Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
513
116.764.986
 
Kể chuyện viết văn (Chuyện bên lề Trường Điện Tử ĐaKao) *
Phan Tấn Uẩn

(1962)

Vài dấu tích kỷ niệm

 

            Hình như tất cả nhà văn nhà thơ nổi danh nhiều hay ít ở Miền Nam đều do bạn bè quen biết lôi kéo quyến rủ hoặc tò mò thử sức muốn viết bài đăng báo. Được đăng bài đầu tiên thì sướng rân lên, rồi tòa báo lại "kích thích sáng tác". Thế là một mầm non  được dựng nên, dần dần trở thành nhà thơ,nhà báo, nhà văn,...tương lai.

            Trần Phong - bút hiệu của người viết - khoảng  hè 1960 tò mò xem mục Nử Sinh Viết Nử Sinh Đọc trên tờ Báo Mới, thấy nhiều cô bé cải nhau chí chóe về chuyện Nử Sinh có nên ăn mặc hở hang bó sát người không, bèn gai mắt viết bài Son Phấn Với Nử Sinh. Bài mới gởi có mấy ngày đã thấy nó xuất hiện ngay trên mục NSV &NSĐ.Tin nhắn cuối bài, cô Thanh Quế phụ trách mục NSV&NSĐ đề nghị Trần Phong viết truyện ngắn. Tôi không nhớ thời gian bao lâu để viết liên tục ba truyện ngắn (Chuyến Đò Hè Trên Bến Phủ , Lòng Em Theo mãi Bước Anh Đi , Chuyến Xe Định Mệnh), chỉ nhớ viết một mạch không sửa câu chọn chữ gì cả. Gởi truyện nào,Báo Mới đăng ngay truyện đó. Trong lớp Dự Bị Trường Bưu Điện có tên Vũ Hửu Phùng .Bạn nầy không biết do đâu mà nó tỏ ra rất thực tế. Nó bảo mình, mầy ngu quá sao không tới tòa báo lãnh nhuận bút ? Nghe lời nó, tôi đến tòa soạn xin lãnh nhuận bút. Ông già tiếp bạn đọc lịch sự giải thích, mục nào có điều lệ trả nhuận bút, mới trả. Trần Phong mắc cở đứng dậy định xin phép chuồn khỏi tòa báo, ông già ngăn lại bảo chờ và tìm mấy tờ báo có đăng truyện ngắn của mình để tặng .

            Từ buổi đầu đụng mặt thực tế báo chí SaiGon, hể viết truyện nào tôi đều chọn mục truyện ngắn có nhuận bút để gởi. Thời đó, bạn đọc sinh viên học sinh xem việc nầy là chuyện rất thường. Truyện ngắn đầu tiên Chuyến Về Quê của Trần Phong nhuận bút ba trăm đồng (300$) đăng trên mục  " Tác Phẩm Dự Thi - GIẢI THƯỞNG TRUYỆN NGẮN Tiếng Chuông " đủ trả một lần cơm tháng. Hấp dẫn lắm chứ. Ngoài niềm vui thấy bài mình trên báo, lại được quà văn nghệ - chữ của Trần Hoài Thư - đáng giá, chuyện viết lách của tôi thường đi kèm với nhuận bút...

Chuyến về Quê là truyện ngắn đầu tiên có nhuận bút. Cũng nhờ những lần đến các tòa soạn,tôi  đã quen biết nhiều người làm báo , nhớ rỏ nhất là Trương Đạm Thủy   ( hiện đang ở Cali.). Lúc đó anh còn trẻ , làm biên tập viên tòa soạn nhật báo Buổi Sáng ,đã có vợ và một con . Anh dẫn tôi về nhà trọ chơi vừa nói chuyện vừa ru con ngủ. Anh thường ngồi  trước cửa tòa soạn , vừa café thuốc lá vừa viết văn . Viết như một cách kiếm tiền để tăng thu nhập – hình như có lúc tôi đã nghĩ đến nó như Trương Đạm Thủy . Anh cũng chia xẻ một vài kinh nghiệm viết lách và nghề làm báo khi tôi tò mò tìm hiểu.Thời gian nầy tôi viết rất nhiều truyện ngắn đăng trên nhiều nhật báo để lấy nhuận bút .Khi được giải thưởng Viết Cho Quê Hương Dân Tộc  của báo Tiếng Nói Dân Tộc , tôi đã quen biết Lý Quý Chung, sau nầy là một dân biểu . Chuyện từ ĐàNẳng vào Saigon dự lể phát thửơng Cuộc thi Phóng Sự của Tiếng Nói Dân Tộc cũng có điều muốn nói. Phóng Sự “ Trên Đường Về Nhớ Đầy” tôi viết dựa vào lời kể của một người bạn cùng khóa đi hành quân không đụng giặc lại gặp một bà mẹ kiểu Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Phóng sự nầy sau đó được điều chỉnh lại cho phù hợp với văn phong của một truyện ngắn văn chương và gởi cho tuần báo Khởi Hành .Viên Linh ,thư ký tòa soạn đã đổi tựa thành Dưới Chân Trường Sơn và đăng trên Khởi Hành số 13 (bộ cũ trước 1975). Tôi đọc báo biết được ngày giờ tổ chức lễ phát thưởng giải Phóng Sự của Tiếng Nói Dân Tộc, nhưng đang ở  và làm việc tại ĐàNẳng ,không thể vào Saigon đúng như lời mời trên báo. Bất ngờ Lý Quý Chung từ Saigon gọi điện thoại ra  Bưu Điện Đà Nẳng tìm gặp tôi , hối thúc mua ngay vé chợ đen lên máy bay vào Saigon dự lễ , ban tổ chức sẽ hoàn lại tiền vé. Lúc đó gần 12 giờ trưa thứ bảy, tôi lập tức thay bộ complet nhờ người bạn ở Bưu Điện chở ngay ra phi trường ĐàNẳng mua vé chợ đen,tức tốc bay vào Saigon . Khi đến hội trường  đã có sẳn Lý Quý Chung đứng đợi tôi ở cửa ra vào  rồi trực tiếp dẫn lên sân khấu giới thiệu Trần Phong. Chính ông Phan Khắc Sửu trao phần thưởng cho tôi với một phong bì và đặc biệt là một chồng sách cao nghệu, nhiều loại do nhiều nhà xuất bản ở Sài gòn  gởi tặng…

 

Bây giờ nhìn lại , mặc dù lúc đó  giới văn học nghệ thuật không xem những truyện đăng trên nhật báo là văn chương ,nhưng đó là cái nhìn tổng quan, toàn cảnh. Thật ra có nhiều bài thơ, truyện ngắn đăng rải rác trên các nhật báo thời đó là những tuyệt tác ,có khi còn hay hơn những bài trên các tập san văn chương nghệ thuật thuần túy. Kỷ vật cho em là một minh chứng. Bài thơ nầy xuất hiện khiêm tốn trên một nhật báo, được Phạm Duy phổ nhạc , đã trở nên nổi tiếng.

Gặp Ngy Hữu Trần Hữu Ngũ (anh ruột Trần Hữu Lục) tại Phan Rang là dịp để Ngũ liên lạc  móc tôi vào nhóm Ý Thức và nhờ tôi phân phối Ý Thức cho các bằng hửu, nhất là giục tôi gởi bài cho Ý Thức . Từ đó tôi đã chú ý nhiều hơn  đến khía cạnh văn chương và  nghệ thuật của các truyện gởi  đăng trên Văn , Thời Tập , Khởi Hành là những tập san nổi tiếng thời bấy giờ. Có điều là chưa bao giờ nhận được tí tiền còm. Đến bây giờ nhiều người vẫn coi "văn chương nghệ thuật là vô vị lợi". Tiền bạc không được chen vào chuyện văn học nghệ thuật. Có điều gì không ổn đây ? Nếu tôi là nhà văn thực sự thì truyện nào báo đăng phải trả nhuận bút. Viết để trở thành nhà văn hẳn hoi, phải trả tiền cho nhà văn có sức sống để sáng tác. Nếu không như thế thì nên ... viết chơi cho vui. Đây đúng là trường hợp của Trần Phong.

*

 Bút hiệu Trần Phong ký vào bài đầu tiên là một tình cờ, ngẫu nhiên. Đọc một tài liệu sưu tầm đăng nhiều kỳ trên một nhật báo , nói về hoạt động của một đội quân bí mật mà viên sĩ quan chỉ huy  có bí danh là Trần Phong , chỉ  huy phó là Trần K.T. Hình ảnh hai nhân vật nầy hiện ra  lúc tôi cần ký tên tác giả ở cuối bài góp ý trong mục NSV&NSĐ. Mình ký là Trần Phong, người phụ trách mục nầy tự ý mở ngoặt đệm thêm vào mấy chữ "sinh viên y khoa", tôi phải xóa chữ y khoa khi cắt giữ bài báo đầu tiên. Trần Phong xuất hiện rất nhiều trên các nhật báo đầu những năm 1960. Đến khi xuất hiện trên tuần báo văn học nghệ thuật Khởi Hành ,thì xẩy ra bước ngoặt khiến tôi phải từ bỏ bút hiệu nầy. Khi gởi truyện cho nguyệt san Văn với bút hiệu nầy, thì Trần Phong Giao ,thư ký tòa soạn , gởi cho tôi một bức thư đánh máy , nói rằng có người bạn của ông gọi điện thoại hỏi tại sao ông lại sử dụng bút hiệu cũ để đăng bài trên Khởi Hành. Ông cho biết Trần Phong là tên người con trai của ông đã mất lúc còn  nhỏ, ông thương nhớ con nên đã lấy tên con làm bút hiệu lúc còn ở miền Bắc. Vào Nam ông đã không dùng bút hiệu nầy nữa. Ông đề nghị tôi bỏ bút hiệu nầy. Từ đó tôi ký tên thật Phan Tấn Uẩn trên những sáng tác . Việc nầy tôi đã có dịp nói cho Viên Linh biết khi nhắc lại bút ký Dưới Chân Trường Sơn của tôi đăng trên Khởi Hành số 13 (bộ cũ) .Trước đó tôi cũng đã dùng nhiểu bút hiệu khác trên các nhật báo , như Phan Duy , Trần K.T , Vũ Phan …

*

Mười mấy năm vui buồn với Điện Tử ĐaKao, nhưng tôi không bao giờ quên chuyện văn chương chữ nghỉa. Tôi muốn ghi lại đây vài bóng dáng viết văn làm thơ thấp thoáng quanh tôi trong thời gian bận rộn với cơm áo gạo tiền.Mặc dù mối lương duyên của tôi với nhiều bạn văn không có những gắn bó cận tình lâu năm, nhưng gặp lại các bạn xa gần từng biết nhau trên các báo là một niềm vui lớn...

            Thời gian hoạt động của  Điện Tử ĐaKao, một lần cô em vợ tôi là Trần Thị Thu chuyển  mảnh giấy viết mấy chữ nhắn tin cho”cố nhân” của Thân Trọng Minh . Hỏi ra mới biết Thân Trọng Minh là thầy dạy Trần Thị Thu trong khóa nha sĩ. Lữ Kiều TTM vẫn còn nhớ bạn văn của một thời Ý Thức. Tôi  tìm  đến Phòng Mạch Thân Trọng Minh trên đường Phùng Hưng Chợ Lớn nhưng mấy lần vẫn không thấy phòng mạch mở cửa -  đành lở dịp gặp bạn (phòng mạch chỉ mở buổi tối ?). Mãi đến khi Festival Huế tại  Viện Y học Dân Tộc do Trương Thìn tổ chức  mới gặp lại Lữ Kiều cùng với Lê Ký Thương. Chụp với Lữ Kiều một tấm ảnh, bây giờ lục tìm để đưa vào hồi ký, không thấy, tiếc một kỷ niệm. Còn nhớ trước bảy lăm Lữ Kiều từ SaiGon ra tìm tôi ở ĐàNẳng với tư cách đại diện nhóm Ý Thức.  Tôi chở bạn đến một quán café . Lần đầu gặp nhau, Lữ Kiều chẳng nói gì ,tôi xác định vị trí của mình khi viết mấy truyện đăng trên Ý Thức có nội dung làm người khác dễ chú ý. Khi viết thì có  thể có ý thức chính trị, nhưng tuyệt đối không làm chính trị. Lữ Kiều cười xem đó như chuyện tự nhiên kiểu mà sau nầy Võ Phiến gọi là làm dáng. Sau đó Nguyên Minh ra tổ chức một buổi họp bạn - tôi nhớ có Trương Xuân Mẩn hiện ở Cali - giới thiệu tôi làm đại diện Ý Thức ở ĐàNẳng. Vào SaiGon Nguyên Minh gởi thư nói tôi chuẩn bị tìm địa điểm mở nhà sách Hàm Thụ . Việc nầy , độc thân như tôi lúc ấy không thể nào làm được . Tôi có hỏi ý em gái,  nhưng cô em – đã học một khóa caritas ở SaiGon - bận quản lý Cô Nhi Viện thuộc tỉnh hội Phật Giáo. Đành chịu…

            Với Châu văn Thuận, tôi cũng có lần lở dịp gặp bạn. Phan Tấn Khoa học Anh văn lớp tối do bạn dạy  tại Trường Lê Quý Đôn. Bạn dò hỏi biết Phan Tấn Khoa là con tôi, đã nhắn tôi đến trường. Tôi ghé tìm mấy lần không gặp, vì không trùng giờ dạy của bạn. Phải chờ đến lúc về hưu ở Florida (2018), mới gặp bạn trên Facebook. Tháng 8-2018 tin mới nhất cho biết một nhà xuất bản đã phát hành sách " Biện Hộ Cho Một Nền Giáo Dục khai Phóng" do Châu Vaa8n Thuận dịch. Xin chúc mừng một tin vui tuổi già.

 

Hơn hai mươi năm không thấy mặt nhau ,  muốn gặp lại một lần cho rỏ chuyện dâu bể cuộc đời của nhau. Châu văn Thuận học cùng lớp với tôi tại bốn năm Đệ Nhất Cấp Quốc Học , Thuận học B1, tôi B2. Lớp B2 có cặp hướng đạo sinh Liên Thành -Tôn Thất Tùng nổi bật trên bình diện tập thể. Liên Thành làm trưởng lớp liên tục bốn năm, sau nầy là Trưởng Ty cảnh sát Thừa Thiên Huế, đã lôi kéo mấy người bạn Quốc Học cũ qua làm việc chung.Qua Mỹ, Liên Thành soạn cuốn Biến Động Miền Trung nổi đình đám một thời. Tôi có mua cuốn sách nầy khi về Orlando đọc cho biết Liên Thành nói gì trong đó mà thiên hạ bênh chống ầm ỉ quá. Đọc xong thấy Liên Thành viết quá đà nhiều chuyện khó tin. Bên B1 ,Châu văn Thuận là học sinh giỏi có tiếng,không ồn ào như Liên Thành bên B2 của tôi. Bên B1 còn có hai cậu con của ông Hà Thúc Luyện ,tỉnh trưởng, cứ chờ gần đến giờ vào lớp là nhảy rào từ bên dinh tỉnh trưởng qua trường học cứ như không cần sắp hàng vào lớp như chúng tôi.

            Nhiều dịp gặp Lê Ký Thương. Thời Ý Thức chuyển vào SaiGon tại số 666 Phan Thanh Giản tôi từ ĐàNẳng ghé thăm thấy Lê Ký Thương đang trang hoàng chuẩn bị nơi đặt tòa soạn , dòm quanh quất chẳng thấy Nguyên Minh , nhưng sau đó lại gặp Trần Hoài Thư từ phía Ngã Bảy đi  về. Thấy mặt nhau là vui rồi, người nào có việc người đó, gặp nhau không nói gì. Khi Điện Tử ĐaKao hoạt động đã hơn 10 năm mới gặp lại Lê Ký Thương, hình như tôi đã nhắn bạn đến nhà tôi trên email. Mẹ tôi mời bạn ăn thử món ăn Huế bà nấu, tôi ngồi một bên hỏi đủ chuyện không đâu vào đâu.Khi nghe tôi báo tin sắp bán nhà, LKT thắc mắc tại sao phải bán.Tôi không biết trả lời thế nào vì một lý do khó nói. Đến khi tôi chuyển qua Lê Thị Hồng Gấm, một buổi tối sau khi hết giờ dạy, bước ra sân đứng gần cột cờ, thấy ánh trăng lờ mờ gợi hứng sao đó, tôi gọi phone rủ bạn đi nhậu.Tôi vốn là tay tửu lượng hạng bét, nhưng tối đó vui hứng thế nào mà tôi đã uống đến quên đường về, Lê Ký Thương phải kè kè bên xe tôi đưa về đến tận nhà trên đường Nguyễn Thượng Hiền trước Chợ Vườn Chuối, mới quay xe trở về . Ngang đây, tôi muốn phát biểu một ý kiến có thể đụng đến cái “truyền thống rượu” của giới viết văn làm thơ. Biết bao văn,thi sĩ chết vì rượu, nhưng chẳng ai sợ nó để tránh xa.Tôi chỉ có vài dịp ngồi cụng ly với bạn văn, cứ nể bạn, uống tới bến đến khi không lết đi nổi. Lại nhớ trước đó từ SaiGon lên công tác tại Đài Siêu Tần Số Phan Rang, gặp nhóm Trần Hửu Ngủ, Nguyễn Xuân Oanh, kéo nhau đến ngồi một gốc cây uống bia ,mồi là nem nướng…,ngồi từ sáng đến gần mười hai giờ trưa, vỏ chai chất đầy quanh gốc cây, trở về phòng trọ ngủ lì đến tối mịt trở dậy mệt mỏi rả rời muốn chết, cứ nhủ mình phải tránh xa kiểu uống “quên đời” nầy. Nhưng rồi hể gặp người có máu văn nghệ lại quên . Bây giờ qua Mỹ , gặp lại Lê Ký Thương hàng ngày trên Facebook...Nói thêm về Trần Hữu Ngũ. Anh người thấp đậm quyết đoán, viết thư cho tôi từ Phan Rang gởi ra ĐàNẳng ,từ luật sư đến giáo sư đệ Nhất, anh đều gọi bẳng thằng : thằng luật sư Kiềm, thằng giáo sư Nguyễn Đình Trọng (nhà thơ Đông Trình). Ngy Hữu mất năm 1999, Nguyễn Xuân Oanh có gởi cho tôi một bản copy truyện dài THỊ TRẤN KHÔ của anh. Nhắc lại, Ngy Hửu TH Ngũ là một trong ba người lập  GIÓ MAI (tiền thân của Ý THỨC), hai người kia là Lữ Quỳnh, Lữ Kiều.

            Thời điểm đầu những  năm 1980 là thời  bo bo thay gạo .Nhiều lần thấy Duận (nhà thơ Trần Dzạ Lử) thơ thẩn ngang qua lại Cầu Bông, tôi chạy ra kéo bạn vào nhà , sau đó anh em còn gặp nhau vài lần nữa. San sẻ nhau một ít quà đơn sơ.Thật tình nếu tôi biết rỏ Duận làm gì trước 75  - chẳng hạn dạy Toán tại một trường trung học nào đó – chắc chắn tôi đã có thể giúp bạn vào nghề với tôi như tôi đã từng giúp hai đồng hương Võ Hửu Sỏ, Nguyễn Đình Gẫm cùng dạy nghề với tôi nhiều năm sau đó. Biết Trần Dzạ Lữ đã lâu trên báo chương, chỉ khi Vũ Hửu Định cùng với bạn đến thăm tôi tại Trung Tâm Viễn Thông trong khu vực phi trường ĐàNẳng tôi mới cảm nhận được sự gần gủi tự nhiên như anh em quen biết đã lâu. Lần gặp Duận tại  Viện Y học Dân Tộc dịp Festival Huế do Trương Thìn tổ chức là lần sau cùng trước khi tôi đi Mỹ.Tôi thông báo bạn biết đang chuẩn bị chuyến đi xa, Duận bảo qua Mỹ gặp Trần Hoài Thư ...Giờ cũng gặp lại Trần Dzạ Lữ thường ngày trên Facebook.

            Trường hợp nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, và nhà văn Biển Hồ Đào Hiếu , dù không quen biết như trong nhóm Ý Thức, nhưng có cơ duyên gặp mặt cũng để lại trong tôi vài ấn tượng. Thời Phạm Thế Mỹ dạy tại Trường Bồ Đề ĐàNẳng tổng duyệt trường ca Mẹ Việt Nam của Phạm Duy cho một buổi nhạc hội ,tôi đã chen lấn trong một hội trường để nhìn cho rỏ mặt người nhạc sĩ nổi tiếng, thấy mặt rồi rút lui. Đến khi lăn xăn lo phát hành Ý Thức , Phạm Thế Mỹ bất ngờ một buổi tối trời mưa lâm râm, xuất hiện trước cửa căn nhà thuê của  tôi trên đường Phan Chu Trinh. Biết chắc không nhầm người cần tìm, Phạm Thế Mỹ ôm xoát mình tôi vui cười sảng khoái như lâu ngày gặp được cố nhân. Anh cứ nhìn vào mặt tôi rồi ngúc ngúc cái đầu : tôi cứ tưởng PTU phải bốn chục tuổi, đâu có trẻ như thế nầy. Đúng là anh đã theo dỏĩ và đọc truyện của tôi trong Ý Thức. Dỉ nhiên tôi cũng vui lây với anh.Mục đích anh tìm tôi là nhờ tôi phát hành tập san văn chương của anh (tôi quên tên tập san) chung với Ý Thức. Tôi không nhận lời ngay mà hẹn anh vài ba ngày sau sẽ trả lời. Sau đó không thấy anh trở lại.

            Cùng thời  gian nầy Thế Uyên Nguyễn Kim Dũng gởi hai quyển giảng văn đệ thất đệ lục do anh soạn làm mẩu để tôi đi chào hàng và đề nghị tôi làm đại diện phát hành. Tôi đã không hồi âm đề nghị của Thế Uyên.Tôi nghĩ nếu nhà sách Hàm Thụ ĐàNẳng thành hình, chúng tôi không chỉ bán sách của Nhà Xuất Bản Hàm Thụ mà còn nhận rất nhiều sách của nhiều nhà xuất bản khác ở SaiGon. Tiếc là chúng tôi chưa gặp thời…Trở lại chuyện Phạm Thế Mỹ. Gần hai chục năm sau, một lần đến NHÀ IN 4 đường Phạm Ngọc Thạch in bìa sách, vừa bước vào văn phòng,tôi thấy Phạm Thế Mỹ đang nói gì đó với bà thư ký văn phòng. Lúc anh ngồi chờ kết quả, tôi viết mảnh giấy nhỏ  tự giới thiệu và hỏi anh còn nhớ tên không, Phạm Thế Mỹ trả lời :Trăng Tàn Trên Hè Phố. Vậy là anh vẫn còn nhớ đến mình, vì lúc anh đến tìm gặp tôi ở ĐàNẳng, tôi đang  mặc bộ quân phục. Anh muốn tôi đến nhà anh chơi và ghi địa chỉ bên Khánh Hội. Mang địa chỉ của anh theo mình cứ nghĩ sẽ ghé thăm Phạm Thế Mỹ, nhưng rồi lần lửa mãi vẫn không thực hiện được. Đến khi chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn thì quên hết.Cũng vào thời khoảng nầy, tôi đến Nhà Xuất Bản Trẻ định bán bản quyền cuốn sách Hướng Dẫn Sửa TV Màu. Bán bản quyền cuốn nầy để soạn cuốn 100 PAN TV MÀU dày hơn với nội dung mới lạ hơn. Lên lầu một gặp Giám Đốc Quách Minh Nguyệt. Bà giới thiệu nhà văn Đào Hiếu. Tôi không nhớ ngay cái tên Đào Hiếu. Lúc xuống văn phòng cùng anh làm thủ tục thanh toán tiền bản quyền, tôi lục trí nhớ mới quay qua cái tên Biển Hồ rất quen thuộc trên Bách Khoa trước 75. Nhà văn Đào Hiếu chính là Biển Hồ. Ngồi đối diện với Đào Hiếu tôi chỉ biết anh như một nhân viên làm việc trong nhà xuất bản.Ai ngờ sau nầy đọc hồi ký của mấy ông biệt động thành, mới biết Đào Hiếu dám ôm bộc phá ngồi sau honda đi ám sát ông nầy,ông nọ.Bây giờ tìm thấy blog và trang Facebook cá nhân của nhà văn nổi tiếng nầy(8-2018),muốn trao đổi gì chỉ việc vào đó...

 

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 1476
Ngày đăng: 06.09.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hai chuyện tình thời chiến - Phan Tấn Uẩn
Lãng du qua Thổ Sơn Cổ Tháp - Phan Anh
Đất làng - Vinh Anh
Du ký qua đèo ngang - Giang Hiền Sơn
Ngày Lễ Cha: Hai Vì Sao - Nguyễn Đức Tùng
Cửa Việt, biển vẫn còn xanh - Minh Tứ
Mẫu Sơn một thoáng chênh chao - Nhiều Tác Giả
Hollandse Nieuwe Đặc Sản Hoà Lan - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Phương xích lô và tôi - Vương Kiều
Phạm Chu Sa - Phạm Thanh Chương
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)