các bạn. Có trở ngại gì ? Theo tàu viễn dương hay lên máy bay ra đi, hoặc ở lại Giao Thường ? ”

            Tất cả đều đồng tình theo tàu Hardy ra đi, chỉ trừ cụ Nguyễn Hiến. Cụ cho ý kiến :

            “ Tôi sẽ gặp các bạn sau nầy. Thời điểm đặc biệt hiện giờ, tôi muốn làm một chứng nhân lịch sử. Tạm thời chúng ta sẽ gặp nhau trên báo Văn Cầm .”

            Ricard đề nghị Nghi-ông phối hợp với bộ phận văn thư bảo quản tốt hồ sơ báo Văn Cầm và kho tài liệu của các thư viện New Hardy. Thibault quay hỏi trường hợp của chúng tôi. Phùng Bích trả lời, xin phép các vị ân nhân để chúng tôi cùng theo ICRC ra đi, sau đó sẽ sắp xếp qua gặp gia đình tại Hardy…

            Ron bất ngờ xuất hiện . Anh ta bận săn tin suốt từ sáng sớm. Vẻ mặt bình thản, Ron nói ngắn gọn, dân tình Thủ Phủ vẫn sinh hoạt làm ăn bình thường như không có gì xẩy ra, nhưng khi đến các bệnh viện quân đội, thấy xác chết ngổn ngang đành phải rút lui. Tôi báo trước sẽ gặp Ron tại Hardy sau khi theo Phùng Bích cùng với ICRC rời bỏ Giao Thường Miền Nam…

            Không có thì giờ đặt ra những câu hỏi lớn lao về quê hương ,dân tộc, tôi nhìn phía trước và bước tới…

            Sau khi con tàu ocean liner rời cãng Thủ Phủ , cuộc chiến dồn dập tăng tốc.Không có hiệp ước hòa bình. Quân Bắc Thường do biết trước Đồng Minh bỏ cuộc, đã bỏ trống hậu phương, dồn toàn lực tiến về phía Nam trên khắp các mặt trận. Dân Nam Thường hoảng hốt chạy loạn.Nam Thường bị sáp nhập vào Bắc Thường. Lịch sử sang trang, tôi không muốn đề cập gì đến cuộc chiến ủy nhiệm nầy, vì nó chỉ là ván cờ tàn của bọn đế quốc Đông – Tây.

             Trước khi lên máy bay rời Nam Thường, Thibault , cũng như nhiều người thông hiểu sâu xa thời sự, nhắc đến con rồng cổ đại Phương Đông ngủ vùi mấy trăm năm, nay bắt đầu nhe răng vung móng vuốt cựa mình vùng dậy. Thibault nói : “ Từ Bắc Kinh, những người thừa kế Mao thống trị vùng Viễn Đông, nắm giữ phần lớn lục địa . Chúng âm thầm tìm cách xâm chiếm các vùng đất phù hợp với nhu cầu riêng, tránh xa các cuộc xung đột với phương Tây. Hơn một nửa châu Á sẽ biến mất sau bức màn đen của nó. Nó là cường quốc man rợ cuối cùng. Mãn Châu và Mông Cổ hình thành biên giới phía bắc của nó, và nó đi về phía tây đến Kirghiz và phía nam đến Sumatra. Nhưng trong giới hạn của nó, đó là một sự hỗn loạn của các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và các khu đất của chính phủ. Đảng cầm quyền, nhân dân làm việc. Đảng  giàu, thì dân nghèo. Công nghệ ăn cắp của nó, ác hại thay,  cũng tốt như bất kỳ công nghệ nào của thế giới, nhưng lợi ích mọi mặt chỉ dành cho giai cấp thống trị…”

            Thibault đưa mắt nhìn qua nhiều người, định nói lời tạm biệt, nhưng một sinh viên bất ngờ xuất hiện, đề nghị ông nêu viễn kiến về tương lai sắp tới của con rồng Phương Đông. Thibault cười, vui vẻ nói như đùa : “ Được thôi. Tôi không phải là nhà tiên tri. Dựa vào thực tế lịch sử, tôi chỉ nói theo suy luận. Trong khi Hoa quốc có thể sở hữu đội quân lớn nhất thế giới,nhưng  phần lớn lực lượng của họ là bộ binh, và nhiều người trong số đó là dân quân chưa được trang bị tối tân. Các đơn vị quân đội hiện đại chỉ chiếm một phần tư lực lượng. Họ có chung biên giới với Liên đoàn Paneuropean và cả Liên đoàn Ả Rập. Xung đột thường  xẩy ra dọc theo các biên giới này. Năm 2046, sau một loạt các hành động khiêu khích, họ sẽ  xâm lược các tỉnh Irkutsk và Yakutsk của Paneuropean dẫn đến chiến tranh Hoa –Âu. Cuộc chiến nầy kéo dài hơn ba năm và được giải quyết bằng Hiệp ước Osaka. Hoa Quốc phải bồi thường chiến tranh bằng các khoản thanh toán khổng lồ với dầu mỏ và kim loại chiến lược mà họ đang cất giữ .

            Vậy là, một lần nữa , Hoa Quốc trở lại hướng nội. Đến năm 2060 con rồng khổng lồ nầy sẽ được đánh thức khi Nihon bắt đầu củng cố các lãnh thổ châu Á độc lập còn lại. Năm 2071, cuộc chiến tranh  Hoa - Nihon xẫy ra với cuộc đột kích của Nihon vào Triều Tiên, sau đó tấn công, đổ bộ Triều Tiên và Mãn Châu. Trận chiến ác liệt kéo dài 17 năm với các cuộc giao tranh trên biển ở Nam Thái Bình Dương, đọ sức bằng thủy phi cơ ở quần đảo Indonesia. Hoa quân thất bại nặng, toàn bộ các tiểu đoàn thiết giáp bị mất tích trong rừng rậm Borneo. Đôi khi các cuộc xung đột lan xa hơn về phía Nam, đẫy nước Úc vào cuộc chiến. Lực lượng Nihon với Đồng Minh phương Tây hỗ trợ, được tổ chức tốt hơn và vượt trội hơn về mặt công nghệ, từ từ lật đổ các chính phủ bù nhìn do Hoa quân hổ trợ . Kết quả,năm 2088, chính phủ Hoa Quốc bị đẩy về phía Tây xa khỏi Bắc Kinh, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn. Đế quốc Nihon bắt đầu thực hiện tham vọng : mở đầu thời kỳ thịnh trị mới … Bạn có biết đế quốc  Nihon ở đâu không ? …”

            Thibault bỏ lững câu nói, nhìn người sinh viên đang ngẩn ngơ trước câu chuyện viễn tưởng …

 

(Còn tiếp)

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 400
Ngày đăng: 11.10.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùa xanh biển lặng (Phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 10 ) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 9 ) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 24) - Phan Tấn Uẩn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 8 ) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 22) - Phan Tấn Uẩn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 7 ) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 6 ) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 5 ) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 21) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)