Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
657
116.770.772
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 22)
Phan Tấn Uẩn

 

 

            Ngành VHSS tại New Hardy đã khai giảng  các lớp bachelor chuyên về nghiên cứu biên dịch và dịch thuật và văn học thế giới. Phần lớn sinh viên Nam Thường vào đây đều đã qua bốn năm Văn Khoa. Soi kỹ chương trình văn khoa của Nam Thường và VHSS của New Hardy, sinh viên nhận ra có rất nhiều phần giống nhau. Phần khác nhau phải bổ sung trước hết thuộc về nghiên cứu biên dịch và rèn luyện kỷ năng dịch thuật sắc bén, Anh ngữ bắt buộc, tiếp theo là Pháp ngữ, ngoài khả năng phải viết giỏi tiếng Việt đối với sinh viên Nam Thường.

            Anh ngữ là công cụ giúp sinh viên phân tích văn học từ khắp nơi trên thế giới.Tốt nghiệp VHSS có thể theo đuổi các chương trình sau đại học hoặc làm các công việc khác nhau trong các lãnh vực viết lách, nghiên cứu và truyền thông.

 

            Hầu hết giáo sư phụ trách đều đến từ các Đại Học Bắc Mỹ. Tôi nhận học bổng Ph.D về VHSS từ Đại Học Hardy. Học bổng nầy đến với tôi trước khi tôi có tên trong danh sách chuẩn bị cho chương trình hậu chiến tái thiết Nam Thường. Để có thể theo học Ph.D,tôi phải chuẩn bị sẳn kiến thức về Master.Ủy Ban Master  đã chọn giáo sư hướng dẫn cho tôi. Không thể kể ra hết chương trình Master, tôi chỉ nêu lên phần cốt lỏi. Tham khảo ý kiến của ủy ban Master, sinh viên chọn một chủ đề để viết luận án.Luận án lý thuyết từ 20.000 đến 25.000 từ. Sau đó, sinh viên chọn dịch sang tiếng Anh một tuyển tập thơ, tiểu luận văn học hoặc truyện ngắn, tiểu thuyết ngắn hoặc một vở kịch, kèm theo phần giới thiệu phê bình dài 25 trang (mười ngàn đến mười hai ngàn từ). Phần mở đầu phải đề cập đến cấu trúc và phong cách của văn bản nguồn, cũng như các chiến lược và kỹ thuật được áp dụng trong bản dịch. Bản dịch phải thể hiện kỹ năng của sinh viên như một người dịch trong việc xử lý một văn bản phức tạp và khả năng của họ để đưa ra các quyết định đúng đắn, công tâm, tôn trọng chiều hướng văn học và thẩm mỹ của văn bản và văn hóa tiếp nhận. Luận án phải bao gồm một phần giới thiệu phản biện và một danh mục các công trình được tham khảo ý kiến.

            Giáo sư hướng dẫn đã giúp tôi thực hiện đúng các tiêu chuẩn cần có của luận án. Đối với văn xuôi  hoặc kịch, bản thảo thường bao gồm 60-80 trang dịch. Đối với thơ, bản dịch từ 30-40 trang. Phần giới thiệu phê bình phải đề cập đến những nội dung : một, tác giả, tác phẩm , vị trí của họ trong bối cảnh văn học đương đại, mối quan hệ với truyền thống văn học, những ảnh hưởng, v.v.;  hai, tác phẩm và sự tiếp nhận phê bình , thẩm mỹ của nó trong bối cảnh văn hóa , văn học , lịch sử ban đầu của nó; ba, tác phẩm trong bối cảnh của nền văn hóa tiếp nhận. Lý tưởng nhất, phần giới thiệu phê bình nên cung cấp một ‘luận điểm’ rộng về tác phẩm và bản dịch, triển khai các lý thuyết phê bình hoặc lý thuyết dịch hoặc các nguồn thứ cấp nếu có liên quan…

 

            Tôi đã phải học ngày học đêm với trí nhớ thiên phú có sẳn mới chịu đựng nổi gánh nặng của chương trình Master.Cuối cùng Ủy Ban Master đã cấp giấy giới thiệu kèm theo hồ sơ học bổng Ph.D gởi qua Đại Học Hardy.

            Lúc làm thủ tục nhập học, tôi bất ngờ gặp chàng sinh viên Nam Thường tên Thúc đang học ngành máy tính tại Đại Học Hardy. Biết tôi chuẩn bị chương trình tiến sĩ VHSS, Thúc trố mắt nhìn tôi như một quái vật. Không biết người đối diện là ai, Thúc vồ vập tra vấn tôi, hỏi tôi từ đâu đến, học  Doctor of Philosophy (Ph. D ) làm gì, cha mẹ tôi làm gì ở Giao Thường. Thậm chí Thúc còn hỏi tôi từ Miền Nam hay Miền Bắc Giao Thường qua đây. Anh chàng thật lớn lối vì xem ra còn trẻ hơn tôi đến hơn 5 tuổi, nhưng tôi vẫn nhận ra thiện chí của Thúc, bình tĩnh chờ nghe Thúc sẽ nói những gì tiếp theo.

 

            “ Xin lổi, anh học Ph. D comparative Literature để làm gì ? ” Thúc hỏi. “ Học xong về Giao Thường không có ngành học nầy, còn ở nước ngoài họ đâu cần anh. Chương trình phải mất 5 năm, một năm ở trong khuôn viên trường tư phải tốn gần năm mươi hai ngàn dollar. Xin lổi, tôi không thể tưởng tượng được một người Giao Thường dám chấp nhận một phí tổn lớn như vậy ? ”

            “ Thúc là sinh viên du học hay công dân Bắc Mỹ ?” Tôi hỏi.

            “ Bố tôi là cựu đại sứ từ đời Tổng Thống Đệ Nhật Cọng Hòa Nam Thường. Tôi là một US citizen. Nhưng tôi cũng không đụng vào cái ngành đi trên mây của anh …” Thúc nói thành thật .

            “ Ngành đi trên mây ? ”

            “ Chuyên ngành của anh không thích hợp với dân Giao Thường.Nói rỏ hơn, chuyên ngành đó dành cho những người lãng mạn, mơ ước hảo huyền…”

            Tôi thấy không cần phải phân bua nhiều chuyện với Thúc và không muốn Thúc xía thêm vào chuyện cá nhân, quay qua hỏi chuyện của Thúc.

            “ Thúc học ngành gì ở đây ?”

            “  Tôi đang học năm cuối Bachelor ngành máy tính.”

            “ Tôi biết ngành nầy dễ kiếm việc làm. Lương trung bình mỗi tuần bao nhiêu Thúc biết không ?”

            “ Bachelor một ngàn  hai trăm năm chục đô một tuần, Master một ngàn rưỡi, còn Ph. D một ngàn chin…”

            “ Sao không học Ph. D luôn ?”

            “ Ôi… tôi là loại người thiếu kiên nhẩn…”

            “ Ngay cả con ông cựu đại sứ sao ?”

            “ Bây giờ không nói cựu đại sứ, mà nói là công dân hạng hai…Cựu Phó Tổng Thống Nam Thường qua đây còn phải đi làm nghề chài lưới đó …”

            “ Thúc thấy dân Nam Thường chúng ta thường học ngành gì ở đây ? “

            “ Anh có hiểu nhiều về Bachelor không ?”

            “ Bachelor người mình gọi là cử nhân học 4 năm Đại Học sau khi xong Tú Tài toàn phần chứ gì ?”

            “ Nhưng anh có biết có mấy thứ bachelor không ?”

            “ Ba , bốn thứ gì đó không để ý ”

            “ Trật lất. Bộ Giáo dục Bắc Mỹ công nhận hơn 80 loại Bachelor..” Thúc ra vẻ hảnh diện.

            “ Nhiều vậy, chọn ngành bằng cách nào ? ”

            “ Đó , chọn đúng ngành hợp với sở thích và khả năng phải xem như thành công một nửa.. Anh biết không,có một sinh viên du học sau khi qua khỏi rào cản tiếng Anh, đã chọn học kỹ sư xây dựng vì có cha đang làm nghề đấu thầu xây cất. Mới học đâu chừng bốn năm tháng, người ta đưa cậu ấy đi thực tập trên các công trường . Tưởng làm gì, cậu ta chưng hửng khi họ xếp mình vào nhóm bốc vác phụ thợ. Nhóm nầy hầu hết là dân Mỹ đen to con lắm sức làm sao cậu ấy theo kịp . Chỉ vài ba buổi thực tập, là bỏ cuộc. Mất tiền…Trường Đại Học nào cũng có ban hướng dẫn chọn ngành, nhưng sinh viên phải tìm hiểu trước…”

            “ Nghe nói, học y tá có tương lai hơn cả.”

            “ Làm y tá cực lắm. Tôi vào bệnh viện không thấy y tá cười lần nào …Đầu tắt mặt tối. Quá nhiều việc . Mà học đâu phải dễ. Y tá, kể cả bác sĩ qua đây đều phải học nói, nghe, hiểu tiếng Anh trước khi hành nghề. Kể anh nghe một chuyện nực cười. Một ông bác sĩ bên Thủ Phủ qua đây,đang học tiếng Anh chuẩn bị học chuyên ngành, khi viết thư cho gia đình bên nhà, ghi địa chỉ là một bệnh viện. Người nhà không hiểu mô tê gì, cứ nghĩ anh đang hành nghề bác sĩ ở Bắc Mỹ. Thực tế, anh ta đang làm lao công chùi rửa bồn cầu, quét dọn phòng ốc trong bệnh viện. Sĩ diện mà…Giấu diếm toàn diện…”

            “  Theo tôi biết, người thường chỉ cần trang bị một ngàn từ có thể giao tiếp tạm được, nhưng học bác sĩ phải thuộc ít nhất một trăm ngàn từ. Học bác sĩ hầu hết dành cho con em sinh ra tại đây hoặc qua đây lúc còn học tiểu học. Lên trung học phải nổ lực gấp hai. Đúng không ?”

            “ OK. Anh thử đi khám bác sĩ ở đây để biết người ta nói gì. Trước khi kê toa cho thuốc họ hỏi mình cả giờ đồng hồ, nói nhanh kèm theo  nhiều thuật ngữ y khoa, phải ở đây lâu năm mới hiểu họ hỏi gì…”

 

            “ Thúc  nói đúng .” Tôi góp chuyện. “ Tôi biết có một nha sĩ hành nghề lâu năm bên Thủ Phủ, qua đây tưởng là nhập vào hàng ngũ chuyên viên của bệnh viện. Ai ngờ họ bắt học tiếng Anh đến hơn bốn năm, nhưng khi chính thức vào việc , cũng chỉ là loại dental assistant, trợ lý nha sĩ thôi.”

            “ Tụi nó không cho mình đụng vào mồm miệng dân da trắng đâu. Thực tế là vậy .” Nói xong, Thúc hỏi tôi. “  Biết vậy có lẻ anh cần cân nhắc chuyện học Ph. D comparative Literature rồi chứ ?”  Đến nước nầy, tôi đành thú nhận với Thúc, tôi không được phép chọn ngành mà do nhà trường giao nhiệm vụ đi học. Thúc lại hỏi trường nào giới thiệu tôi đến đây.

            “ Thúc biết Đại Học New Hardy ở Thủ Phủ không ?”

            “ Không biết. Nhưng Đại Học nào có chuyên ngành văn học so sánh  phải gọi là Đại Học Quốc Tế.” Thúc nhận xét.

            “ Mình khen Thúc biết nhiều chuyện . Học xong Ph.D cả hai chúng ta sẽ về Thủ Phủ. Lúc đó Thúc sẽ biết thế nào là Đại Học New Hardy…”

            Công nhận anh chàng Thúc tính toán lợi hại rất kỹ . Việc học của tôi phức tạp hơn nhiều.Văn bằng tiến sĩ VHSS do khoa nầy hợp tác với nhiều khoa khác thực hiện. Chương trình cho các ứng viên nhận học bổng như tôi để giảng dạy về VHSS, hoặc các khoa riêng biệt của văn học và nhân văn. Thủ tục phải qua một số điều kiện kiểm tra bắt buộc.

            Điều kiện thứ nhất, tôi phải tuyên bố rỏ ràng mục đích lấy bằng Ph. D –VHSS để làm gì .Điều nầy đã nêu rỏ trong giấy giới thiệu của New Hardy.

            Các điều kiện tiếp theo như sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu, quá trình và kết quả học và nghiên cứu từ trước đều được New Hardy thiết lập và củng cố vững chắc cho ứng viên, tôi không phải mất công đôi co với ai.

            Về kiểm tra bắt buộc,có cuộc vấn đáp với độ khó rất cao trước giáo sư phụ trách. Ông đưa ra một danh sách đề tài về các tác giả văn học lớn của thế giới để ứng viên chọn. Tôi chọn đề tài “Totalitarianism in Orwell's 1984” (Chủ nghĩa toàn trị trong tác phẩm “1984” của Orwell).

            “ Lý do nào chọn George Orwell ? ” Giáo sư hỏi.

            “ Người Nam Thường chúng tôi ngưỡng mộ tác giả nầy khi đọc tác phẩm Trại Súc Vật ( Animal Farm) của ông .” Tôi trả lời.

            “ Bạn biết gì về Orwell ? Hãy trả lời ngắn gọn ”

            “George Orwell tên thật là  Eric Arthur Blair (1903 - 1950) là tiểu thuyết gia, nhà báo và nhà phê bình người Anh. Tác phẩm của ông phản biện xã hội sâu sắc, phản đối chủ nghĩa toàn trị và nhiệt tình ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ. Là nhà văn, Orwell viết các tác phẩm phê bình văn học, tiểu thuyết , thơ, và báo chí luận chiến. Ông nổi tiếng với tiểu thuyết ngụ ngôn Trại súc vật (1945) và cuốn tiểu thuyết “Mười chín tám mươi tư (1984)” mô tả chủ thuyết toàn trị. Các tác phẩm phi hư cấu bao gồm The Road to Wigan Pier (1937), ghi lại kinh nghiệm của ông về cuộc sống của tầng lớp lao động ở miền bắc nước Anh ; và Homage to Catalonia (1938), kể lại những kinh nghiệm của ông khi tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936–1939), được giới phê bình đánh giá cao  không khác những  bài tiểu luận về chính trị ,văn học, ngôn ngữ  và văn hóa. Năm 2008, The Times xếp George Orwell đứng thứ hai trong "50 nhà văn Anh vĩ đại nhất kể từ năm 1945".

            “ Orwellian là gì ?”

            “Tính từ "Orwellian"  mô tả thực tế xã hội độc tài và toàn trị, là một phần của ngôn ngữ tiếng Anh, xuất phát từ tác phẩm của Orwell.Tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn trong văn hóa đại chúng và chính trị. Ngoài "Orwellian" còn có nhiều thuật ngữ thần học của ông chẳng hạn "Big Brother", "Thought Police","Two Minutes Hate","Room 101","memory hole", "Newspeak", "doublethink", "unperson",  and "thoughtcrime”…

            Buổi vấn đáp với thời lượng hai giờ theo quy định. Tôi không thể kể hết. Tôi chỉ muốn ghi lại bài tóm lược cuối cùng khoảng 1500 từ do giáo sư yêu cầu.

 

CHỦ NGHĨA TOÀN TRỊ TRONG TÁC PHẨM

“ 1984” CỦA  ORWELL

            Tác phẩm “1984” của George Orwell kể về một người đàn ông tên là Winston Smith ở một quốc gia có tên là Châu Đại Dương với chính phủ gọi là IngSoc. Winston luôn sống trong nỗi sợ hãi khi bị bắt và tra tấn bởi các thành viên của Đảng, những người tham gia IngSoc. Orwell mô  tả cách kiểm soát và thảo luận về sự nguy hiểm của một chính phủ độc tài toàn trị như IngSoc. Orwell tố cáo chủ nghĩa toàn trị bằng cách tạo ra một chủ nghĩa lạc hậu có  một chính phủ toàn trị.

            Chủ nghĩa toàn trị là “hình thức chính phủ về mặt lý thuyết không cho phép tự do cá nhân và tìm cách phục tùng tất cả các khía cạnh của cuộc sống cá nhân cho thẩm quyền của chính phủ”. Trong tiểu thuyết “ 1984 " , “chủ nghĩa toàn trị biểu thị một xã hội trong đó quyền lực chính trị nằm trong tay một nhà độc tài hoặc "lãnh đạo" với một tầng lớp thống trị phi truyền thống; khối dân chúng không chỉ bất lực về mặt chính trị mà còn bị tước đoạt mọi nguồn lực trí tuệ và văn hóa ”. Chủ nghĩa toàn trị là một lựa chọn hấp dẫn cho các tên độc tài có công dân đang chịu đựng những áp bức của chính quyền đương thời.“Các quốc gia toàn trị của Đức Quốc xã dưới thời Adolf Hitler (1933-45) và Liên Xô dưới thời Joseph Stalin (1924-53) là những ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa toàn trị phi tập trung hoặc phổ biến, trong đó nhà nước đạt được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng đối với sự lãnh đạo của nó”. Ở Đức Quốc xã, người dân đang phải vượt qua một cơn khủng hoảng trầm trọng do mất mát trong Thế chiến thứ nhất. Ở Liên Xô, người dân đã lật đổ một chính phủ Sa hoàng thiếu hiệu quả, thiếu quan tâm đến quần chúng.

            George Orwell đã có nhiều trải nghiệm tồi tệ với chủ nghĩa toàn trị. Ông kể lại những sự kiện này trong tác phẩm “1984”. Orwell đã tận mắt nhận ra ảnh hưởng của một chính phủ phát xít trong Thế chiến thứ hai. Năm 1948, tiểu thuyết “1984” được xuất bản lần đầu tiên. Trong Thế chiến thứ hai, những vụ giết người hàng loạt được ra lệnh bởi các nhà lãnh đạo độc tài như Adolf Hitler và Josef Stalin. “Adolf Hitler, ở Đức, đã tàn sát kẻ thù của mình - giết chết sáu triệu người Do Thái cộng với chín triệu người Slav, người gypsies, người bất đồng chính kiến, người đồng tính luyến ái và những người bị thách thức về tinh thần”. Orwell, bị ám ảnh bởi tội ác diệt chủng do quyền lực duy nhất của một người  gây ra, đã thúc đẩy ông ta suy nghĩ về nguyên nhân của rất nhiều cái chết. Ông thể hiện một cách mạnh mẽ những lo lắng của mình về sự nguy hiểm của một chính phủ độc tài bằng cách tạo ra sự loạn thị của riêng mình trong tác phẩm “1984”.

 

            Một chính phủ toàn trị hoạt động để kiểm soát tâm trí của người dân. Một cách để gây nghiện là kiểm soát khoái cảm. Đảng kiểm soát con người bằng cách hạn chế và kìm hãm niềm vui. Loại bỏ niềm vui khỏi xã hội sẽ làm giảm tinh thần của người dân, cho phép chính phủ thực thi ý chí của mình. Tình dục là một hoạt động xã hội bị Đảng coi thường thông qua các tổ chức như Liên đoàn Chống Tình dục Trẻ em. Theo lời Laurence Lerner : “[Orwell] coi [tình dục] là cực kỳ quan trọng vì nó tập trung vào khoái cảm thuần túy và IngSoc là một xã hội dành riêng cho việc xóa bỏ khoái cảm” . Trong “1984”, nhân vật Julia sử dụng tình dục như một phương tiện để nổi dậy chống lại Đảng. Nhìn thấy hành động nổi loạn của Julia, Winston tham gia cùng cô  ta và bày tỏ mong muốn nổi loạn. “Khoảng thời gian mà cô ấy đã làm được - bất cứ điều gì ám chỉ đến sự thối nát -  luôn khiến Winston tràn đầy hy vọng hoang dã” . Niềm hy vọng của Winston chính là điều mà một chính phủ độc tài muốn tiêu diệt. Ngoài ra, khi O’Brien tra tấn Winston trong Phòng 101, hắn tiết lộ động cơ của Đảng: “Bản năng giới tính sẽ bị loại bỏ. Sinh sản sẽ là một hoạt động hàng năm giống như việc gia hạn thẻ khẩu phần. Chúng ta sẽ xóa bỏ khoái lạc ”. Bằng cách loại bỏ thú vui tình dục và tất cả thú vui của xã hội, Đảng coi như được tự do thể hiện ý chí của mình đối với các công dân của Châu Đại Dương.

 

            Mối quan tâm duy nhất của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa toàn trị là giành được quyền lực. “Đảng tìm kiếm quyền lực hoàn toàn vì lợi ích của mình. Họ không quan tâm đến điều tốt của người khác; chỉ quan tâm đến quyền lực. Không phải sự giàu có, sang trọng hay một cuộc sống lâu dài hay hạnh phúc, đối với Đảng sức mạnh là duy nhất, thuần túy ”. Orwell dự định thể hiện ý muốn mình trong “1984” như của Adolf Hitler và Joseph Stalin, nhưng ở mức độ cực đoan hơn : “Đức Quốc xã và Cộng sản Nga đã đến rất gần chúng tôi theo phương pháp của  họ, nhưng họ không bao giờ có đủ can đảm để nhận ra động cơ của chính mình. Họ giả vờ rằng - ở đó có một thiên đường, nơi con người sẽ được tự do và bình đẳng. Chúng tôi không như vậy. Chúng ta biết rằng không ai đã nắm quyền lại có ý định từ bỏ nó ”. Orwell mô tả Đảng và chủ nghĩa của Đức Quốc Xã và Cọng Sản có một động cơ song hành ở cao độ tuyệt đối.Những người Quốc xã và Cộng sản có ý định ban đầu là tự do và thịnh vượng cho nhân dân của họ, nhưng đã bị ảo tưởng bởi khát vọng quyền lực. Ở Châu Đại Dương, chính phủ đã sẵn sàng chấp nhận hình thức toàn trị, nơi Big Brother thực sự kiểm soát tất cả.

 

            Trong chủ nghĩa toàn trị : “Ở Đức Quốc xã và Liên bang Xô viết của Stalin, toàn bộ tầng lớp người dân, chẳng hạn như người Do Thái và kulaks (nông dân bình thường hoặc giàu có), đều bị loại bỏ .” Chủ nghĩa toàn trị làm mù quáng người dân Châu Đại Dương. Những người ủng hộ nào mang quan điểm khác với các Đảng viên, bị coi là xấu xa. “Đảng đã dạy rằng những người proles là những kẻ thấp kém tự nhiên, những người phải bị khuất phục, giống như động vật, bằng cách áp dụng một vài quy tắc đơn giản”. Proles - thành viên của giai cấp vô sản, một tầng lớp xã hội thấp hơn hoặc giai cấp công nhân - vốn thiếu trí thông minh so với con người, thua kém cả động vật. Mặc dù những người ủng hộ quyền lực nổi dậy, nhưng Đảng buộc họ phải tin rằng họ thấp kém hơn con người, khiến họ phải sống tách biệt với dân chúng.

            Chủ nghĩa toàn trị là một lựa chọn hấp dẫn cho các quốc gia vượt qua đói nghèo. Orwell khuyên công dân của những quốc gia đó không nên chọn con đường đó. Các quốc gia như Đức, Ý và Nga đã tìm cách lập chính phủ độc tài trong đất nước họ, khiến hàng triệu người người thiệt mạng và mất tự do. Các nhà lãnh đạo toàn trị chỉ quan tâm đến quyền lực thực sự cho dù có bao nhiêu người bị hại…

 

(Còn tiếp)

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 320
Ngày đăng: 07.09.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùa xanh biển lặng ( Phần 7 ) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 6 ) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng ( Phần 5 ) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 21) - Phan Tấn Uẩn
Cùng...bay về tâm dịch 'Phần III: Từ Doha đến Roma và từ Roma đến Milano' - Trương Văn Dân
Mùa xanh biển lặng (Phần 4) - Đỗ Nguyễn
Cùng... bay về tâm dịch 'Phần II: Từ Sài Gòn đến Doha' - Trương Văn Dân
Mùa xanh biển lặng ( Phần 3) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng (phần 2) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến ( Chương 9) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)