Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
705
116.814.531

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Dấu ấn độc đáo trong Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam
Mỹ thuật ứng dụng là sản phẩm hai trong một của nghệ thuật và đời sống mà ngày nay đã trở thành phổ biến. Ta có thể thấy một phần độc đáo, sáng tạo đó thông qua triển lãm Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam 2008 tại 29 Hàng Bài.

Triển lãm đã thu rất nhiều khách tham quan tới để khám phá không chỉ tài hoa của người nghệ sĩ Việt mà qua đó còn hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật trong đời sống con người Á Đông.

 

Với hơn 50 tác phẩm của các giảng viên, sinh viên khoa Trang trí nội thất (ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội), triển lãm Mỹ thuật ứng dụng đã đem tới cho công chúng yêu nghệ thuật những cái nhìn mới về nghệ thuật. Điêu khắc gỗ, tranh sơn mài, tượng gốm, tranh gò nhôm, điêu khắc gỗ và thép, bàn ghế tre và bèo ta,...là những ấn tượng mà người xem có thể thấy được ở đây.

 

Và từ những ý niệm đời thường nhưng qua bàn tay tài hoa của những người nghệ sĩ của khoa Trang trí nội thất đã trở thành nghệ thuật như tác phẩm điêu khắc gỗ “Vật nhau” của Ninh Thị Đền, điêu khắc “Thời”... (“Time”...), "từ gỗ và thép" của Đỗ Quốc Vỵ, tranh “Chân dung” gò nhôm của Phạm Hoàng Vân, tượng đúc đồng “Gióng” của Nguyễn Thăng Long,....Tất cả được trình bày một cách sáng tạo trong ba gian của khu triển lãm tạo nên dòng chảy văn hoá đi vào lòng người.

 

Qua những sản phẩm này, công chúng cũng được thấy được quá trình sáng tác, tìm tòi nghệ thuật mỹ thuật ứng dụng của các thế hệ giảng viên của Khoa trang trí nội ngoại thất (ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội) mà nhiều người được giải thưởng quốc gia và quốc tế công  như: nhà điêu khắc Lê Công Thành, Trần Thị Minh Mẫn, Phạm Công Hoa, Trần Hùng, Lê Huy Tiếp, Nguyễn Duy Độ, Hoàng Hùng Dũng, Trịnh Hữu Ngọc, Vũ Duy Nghĩa,...và nhiều sinh viên của trường như Trần Văn Mỹ, Vũ Doanh Quân,...

 

Triển lãm còn có hoạt động chiếu hình ghi lại những thước phim quan trọng về quá trình phát triển của mỹ thuật ứng dụng qua gần 60 năm ngành Mỹ thuật Việt Nam. Trong triển lãm cũng giới thiệu tập san đầu tiên của khoa Trang trí nội thất với những chân dung tác phẩm, nhận định chuyên môn của các giảng viên có tiếng. Như khẳng định của nhà điêu khắc Lê Công Thành được viết trong cuốn sách “Một tác phẩm điêu khác không được đặt đúng nơi đúng chỗ chỉ là một hiện vật tầm thường” đã nói lên tầm quan trọng của mỹ thuật ứng dụng trong nghệ thuật và trong đời sống ứng dụng.

 

Thanh Thủy - HNMO