Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
843
116.685.917
 
Lại nói về chữ nghĩa : “Kiển” hay “Kiểng”?
Phan Văn Thạnh

 

Đọc cái tít “Cầu Long Kiểng, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP HCM) sau 22 năm chờ đợi đã chính thức thông xe, sáng 8-9-2023” ”(nld.com.vn), lòng dân rất vui vì từ nay bà con mình có được con cầu hiện đại,đi lại thông suốt an toàn ,góp phần thúc đẩy  phát triển kinh tế thành phố . Nhưng trong tôi thoáng gợn cái tên Phước Kiển (viết không G) hay là Kiểng (có G cuối) ?- cả hai từ đồng  xuất hiện trên cùng một dòng tin .

 

 

Các phương tiện truyền thông gần như thống nhất viết “Kiển” (không G cuối) đầy trời - chỉ lác đác một số rất ít viết với G cuối.

Xem lai Việt Nam Tự điển - Hội Khai trí Tiến Đức (tr 72,265) thấy chữ cảnh [] bộ nhật còn đọc (kiểng) - nghĩa là “Hình sắc bày ra trước mắt” – Hán Việt Tự điển (tr 273) - Thiều Chửu chú giải :“Cảnh,cái gì hình sắc phân phối có vẻ đẹp thú đều gọi là cảnh, như phong cảnh 風景, cảnh vật 景物”.

Người địa phương trong Nam đọc và viết khá phổ biến qua lời ăn tiếng nói hàng ngày như : cây kiểng, cá kiểng, chim kiểng,hoa kiểng, chơi kiểng, trồng kiểng và  dùng cả cho khái niệm lính kiểng - (là lính do chạy chọt,lo lót để  không  ra tiền tuyến,nhởn nhơ  ở hậu phương làm “lính văn phòng”)

 (tr 265)

  (tr 72)  

 (tr 273)

                                                                                                                                                           

Vòng vo tìm hiểu

Mùa xuân năm 1698, Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh được Võ Vương Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn .

 Theo Đại Nam nhất thống chí,năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Phiên Trấn thành Trấn Phiên An - phủ Tân Bình gồm 4 huyện. Các thôn xã Nhà Bè lúc này trực thuộc tổng Tân PhongBình Trị Thượng - (thuộc 2 huyện Tân Long và Bình Dương). Năm 1836, đổi tên trấn Phiên An thành tỉnh Phiên An, và cải thành tỉnh Gia Định - Khu vực Nhà Bè nằm trong tổng Bình Trị Thượng.

Thời Việt Nam Cộng hòa - Năm 1955, quận Nhà Bè có 11 làng :

-Tổng Bình Trị Hạ (05 làng): Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Tân Quy Đông và Tân Thuận Đông;

-Tổng Dương Hòa Hạ (06 làng): Long Kiểng, Phước Lộc Thôn, Nhơn Đức, Long Đức, Hiệp Phước và Phú Lễ.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Nhà Bè đặt tại xã Phú Xuân Hội.

Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền cắt bốn xã (Long Đức, Nhơn Đức, Hiệp Phước và Phú Lễ) chuyển sang quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Riêng hai xã: Long Kiểng và Phước Lộc Thôn nhập vào tổng Bình Trị Hạ - quận Nhà Bè  (gồm 1 tổng + 07 xã).

Ngày 31 tháng 8 năm 1961, hai xã Long ĐứcNhơn Đức (trước đó cắt giao Cần Giuộc,Long An) nay trả lại cho Nhà Bè (sáp nhập vào tổng Bình Trị Hạ).

Sau nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, đến cuối năm 1962, quận Nhà Bè có một tổng là Bình Trị Hạ. Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.

Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Nhà Bè có 09 xã trực thuộc: Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Tân Quy Đông, Tân Thuận Đông, Long Kiểng, Phước Lộc Thôn, Nhơn Đức, Long Đức.

Sau năm 1975:

Nhà Bè nhận thêm xã Hiệp Phước từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An - đồng thời sáp nhập 2 xã Phước Long Đông và Long Kiểng lập thành xã Phước Kiển – (cụt mất ký tự G).Và đổi tên xã Phú Mỹ Tây thành Phú Mỹ, xã Phú Xuân Hội thành Phú Xuân, xã Tân Quy Đông thành Tân Quy, xã Tân Thuận Đông thành Tân Thuận, xã Phước Lộc Thôn thành Phước Lộc và xã Long Đức thành Long Thới.

Huyện Nhà Bè chính thức có 09 xã: Phú Mỹ, Phú Xuân, Phước Kiển, Tân Quy, Tân Thuận, Hiệp Phước, Phước Lộc, Nhơn Đức và Long Thới.

Phước Kiển là một xã của huyện Nhà Bè,Tp.HCM, thành hình từ sự sáp nhập hai xã Phước Long ĐôngLong Kiểng với nhau . Trong cái tên mới này, chữ “Phước” là của xã Phước Long Đông còn chữ “Kiểng” là của xã Long Kiểng .Hai tiếng Long Kiểng, với Kiểng có G vẫn còn tồn tại trong tên của một con rạch và một chiếc cầu: rạch Long Kiểng và cầu Long Kiểng.

 

Nhân đây tìm hiểu thêm :

Chữ Phước nguyên gốc Phúc (bộ kỳ ) - chỉ những sự tốt lành.

Chữ Long có nhiều nghĩa :

- Long (bộ long ): rồng - thường dùng để gọi tôn vua như : long bào (áo thêu rồng vua mặc),long nhan (mặt vua),long sàng (giường vua nằm)…

- Long (bộ thủ ) : họp lại,tổng hợp,tụ tập - (ví dụ : hợp long - kỹ thuật xây dựng cầu, thi công tiến hành từ hai đầu cầu đến giữa cầu - ghép nối hai phần gặp nhau gọi là hợp long)

- Long (bộ phụ ): lớn,long trọng,hưng thịnh,tôn quý,cao nhất 

Nhập 2 xã Phước Long ĐôngLong Kiểng - ghép đôi 2 từ “Phước + Kiểng” – cộng hưởng ý nghĩa là : cảnh sắc sáng đẹp - không gian rộng lớn,trù phú tốt lành.

Như vậy Phước Kiểng - từ “kiểng” phải viết có G !

Trước đây đã có một số bài viết về chi tiết này - nay góp thêm đôi dòng cho rõ. Sau 75 miền Nam xảy ra  vô số những thay đổi - sá chi một ký tự bé nhỏ - chỉ có điều lai lịch địa giới hành chính Saigon sờ sờ ra đấy mà ta không để ý – thật đáng trách !

       

 (Saigon,16/10/2023) - tham khảo nguồn wikipedia

 

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 327
Ngày đăng: 26.10.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
101. Vua Lê Thánh Tông. 7 - Hồ Bạch Thảo
Sau lưng ngôn ngữ của thi ca - Tuệ Sỹ
Xem tranh - Võ Công Liêm
Tác giả Hải Nam Tạp Trước trên đường trở về nước. - Hồ Bạch Thảo
Người đàn ông đồng tính - Đặng Xuân Xuyến
Tình hình các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn gần 200 năm trước; qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc. - Hồ Bạch Thảo
Tình hình Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội gần 200 năm trước; qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc. - Hồ Bạch Thảo
Đôi điều về nghệ thuật - Võ Công Liêm
Tình hình Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An gần 200 năm trước; qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc. - Hồ Bạch Thảo
Tình hình Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước, qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc. - Hồ Bạch Thảo
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)