Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
489
116.587.467
 
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa
Tuấn Giang

1.Sự phát triển.

 

Nghệ thuật múa những năm đầu thế kỷ XXI, công chúng hâm mộ chủ yếu là múa tạp kỹ, nhảy múa, múa ba lê, còn khoảng cách. Ngôn ngữ múa biểu cảm có phần trừu tượng hoặc phương pháp tạo hình động biến đổi nhanh, nhiều động tác ước lệ chưa biểu cảm trực tiếp trong nhận biết số đông công chúng.

 

Những năm 1954, sau 1975 bình thường sử dụng khái niệm “vũ”, là từ Hán bao gồm những biến thể nghệ thuật nhảy múa. Nhiều thuật ngữ Hán ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống xã hội và nghệ thuật văn hoá Việt. Sau 1954 còn sử dụng từ Hán trong ngôn ngữ giao tiếp, nhưng đa số công chúng bình dân thường sử dụng tiếng Việt gọi tên các đoàn nghệ thuật là: ban hát, đoàn kịch… không sử dụng từ Hán. Trong kháng chiến hai cách sử dụng ngôn ngữ cứ đan xen nhau, gọi là: đội tuyên văn, đội tuyên truyền Việt Minh, đoàn ca vũ… Năm 1951, Nhà nước chính thức công nhận thuật ngữ ‘đoàn văn công” khi Bộ Văn hoá ra quyết định thành lập đoàn nghệ thuật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gọi là: Đoàn [1]Văn công Nhân dân Trung ương, đến năm 1954 đổi thành Đoàn Ca vũ Nhân dân Trung ương lại thêm từ Hán (vũ) thay cho từ múa. Sau đó, Đoàn Ca vũ đổi thành Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương.

 

Khái niệm ca múa phổ biến trong ngôn ngữ đại chúng và văn bản Nhà nước. Những thay đổi ấy như bước thăng trầm định mệnh, múa còn bỡ ngỡ trước công chúng, trải nhiều thập kỷ múa dần phổ biến được số đông đón nhận, xem là nét sinh hoạt văn hoá. Nhảy múa là nghệ thuạt cổ xưa, ra đời cùng loại hình âm nhạc trong bầy người nguyên thuỷ cách đây 3000 * năm trước công nguyên với đặc trưng biểu cảm trực tiếp niềm vui, sự chiến thắng, kết quả săn bắt thú… bằng động tác biểu cảm các hoạt động đời sống con người. Múa là nghệ thuật tạo hình không gian động, lấy con [2][3]người và đạo cụ làm ngôn ngữ ước lệ, tái hiện các hoạt động đời sống xã hội. Nghệ thuật nhảy múa nguyên thuỷ mang tính tôn giáo - ma thuật, chưa tách khỏi nghi lễ tâm linh. Vào thế kỷ thứ I năm 96 1 sau công nguyên, loài người phát triển nẩy sinh các thứ bậc xã hội, múa phân hoá biến đổi thành nhảy múa sinh hoạt dân dã, múa nghi lễ mang tính chuyên nghiệp trong các tu viện, nhà thờ châu Âu. Khoảng năm 476 2 , kết thúc chế độ chiếm hữu nô lệ mở ra chế độ phong kiến châu Âu kéo dài đến năm 1640 3 , đây là thời kỳ phát triển múa chuyên nghiệp, hình thành vũ công, đội múa trong các nhà quý tộc, phong kiến. Múa chuyên nghiệp chia thành nhảy múa tạp kỹ, múa ba lê.

 

Múa tạp kỹ là tiết mục nhảy múa riêng, dựa trên chất liệu múa dân gian hoặc hiện đại cấu thành điệu nhảy mang nội dung cốt truyện, một cảnh múa, diễn trong chương trình ca múa tổng hợp nghệ thuật tạp kỹ.

Múa ba lê (Balette) ra đời thế kỷ XVII (năm 1661)*, từ múa cung đình Pháp, phát triển sang Ý, Nga… là nghệ thuật tổng hợp đỉnh cao tạo hình múa. Múa ba lê, cấu trúc tác phẩm bằng các nhân tố: kịch bản văn học, âm nhạc, nhảy múa đích thực nghệ thuật tạo hình múa. Múa ba lê, cấu trúc nhiều loại nhảy múa: sô lô, tam tứ, nhảy múa tập thể – màn ba lê tạo hình. Cấu trúc vở múa ba lê sử dụng ba thành phần: Nhảy múa ba lê, múa điệu bộ ước lệ tượng trưng, nhảy múa giải trí.

 

Múa ba lê, tạo dựng hình tượng biểu cảm nội dung tình cảm tư tưởng kịch bản múa.

Múa điệu bộ, nhảy múa mang tính diễn xuất tái hiện lại những động tác biểu đạt tình cảm nhân vật, miêu tả tình huống hoàn cảnh theo sát nội dung kịch bản múa.

 

Nhảy múa giải trí, không phát triển hành động kịch múa, là những tiết mục riêng diễn tả tính cách, trạng thái tình cảm nhân vật, hoặc tạo không khí vũ hội, xây dựng môi trường sống các nhân vật kịch múa.

Những điệu nhảy ra đời năm 570 sau công nguyên ở Tây Ban Nha lan truyền sang Achentina, Áo, Mỹ… đến thời đại xã hội công nghiệp 1919, chia thành bốn loại: múa dân gian, múa tạp kỹ, kịch múa ba lê, nhảy múa sinh hoạt đại chúng ra đời cùng nhạc rock…

 

Những năm cuối thế kỷ XX, xuất hiện nhảy múa thể thao, kết hợp con người, đạo cụ làm ngôn ngữ biểu cảm thẩm mỹ. Nhảy múa thể thao thay đổi căn bản ngôn ngữ nghệ thuật là các đạo cụ: cái vòng, rải lụa, chiếc khăn, đôi giầy ba tanh, dụng cụ nhào lộn trên không, vũ điệu dưới nước bơi tạo hình… Ngoài ra còn múa do động vật trình diễn trong rạp xiếc, bằng những động tác tự nhiên nhào lộn, nhảy theo điệu nhạc trữ tình, hài hước… mang tính mỹ học, một tinh thần trí tuệ mà công chúng khâm phục hào hứng. Múa đồ vật, là nghệ thuật tung hứng, uốn dẻo tạo hình nhào lộn trên thang, dây dọc… là những sáng tạo ngôn ngữ múa hiện đại. Ba hình thức múa mới được công nhận bởi nằm trong cấu trúc loại hình nghệ thuật không thời gian, diễn cảm trực tiếp bằng tạo hình trừu tượng, không miêu tả trong cấu trúc tác phẩm.

 

Quá trình phát triển nhảy múa cấu thành các thể loại: múa dân gian, nhảy múa tạp kỹ, kịch múa ba lê, nhảy múa thể thao, nhảy múa đại chúng có hàng chục loại biến tướng khác nhau rock – rap, rock, hard rock, pop rock, rock heavy me tal, rock & roll, rock dance… nhảy múa động vật, nhảy múa đồ vật. Những hình thức nhảy múa mới ra đời là sự lớn mạnh nghệ thuật múa, đáp ứng mọi đối tượng khán giả mang tính đại chúng.

 

2.Đặc trưng nghệ thuật múa.

 

Múa thời hiện đại, hậu hiện đại nhiều thể loại đan xen hoà nhập vào các loại hình nghệ thuật không - thời gian đầy biểu cảm thẩm mỹ. Nghệ thuật nhảy múa mang đặc trưng ngôn ngữ tạo hình biểu cảm trực tiếp trong cấu trúc tác phẩm, bằng những quy phạm chuyển động ngôn ngữ nghệ thuật.

 

Những hình thức cấu trúc tác phẩm múa tạp kỹ, là các điệu múa đơn lẻ thường bố cục thể một đoạn, hai đoạn hoặc ba đoạn. Nguyên tắc phát triển ngôn ngữ múa thường lấy chất liệu dân gian hoặc những động tác múa hiện đại phương Tây, xây dựng chủ đề, phát triển có nhắc lại hoặc biến hoá. Xem một điệu múa ngắn thường thấy đoạn A, các thủ pháp phát triển ngôn ngữ tạo hình nhắc lại và kết thúc. Loại dài có thể cấu trúc hai đoạn A – B, A – B -  A’ , hoặc A – B – C. Múa sử dụng động tác ước lệ diễn tả bằng các loại chuyển động đội hình: vòng cung, hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn, chữ V và các biến thể của những quy ước trên làm phong phú kỹ thuật tạo hình múa. Những động tác múa không bắt chước hiện thực cuộc sống, thường mô tả hình tượng diễn biến nội tâm con người, nhân vật múa bằng động tác ước lệ tạo hình. Múa là nghệ thuật diễn viên gần với sân khấu, nhưng phản ánh quy luật tình cảm con người bằng động tác biểu cảm. Mỗi dân tộc, tác giả có những quy ước riêng, khi sáng tác động tác múa sắp xếp thành hệ thống động tác chuyển động trong câu múa biểu đạt một ý tưởng. Nhiều câu múa liên kết thành tác phẩm có chủ đề, ý tưởng diễn tả cao trào, tính kịch và kết thúc. Những động tác ước lệ múa biểu cảm của các dân tộc: múa xoè, múa sạp Thái, nhiều người đã biết, nhảy múa toàn thân, đôi tay chuyển động cùng những bước nhảy biểu hiện niềm vui rộn ràng. Múa Then Tày Nùng, ngôn ngữ động tác chuyển động nửa thân phía trên làm chủ đạo. Luật chuyển động đôi cánh tay, vai và ngực tạo tuyến gấp khúc thành đường vòng cung, cổ tay nhấn nẩy biểu cảm mạnh, diễn tả tính ma thuật, huyền bí. Nhìn vào đôi mắt nét mặt bà Then sẽ thấy cái âm u trầm cảm, khi bùng phát bất ngờ, lúc trầm tư như đang đối thoại với thần quyền tà ma… Múa cổ điển đồng bào Khơ me Nam Bộ, ước lệ động tác bất biến chào khán giả, tay trái ngửa ngang ngực, tay phải giơ ra phía trước. Động tác chém cá sấu: hai tay cuộn ngửa, tay trái co, tay phải vươn ra chặt xuống. Khi khóc: hai tay khoanh lại, buồn tay chống cằm… Muốn hiểu múa phải theo dõi liên tục hệ thống động tác chuyển động, quan sát nét mặt, đôi mắt diễn viên là hệ thống biểu cảm nghệ thuật nghe nhìn tổng hợp.

 

Múa có nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau nhưng đặc trưng là:

-    Nghệ thuật tạo hình không gian động, ngôn ngữ ước lệ biểu cảm trực tiếp.

-    Cấu trúc động tác trừu tượng tạo hình tượng, cảm xúc thẩm mỹ.

-    Là loại hình nghệ thuật không thời gian, nghe nhìn tổng hợp.

 

Múa phát triển trong đời sống xã hội cổ xưa đến thời đại công nghệ, hình thành bẩy thể loại, mỗi thể loại ngôn ngữ biểu cảm riêng, cần nhận biết ba hình thức cơ bản. Nhảy múa sinh hoạt  vũ hội đại chúng mang lại niềm vui, thoả mãn người nhảy múa. Nhảy múa chuyên nghiệp, trình diễn trên sân khấu là nghệ thuật tạo hình chuyển động theo thời gian, vận động biến đổi biểu cảm trực tiếp nội tâm con người, thể hiên đời sống xã hội, đáp ứng công chúng. Nhảy múa tâm linh là nghệ thuật nghi lễ, không để công chúng xem mà mang lại chân ngã thượng thức./.

 

Hà Nội tháng 9 năm 2010.



* Theo Lịch sử phật giáo.

1.2.3 Theo trang 3 Lịch sử thế giới trung đại – NXB Giáo dục 2003.

* Theo Phạm Ngọc Chi trang 128 - Âm nhạc và múa thế giới – NXB Thế giới – 2002.

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 16944
Ngày đăng: 10.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những Thuyết Nguồn Gốc Nghệ Thuật - Tuấn Giang
Bài Lorca: - Hoàng Hưng
Văn Chương Cần Trình Diễn Hay Trí Thức ? - Trần Vũ
Đổi Mới Nghệ Thuật Xiếc - Tuấn Giang
Xem tranh Lê Ký Thương - Khổng Ðức
Liên hoan trình diễn nghệ thuật Gillawarna, Sydney - Nguyễn Đức Hiệp
Về các phạm trù mỹ học và nền nghệ thuật mới . - Yến Nhi
Nghệ thuật ? để làm gì ? - Phan Huy Đường
Đôi điều về ca dao tình yêu - Vương Trung Hiếu
Nguyễn Đức Thiện trả lời bài: Phản hồi về bài viết sân chơi âm nhạc ai cũng có quyền vào - Nguyễn Đức Thiện
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)