Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
637
116.772.937
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương mở đầu)
Phan Tấn Uẩn

CHUYỆN VIỄN MƠ THỜI CHIẾN

(In xong, chưa phát hành)

 

 ( Tân Truyện 315 trang)

**

 

            Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến (CVMTC)  gồm nhiều dật sự. Dật Sự (軼事)là việc  xẩy ra không còn tìm biết được nữa. Đó là những câu chuyện xoay quanh Đại Học New Hardy xuất hiện như một huyền thoại tại Nam Thường. Tôi là một sinh viên được New Hardy cấp học bổng, đào tạo thành ký giả qua khoa báo chí của trường nầy và được viện trưởng Trần Văn, sau nầy là Ricard chỉ định làm ký giả thường trực.Trong Dật Sự, tôi đã viết những câu chuyện về các nhân vật thành lập như viện trưởng Ricard Trần Văn, cố vấn Thibault, trưởng đối ngoại Emily Như Hiền, con tàu viễn dương Hardy , ngôi làng trung lập độc đáo và tạp chí Văn Cầm trực thuộc New Hardy.Về những người may mắn được New Hardy mời hợp tác, rời bỏ Hóa Châu cổ kính để tham gia vào những sinh hoạt văn hóa mới lạ trong New Hardy, có Nghi-ông là cha tôi, Phùng Bích - người bạn gái thuở thiếu thời , sau nầy trở thành người vợ yêu quý của tôi – và cụ Nguyễn Hiến , một học giả uyên bác của văn học Nam Thường. Cụ là editor-in-chef của báo Văn Cầm. Với tư cách là người của New Hardy, tôi phải khách quan trong các nhận định. Nếu người đọc thấy nội dung khác với chủ trương trung lập của New Hardy, thì đó là phóng sự của các nghiên cứu sinh quốc tế . Những câu chuyện trong Dật Sự hầu hết đều xuất hiện trên báo Văn Cầm.   

            CVMTC là một tác phẩm pha trộn đủ các thể loại, từ hồi ký, tùy bút, ký sự, phóng sự, hư cấu đến các ghi chép chuyên ngành, tùy theo tính chất của từng câu chuyện. Nhưng dù câu chuyện thuộc thể loại nào, tôi cũng vận dụng tối đa yếu tố văn học để câu chuyện phù hợp với báo Văn Cầm. Hơn nữa theo trào lưu hiện đại một tác phẩm văn chương có thể là một pha trộn đủ thể loại, người đọc cần được biết đến để không phải ngạc nhiên.

            Chúng tôi vẫn nghĩ rằng, một cuốn sách được người đọc chú ý chỉ khi nào nó làm bật ra những câu hỏi.

***

            Thời chiến tranh ủy nhiệm , có một Đại Học Quốc tế hiện diện ở Nam Thường nhưng không mấy người biết, vì trường chỉ phục vụ nghiên cứu sinh quốc tế hậu đại học, hầu hết nghiên cứu về chiến tranh ủy nhiệm xẫy ra tại Nam Thường.Trường được biết đến do một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh (The Legend of New Hardy) dùng cho sinh viên tham khảo. Sau  chiến tranh, New Hardy không còn hiện diện ở Nam Thường. Lấy cảm hứng từ bản Việt Dịch “Huyền Thoại New Hardy”, chúng tôi viết lại theo dạng văn học. Đó là nguyên nhân tác phẩm Chuyện Viễn Mơ Thời Chiến ra mắt bạn đọc .Tác phẩm là một pha trộn các thể loại, từ tùy bút, bút ký, hồi ký đến hư cấu hoặc tư liệu chuyên ngành. Ngay cả, yếu tố thời gian cũng hư hư thực thực không rỏ rệt. Đây là kỹ thuật viết văn mới phù hợp với thời kỳ văn chương mở rộng phạm vi..

            Tin tổng quan về trường New Hardy rất hạn hẹp.Dạy tại New Hardy là  những giáo sư xuất thân từ các Đại Học nổi tiếng thế giới. Một số giáo sư Giao Thường dạy tại trường đều mang tên Pháp hoặc tên Mỹ vì họ đều đã thay đổi quốc tịch.Điều nầy càng làm người khác không chú ý đến New Hardy. Hardy là tên một tiểu bang của đại cường Bắc Mỹ. Đại Học New Hardy giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

            New Hardy do một tập thể tư nhân Giao Thường thành đạt muốn đóng góp xây dựng xã hội. Họ góp vốn thành lập , ngoài New Hardy, còn có  tạp chí Văn Cầm với chủ bút là một người Nam Thường ,một cơ sở xuất bản gồm nhà in, phát hành sách báo, kinh doanh văn hóa phẩm dưới bảng hiệu Đông Việt nổi bật trên thị trường nhưng người ta vẫn tưởng chủ nhân là người địa phương.

Tâm điểm của những câu chuyện trong The Legend of New Hardy là ngôi làng có tên là làng Trung Châu, một làng trung lập được xây dựng cho nhu cầu của những nghiên cứu sinh quốc tế. Còn phải chú ý đến con tàu Hardy, tài sản của cố vấn Thibault trong ban lãnh đạo Trường New Hardy.

            Mọi hoạt động của New Hardy đều có bảo hiểm, trong đó quan trọng nhất là bảo hiểm chiến tranh. Đây là loại bảo hiểm áp dụng cho các cơ sở hoạt động trong ngành văn hóa được  quốc tế công nhận , chẳng hạn phải thông qua định chế Liên Hiệp Quốc như UNESCO…Trước khi chính thức hoạt động, New Hardy mời phái đoàn UNESCO vào điều tra, xác minh để cấp chứng nhận. Mọi phí tổn do bảo hiểm quốc tế đóng góp. Nội dung bảo hiểm chiến tranh tùy thuộc  các điều khoản  thỏa thuận ký trên hồ sơ giữa hảng bảo hiểm và New Hardy. Bảo hiểm chiến tranh giải quyết vấn nạn do chiến tranh phá hoại gây ra. Đối tác nào tham gia loại bảo hiểm nầy phải có qui mô lớn được chính phủ sở tại xác nhận.Các hảng bảo hiểm quốc tế không nói chuyện trực tiếp với phía đối địch phá hoại.Họ chỉ biết tự động chi trả bảo hiểm để đền bù thiệt hại cho đối tác mua bảo hiểm. Luật pháp quốc tế bảo vệ quyền lợi cho họ.Trừ trường hợp không được cọng đồng quốc tế công nhận, còn hầu hết phải thực thi theo trách nhiệm. Có trường hợp bảo hiểm quốc tế phải kiên trì chờ hơn bốn chục năm mới giải quyết xong...

            Đại Học New Hardy gồm nhiều phân khoa với nhiều giáo sư từ các trường Đại Học nổi tiếng thế giới.Không thấy tên giáo sư nào từ các Đại Học Nga hoặc Tàu, do New Hardy không biết chính xác thực chất nền giáo dục của họ. New Hardy cho rằng họ không có truyền thống tự trị Đại Học. Đúng ra New Hardy là một chi nhánh của Đại Học  Hardy tại Bắc Mỹ. Năm đầu tiên thành lập, chỉ có gần hai trăm sinh viên quốc tế theo học . Giáo sư từ các Đại Học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc… dẫn sinh viên của họ đến New Hardy.Các vị nầy chuyển tất cả sinh viên của riêng họ trên các Đại Học khắp thế giới tập trung tại New Hardy để hình thành các khóa học. Giống như các Đại Học Âu Mỹ, New Hardy có phân khoa chỉ do một giáo sư sáng lập và chính vị nầy đảm trách giảng dạy. Độc quyền một thầy, một môn.Một học khóa như thế hình thành ở New Hardy có quy mô quy tụ nhiều sinh viên quốc tế là những nghiên cứu sinh hậu đại học.Mỗi năm diển ra hàng chục khóa như vậy của hàng chục giáo sư khác nhau. Thành quả nầy do uy tín của New Hardy một phần, nhưng phần chính lôi kéo các vị khách quốc tế đến đây là do cuộc chiến ủy nhiệm Giao Thường . Họ đến đây là đến với thế giới.Bao nhiêu nhân tài vật lực, tinh hoa của thế giới đều tập trung tại Giao Thường. Trách nhiệm chính của New Hardy là phải làm vừa lòng khách.Những vị khách đã từng làm việc với nhóm sáng lập. New Hardy hiểu rỏ sở thích, cách sinh hoạt, giải trí, gout ăn uống, và những thói quen của khách nên đã lập ra một  chuyên ban nghiên cứu, tổ chức và thực hiện thành công những gì các vị khách ưa chuộng.  Người có sáng kiến thành lập New Hardy là một người Pháp gốc Giao Thường ,tên Ricard, có uy tín lớn trong hàng ngũ giáo sư Giao Thường dạy tại các Đại Học quốc tế nổi tiếng . Ricard còn kêu gọi một số  kiều bào kinh doanh thành công ở hải ngoại cùng đóng góp để hình thành New Hardy.

            Trong hơn ba trăm trang của CVMTC , người đọc có dịp đọc những câu chuyện hấp dẫn, bổ ích và khám phá ra nhiều điều mới mẻ chưa từng được  nói đến….

                                                                                               

 

 

 


 

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 609
Ngày đăng: 12.10.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kỳ 3/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu: Áo bà ba) - Huyền Văn
Kỳ 2/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu) - Huyền Văn
Kỳ 1/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu) - Huyền Văn
Vòng tay hư ảo (Phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (Phần 7) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (Phần 6) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (phần 5) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (Phần 4) - Đỗ Nguyễn
Tiểu thuyết: Một nỗi đau riêng (Chương 13) - Lê Ký Thương
Vòng tay hư ảo (Phần 3) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)