Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
658
116.773.427
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 20)
Phan Tấn Uẩn

 

 

            Chúng tôi chờ đợi cuộc gặp quan trọng với Thibault, vì muốn tìm hiểu quá trình sáng tác trường thiên tiểu thuyêt Bên Lề Cuộc Chiến và xin ý kiến tác giả về vấn đề phê bình văn học .

            Cuộc gặp có hẹn trước tại rumpus room. Đây là một căn phòng ở tầng hầm thuộc khu nhà ăn, được xử dụng cho trò chơi, tiệc tùng và giải trí. Chỉ một số trường hợp đặc biệt dành riêng cho các nhân vật quan trọng mới dùng rumpus làm phòng ăn, vì các vị nầy thích chuyện trò thân mật tại đây. Nếu ngồi tầng trên nhà ăn, thực khách phải theo lối self service.

            Thibault  mời chúng tôi ngồi vào hai chiếc ghế đối diện, chờ cô hầu bàn phục vụ buổi breakfast. Thức ăn quen thuộc như buổi sáng trong các khách sạn trung bình.

            Tôi mở lời khi Thibault ra dấu mời tôi nói trước :

            “ Nói gì khi bàn về văn học là đề tài  bài phát biểu quan trọng của giáo sư Edison .”

            “ Edison đang dạy tại New Hardy phải không ?” .

            “ Vâng . ”

            “ Edison trước khi đến New Hardy là hình ảnh thu nhỏ của một nhà văn châu Âu xuyên quốc gia.”  Thibault nói về Edison.“ Ông ta sống ở nhiều khu nội trú và phân khu khác nhau, giữa Đông và Tây, Bắc và Nam Âu. Nhờ đó, ông được sống giữa các ngôn ngữ khác nhau. Ông ấy viết bằng tiếng mẹ đẻ Ba Lan, nhưng văn bản của ông ta  xuất hiện bằng các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Ông ta tham gia vào cuộc sống hàng ngày với văn hóa và các quá trình chính trị của hai hoặc nhiều quốc gia dân tộc. Thay vì trải nghiệm cuộc sống di cư và sống lưu vong, hồ sơ nhà văn xuyên quốc gia của Edison được định hình bởi rất nhiều chủ đề đặc biệt trong bài viết của ông — câu hỏi về danh tính, giới tính, ký ức và ngôn ngữ, cảm giác mất mát và tổn thương — và thậm chí còn hơn thế nữa , bằng cách xử dụng ngôn ngữ phê bình đặc trưng của riêng ông ta,có khả năng sáng tạo mô hình văn học của các điển tích quốc gia và thần thoại văn hóa…”

            “ Em không rỏ cách xây dựng tác phẩm của Edison như thế nào ? ” Tôi hỏi với tư cách là một học trò của ông.

            “ Edison  đã tạo ra tác phẩm tiểu thuyết và tiểu luận của mình bằng cách đặt vấn đề và chống lại mọi hình thức đàn áp, cho dù đến từ lĩnh vực chính trị-tư tưởng, xã hội, hoặc văn hóa. Ông ấy đặt ra những câu hỏi khó chịu, khẩn thiết bằng thái độ can đảm, phủ nhận bất kỳ chức năng nào của văn học, nhưng cũng nhấn mạnh trách nhiệm  xã hội của nhà văn là thành phần trí thức của công chúng. Cách viết táo bạo và kiên quyết của ông đối mặt với nhiều tư tưởng chống đối…” Tác giả Bên Lề Cuộc Chiến nói rỏ.

            “ Nhưng  trong buổi nói chuyện, sinh viên cứ tưởng Edison cho biết những gì cao xa diệu vợi , rốt cuộc chỉ nghe ông ta nói về chuyện sách báo thôi …” Tôi thắc mắc.

            “ Khán giả không phải là thành phần học giả, trí thức lớn mà chỉ là sinh viên bắt đầu vào cuộc chiến đấu với những cuốn sách. Cần để ý đến những cuốn sách trước hết.Đó là quan điểm của Edison trong lớp học về báo chí.”Thibault giải thích.“ Nói về sách bởi vì toàn bộ cuộc sống của giới viết lách chỉ toàn là sách và sách.”

            “ Edison khuyên sinh viên biết cách  giao lưu với những người xuất bản và nói chuyện về sách, tham dự các hội nghị nói về sách. Luôn luôn có cuốn sổ ‘I Love Books’ trên tay.Những người trong ngành xuất bản có cách tiếp thị sách tốt nhất, họ còn có đội ngũ phê bình, chọn lọc sách chuyên nghiệp và các dịch vụ có thương hiệu đáng tin cậy. Ông nhắc lại mức độ hiệu quả của giao lưu dẫn đến thay đổi cuộc sống của người viết báo, viết văn…”

            “ Tiếp tục…” Thibault muốn tôi nói tiếp.

            Tôi nhắc đến trường thiên tiểu thuyết Bên Lề Cuộc Chiến, Thibault hỏi tôi đã đọc nó chưa.Tôi nói đã đọc, nhưng muốn biết hành trình chi tiết tác giả đã xây dựng nên tác phẩm như thế nào.Thibault bảo tôi có thể tìm đọc trong các sách báo cũ dưới các hình thức phỏng vấn, phê bình, hội thoại, trò chuyện quanh tác phẩm nầy.Những gì tôi cần biết đều có trong đó. Hãy tìm trong các thư viện lớn nhỏ…Tôi vẫn theo ý định ban đầu , muốn Thibault  nhắc lại nguyên nhân sâu xa ông viết bộ tiểu thuyết nầy, vì đối với tôi, đây là bài học quý nhất... Ông ta  im lặng suy nghĩ một lúc lâu… và chậm rải hạ giọng :

            “ Nguyên nhân sâu xa là cuộc chiến tranh Pháp – Anh đầu thế kỷ 19. Lúc đó, một số thương gia Mỹ hài lòng với trận chiến đang diễn ra. Ban đầu, chiến tranh là một phương tiện kiếm tiền tuyệt vời. Các sản phẩm của Hoa Kỳ, chủ yếu là thực phẩm, đã tìm thấy những thị trường thịnh vượng ở các nước tham chiến. Điều này có nghĩa là các doanh nhân Mỹ làm ăn phát đạt. Hoa Kỳ là một quốc gia trung lập, không đứng về phía nào trong cuộc xung đột.Tàu của Mỹ vượt biển đưa hàng hóa đến Anh và Pháp. Họ trả lại tiền cho các thương gia Hoa Kỳ. Đó là một giấc mơ của bất cứ doanh nhân nào .Nhưng thời gian tốt đẹp không kéo dài. Trong chiến tranh, đứng bên lề cuộc chiến chưa chắc sẽ được an toàn tuyệt đối.

            Chiến tranh châu Âu trở nên tồi tệ hơn.Ngay cả những quốc gia trung lập cũng trở thành nạn nhân của cuộc chiến giữa Pháp và Anh.Hai quốc gia nầy tìm mọi cách để vùi dập lẫn nhau.Cả hai đều xem tàu của Mỹ như một cách để giáng đòn chí mạng vào kẻ thù. Mỗi quốc gia đều cố gắng ngăn nguồn cung cấp đến nước khác bằng con đường vận chuyển của Mỹ.”

            Ngừng một lát, ông nói tiếp :

            “ Năm 1806, Napoléon của Pháp ra sắc lệnh thiết lập Hệ thống Lục địa riêng của mình. Sắc lệnh này tuyên bố cho Pháp quyền bắt giữ tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào có quan hệ buôn bán với Anh. Chính quyền Anh đã đáp trả lại bằng sắc lệnh của hội đồng an ninh quốc gia. Lệnh này kêu gọi bắt giữ bất kỳ tàu nào đã ghé thăm các hải cãng của Pháp mà không dừng lại trước một cãng của Anh.Đến năm 1807, Hải quân Hoàng gia Anh đã phong tỏa hoàn toàn các cảng của Pháp. Đến lượt Napoléon tuyên bố rằng tất cả tàu thuyền nào tuân theo mệnh lệnh của Hội đồng an ninh quốc gia Anh đều bị hải quân Pháp bắt giữ. Vậy là các tàu nầy đều bị Pháp bắt giữ.Còn những tàu thuyền nào phớt lờ mệnh lệnh thì bị Anh bắt giữ.Đó là một trò chơi không phân thắng bại. Các thương gia Hoa Kỳ đã mất hơn 1500 tàu và hàng hóa vào tay hai đối thủ. Có thể làm gì để ngăn chặn những xúc phạm đến nhân phẩm của người Mỹ và mất mát tài sản? Một số người Mỹ muốn chiến tranh với Anh… Thật ra, kẻ phạm tội chính là biển cả.Cuốn Bên Lề Cuộc Chiến manh nha từ cảm hứng bên lề cuộc chiến Anh-Pháp đầu thế kỷ 19”.Thibault kết luận.

            Phùng Bích ghi nhanh :

            “ Có lẻ lần đầu tiên giáo sư Thibault  tiết lộ lý do nầy cho một sinh viên của ông”.

            Nghe xong câu chuyện, tôi cảm ơn Thibault và báo cho Thibault biết đang ấp ủ một đề tài sẽ viết trong tương lai về cuộc chiến ủy nhiệm Giao Thường. Thibault lưu ý tôi :

            “ Thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 9 cuốn hồi ký , 47 bộ tiểu thuyết và 43 cuốn sách bàn về chiến tranh Giao Thường. Chưa kể hàng ngàn tài liệu về cuộc chiến nầy. Liệu những người không tham gia cuộc chiến như chúng ta có thể viết gì hay hơn?”           Lời Thibault cho tôi thấy ông đã chọn cách viết khác hẳn các tác giả khác . Trở lại với đề tài cũ, tôi nói với Thibault, đọc xong Bên Lề Cuộc Chiến, tôi cũng thấy tác giả không nói gì về chiến tranh mà chỉ thấy toàn cả bọn theo đóm ăn tàn, trục lợi trên xương máu chiến tranh…Nghe vậy, Thibault đưa tay ra dấu bảo tôi dừng lại…

            “ Đồng ý là chúng ta cần phải lên án chiến tranh ở bất cứ nơi đâu.”  Ông nói.“ Nhưng ở đây tôi muốn anh xử dụng một loại ngôn ngữ khác với các nhà văn thích kiểu dao to búa lớn. Anh có làm được không ? ”

              Tôi ngập ngừng một chốc và trả lời sẽ trình bày theo khả năng, có gì sai sót nhờ ông chỉ bảo. Thibault mỉm cười nhìn tôi chuẩn bị trình bày. Tôi mở sổ tay ghi chép những ý tưởng chính trong bộ tiểu thuyết và trình bày :

            “ Đọc xong Bên Lề Cuộc Chiến, nhận xét đầu tiên chúng tôi thấy cuộc chiến nầy không xẩy ra ở Giao Thường, mà tại sao nó lại ăn khách quá mức tại đây ? Người đọc nhận thấy nhân vật trong sách là những người phân cực.Họ thích xác định bản thân bằng rất nhiều nhãn hiệu và sau đó chọn lựa thái độ và cố gắng trì giữ nó. Nhờ vậy họ có thể nhìn thấy kẻ thù gần hơn , rõ ràng hơn và nghe thấy những tiếng kêu thống thiết trong các trại tù. Cuối cùng họ tìm thấy tâm lý của một dân tộc đang có chiến tranh ..nhưng bi kịch là .. tất cả họ đều là dân trong một nước, họ không muốn là những bộ tộc tham chiến… Lần theo dòng chảy miên man của tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến, người đọc nhận ra bối cảnh xã hội phương Tây trong cuộc chiến của những người bảo thủ và tự do. Họ buộc phải tham gia vào cuộc chiến đặc biệt đẫm máu với cách nhìn xa lạ của họ, có vẻ như một bên đang kêu gọi cứu vớt nền kinh tế còn bên kia kêu gọi cứu vớt người dân. Những người ở giữa thì nói với quân đội của cả hai bên : "tất cả lý lẽ của các bạn đều hợp lệ, nhưng chúng tôi cần có cả hai!" Những người theo chủ nghĩa tự do tin rằng người bảo thủ muốn nền kinh tế trên hết, nhưng điều này đơn giản là không đúng. Họ chỉ nghĩ đến chất lượng cuộc sống sau khi chiến tranh chấm dứt. Họ chỉ muốn  duy trì chuỗi cung ứng theo nhu cầu hưởng thụ của họ. Những người bảo thủ thì tin rằng người theo chủ nghĩa tự do đang mạo hiểm với cách tổ chức cuộc sống xã hội. Người bảo thủ tin rằng phe tự do sẽ tìm cách thay đổi hiến pháp để mang đến công bằng xã hội, nhưng không thấy được, làm như vậy chỉ tìm cách bảo vệ những người yếu đuối nhất mà quên mất các giai tầng xã hội khác.Chiến tranh đã làm họ không chịu nhượng bộ nhau để có thể cứu sống bản thân họ và thế giới. Hơn nữa, có người còn muốn chiến tranh, xem đó là niềm kiêu hãnh.Họ chính là kẻ thù của hòa bình.”Tôi dừng lời.

            Phùng Bích vẫn cúi mặt nhìn vào trang giấy, chờ đợi. Nàng ghi tiếp lời nhận xét của Thibault :

            “ Đó là ưu điểm tôi cần biết về một người sáng tác. Về nhận xét cá nhân, mỗi người có riêng ý kiến… Sở dĩ Bên Lề Cuộc Chiến được nhiều người hâm mộ là do người đọc chán nghét chiến tranh. Con người ai cũng mong muốn hòa bình. Chỉ có thế.Quan trọng là nghệ thuật, là cách viết.Cuộc chiến Giao Thường không xuất hiện trong tác phẩm, bởi vì đối với nhãn quan người viết, cuộc chiến nầy là một phụ đề để kiểm chứng chiến lược toàn cầu của hai ý thức hệ. Ta không nên mất công đào bới nó, việc nầy để người khác làm. Điều nầy đã phản ảnh trong cuốn Bên Lề Cuộc Chiến…”

            “ Có lần chúng tôi nghe thầy gọi cuộc chiến Giao Thường là cuộc chiến thử nghiệm. Chúng tôi hiểu thử nghiệm một cách đơn giản là hai phe đánh nhau để phe nầy tìm biết ưu khuyết điểm của phe kia với mục đích tìm ra cách kết thúc chiến tranh.” Tôi muốn nghe quan điểm của Thibault về vấn đề nầy.

            “ Đó chỉ là cái nhìn bên ngoài.” Thibault giải thích. “Có thể gọi trận chiến trên Mountains Pan (chảo Núi ) là cuộc thử nghiệm cuối cùng của Bắc Mỹ đưa đến chấm dứt chiến tranh. Nói cuối cùng, vì cả hai phương diện vật chất và tinh thần, dù có làm cách nào hơn nữa cũng trở thành vô nghĩa.Có người nói rằng vì kho vũ khí dùng cho chiến tranh quy ước đã cạn, quân Đồng Minh muốn tiếp tục cuộc chiến phải xử dụng vũ khí hạch tâm như các tướng lãnh không quân đề xuất.Nếu đúng như vậy, tôi sẽ không gọi chiến tranh Giao Thường là chiến tranh thử nghiệm.Khi đã có kết luận của thử nghiệm cuối cùng ở trận Mountains Pan, chiến tranh sẽ chấm dứt.Lịch sử xẩy ra đúng như vậy. Còn chuyện quân đội Nam Thường tiếp tục chiến đấu không liên quan gì đến nội dung của cuộc thử nghiệm. Rồi chúng ta sẽ thấy, nhờ cuộc thử nghiệm nầy, chiến tranh tương lai sẽ không dùng xương máu binh lính để giải quyết mà dựa phần lớn vào trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) để tiết kiệm xương máu của nhân dân .”

            Thibault  nhấp một chút cà-phê và bảo chúng tôi ăn uống tự nhiên…

            “ Xin cám ơn thầy. Một vấn đề tối quan trọng đối với giới sáng tác văn chương là tìm được nhà phê bình văn học nổi tiếng mình tin tưởng…” Tôi chuyển đề tài.

            “ Đặt vấn đề như vậy rất đúng. Nhà văn sáng tác cần được nhà phê bình đánh giá .”Thibault đồng ý.

            “ Nhưng văn thi giới Giao Thường không tin tưởng bất cứ một nhà phê bình nào của người Giao Thường.”

            “ Tại sao có chuyện nầy ?”

            “ Em  không để ý. Nhưng một sinh viên văn khoa năm cuối lên tiếng và được dư luận đồng tình…Anh nầy nói với giáo sư hướng dẫn nghiên cứu phê bình văn học, rằng nền văn học Giao Thường không có phê bình gia đúng nghĩa. Người gọi là nhà phê bình chỉ phục vụ cho một bộ tộc văn chương thuộc cánh hẩu của mình, không nhắc tên bất cứ nhà văn nào không chịu lệ thuộc vào họ …”

            “ Nói Giao Thường không có truyền thống phê bình văn học thì đúng hơn.” Thibault góp ý. “ Anh nên tìm hiểu nhà phê bình văn học  Harold  Bloom nổi tiếng nhất trong thế giới nói tiếng Anh để có căn bản lên tiếng về vấn đề nghiên cứu phê bình văn học Giao Thường.”

            “ Hình như Harold Bloom gốc Do Thái ?”

            “ Anh cũng biết ông ta ?”

            “ Em suy đoán như vậy .”

            “ Harold  Bloom lớn lên trong một gia đình Do Thái Chính thống giáo, nói tiếng Yiddish, khởi đầu với văn học Do Thái. Ông là một nhà phê bình văn học người Mỹ và là Giáo sư Khoa học Nhân văn Sterling tại Đại học Yale. Bloom được mô tả " là nhà phê bình văn học nổi tiếng nhất trong thế giới nói tiếng Anh." Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình, Bloom viết hơn 50 cuốn khác trong đó 40 cuốn thuộc phê bình văn học. Ông còn viết một số sách bàn về tôn giáo, và một cuốn tiểu thuyết.Trong suốt sự nghiệp, ông đã biên tập hàng trăm tuyển tập liên quan đến nhiều nhân vật văn học và triết học cho nhà xuất bản Chelsea House.Sách của Bloom được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Bloom được bầu vào Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ lúc còn trẻ…Bloom đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong cách tiếp cận phê bình mới của ông: "Ảnh hưởng của thơ ca, theo tôi quan niệm, là sự đa dạng của tính đa sầu hoặc nguyên tắc lo lắng." (Poetic influence, as I conceive it, is a variety of melancholy  or the anxiety-principle.)

“Bloom có đề cập gì đến ảnh hưởng của những người đi trước đối với lớp người đi sau ?  ”

            “  Theo Bloom, những người đi sau đọc thơ của những nhà thơ đi trước để có cảm hứng sáng tác, nhưng sự ngưỡng mộ này biến thành phẫn uất khi các nhà thơ trẻ phát hiện ra các thần tượng của mình  đã nói hết những gì họ muốn nói. Các nhà thơ trẻ trở nên thất vọng vì họ "không thể là một nhà sáng tạo xuất hiện sớm nhất, vì đã có quá nhiều Adams, những Adams nầy đã đặt tên cho mọi thứ.”(The poets become disappointed because they "cannot be Adam early in the morning. There have been too many Adams, and they have named everything.)Để tránh chướng ngại tâm lý này, theo Bloom, các nhà thơ trẻ phải tin chắc rằng các nhà thơ trước đã đi sai chỗ nào đó và đã thất bại trong tầm nhìn của họ, nhờ đó, người đi sau mới có khả năng đưa vào truyền thống các sáng tạo riêng . Đúng là,tình yêu của các nhà thơ mới dành cho những thần tượng biến thành sự phản cảm đối với họ như Bloom đã nói: "Tình yêu ban đầu dành cho thơ của người đi trước đã nhanh chóng biến thành cuộc xung đột xét lại, mà nếu không có cá biệt thì không thể thực hiện được." (Initial love for the precursor's poetry is transformed rapidly enough into revisionary strife, without which individuation is not possible.)

            “ Như vậy, theo Bloom, những nhà thơ trẻ cần học hỏi thần tượng của mình, đồng thời phải tìm cho ra khuyết điểm (lỗ hổng) của người đi trước để có thể chen chân vào truyền thống...” Tôi đưa ra nhận xét . Thibault gật đầu và cho biết :

            “ Bloom phân biệt rõ ràng giữa những "strong poets" thực hiện các phẩm chất riêng của họ và những "weak poets" chỉ đơn giản lặp lại những ý tưởng của người đi trước chẳng khác nào tuân theo một loại giáo lý. Ông mô tả quá trình này theo một chuỗi "tỷ lệ xét lại" (revisionary ratios), qua đó strong poet đã vượt qua trong quá trình sự nghiệp của họ… Anh nên bỏ công nghiên cứu về Harold Bloom. Những phân tích đánh giá văn học của ông ta, muốn tiếp thu giá trị phải có căn bản triết học…Tài liệu và sách bàn về Harold Bloom rất phong phú. Tôi có dự định mời Bloom làm giáo sư thỉnh giảng. Hôm nay tôi chỉ giới thiệu …”

            Ấp ủ hoài bảo sáng tác một trường thiên tiểu thuyết có tiếng vang quốc tế…Phải chăng đây cũng chỉ là một viễn mơ của tôi  ?

(Còn tiếp)

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 478
Ngày đăng: 25.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 19) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 18) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 17) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 16) - Phan Tấn Uẩn
Kỳ 4/7 ( Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu: Hai người đàn bà) - Huyền Văn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 15) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 14) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 13) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 12) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 11) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)