Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
769
116.507.822
 
Xu hướng biến đổi Nghệ thuật múa rối nước truyền thống
Tuấn Giang

 

           

            Biến đổi nghệ thuật múa rối nước truyền thống, một lẽ tự nhiên muốn tồn tại phát triển vào cuộc sống mới. Một thói quen cải biến nghệ thuật cổ thuộc các nước hệ thống XHCN cũ. Mỗi hình thức nghệ thuật ra đời mang theo mục đích, từng bước tạo dựng công chúng.

            Tại các nước hệ thống tư bản xưa, ở khu vực Đông Nam Á thường bảo thủ giữ nguyên vốn cổ, từ đây nẩy sinh hai trường phái, khuynh hướng, xu thế:

                        Giữ nguyên vốn cổ.

                        Cách tân biến đổi, khai thác chất liệu dân gian tạo dựng mới.

Ngày ngay những nước khá bảo cổ như Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, Nga, họ đã phát triển làm mới nghệ thuật cổ hoặc những tác phẩm kinh điển. Mỗi hình thức nghệ thuật phát triển, tồn tại hay đổ vỡ phụ thuộc tài năng nghệ sỹ cách tân sáng tác tác phẩm mới. Nhìn lại những biến thái múa rối nước tại các nhà hát múa rối nước: Nhà hát Múa rối nước Rồng vàng, Nhà hát Múa rối nước đảo Ngọc, Nhà hát Múa rối nước Việt Nam…Từng thử nghiệm nhiều năm qua, thực tiễn nhiều trò diễn, vở rối thành công cao.

 Hình thức cách tân dựa vào chính tiết mục múa rối nghệ nhân dân gian cách tân một chút. Tiết mục múa Bát tiên, Nhà hát Múa rối nước Nha Trang do Nha hát múa rối nước Thăng Long dàn dựng mới, thêm những con rối cử động bàn tay vẫy thẳng đều như người cử động rất đẹp, xem xúc động. Múa Bát tiên-Đoàn nghệ thuật Múa rối Sài Gòn làm mới, phục trang áo trắng, lụa bao xanh, yếm đỏ. Tám thiếu nữ diễn trong làn nước xanh, cử động cổ tay đều đẹp như người múa trong hiệu ứng ánh sáng lộng lẫy vô cùng xúc động. Lại múa Bát tiên, Nhà hát Múa rối Nụ cười hoa, chuyển đội hình nhiều khối, kết hợp hai hàng rối phụ trợ phối cảnh hai bên nhà Thủy Đình, trang trí, ánh sáng lộng lẫy. Múa Bát tiên, tám cô tiên không đơn độc mộc mạc dân gian mà hiệu ứng tổng thể: Âm nhạc, ánh sáng, phối cảnh mang đễn sân khấu tráng lệ, ảo giác và hiện thực mỹ cảm sân khấu. Nghĩa là cái dân dã nguyên sơ đã biến vào gần như thế giới ảo, nhưng lại hiện thực dân dã xem xúc động, sân khấu mỹ lệ hóa. Bằng nhiều cách biến thái các tiết mục múa dân gian từ trò diễn đến phối cảnh, âm thanh, ánh sáng màu sắc, tạo sự khác biệt múa rối thành thị với múa rối dân gian làng quê. Bằng cách làm biến thái các trò rối dân gian, rối thành thị cạnh tranh rối làng quê. Tuy nhiên, rối làng quê không sợ mất công chúng! Vẫn còn đó giá trị nguyên bản văn hóa Việt. Rối làng quê cần nâng cao kỹ thuật điều khiển con rối, bổ lời dẫn quá dài, nhiều người xem thấy phản cảm. Tiết mục Câu ếch, phường Múa rối Nhân Mục, Nhân Hòa-Vĩnh Bảo-Hải Phòng, lời thoại, hát chéo quá nhiều. Tiết mục thiếu tính kịch, đúng là cần nâng cao, không thể bắt chước lại các cụ, người xem thấy dài, thiếu không khí trò diễn. Tiết mục Cày cấy: Nhà hát Múa rối Rồng vàng, hay Nhà hát Múa rối Nụ cười hoa chung ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, biến thái tiết mục hiệu quả sân khấu cao. Trò múa rối: Cày cấy, họ lấy đất sét tạo màu nước đục như ruộng mới bừa ải để cấy. Trâu trắng, trâu đen cày, bừa, người cấy hăng hái thoăn thoắt, nằm cả ra ruộng thật buồn cười! Hiệu ứng ánh sáng trong hòa sắc khói lửa… mỹ lệ hóa sân khấu như mơ, ảo mộng lại hiện thực. Nhờ những biễn thái, biến dạng những trạng thái một tiết mục dân gian nguyên xơ, thành thị hóa cùng khoa học kỹ thuật nâng cao nghệ thuật biểu hiện múa rối nước đương đại. Nhà hát Múa rối nước Rồng vàng phát triển nhiều nhà hát vệ tinh: Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Thuận với trên 100 diễn viên. Lấy múa rối nuôi kịch thoại, chính kịch mang lại việc làm cho nhiều người đam mê nghệ thuật.

Phương thức biến thái trò diễn múa rối dân gian nguyên xơ lên sân khấu rối nước thành thị đã thử nghiệm 15 năm qua, khẳng định thành công. Người xem thành phố, khách du lịch nước ngoài chấp nhận. Nhiều du khách người nước ngoài được hỏi tại nhà hát Múa rối Rồng vàng, một du khách người Anh nói: “Thích xem múa rối! Vì thấy con người Việt Nam”…là những trò diễn múa rối nước nghệ nhân. Còn anh Richard du lịch Luân Đôn Anh khi xem trò rối nói: “Tôi chưa thấy cuộc sống người Việt Nam mà tôi gặp, tối biết hiên nay…”

Phần trên mới nói đến cách làm mới trò diễn dân gian cải biên nâng cao, còn cách làm mới dựa trên bản thể văn hóa dân gian dựng mới các trò rối nước. Phần dựng mới các trò rối nước các phường đã làm thành công chưa cao, nhưng bổ xung nhiều trò diễn rối nước trong nhịp sống mới. Trong nhiều phường làm mới trò rối nước dân gian, phải nói tới phường múa rối nước gia đình nghệ nhân Thanh Liêm Hà Nội. Anh biến căn hộ nhà ở thành “nhà hát” diễn múa rối nước, bên cạnh các trò diễn múa rối nước nghệ nhân dân gian, còn nhiều trò sáng tác mời. Những trò mới mang nội dung cuộc sống thiên nhiên, con người xã hội đương đại, thời toàn cầu hóa. Các trò mới: Chim cánh cụt, rái cá, đua xe… Nhiều trò tái hiện lại đời sống chim cánh cụt, phương Bắc băng giá. Trò diễn mới những cuộc đua xe tưng bừng sức trẻ, bằng cuộc thi tài không phải các tệ nạn xã hội. Nhiều nhà hát chuyên nghiệp dựng tích trò: Nàng tiên cá, Thiếu nữ Chăm, A la Đanh và cây đèn thần, Tễu hài…Những trò diễn mới, làm phong phú nghệ thuật múa rối đương đại, phản ánh một phần nhịp sống xã hội, đất nước con người Việt Nam sau đổi mới. Các nghệ nhân, nhà hát nên phát triển nghệ thuật múa rối nước với đề tài nhịp sống mới, đáp ứng đòi hỏi một số du khách người nước ngoài như đã trả lời phỏng vấn nói tại phần trên. Những sáng tác tác phẩm mới bắt nguồn từ đời sống con người, xã hội đương đại như nghệ nhân từng sáng tạo nhiều trò rối nước xưa phản ánh đời sống người nông dân làng xã. Nhờ của “hồi môn ấy”, nhiều cá nhân, nhà hát thu tiền tỷ sống khỏe. Nhờ những trò diễn để đời ấy, ngày nay thế giới còn biết đến nhân cách văn hóa con người Việt Nam xưa đáng tự hào bao nhiêu.Tại sao chúng ta lại không sáng tác nhiều tác phẩm mới? Nếu những tác phẩm mới thành công, chỉ là lặp lại con đường nghệ nhân múa rối nước cha ông xưa đã đi qua. Những thử nghiệm làm mới các trò múa rối nước đương đại, Nhà hát Múa rối Việt Nam sáng tác các vở múa rối nước: Chú tễu và Kangaroo, Huyền thoại cuộc sống,-Lê Quý Dương, Hồn quê-Vương duy Biên…Tác giả Vương Duy Biên, Lê Quý Dương dựa vào chất liệu dân gian làm mới vở diễn. Vở Hồn quê, để lại ấn tượng sâu sắc thành ký ức không phai mờ trong lòng những người yêu nghệ thuật múa rối nước đương đại. Không chỉ số người xem trong nước, các vị Giám khảo, khách du lịch không thể quên ấn tượng múa rối nước đương đại Việt Nam. Những sáng tạo vở Hồn quê theo phương thức tư duy đa tầng, sáng tạo nghệ thuật tổng hợp trong đồng tác giả: Kịch bản văn học, đạo diễn, họa sỹ thiết kế mỹ thuật, vũ đạo, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, diễn viên…đồng một tác giả phục hiện vở diễn. Những điều kiện này đỏi hỏi đầu tiên phải có kinh phí, tiếp đến người sáng tạo vở diễn phải có học, không phải làm chơi, làm nghệ thuật doanh thu tồn tại, phát triển nhà hát chuyên nghiệp. Các tác giả dựng vở múa rối nước đương đại tìm một hình thức thể hiện mới, dựa trên cở sở nghệ thuật xếp trò liên kết thành câu chuyện kịch. Làm mới múa rối nước truyền thống, nghệ nhân xưa từng cho ra đời các trò diễn, hoặc diễn rối nước với rối cạn trên bia Sùng Thiện Diên Linh ghi tạc tại chùa Đọi Nam Định. Nay các phường, nhà hát tiếp tục làm mới, các tác giả mang đến sự khác lạ. Đặt nghệ thuật múa rối nước trong không gian văn hóa Việt, bên nghệ thuật sắp đặt nhằm cách tân hình thức thể hiện biểu cảm, rối nước diễn với con người nông dân đồng cảm gắn kết trong tích trò. Nghệ thuật sắp đặt (Istallation art), một trào lưu mỹ thuật hiện đại ra đời khoảng năm 1960 thế kỷ XX, tràn vào nước ta năm 2000, đến năm 2005, Lê Qúy Dương đưa vào múa rối nước. Giới họa sỹ sân khấu dè chừng thử nghiệm vở cải lương Cội rễ, hội diễn năm 2000. Sau phát triển vào các hoạt động đời sống nghệ thuạt: Ca nhạc, sàn diễn sân khấu thời trang, nghệ thuật múa rối nước. Từ đó, bùng nổ nghệ thuật sắp đặt, lấy các vật dụng dân quê: Áo tơi, nón lá, rổ rá, cây tre… thành nghệ thuật sắp đặt không gian giá trị văn hóa dân gian như vở xiếc Làng tôi, vở rối Hồn quê…Những biến thái múa rối nước với nghệ thuật sắp đặt, Vương duy Biên như gửi một thông điệp thay lời biểu cảm, suy nghĩ con người đương thời: Sự nuối tiếc qúa khứ, đau đáu nhớ thương, hay thờ ơ quên lãng, chỉ sống vì hiện tại. Thái độ vô cảm văn hóa dân tộc, hay dựng lại những tượng đài nghệ thuật cha ông…    Những tác giả, nhà hát múa rối chuyên nghiệp, làm mới múa rối truyền thống từ cách tân, sáng tác dựng trò mới đến vở diễn múa rối nước hậu hiện đại, là những đóng góp vô giá vào nghệ thuật múa rối nước đương đại. Những tiếc thay! Những sáng tạo nghệ thuật từ trò rối đến vở diễn, không tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường nghệ thuật nhịp sống công chúng xã hội. Những sáng tạo múa rối với nghệ thuật sắp đặt tạo hồi ức nghệ thuật văn hóa dân gian làng quê Việt, gần với những liên tưởng đời sống con người nông dân làng quê, gây xúc cảm mạnh. Những tác phẩm thành công một hướng phát triển múa rối nước đương đại chuyên nghiệp hóa, nhưng tác giả những sáng tạo ấy rời xa sân khấu thì tác phẩm vội rơi vào quên lãng. Một thói quen thương mại nếu diễn ít khách thì quên ngay, không nhắc lại nữa, người mới làm mới theo hướng khác, kiểu khác. “Quá khứ”, hôm qua không nhắc lại, còn thói quen thứ hai, người tổ chức biểu diễn ngại diễn trò mới, vở mới, cứ trò cũ, vở cũ diễn, thế là công sức tạo tạo mới chẳng làm gì!

Những xu hướng biến đổi nghệ thuật múa rối truyền thống, cách tân trò rối dân gian, sáng tác mới kết hợp khoa học kỹ thuật công nghệ hóa là hướng phát triển múa rối nước đương đại. Những sáng tác nghệ thuật hậu hiện đại, tư duy tổng hợp đa tầng trên cơ sở khai thác chất liệu dân gian dựng vở múa rối thông qua nghệ thuật xếp trò, nghệ thuật sắp đặt, là hướng đi múa rối nước chuyên nghiệp thành công. Phần các phường múa rối nước dân gian làng quê, những sáng tác mới còn bỏ ngỏ?

 Nghệ nhân là những người hoạt động nghệ thuật tự giác, tự phát không theo một thuyết lý, trường phái nghệ thuật. Mỗi phường rối chỉ manh nha gợi ý nghệ thuật thông qua từng trò diễn, các nghệ nhân gửi lại cảm xúc hé mở về ý thức văn hóa dân gian. Đó là nghệ thuật làm theo nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng lễ hội, hội làng, không triết lý, khuynh hướng, trường phái nghệ thuật. Các nghệ nhân làm nghệ thuật như suy nghĩ đời sống con người “ Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Triết lý sống, triết lý nghệ thuật là một, được đến đâu hay đến đấy, làm sao biết ngày mai. Ngày mai lại ứng phó theo vạn biến ngày mai. Do đó, nhu cầu đổi mới, cách tân trò múa rối nước là việc làm tự thân phát triển trước hiện thực xã hội, không thể nói cách tân là đổi mới ngay. Tuy nhiên, đã có một số nghệ nhân cách tân, sáng tác trò diễn múa rối nước mới. Điển hình nghệ nhân trẻ Phạm Thanh Liêm sáng tác nhiều trò múa rối nước mới, nội dung hướng đến nhịp sống con người Việt nam đương đại, hoặc một số trò diễn động vật biển vùng Bắc Cực. Một số phường rối làng quê sưu tầm, chỉnh biên các trò rối của phường thời xa xưa, nay dựng lại nhưng diễn chưa nhuần nhuyễn.

Phường Đào Thục các trò:

            Trâu chui ống.

            Ba khía giáo trò.

            Cái Bí lội.

            Hát văn…

Phường Nam Chấn các trò:

            Khởi nghĩa Lam Sơn.

            Đánh đồn diệt bốt.

            Bắn máy bay và bắt giặc lái.

Phường Hồng Phong: Chống lấy cắp đồ vật, phường Nam Giang: Tam Tạng thỉnh Kinh, phường Đông Các: Cá chép hóa rồng…Không nhiều thì ít , các phương múa rối làm mới múa rối truyền thống trên cơ sở khai thác vốn văn hóa dân gian. Nhưng kết quả những trò mới chưa nổi tiếng, hoặc ít trình diễn. Nguyên nhân như đã nhắc lại nhiều lần, theo thói quen ngại diễn trò mới, khi cất vào kho khó lấy ra. Thôi! Vở cũ diễn lại! Doanh thu cao hay thấp, người phụ trách không lo chê trách, lời qua tiếng lại. Còn nguyên nhân chủ yếu dựng trò rối mới chưa thành công cao: Nghệ thuật tạo hình khắc họa đặc điểm tính cách con rối, thiếu đặc tả ấn tượng nhân vật. Trò diễn dẫn giải dài dòng, nhiều lời thoại, thiếu tính kịch chưa hấp dẫn người xem. Đây là lẽ tự nhiên, phải sáng tác cả trăm trò may ra mới được năm bảy trò, hoặc một trò đọng lại thành công cao. Ai biết nghệ nhân xưa, với 39 phường múa rối nước dân gian, họ chẳng sáng tác cả ngàn trò múa rối nước đến nay còn lại phổ biến khoảng 17 đến 20 trò cổ hấp dẫn. Còn lại gần 200 trò múa rối nước dân gian cổ chưa được phục dựng, đây chỉ là con số nghệ nhân nói chưa ai sưu tầm đủ. Các phường múa rối danh tiếng như Nam Chấn tồn tại 1000 năm, có 40 trò, nhiều trò na ná giống nhau. Phường múa rối Làng Nguyễn, Đông Các có: 29, 31 trò cô đọng lại khoảng 20, hoặc 17 trò hay. Nhìn sang sân khấu chèo, vốn cổ đồ sộ có bao nhiêu? Nghe mấy ông  la lên còn: “Một con điên, thằng sứt vòi, một con đĩ”! ( Nguồn một nhà nghiên cứu nhắc lại tại Viện sân khấu-năm 1995, do một đạo diễn kịch nói đã nói câu này). Vốn liếng múa rối nước thế là nhiều trò, chẳng đáng tự hào sao? Nhìn qua nhìn lại, vốn chèo cổ chỉ mấy mảng trò hay, đấy là di sản văn hóa nghệ thuật vô giá của dân tộc. Múa rối thời nay, sáng tạo trò diễn mới tại các phường còn bỏ ngỏ, nguyên nhân:

            Thiếu kinh phí chế tác con rối cùng các phụ gia khác.

            Tâm lý ngại làm mới, các phường đèn nhà ai, nhà nấy rạng.

            Thất tuyền nghề múa rối nước, đứt đoạn truyền thống.

Đến nay trừ một số nghệ nhân say mê, tài năng kiệt xuất mới sáng tác trò diễn mới, bằng không muốn làm mà chẳng nên “cơm cháo” gì? Đa phần các phường múa rối còn giữ bí quyết truyền nghề, lấy ai tạo hình con rối là các nhân vật trò diễn như cổ nhân đã để lại. Lớp trẻ kế nghiệp bị đứt đoạn truyền thống, các làng nghề phường múa rối khó phát triển các trò múa rối mới. Nghệ nhân xưa diễn múa rối nước một thú chơi, bộc lộ tài năng chủ thể sáng tạo, sau là dân làng hân hoan đón chào, nay kinh doanh lấy tiền kiếm sống, làm sao làm mới? Giải pháp khắc phục những khó khăn trăm bề nói trên sẽ nói sang phần sau. Đặc điểm chung các phường lo tập trò cũ, biểu diễn tại địa phương, hoặc lên một số tuar du lịch, diễn một hai điểm quen thuộc như Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Bào tàng Lịch sử việt Nam… diễn tại các địa phương mùa lễ hội. Các phường múa rối phải tập chung cao độ, giải bài toán theo công thức: Biểu diễn+Doanh thu = Tồn tại. Không hoàn chỉnh công thức đáp số toán học thống kê, các phường múa rối làng nghề không tồn tại.

Nhưng xu hướng biến đổi múa rối nước truyền thống, làm mới trò diễn nghệ nhân dân gian bằng hình thức cách tân nâng cao nghệ thuật con rối, kỹ thuật bộ máy điều khiển…Khai thác chất liệu văn hóa nghệ thuật dân gian dựng vở mới, kết hợp các môn nghệ thuật đương đại đổi mới sân khấu, nghệ thuật múa rối nước, một hướng đi tích cực. Du khách mong muốn nhiều trò múa rối, phản ánh hiện thực đời sống người Việt Nam đương đại, một hướng làm mới nội dung văn hóa, nghệ thuật múa rối nước hiện nay.

 

 

 

                                                Hà Nội ngày 20-8-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3799
Ngày đăng: 01.09.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"Bốn mươi năm thơ Hải Ngoại Chương 3" - Nguyễn Đức Tùng
Đính chính về tên gọi Năng Gù - Vĩnh Thông
Quê hương như một ngôn ngữ “Bốn mươi năm thơ hải ngoại. Chương 2” - Nguyễn Đức Tùng
Bạo lực học đường - nguyên nhân và giải pháp. - Tuấn Giang
Bốn mươi năm thơ hải ngoại - Nguyễn Đức Tùng
Văn Học Hải Ngoại: Quy Tụ Thơ Hoài Hương Vào Những Vùng Trọng Điểm - Trần Văn Nam
Kháu khỉnh áo dài Việt Nam - Đỗ Quyên
Văn hóa ẩm thực ngày tết trong tâm thức Vũ Bằng - Trần Hoài Anh
Văn học Miền Nam(Chủ Đề Của Một Tạp Chí Về Người Lính Trong Văn Chương Và Nhà Văn Đô Thị Trước 1975) - Trần Văn Nam
Liên Hoa Kinh/ SADDHARMAPUNDARÌKA SÙTRA / LOTUS SÙTRA Đại Thừa Kinh / MAHÀYÀNA SÙTRA / GREAT VEHICLE SÙTRA Và Bồ Tát / BODHISATTVA - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)