Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
848
116.683.654
 
Thu nay và thu xưa
Trần Dzạ Lữ

 

Trung Thu năm nay trên bàn thờ vợ không có bánh.Chỉ có hoa vườn nhà và nải chuối thôi.Cháu ngoại chẳng có bánh và đèn lồng để reo mừng bởi đang dịch không ra đường được.Đành vậy thôi người thiên cổ và các cháu nhé.Kéo nhau ra vườn nhìn trăng đẹp đi cho dù lòng người không vui.Trung thu nơi miền xa mà…

 

Nhắc Trung Thu lại nhớ Trung Thu năm nào đã trôi qua trong đời tôi.Đó là năm 1985 khi bị chính quyền trục xuất ra khỏi nhà vợ vì chưa có hộ khẩu.Đành gửi vợ con cho ông bà ngoại.Tôi ba lô lang thang quay về cố xứ.Vừa xuống ga Huế mấy đứa em đã hỏi: “ Anh có tiền không?” Tôi ậm ừ:”” Tau bị trục xuất.Chỉ có 1 chỉ vàng lận lưng.Mà răng?” Tụi nó nói”Bán đi, rồi anh đi với tụi em tìm trầm”” Rứa à”.Tôi đưa vàng cho tui nó bán.Còn chân ướt chân ráo chưa về căn nhà hương hoả, chưa thắp được nén nhang cho tổ tiên và cha mẹ đã lên tàu đi Ba Lòng- Quảng Trị

Bốn anh em tôi khởi hành từ ga Huế.Nơi đây đã có một số người đi tìm trầm lên trước.Qua các ga phụ lại thấy người lên.Tới Quảng Trị là thấy cả một binh đoàn “hành quân” lên Ba Lòng.Thời gian này, cuộc sống khó khăn nên ai cũng đi tìm vận may…Ui chao ơi! Cả binh đòan đi tìm trầm.Phó thác cho rủi may.

 

Tới ga Đông Hà tôi và 3 đứa em tìm đường lên Ba Lòng.Đứa nào cũng balô trên vai chứa thức ăn đủ dùng cho 10 ngày sau khi vào chợ Đông Ba mua sắm.Tuy lên dốc đồi mệt nhọc nhưng ai cũng nuôi hy vọng khi tìm trầm.Lên con dốc Mạ Ơi ở Ba Lòng tôi lấy giấy bút ra làm một bài thơ.Sao lại có tên Mạ Ơi hỉ.Mấy đứa em giải thích vì con dốc cao quá nên khi lên tới đây ai cũng kêu Mạ Ơi hết.

Lên dốc, xuống dốc, băng rừng,băng suối, anh em chúng tôi cũng đến chỗ nghi là có trầm để dựng lều trại.Đêm đó, đúng là rằm trung thu năm 1985.Trăng thu vằng vặc tuyệt đẹp nơi đại ngàn.Chúng tôi mừng trung thu bằng 1 nồi chè đậu xanh.Sau đó ngủ sớm để ngày mai cắt rừng tìm trầm.Là “lính mới” nên tôi được phân công ở lại giữ “đung” ( là lều trại) lần đầu.sau đó cũng vác rựa tìm trầm khi phát hiện ra cây “gió”.Cây gió to bằng vòng tay ôm, mấy chú em đều đốn hạ để mong có trầm zách lầu( trầm loại 1 trong ruột đen thui)Hết 10 ngày trong rừng ,anh em tôi cũng chỉ tìm được lại trầm xô( là trầm mạt hạng ).10 ngày trong rừng sâu cũng có cái giá của nó: Mệt nhọc, rồi vắt, rồi cọp, rồi trăn…và cả người dân tộc chận đường cướp trầm… phải đối mặt.Nhưng nhờ kinh nghiệm tìm trầm của mấy chú em nên cũng thoát hiểm.Tuyệt vời nhất là khi nhìn thấy hoa phong lan tím nở bên thác ngàn.Tôi định hái mang về nhưng mấy chú kêu là điều tối kỵ của người đi tìm trầm nên thôi.Mười ngày với mớ trầm xô ấy thì cũng đủ vốn( nghĩa là khi bán chỉ vàng của tôi còn nguyên)Lại sắm sửa những chuyến đi tiếp qua A Lưới. A Sao.Hạ Lào…dù hiểm nguy và bọn trấn lột chực chờ phía trước…Gần 3 tháng tìm trầm, anh em tôi cũng chỉ có trầm xô.May là chưa đứt mạng.Đúng số tôi là số “con Rệp” thật rồi.Cái còn lại là mấy bài thơ.Tôi đành ngậm ngùi quay lại quê vợ.Về SG đúng một tháng thì được tin 2 chú thứ 5 và 6 ( em tôi) trúng trầm zách lầu một ít.Hai chú xây mỗi người được một căn nhà nhỏ ở thôn Lại Thế.Vậy là chưa đến nỗi hoài công.Chuyện tìm trầm nhiều người bỏ mạng trên rừng cũng nhiều.Nhưng cũng có kẻ gặp vận may xây nhà, mua xe cũng không ít.Hai chú em tôi trúng trầm nhỏ nhưng cũng phải gánh hậu quả là sốt rét rừng hãnh hạ nhiều năm.Đúng là ăn của rừng rưng rưng nước mắt…

 

Suy ngẫm lại đời mình tôi tin mỗi người đều có số.Tôi mất ở Bến Tre cả trăm cây vàng khi chưa kịp truy lãnh lương sĩ quan thì miền Nam đổi chủ.Bến Tre còn nợ tôi…Sau 75, bước qua được gian nan sau nhiều năm bán lưng cho trời bán mặt cho đất để có một căn nhà đàng hoàng.Bây giờ thì con gái thừa hưởng.Đúng là tên người nó vận vào đời: Lữ khách.Đời chỉ còn lại những vần thơ ...

Mời bạn đọc đọc bài thơ “ Khi Qua Dốc Mạ Ơi ở Ba Lòng” tôi viết năm 1985

 

KHI QUA DỐC MẠ ƠI Ở BA LÒNG

 

Trong đám đi tìm trầm

chốn thâm sơn cùng cốc

có người là nông dân

bỏ cày lên mạn ngược

có kẻ ở thị thành

bẻ bút làm hảo hớn

cũng có "anh hùng tận"

vác rựa lên sườn non

có tay đời lận đận

tìm kiếm phút huy hoàng

lại có người là thánh

có kẻ là ma vương

tất cả đều thượng sơn

cô hồn chung một lũ

ngày rừng chan mưa lũ

râu tóc ướt phiêu bồng

nói chung, đám tìm trầm

vì đói cơm rách áo

người yêu coi như không

vợ con như gió thoảng

chiều nay, qua Ba Lòng

vì đâu, mà thương nhớ

đâu phải giò phong lan

tim tím chiều mắt ngó?

cũng không phải chùn chân

trước núi rừng muông thú

nhưng mà, cả binh đoàn

đều rưng rưng nước mắt

lúc leo qua con dốc

có tên là Mạ Ơi

dốc còn cao mong đợi

tình còn sầu chơi vơi

riêng ta, thì em ơi

nhớ miền Nam tha thiết

Sài-gòn có em biết

nỗi đau của mưa rừng?

không ngãi cũng tìm trầm

đó là điều có thật.

*BaLòng 1985.

(trích Hát Dạo Bên Trời xuất bản năm 1995)

 

Thu xưa là vậy.Thu nay thấp thỏm ,âu lo vì đại dịch chưa biết ngày nào chấm dứt.Nếu chấm dứt thì hậu quả: Kinh tế kiệt quệ!Nhìn trăng chợt nhớ câu hát về Hàn Mặc Tử”…Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng! “

Bước vào nhà, thắp nhang cho vợ với lời khấn: “ Rằm trung thu năm nay chỉ có vậy- hoa vườn, chuối nải cùng tấm lòng tôi và con cháu.Bà hiển linh thì phù hộ cho cha con tôi sức khoẻ, bình an” Điều ước mong đơn giản:Sài Gòn bình yên trở lại để tôi còn về thăm chùa Hùynh Kim, nơi còn hũ cốt của vợ, người vợ đôn hậu, cần kiệm ngày nào…

 

( Xuyên Mộc 22.9.2021)

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 608
Ngày đăng: 30.09.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không đi xa nữa - Nguyễn Chí Kham
Ý nghĩ rời… - Trần Dzạ Lữ
Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền - Nguyễn Chí Kham
Dọc đường văn nghệ (Phần 55) Người thợ sửa giày ở chợ Trần Hữu Trang – Phú Nhuận - Trần Dzạ Lữ
Ở cuối dòng Bến Hải có một làng nghệ sĩ - Minh Tứ
Kỷ niệm không quên - Nguyễn Đại Duẫn
Ly trà phảng phất mùi hương quế. - Elena Pucillo Truong
Hải hành mùa đại dịch 7 - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Dọc đường văn nghệ (Phần 54) Nguyễn Hữu Thụy: đau đáu tình quê hương - Trần Dzạ Lữ
Hải hành mùa đại dịch 6 - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)