Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
771
116.693.379
 
Nguồn gốc âm nhạc Mông (Hmômgz)
Tuấn Giang

 

                                              

 

  1. Giải thích các khái niệm
    1. Khái niệm hiện đại (modern)

               Theo Từ điển tiếng Việt: “ Hiện đại 1.Thuộc về thời đại ngày nay. 2. Có áp dụng những phát minh khoa học, những thành tựu của khoa học kỹ thuật ngày nay”…[ 74 trang 438]. Theo Từ điển giải thích ý nghĩa của từ hiện đại, thống nhất thuộc về: Ngày nay, nhưng còn cách hiểu thứ hai thuộc về trang thiết bị hiện đại trong kinh tế công nghiệp nặng. Khái niệm này đến những năm cuối thế kỷ XX không đúng nữa, bởi nền kinh tế công nghiệp hiện đại đã lui vào quá khứ, nhừơng chỗ cho kinh tế khoa học công nghệ số hóa, trí tuệ nhân tạo, người ta gọi là nền kinh tế, văn học nghệ thuật của con người xã hội đương đại.

 

Khái niệm hiện đại thuộc về: Ngày nay, hiện tại, đương đại =Hiện đại.Người ta sử dụng khái niệm hiện đại có ý nghĩa tương đồng với hiện tại,đương đại,ngày nay.Trong văn học nghệ thuật thì nghệ thuật hiện đại ra đời ở nước Mỹ sớm nhất vào thế kỷ XIX,từ năm 1860 đến 1970 gọi là hiện đại [7 trang 28],sau năm 1970 trở đi gọi là đương đại, hậu hiện đại. Tuy nhiên, còn một cách chia khác,nghệ thuật đương đại, hậu hiện đại lấy từ năm 1970, một khái niệm trọn vẹn về chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời vào thời gian nghệ thuật hiện đại phản ánh hiện thực bắt đầu suy thoái, không đáp ứng nổi khả năng sáng tạo của văn nghệ sỹ. Trên thực tế các xu thế: Nghệ thuật hiện đại (Modern art), Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art), Nghệ thuật hậu hiện đại (postmodern art), đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu XXI, luôn đan cài lên nhau, xuất hiện nhiều khuynh hướng nghệ thuật cùng tồn tại trong đời sống  xã hội đương đại, hội nhập toàn cầu hóa.

              

               Nghệ thuật hiện đại, âm nhạc ở Mỹ ra đời từ năm 1919, nhưng đến năm 1950 mới phát triển mạnh các trào lưu nhạc rock của nhiều ca sỹ, nhạc sỹ Mỹ như: Jimmy Preston, Ledzeppelin, Rolret Plant, Gorel Ter, Zacvie Brenston, Elvis Presley... cùng nhiều thế hệ ca sỹ, nhạc sỹ khác tiếp tục phát triển những xu thế nghệ thuật trào lưu âm nhạc mới mang tính đương đại, hậu hiện đại.

  1. Khái niệm tính hiện đại (Modernity)

               Tính hiện đại thuộc về quá trình vận động phát triển nghệ thuật từ Mỹ vào châu Âu. Tính hiện đại là một thuộc tính lịch sử, nó vận động phát triển nhằm xác định các giá trị nghệ thuật và âm nhạc của mỗi thời đại.

            Tính hiện đại là một tiêu chí để đánh giá tác phẩm có cách tân, đổi mới, sự kế thừa, phát triển từ những nền nghệ thuật âm nhạc dân gian các dân tộc để khẳng định tác phẩm âm nhạc ấy là dân gian hay hiện đại. Qua ngôn ngữâm thanh giai điệu, nhịp điệu, cấu trúc hình thức, nội dung tác phẩm âm nhạc, biểu hiện khuynh hướng sáng tác, khẳng định giá trị nghệ thuật mang tư tưởng thẩm mỹ tác phẩm của mỗi thời đại thuộc về trào lưu âm nhạc hiện đại hay đương đại, hoặc hậu hiện đại.

  1. Chủ nghĩa hiện đại(Modernism)

               Chủ nghĩa hiện đại ra đời ở Mỹ thế kỷ XIX, vào năm 1860, tiếp đến những năm đầu thế kỷ XX, người tai vẫn gọi là phong cách hiện đại ( Modern Style) chưa công nhận có chủ nghĩa hiện đại trong văn học, nghệ thuật. Vào năm 1960 [nguồn dẫn 7 quyển 2-trang 20-21]  các nhà lý luận mới công nhận chủ nghĩa hiện đại (modernism)  trong văn học nghệ thuật, nó trở thành khái niệm phổ biến sử dụng trong văn học nghệ thuật và âm nhạc.

           Chủ nghĩa hiện đại, xuất hiện các khuynh hướng: Biểu hiện(Exression), trìu tượng (Abstract), vị lai (Thefuture), đa đa (Mosta), siêu thực( Surreal), lập thể (Acting), chủ nghĩa tiền phong (Pioneeringism), ấn tượng (Impressive), tượng trưng (Represent), kịch phi lý (Dramatic Absurdity), chủ nghĩa hiện sinh( Occultism), chủ nghĩa thực dụng (Utilitarianism), nghệ thuật khái niệm (Art Concept), âm nhạc Zazz,  rumba, Rock, rock and roll, punk…Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa hiện đại như trăm hoa đua nở rộng khắp trên toàn cầu, riêng các nhà lý luận thuộc hệ xã hội chủ nghĩa cũ, họ coi chủ nghĩa hiện đại là kẻ thù của văn học nghệ thuật; họ lên tiếng phê phán, bởi nó cắt đứt truyền thống, hiện thực không bến bờ, thực dụng, hiện sinh, hippi, sống gấp…tạo ra lối sống mới không phù hợp với con người “lý tưởng Xã hội chủ nghĩa”. Theo họ thì lối sống ấy là phi dân tộc, tự do vô chính phủ…một thói quen quy chụp của số đông dân Bắc kỳ, họ luôn có một con người tuyên huấn thường trực để đánh giá nhận xét cái mới theo một khuôn mẫu định sẵn của riêng mình, khi thấy cái gì mới lạ không giống thói quen của mình là phê phán “đổ đi”...phủ nhận về không.

           Nhưng muốn hay không thì chủ nghĩa hiện đại đã trở thành hiện thực đang tác động vào các nước Xã hội chủ nghĩa cũ, ngay tại Việt Nam khi nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp ra đời tân nhạc năm 1930 đã xuất hiện nhiều tác phẩm âm nhạc mang âm điệu âm nhạc Pháp, nhạc 7 âm phương Tây. Đây là bằng chứng chủ nghĩa hiện đại du nhập vào Việt Nam trong nghệ thuật ca nhạc, phải nói nó đã xuất hiện từ phong trào “Tân nhạc  theo bài hát Cùng nhau đi hùng binh của Đinh Nhu, sáng tác năm 1930. Nhưng có nhiều người lại cho rằng phong trào Tân nhạc từ năm 1928, có phong trào hát nhạc cải cách những bài hát của Pháp dịch lời Việt gọi là “lời ta điệu Tây”...Đó là âm nhạc hiện đại, ra đời trong phong trào hát nhạc cải cách, và sáng tác tân nhạc.

           Còn văn học xuất hiện tính hiện đại, chủ nghĩa hiện đại vào năm 1887 với tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ, cuốn tiểu thuyết Lagaro phiến của Nguyễn Trọng Quản [8 trang 25 ], sau là tiểu thuyết Hàm oan của Trần Chánh Triếu, năm 1910…Tiếp đến thơ Tàn Đà, kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, sau đó xuất hiện các tác giả văn chương, sân khấu: Vi Huyền Đắc, Nam Sương, Hoàng Ngọc Phách, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc…Vào năm 1920 hình thành nền văn học hiện đại( Modern Liternture), là giai đoạn khởi đầu của chủ nghĩa hiện đại xâm nhập vào Văn học Việt Nam từ rất sớm do chủ nghĩa tư bản phương Tây truyền bá sang, cụ thể là văn hóa nghệ thuật Pháp...

           Sau đó, phát triển vào văn hóa nghệ thuật cách mạng, đây là sự khác biệt với chủ nghĩa hiện đại trên thể giới, ở Việt Nam chỉ nhất quán một xu thế, hay một khuynh hướng: Nghệ thuật hiện đại phục vụ công nông binh, là nghệ thuật cách mạng. Bên cạnh đó có một dòng nghệ thuật tư sản thực dân, cam chịu mất nước, tô vẽ cho chế độ bảo hộ tay sai của Pháp. Nghệ thuật hiện đại, hay chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam nên hiểu theo dòng nghệ thuật chính thống là: Nghệ thuật tiếp nối truyền thống, dù đổi mới, hay cách tân, không cắt đứt truyền thống.

             Nghệ thuật hiện đại và chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam không giống như các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại của châu Âu và nước Mỹ, nó xuất hiện nhiều trường phái, xu thế, trào lưu nghệ thuật phát triển tự do phản ánh mọi tâm trạng tình cảm, lối sống của con người trong xã hội hiện đại. Còn ở Việt Nam chỉ một khuynh hướng, một phong cách, không có nhiều trào lưu, trường phái đa phong cách, lắm khuynh hướng sáng tác, biểu diễn âm nhạc.

               Chủ nghĩa hiện đại phương Tây bị hầu hết các nhà lý luận Việt Nam phê phán nhiều khuynh hướng cho là tự do vô chính phủ, chỉ sau đổi mới đã được nhìn nhận lại về các giá trị của chủ nghĩa hiện đại trong văn học, văn hóa nghệ thuật và âm nhạc một cách tiến bộ, khách quan khoa học của các trào lưu nghệ thuật và chủ nghĩa hiện đại. Nhiều nhà nghiên cứu lý luận văn học, triết học Việt Nam hiện nay, họ đang tìm lại những giá trị của chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật Phương Tây vả Mỹ. Chủ nghĩa hiện đại là sự đổi mới nghệ thuật, mang đến công chúng những giá trị nghệ thuật của tinh thần thời đại mới. Mỗi trào lưu nghệ thuật , âm nhạc hiện đại, có những đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của nền nghệ thuật toàn nhân loại.

               Sự du nhập nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại vào Việt Nam có tác động tích cực ra đời nền nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam hiện đại, luôn kế thừa tiếp nối âm nhạc dân gian các dân tộc anh em làm giàu bản sắc văn hóa nghệ thuật âm nhạc hiện đại. Nền nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp hiện đại Việt Nam đã phát triển phong phú tính dân tộc, tính hiện đại, phản ánh hiện thực tình cảm con người xã hội mới, đáp ứng nhu cầu xã hội, nghệ thuật trong thời kỹ xây dựng Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  

<>1.4.Khái niệm: Nghệ thuật hậu hiện đại (Post modern art)         


Nghệ thuật hậu hiện đại ra đời trong hoàn cảnh con người xã hội, môi trường tự nhiên, khoa học công nghệ phát triển làm thay đổi hiện thực đời sống xã hội, các nhà sáng lập ra nghệ thuật hậu hiện đại cho rằng con người không nhận thức nổi hiện tại. Do đó, phải đổi mới nghệ thuật bằng phương thức tiếp cận mới mang đến các gái trị tư tưởng, cảm xúc mỹ học thời đại. Sau nhiều thập kỷ phát triển, nghệ thuật hậu hiện đại trở thành chủ nghĩa nghệ thuật hậu hiện đại

1.6.Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) và tinh chất của nó


           Những năm đầu thế kỷ XX bùng nổ nhiều trào lưu nghệ thuật gọi chung là hiện đại gồm các trường phái: Ấn tượng, Lập thể, Da da, Dã thú, Siêu thực, Biểu hiện, Tượng trưng, Trìu tượng, Nhịp điệu, Khái niệm, nghệ thuật Tối thiểu, nghệ thuật Phi đối tượng, nghệ thuật Giả tưởng, nghệ thuật Cụ thể, nghệ thuật Hành động, nghệ thuật Tạo dựng… kéo dài đến cuối thế kỷ XX tiếp sang đầu thế kỷ XXI. Nhưng hai trường phái Da da, nghệ thuật Khái niệm, được nhiều nhà lý luận xác nhận là khởi đầu cho nghệ thuật hậu hiện đại, vì nó mang đến sự thay đổi tư duy, cảm xúc thẩm mỹ mới trong nghệ thuật [4 trang45].

 

Nghệ thuật hậu hiện đại mang tâm lý đồng hành cùng cảm xúc hướng tới cái mới, xa rời các chế định cũ truyền thống của nghệ thuật hiện đại. Sự xuất hiện hàng loạt các trào lưu nghệ thuật mới gọi là nghệ thuật hậu hiện đại vào khoảng những năm 1970 -1980 đến đầu thế kỷ XXI, ra đời các khái niệm nghệ thuật mới: Nghệ thuật Khái niệm (Conceplual art),nghệ thuật Ảo giác (Psychedeic art), nghệ thuật Bình dân (pop art), nghệ thuật Hư ảo (Visionary art),nghệ thuật Dòng chảy (Fluus art)... gọi chung là nghệ thuật hậu hiện đại. Đặc trưng nghệ thuật hậu hiện đại quan niệm đa chiều:

 

Không có lý thuyết ổn định

Hiện tại là sự lựa chọn (đây là kết quả của xã hội thông tin)

Phát hiện ra nhận thức mới, đề cao vai trò cá nhân 


 

Tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại, cấu trúc hình thức và nội dung khác biệt với nghệ thuật hiện đại.Cấu trúc hình thức tác phẩm hậu hiện đại:   Không có cốt truyện,không cấu trúc câu đoạn

Không quy ước luật lệ, không cấu trúc cân phương 

Lắp ghép mảng khối, cắt dán mảnh ghép tư duy

    

Về nội dung tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại, phá vỡ trật tự thời gian, không gian lộn xon6n, bóp méo lịch sử, hư cấu sự kiện, tạo biến cố đột phá, chủ kiến lý giải nhận thức con người:

Không phản ánh hiện thực mà giả tưởng hiện tại

Phản ánh lo toan của con người bất an, không nhận thức nổi hiện thực

Nhân vật trong tác phẩm là nhóm người gặp biến cố bi quan, và khát vọng 


Nghệ thuật hậu hiện đại đi tìm những khác biệt trong cấu trúc tác phẩm, nhận thức nội dung đời sống con người trong xã hội hậu hiện đại. Với những tiêu chí tính chất nội dung,hình thức cấu trúc tác phẩm nêu trên thì nghệ thuật âm nhạc Việt Nam còn nhiều tác phẩm hiện đại. Những tác phẩm âm nhạc hậu hiện đại mới chỉ manh nha tính chất hậu hiện đại, hoặc tác phẩm hậu hiện đại chưa có chủ nghĩa hậu hiện đại trong nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đương đại (hiện nay).

    
<>2. Điều kiện tự nhiên xã hội.

Lối sống phong tục mới.
Ngôn ngữ vùng miền.

Nguồn gốc dân ca các dân tộc, ra đời sớm vào những năm cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên, là quá trình lao động biến đổi xã hội, tạo dựng hình thức âm nhạc dân ca trên mọi miền đất mới. Vốn âm nhạc đồng bào mang theo từ bên kia biên giới vào nước ta, dần nẩy sinh nguồn âm nhạc mới hình thành phong cách dân ca từng dân tộc.

           Dân ca các dân tộc ra đời từ phong tục, lối sống xã hội, tín ngưỡng,tôn giáo... Mỗi dân tộc, một phong cách ca hát, gần với phong tục, tập quán lối sống. Mỗi thể loại dân ca mang phong cách riêng. Âm nhạc dân ca các dân tộc Mông mang đặc điểm:tâm lý, bản ngữ dân tộcbản địa, chung sống hoà đồng trên giải đất Việt Nam đa sắc tộc

Người Hmông sau hàng chục thế kỷ tụ cư trên đất nước ta đã hoàn chỉnh tập tục văn hoá ứng xử cộng đồng, dựng nhà, trồng cây, chăn nuôi gia xúc. Ngôi nhà, con ngựa, ruộng bậc thang, là tài sản cao quý gắn với nhiều tập tục văn hoá của đồng bào Hmông.

          Đồng bào Hmông nhiều tập tục, mùa làm ruộng lễ ước bảo vệ rừng, cúng ruộng để mùa vụ bội thu, diệt trừ sâu bọ, thú hoang phá lúa. Con trâu vật thiêng, người Mông hành xử con trâu như vật gia truyền quý trọng, là báu vật hiến dâng tài sản, sinh vật có hồn. Theo quan niệm của đồng bào vạn vật có linh hồn, nếu người Tây Nguyên lấy trâu làm lễ đưa hồn về trời thì người Mông coi là lễ vật phú quý. Hệ thồng tín ngưỡng, lễ tục Mông mang bản sắc văn hoá gắn với nhiều hình thức ca nhạc nhảy múa. Dân ca Hmông đặc phẩm âm thanh giai điệu hay, chinh phục những người yêu âm nhạc trên mọi miền đất nước ta, lời ca hoà đồng con người vũ trụ. Người Hmông sống trên vùng cao nguyên mang theo phong tục hoà nhịp con người thiên nhiên, những chàng trai đua ngựa mùa xuân như tráng sĩ du mục. Mùa xuân nhiều phong tục lễ hội, tục đua ngựa, cắm cây nêu, cướp vợ, bắt dâu, kéo dâu…

Thực tiễn không phải ăn cướp, hoặc cưỡng bức ép người con gái, theo tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy!”. Hầu hết các dân tộc thiểu số phía Bắc, trai gái có tình yêu tự do, tự do lựa chọn người con gái. Từ nhỏ, tôi sống chung cùng đồng bào Mông, sán chỉ, Tày Nùng, Thái, Dao…đi chơi xem họ hát giao duyên suốt mùa xuân. Người Mông hát giao duyên bằng tiếng khèn, sáo gọi người yêu suốt đêm trăng, còn Tày Nùng, sán chỉ…hát tìm người yêu. Người sán chỉ hát đám, hát đôi giống người Tày Nùng, họ đi hát đến đêm khuya, thì chia ra theo lựa chọn. Tôi thấy một số người bị cha mẹ gả chồng, con gái không được quyền lựa chọn, những trường hợp ấy thường không hạnh phúc. Dù trong văn học Tày Nùng, Mômg còn khá nhiều chuyện tình bi thảm, nhưng thực tiễn tình yêu của họ mà tôi biết là tự lựa chọn, ở người Mông sự lựa chọn tự nhiên phóng khoáng tự do hơn nhiều.

            Ngày tết các dân tộc có tục cắm cây nêu, biểu tượng sống hoà hợp cùng vũ trụ. Nhà tôi là người Việt (kinh), có lẽ vì chung sống cùng đồng bào dân tộc nên tết cũng cắm cây nêu. Cây nêu thường chặt cây trúc róc hết lá chỉ để một chút trên ngọn, buộc vải đỏ trên cao, nói là báo hiệu mời tổ tiên về nhà ăn tết. Còn cây nêu người Mông theo Mã A Lềnh mô tả: ngọn cây nêu treo hai cổ vật chính, một quả bầu đựng nước suối, ngọn cây treo vải đỏ. Bầu nước mong ước mưa gió thuận hoà, hai quả bầu như thể hiện điều ước, vuông vải đỏ trên cao biểu tượng mặt trời. Nếu treo màu chàm biểu trưng lòng chung thuỷ của người tổ chức lễ hội, còn thấy treo lồng gà màu đỏ, con cá…biểu thị các vị thần. Dưới gốc cây nêu thường có ngũ cốc, đồ ăn, những vật qúy biểu trưng phồn thịnh của gia chủ.

            Người Mông nhiều tập tục văn hoá không thể kể hết những nét đẹp phong tục dân tộc. Đồng bào quan niệm sống đa thần, chung đạo lý cộng đồng. Sống hoà hợp thiên nhiên môi trường con người xã hội, những bản ngã nhân thiện nhất, tự nhiên và ý thức, trí tuệ tâm linh.

Người Mông có các nhóm: Mông trắng, đỏ, xanh, đen, hoa, họ còn các tên gọi: Mông, H’Mông, Mẹo, Miêu, Mèo. Người Mông có các loại dân ca: Hát ru, Đồng giao, Giao duyên, Mo then Mông. Phải nói nhóm các dân tộc Mông – Tày – Nùng – Thái cùng nhiều dân tộc có mối quan hệ ngôn ngữ gần nhau, suy đến cùng các dân tộc trên thế giới có vốn dân ca mang nội dung gắn với vòng đời con người từ sinh ra đến lúc về cõi vĩnh hằng.

Âm nhạc là một hình thức nghệ thuật có mỗi liên hệ gắn chặt với một vòng đời của con người, khi sinh ra nằm trong nôi nghe hát ru, biết tự chơi đùa có tiếng hát Đồng dao. Lúc trưởng thành trai, gái yêu nhau nghe hát Giao duyên là tiếng hát tình yêu. Quá trình sống họ sản sinh ra những điệu hò tiếng hát lao động sản xuất để tồn tại, khi chết đi tiếng nhạc, bài hát linh thiêng đưa hồn về với đất. Một vòng đời người khép kín bằng những bài dân ca, dân nhạc, phản ánh tinh thần văn hoá con người nhận thức về tự nhiên, đời sống xã hội. Các dân tộc ít người đã sản sinh ra nhiều bài hát trong các thể loại đặc sắc, hấp dẫn đến muôn đời là những bài ca bất tận đi cùng năm tháng. Nguồn gốc xuất xứ mỗi tộc người đến nước ta dù khác nhau về thời gian, tổ chức xã hội, đời sống…thì họ còn đó vốn dân ca theo sát vòng đời mỗi con người. Âm nhạc và con người là linh hồn bất diệt.

 Sự xuất hiện dân ca các dân tộc nhiều ít khác nhau, nhưng giá trị âm nhạc nằm ở tính đặc sắc giai điệu, nhiều bài dân ca tạo dựng mỗi dân tộc một hình thái âm nhạc. Mỗi bài dân ca có nguồn gốc từ những điều kiện:

 Phong tục sinh hoạt, nghi lễ.

       Điều kiện tự nhiên xã hội.

       Hoạt động vui chơi, lao động sản xuất.

Ba điều kiện trên là nguồn gốc ra đời những bài dân ca Mông như phong tục cưới hỏi ra đời những bài dân ca hát đám cưới, tục lễ hội...Mỗi điều kiện ra đời một hình thức, mỗi hình thức dân ca đáp ứng một nhóm công chúng trong xã hội nông nghiệp dân tộc Mông.

Nguồn gốc dân ca Mông ra đời cùng lịch sử phát triển văn hoá, trình độ sản xuất, tổ chức xã hội của mỗi tộc người mông sống trên vùng núi cao nguyên phía Bắc Việt Nam. Ngày nay, đồng bào đã di cư vào Tây nguyên cùng nhiều nơi trên đất nước ta, sang Mỹ và các nước trên thế giới.

 Các dân tộc đến nước ta theo lịch sử để lại, người Mông vào những năm cuối thể kỷ thứ nhất, khoảng những năm 80 – 90 sau công nguyên. Do đó, họ mang theo vốn dân ca Mông đầu tiên từ Trung Quốc vào nước ta, đến những năm đầu thế kỷ thứ hai sau công nguyên bắt đầu sáng tác dân ca mới. Quá trình sáng tác dân ca từ cuộc sống phát triển thành các bài dân ca, qua nhiều thế kỷ phân chia thành các loại ca hát như diễn xướng dân gian, hát múa sinh hoạt... Dân ca Mông do các nghệ nhân sáng tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, sớm nhất vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Giả thuyết này chỉ là võ đoán, nhưng có thể tin, bởi sáng tác dân gian là quá trình truyền miệng qua thời gian, nhiều người sáng tạo mới thành bài ca hoàn chỉnh.

Người Mông đầu tiên đến miền đất mới vào những năm 80 – 90 sau công nguyên, họ đã sáng tác vài điệu dân ca mô tả cuộc sống mới, kể chuyện phong cảnh thiên nhiên. Ngay lúc ấy, những bài dân ca mới là khởi thảo ý tưởng chưa hoàn chỉnh, phải sang nhiều thập kỷ sau mới thành những bài hát lưu truyền trong dân gian. Vào thế kỷ thứ II, sau công nguyên dân ca Mông đã xuất hiện ra đời trên miền đất mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc Việt Nam.

 

Hà Nội  24-4-2018

 

 

      *Tham khảo-sao chép

  1. Nhiều tác giả (2002), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  2.  Nhiều tác giả (2016), Tìm hiểu các khái niệm của đại hội đại biểu Đảng XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  3.  Nhiều tác giả (2003), Tạp chí điện tử, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chương trình thông tin quốc tế, tập 18 số 1. Hoặc: ejva lues@pd.state.gov
  4.  Nguồn gốc danh từ postmoderne xuất hiện từ khi nào

 

  1.  Nhiều tác giả: Xã hội và giá trị nước Mỹ, (Societies and values ​​of America)
  2.  Fernand Braudel (2004), Tìm hiểu các nền văn minh nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  3. Từ điển Bách khoa Mỹ-Tái bản tại-New York-1970 do Đại xứ quán Mỹ phát hành năm 2005

 

  1.  Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng - tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, (nhóm dịch giả), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

 

  1. 4.phương.nét- Báo mới. com

 


Tuấn Giang
Số lần đọc: 1807
Ngày đăng: 03.05.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhạc tình Boléro trở lại - Phan Văn Thạnh
Nhạc sĩ Xuân Hồng – Trẻ mãi một giai điệu màu xuân - Nguyễn Thanh
Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong... - Phạm Nga
Bài ca cứu nước - Nguyễn Thanh
Hát nhạc Trịnh cũng là cách tự ru mình - Trần Dzạ Lữ
Niềm lạc quan vui sống trong nhạc đồng quê Mỹ Quốc - Phạm Nga
Người và đất miền Nam trong ca từ "Tình ca" và trường ca " con đường cái quan" của Phạm Duy - Phan Trang Hy
Hai sắc thái tình yêu qua hai tình khúc Nguyễn Đình Toàn và Trịnh Công Sơn - Bùi Đức Hào
Bốn phép tính trong nghệ thuật âm nhạc - Tuấn Giang
Lệ Quyên và những thực tại oà vỡ - Bùi Đức Hào
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)