Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
840
116.686.410
 
Dọc đường văn nghệ (Phần 77) Phan Văn Thịnh, mạch nước ngầm đang tuôn chảy âm thầm
Trần Dzạ Lữ

 

Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được”. (Nhêcơraxop)

Mượn câu nói của Nhêcơraxop để dành tặng cho chàng trai trẻ xứ Huế Phan Văn Thịnh.Chỉ có thơ ca mới mở được cái van ấy và riêng tôi thì gọi đó là mạch nước ngầm đang tuôn chảy âm thầm qua ngày, qua tháng, qua năm không ầm ào, í ới dù cho bão giông trên đầu,bể dâu dưới đất.Tính cách của Thịnh là thế.Ai nói chi thì nói,chàng vẫn luôn “dạ, thưa” hai tiếng ngọt ngào của người xứ thần kinh.Ngoài công việc kiếm cơm mỗi ngày,Thịnh lặng lẽ đi, về và “làm thơ như con tằm phải nhả tơ” nơi chốn:” Nắng dọi muốn bể đầu.Mưa triền miên đến thui đất”.Thơ chàng không ngoa ngôn, triết lý mà là tiếng lòng được cất lên từ những cảm xúc có thật.Nhẹ nhàng mà cũng sâu lắng.Mới viết đây thôi, nhưng Thịnh đã lừng lững đi vào miền thơ ca trên các báo, tạp chí cũng như trang mạng.Nhất là báo Thanh Niên.Thịnh đăng rất nhiều thơ- mà đây là tờ báo có nhuận bút rất cao.Tôi thật mừng cho PVT.Tôi nhớ có ai đó đã nói” Sông Hương có noái chi mô…” Thịnh cũng như con sông nớ- cứ âm thầm “ gạn đục khơi trong” cho chính mình –đã đang và sẽ gửi những vần thơ đến thế gian bằng thú vui tao nhã, niềm đam mê khôn nguôi…

Năm 2019,nhân chuyến về thăm nhà ở Ngọc Anh, tôi đã mời Phan Văn Thịnh và Bích Mai Phan về uống cà phê Thôn Vỹ.Cả hai rất đúng hẹn.Gặp nhau, anh em vui vẻ bên tách cà phê ngon mà rẻ nhứt nước.Quán cà phê rất hữu tình.Thịnh ít nói và và hiền như…cục đất! Mai thì thơ răng người cũng rứa, hình như nụ cười có chút duyên ngầm…Lần cà phê đó cho đến nay chúng tôi chưa gặp lại vì dịch bệnh.Tuy nhiên, vẫn online thăm hỏi sức khoẻ của nhau.Và chừ thì lấy thơ ca làm vui để khoả lấp nỗi niềm dương thế lắm gió bụi và thế giới đang điên đầu vì các nước đang đe doạ nhau bằng chiến tranh hạt nhân, sinh học…

Kệ đi! Hãy đọc thơ và tự vỗ về mình sống tiếp, tới mô thì tới…

 

THƠ PHAN VĂN THỊNH

 

CỘI NGUỒN

 

Ngày lãng đãng rãi đầy ngăn ký ức

Từng mùa qua lặng lẽ níu vai người

Nắng không nắng - nên ngày đi rất vội

Chở âm thầm trổ trắng đỉnh lau thưa

Từng chiếc lá cuộn dày như cái kén

Vấn trăm năm trong giọt nước tàn thu

Rồi cứ nhỏ như giọt đời mờ tỏ

Cũng trong veo khi chạm đáy sương mù

Dòng nước ngược đã bao phen gần gũi

Đóa thơ ngây chưa quá một bàn tay

Mãi quay quắt trên ngày xuân hối hả

Gấm nhung xưa hoen đỏ khóe mắt gầy

Chiều lại chiều - lại qua về ngõ nhỏ

Chút hanh hao lấm tấm bụi vàng bay

Người chờ người - hay người về bến đó

Mặt mày xưa nhân ảnh hiện phơi bày

 

VỚI TRĂNG

 

Đã mấy mùa chưa về thăm chốn cũ

Áo phong sương nay nhuốm bụi hồng bào

Cuộc tình xưa một thời con nước lũ

Mắt xanh chừ rờn rợn những bờ bao

Kẻ du mục đã qua miền mây trắng

Mấy mùa đi nay hối hả quay về

Thuở rong rêu từng gừng quen muối mặn

Mộng chưa vàng áo bụi dấu hương quê

Chợt một hôm mây buồn thăm cố xứ

Hỏi trăng xưa có nhớ buổi thu vàng

Trăng lặng lẽ chẳng rằng - như chưa thể

Mặc nước hờn khua động tiếng thu sang

Mây trắng bay hồn chừ nghe trắng dã

Với trăng thanh gác lại chuyện non ngàn

Nầy trăng hỡi ta say cùng ngươi nhé

Kẻo người về chưa kịp ánh trăng đi

 

QUÊ NHÀ

 

Ta về thăm lại khung trời cũ

Nghe tiếng con chim lạc giữa rừng

Ơ hay quê nhà thân thương thế

Chỉ một lối về lại bâng khuâng

Chim ơi thôi nhé xin đừng nữa

Ta cũng như ngươi đã mấy mùa

Buồn chi mây xám giăng đầu núi

Hay nước còn hờn hạt sương treo...

Khung trời năm cũ xanh xanh lắm

Hãy cứ vui đi thỏa tháng ngày

Dù mai tận đỉnh tùng bách đó

Dẫu chiếc lá xanh bạc giữa rừng

Chiều nay trên đám xanh màu ấy

Vẳng tiếng ngươi cười với nước mây

Dưới cội thông già nghe xào xạc

Có ánh trăng khuya...rực giữa rừng

 

MẮT BIẾC...

 

Chiều say trên tà áo

Giữa đôi lằn nụ hoa

Hương nào ngây ngây nhớ

Gió ơi đừng vội qua

Cánh bướm tròn mắt biếc

Ta tròn xoe thơ ngây

Phải chăng hoa không nói

Hồn xuân cứ dâng đầy

Hồn mơ trên cánh nhớ

Phải chăng cái đang là

Phập phồng đôi cánh mỏng

Chập chờn mắt người xa

Dáng hoa như ảnh ảo

Em cười động chiều xuân

Ta nhặt cánh hoa nhỏ

Dấu một trời bâng khuâng...

 

CHIẾC NƠ...XANH

 

Sáng ni em đến thăm nhà anh

Ra về bỏ lại chiếc nơ xanh

Chẳng biết vô tình hay cố ý

Răng chừ hương tóc...phảng phất quanh

Chiều ni mạ hỏi em về chưa

Cái người con gái buổi ban trưa

Ghé nhà chơi đó răng không thấy

Mạ chộ cũng duyên lắm con nà...

Anh cười mắt ngó thật là xa

Cái mùi hương tóc cứ la đà

Quyện vào hồn anh như khói sóng

Bồng bềnh mây nước với bao la

Bữa ni anh đến chơi nhà em

Gởi lại chiếc nơ em đã quên

Em nói với anh, khi mô rứa.!

Rồi cười con gái chúa hay quên

Lớ ngớ anh nắm lấy tay em

Mắt cười miệng chẳng thốt lời nên

Em nói coi tề...mạ em thấy

Hai đưá tự dưng...mặt đỏ mèm

 

PHAN VĂN THỊNH

***

Lời kết: Thơ Phan Văn Thịnh dịu dàng, hiền hậu như chính đời sống của mình vậy..Mong được thấy sự bức phá của chàng trai trẻ trong thi ngôn, thi ảnh đầy cảm xúc trong thời gian tới hỉ

 

 

( Xuyên Mộc tháng 1.2022)

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 761
Ngày đăng: 09.03.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ ( Phần 76) Thụy Sơn, nhà thơ đi tìm sự vĩnh cữu của tâm hồn - Trần Dzạ Lữ
Nhớ Về Nhà Thơ Luân Hoán - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (phần 75) Nguyễn Thị Minh Kiên, cô giáo, người thơ bên dòng sông Lam xứ Nghệ… - Trần Dzạ Lữ
Pleiku! Đêm ba mươi tết - Vương Kiều
Dọc đường văn nghệ (Phần 74) Nguyên Bình, người siêng năng luyện chữ để tìm vui thú trong văn chương - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 73) Đinh Ngọc Diễm Thư, nhà thơ xứ An Giang - Trần Dzạ Lữ
Quán hớt tóc - Nguyễn Đức Tùng
Hải hành mùa đại dịch 9 - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Hải hành mùa đại dịch 8 - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Tết ở Trường Sơn Tây - Nguyễn Đại Duẫn
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)