Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
820
116.678.253
 
Dọc đường văn nghệ (Phần 69) Đạo diễn Trần Ngọc Phong (Phong Trần): Người của nghệ thuật thứ bảy
Trần Dzạ Lữ

 

Trong chuyến đi thực tế sáng tác ở các tỉnh miền Tây năm 2019,tôi đi cùng chuyến xe với người trung niên cao to, mập mạp nhưng lại là hoạt náo viên của chuyến đi.Suốt chuyến, từ khi xe bắt đầu lăn bánh cho đến nơi đã định, anh ấy ôm đàn hát và kể chuyện rất có đuyên( hát nhạc chế thật thú vị)Tự nhiên, tôi có cảm tình và lân la trò chuyện.Được biết anh là đạo diễn Trần Ngọc Phong( Phong Trần).Là người Quảng Trị nhưng lại “bén duyên” với TP Hồ Chi Minh và các tỉnh miền Tây.Là tác giả của những cuốn phim đã thực hiện và trình chiếu: Những Nẻo Đường Phù Sa.Trong chuyến đi, sau khi ghé Đồng Tháp, Trà Vinh, chúng tôi dừng lại lâu ở An Giang( Long Xuyên).Cô phóng viên truyền hình đài An Giang có biệt danh Pé Rùa… làm hướng dẫn viên, đưa chúng tôi đến thăm con người và đất An Giang tuyệt đẹp( có rừng Tràm Trà Sư mênh mang).Trong chuyến tham quan này đạo diễn Trần Ngọc Phong và tôi cũng như vài người khác được cô phóng viên phỏng vấn và yêu cầu bày tỏ cảm xúc của mình lúc đến An Giang( có đưa lên truyền hình An Giang). Chỉ vài ngày ở đó, nhưng chúng tôi lưu luyến vùng sông nước hiền hoà này không muốn dời chân…

 

Sau chuyến đi, tôi và Phong trở nên cởi mở và như thân tình đã tự bao giờ.( Tôi phát hiện ra TNP chính là con của nhà văn Trần Công Tấn( đúng là có truyền thống) mà tôi đã đọc và quý mến ông.Anh mời tôi xem bộ phim mới nhất trong năm ấy của anh( là đạo diễn): Hợp Đồng Bán Mình.Biên kịch là nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn( cũng là nhà văn tôi yêu thích) Hãng Phim Giải Phóng sản xuất.Xem xong phim, tôi thật sự xúc động bởi nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đã phơi mở tính nhân văn của mình trên trang viết( dù ngoài đời hiếm có).Và chuyển thành phim do mình đạo diễn, Trần Ngọc Phong càng đưa người xem ngộ ra lòng nhân ái không thể thiếu giữa thời buổi con người ta sống thực dụng bằng tình và tiền.Phim là gương soi lại cho những kẻ ác sẽ nhận hình phạt nếu còn chút lương tri làm người.Đây là một đột phá mới của đạo diễn Trần Ngọc Phong và khán giả xem rất đông khi chiếu phim này.Ba nhân vật trung tâm là Phan Hoàng Kim( vai Ngọc Lam), Lâm Vissay( vai Đắc Minh) và diễn viên Minh Luân( vai Danh Thế) …đã chói sáng ngời ngời.Đặc biệt, tôi yêu thích vẻ ngây thơ rất thánh nữ của Kim( cô cháu đồng hương của tôi),cùng vẻ chững chạc, rất đàn ông và cũng rất độ lượng lúc từ chối hợp đồng bán mình ( Lâm Vissay) và diễn viên Minh Luân( vai Danh Thế)( rất bền gan trong tình yêu) Vì vẻ ngây thơ rất thánh nữ của kim mà tôi đã làm bài thơ tặng cô cháu đồng hương ngay sau đó…

Không chỉ là đạo diễn, có lúc Trần Ngọc Phong là diễn viên điện ảnh, thủ các vai ( phản diện) rất thành công.Có lần Phong tâm sự” Mình đóng vai ác nên đi đâu( người không hiểu) chửi “đồ ác !” Anh chỉ im lặng mỉm cười.Qua giao tiếp và dư luận, tôi thấy Phong thật sự là một người vui tính, dễ hoà đồng và nhân ái mang mang.

Không chỉ là đạo diễn của nghệ thuật thứ 7 mà anh còn có luôn nghệ thuật thứ nhất là làm thơ.Đấy cũng là điều thú vị mà không dễ ai muốn là được vì nghệ thuật thứ nhất là bẩm sinh, trời cho thôi.Ngoài Bắc, có trường viết Văn Nguyễn Du- nơi đào tạo nghề viết -, trước tiên là căn bản.Nhưng khi ra trường mấy ai tồn tại và nổi tiếng? Ta chỉ đếm trên đầu ngón tay!

Tôi đã đọc được một số thơ của Phong.Có bài làm lúc 9 tuổi.( sẽ giới thiệu ở phần thơ)

 

Tiểu sử:

 

Đôi nét về tiểu sử Đạo diễn Trần Ngọc Phong:

* Trần Ngọc Phong sinh ngày 25/7/1960 tại Quảng Trị.

* Tốt nghiệp: Đại học Tổng hợp Văn TP Hồ Chí Minh năm 1989

* Tác phẩm :

+ Phim Nhựa: Trận đấu cuối cùng năm 1999 - Ba người đàn ông năm 2000 - Biển đợi - Không cân sức 2010.

+ Phim Video: Sợi tình mong manh năm 1994 - Tình như chiếc bóng năm 1998 - Trọnkiếp lênh đênh năm 1997 - Bão rừng cho “Điện ảnh chiều thứ bảy” - Năm 2013 với phim Duyên Nợ miền Tây …

+ Phim truyền hình nhiều tập: Những nẻo đường phù sa năm 1995 - Bình minh châu thổ năm 1996 . Phim truyền hình là mảng gần đây Đạo diễn Trần Ngọc Phong mới tham gia nhưng đã có 200 tập phim như Lọ lem thời @, Hoàng hôn ấm áp, Ở lại thế gian, Về đất Thăng Long, Không thể ngừng yêu, Duyên nợ Miền Tây, Bão rừng, Bông hồng trà ...

* Giải thưởng:

- NHỮNG NẺO ĐƯỜNG PHÙ SA: Huy chương Bạc LHP truyền hình 1996; Giải phim lịch sử hay nhất, LHPVN lần thứ 11

- BA NGƯỜI ĐÀN ÔNG : Giải đặc biệt LHPVN lần thứ 13

- CÂY BẢN MỆNH: Đoạt giải Bông Sen Bạc ở LHPVN lần thứ 16

- SUỐI NGUỒN Giải đặc biệt Ban giám khảo,Giải Đạo diễn,giải diễn viên phụ xuất sắc LH phim VN 18

-SÔNG PHỐ NHÀ GHE 40 tập ( giải Ngôi Sao Xanh)

-DUYÊN NỢ MIỀN TÂY phim truyền hình nhiều tập

- BIỂN ĐỢI Cánh Diều bạc HĐA Việt nam

Phim Truyền hình TNP có khoảng 400 tập( dữ dội ghê)

Và sau này:

- HỢP ĐỒNG BÁN MÌNH( Biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn Trần Ngọc Phong(2019)

- CƠN GIÔNG( Biên kịch Lê Văn Thảo, đạo diễn Trần Ngọc Phong ( 2021)

***

VÀ THƠ TRẦN NGỌC PHONG (RẤT RIÊNG, Ý, TỨ,TỪ THẬT LẠ)

 

BĂN KHOĂN

 

Được ra thăm làng biển

Nghe sóng vỗ ri rào

Gió mang theo muối mặn

Biển thơm mùi cá kho

Biển thở nhiều thành gió

Cành dương cao giọng hò

Gió nghịch tung cát trắng

Thuyền đội buồm cưỡi sóng

Chở lắm cá vào bờ

Em về làm bài thơ

Lòng băn khoăn một chuyện

Sao gió cứ thì thào

Và bàn tay nào lớn

Nghiêng biển mà biển trào?

(1969 Lúc 9 tuổi)

 

LỜI CỦA ĐÁ

 

Sẽ dừng chân chứ em hay còn bay mãi?

Đảo đá chờ em sau những chuyến hành trình

Sao em cứ mãi bay về miền giông gió

Chẳng lẽ hạnh phúc phải tìm trong những cuộc viễn chinh?

Anh vẫn dõi theo em dẫu mang hồn của đá

Đáy biển sâu giữ chặt bước anh rồi

Không thể theo em,cánh chim bạt gió

Mong đợi ngậm ngùi em ghé một lần thôi...

Sóng,mặt trời,thời gian vẫn cứ trôi'

Em vẫn lượn quanh anh trăm vòng rất thực

Em vẫn khiến đá,hồn anh rạo rực

Chờ em ghé một lần

đậu

ảo

rồi bay...

 

KHÔNG MÀU

 

Mùa Đông áo đỏ

Mùa Hạ áo xanh...

Cây Bàng thay áo theo mùa trong bài hát cũ

Còn em

Em thay anh như thay ngựa giữa đường

Nát như tương bần

Nẫu như nhút mít

Mù mịt

Không màu...

Giá như em là con Kỳ nhông

lông bông

đổi sắc

Để anh còn biết mà chọn màu thay lốt

Giá như em là cây Bàng

thay lá mỗi mùa

để anh biết mà tìm nơi trốn nắng

tránh rét

lúc giao mùa

Em không màu

Anh đắng lòng hụt hẫng

Khi em nói lời chia tay

Say

Say

Say

Rượu không màu

Bài ca không nốt nhạc

Ngựa không lục lạc

Anh vỡ òa

kinh ngạc

Không có em

Không màu...

(Bài thơ cũ viết trong mùa cũ...)

TRẦN NGỌC PHONG

Mới đây. Trần Ngọc Phong mời tôi xem bộ phim mới nhất của anh là CƠN GIÔNG.Nhưng dịch bệnh thế này, tôi làm sao lên TP? Vì vậy xin cảm ơn đạo diễn.Hẹn ngày an yên nhé.

 

( Xuyên Mộc 30.11.2021)

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 460
Ngày đăng: 26.12.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ( Phần 70) Lê Hoàng Tuấn Kiệt, chàng tuổi trẻ nơi cùng trời cuối đất - Trần Dzạ Lữ
Ký ức Trường Sơn Tây - Nguyễn Đại Duẫn
Ký sự bên dòng sông - Thiên Di
Một thoáng khánh thượng - Phan Anh
Dọc đường văn nghệ (Phần 68) Thiên Di, người tình thủy chung của nhà thơ nữ này chính là tình yêu thiên nhiên & cuộc sống - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 67) Vũ Ngọc Giao (Ngọc Giao): viết & viết, đó là cách trả lời hay nhất của một nhà văn - Trần Dzạ Lữ
Ký sự miền Đông Bắc (3) - Ban Mai
Ký sự miền Đông Bắc (2) - Ban Mai
Dọc đường văn nghệ (Phần 65) Huỳnh Văn Dung, tác giả bài thơ rất Huế - Trần Dzạ Lữ
Ký sự miền Đông Bắc(1) - Ban Mai
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)