Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
435
115.986.169
 
Lịch sử cải lương 1
Tuấn Giang

Giới thiệu toàn văn Lịch sử cải lương nhiều kỳ của Tuấn Giang như một tài liệu quý.

 

Hà Nội 9 – 2007

Lời cáo lỗi

 

Đã nhiều năm nghiên cứu sân khấu cải lương, đọc nhiều viết nhiều về nghệ thuật cải lương, tác giả đã có những công trình:

1. Ca nhạc và sân khấu cải lương

2. Thẩm mỹ nghệ thuật cải lương

3. Nghệ thuật cải lương

4. Nguồn gốc ca nhạc tài tử cải lương

5. Nghệ thuật cải lương Hoa Mai quyển I – II

6. Nghệ sĩ Lệ Thanh - Ngọc Dư

7. Xã hội hoá sân khấu cải lương

8. Sân khấu cải lương thời kỳ đổi mới

9. Lịch sử cải lương.

 

Tuy viết nhiều, càng viết càng thấy sai xót, tác giả muốn có ngay cuốn sách Lịch sử cải lương gửi tới bạn đọc, nên không thể cầu toàn. Một cuốn lịch sử cải lương theo chiều dài gần 100 năm, chỉ có thời gian viết trong hai tháng, phải xử lý nhiều nguồn tư liệu và các phương pháp nghiên cứu chắc có nhiều sai xót. Những sai xót đầu tiên là tên các nghệ sĩ sắp xếp lộn xộn, hoặc bỏ xót, sai thứ hai những tên đoàn, thời gian hoạt động... Những thiếu xót ấy, chân thành xin lỗi các nghệ sĩ, diễn viên và bạn đọc tha thứ. Tác giả chỉ mong muốn có cuốn sách lịch sử đầu tiên để mọi người suy ngẫm những thành quả to lớn của sân khấu cải lương.

 

Lịch sử luôn là những khám phá, phát hiện, sửa chữa, bổ xung, tác giả mong rằng sau cuốn sách này sẽ là một bước tiến về nghiên cứu lịch sử để có một bộ sách lịch sử sân khấu cải lương tiếp cận sự thật hơn.

Xin chân thành cảm ơn sự tha thứ của quý vị!

 

Hà Nội 11 – 2007

Tuấn Giang

 

 

Mở đầu

 

1. Lý do chọn đề tài

 

Nghiên cứu nghệ thuật hiện nay công trình nào đều cần thiết và quan trọng ở nước ta, hầu như sự nghiệp nghiên cứu phần nào cũng bề bộn những việc đang làm, hoặc chưa làm được. Đó là một thực tiễn nghiên cứu sân khấu, dù các thế hệ nghiên cứu đã làm việc hết mình, công bố nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, thử nghiệm... nhưng vẫn chưa đáp ứng tình hình nghiên cứu đang đặt ra trong thời đại mới.

 

Nghiên cứu sân khấu trong từng thể loại đã có các nhà nghiên cứu riêng ở từng chuyên ngành, đặc biệt phần sưu tầm, nghiên cứu cơ bản được quan tâm nhiều. Phần nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm có chỗ mỏng hơn, nhưng trong vòng năm bẩy năm trở lại đây đã được đặt lên hàng đầu, nên có nhiều công trình nghiên cứu kịp thời, đáp ứng một phần thực tiễn xã hội và đời sống sân khấu. Vì thế, mọi hoạt động nghệ thuật và sân khấu luôn là sự bùng nổ của nhịp sống xã hội hiện tại, phản ánh xu thế thời đại và thị hiếu công chúng, khi thời gian đi qua sẽ là sự im lặng của quá khứ. Tương lai bắt đầu từ đâu, nếu không khởi hình từ hiện tại mà hiện tại luôn là quá khứ của tương lai. Vì thế, muốn bảo tồn những cái đã qua là ghi chép sử liệu. Ghi chép hay lịch sử của mỗi chuyên ngành, nghệ thuật, từng được ghi lại từ một tác giả đến một nhóm tác giả, nhưng mãi mãi chưa làm thoả mãn những người quan tâm đến lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Vì lịch sử là những sự kiện đã qua mà những người viết chưa bao giờ là nhân chứng của một phần thật, hoặc toàn bộ sự thật. Nên lịch sử luôn được viết đi, viết lại để ngày càng tiếp cận hiện thực, đó là điều mà lịch sử sân khấu luôn được quan tâm, các nhà nghiên cứu cần hoàn chỉnh một bộ sách Lịch sử sân khấu Việt Nam. Điều đó, luôn là mơ ước của tương lai, bởi nhìn lại trữ liệu lịch sử sân khấu Việt Nam hiện nay chưa có? Tuy nó đã có nhưng vẫn là chưa, bởi chưa có nhóm biên soạn nào tập hợp lại công bố một bộ lịch sử sân khấu Việt Nam từ khởi hình đến nay, hiện tại chưa có tác giả nào công bố một công trình lịch sử sân khấu của một chuyên ngành từ lúc ra đời một thể loại sân khấu ấy đến hiện nay. Đó là những khoảng trống của ngành nghiên cứu sân khấu đang tồn tại một hiện thực không thể chấp nhận được, bởi mọi hoạt động sân khấu đang diễn ra gay gắt, mãnh liệt trên nhiều mặt hoạt động đời sống xã hội và sân khấu, nếu không được ghi chép lại sẽ chẳng còn gì cho mai sau. Vì thế, viết lịch sử sân khấu cho một chuyên ngành là quan trọng, cần thiết, góp phần xây dựng bộ lịch sử sân khấu Việt Nam đầy đủ hơn, giúp ích cho công tác giảng dạy trong các trường nghệ thuật. Viết lịch sử sân khấu là thiết thực bảo tồn nền sân khấu và các chuyên ngành sân khấu, nếu không có lịch sử sẽ không còn lại gì cho tương lai... Đó là lý do cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lịch sử sân khấu cải lương, có giá trị thời sự và lâu dài, góp phần bảo tồn chuyên ngành sân khấu cải lương. Vì thế cần được quan tâm đến đề tài lịch sử:

 

- Góp phần hoàn chỉnh lịch sử sân khấu cải lương

- Hoàn chỉnh bộ lịch sử sân khấu Việt Nam đương đại

- Hoàn chỉnh giáo trình đào tạo sân khấu cải lương và sân khấu Việt Nam.

 

Những yêu cầu cấp thiết ấy, là vị trí quan trọng của đề tài  lịch sử sân khấu cải lương cần được quan tâm, đầu tư góp phần bảo tồn các mặt hoạt động sân khấu cải lương từ năm 1918 đến năm 2007. Muốn có một công trình nghiên cứu lịch sử sân khấu cải lương đáp ứng những mong đợi của công tác nghiên cứu, đào tạo, cần nhìn lại lịch sử nghiên cứu của đề tài Lịch sử sân khấu cải lương từ quá khứ ra đời nghệ thuật cải lương đến nay, để bổ xung và hoàn chỉnh cho công trình.

 

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

 

Nghiên cứu lịch sử sân khấu cải lương có nhiều tác giả và các nhóm nghiên cứu đã công bố, hoặc đang viết, nhưng còn nằm rải rác ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, hoặc còn thiếu nhiều giai đoạn chưa được tập hợp lại vào một công trình nghiên cứu. Nhiều công trình diễn giải dưới dạng hồi ký, sưu tầm tư liệu, có công trình tóm lược giới thiệu những nét hoạt động sân khấu cải lương... Nhưng hiện nay, còn thiếu một công trình nghiên cứu viết theo phương pháp nghiên cứu lịch sử ra đời, phát triển sân khấu cải lương. Nhìn lại lịch sử sân khấu Việt Nam và sân khấu cải lương, còn nhiều khoảng trống chưa được quan tâm, nghiên cứu. Trước sự hội nhập nghệ thuật, sân khấu toàn cầu hoá, công tác nghiên cứu lịch sử các bộ môn nghệ thuật cần thực hiện hoàn chỉnh từng chuyên ngành, nhằm khẳng định nền nghệ thuật Việt Nam, sân khấu Việt Nam, dân tộc và thời đại.

 

Tình hình nghiên cứu sân khấu cải lương có thể kiểm lại khá đầy đủ những công trình nghiên cứu có tính lịch sử đã công bố: Lịch sử sân khấu Việt Nam, tập II, phần cải lương của nhóm tác giả chấp bút: Hoài Anh, Đức Kôn, Sơn Nam, Phùng Hà, Kim Cúc, Ba Vân, Trần Hữu Thưởng, Kiên Giang... Nhóm biên soạn đã trình bầy những tư liệu về quá trình hình thành sân khấu cải lương có nguồn gốc ca nhạc Bắc từ năm 1470 là Nhã nhạc. Dàn nhạc ấy, có ảnh hưởng đến ca nhạc tài tử vào năm 1900, hình thức ca nhạc tài tử phát triển ở Nam Bộ. Từ năm 1912 đến 1915, ra đời hình thức ca ra bộ, năm 1918 tiến lên sân khấu cải lương. Các tác giả viết một mạch theo các đề mục: I- Hát cải lương, II - Những hoạt động chuyên nghiệp, III - Mấy lời tạm kết. Nhưng phần sắp xếp nội dung bên trong các đề mục lớn còn khá lộn xộn, thiếu logic. Đó là kết thúc phần lịch sử cải lương từ năm 1900 đến 1945. Cuốn Nghệ thuật cải lương những trang sử của Trương Bỉnh Tòng. Tác giả trình bầy VI chương. Chương I - Hát cải lương từ đâu mà có? Theo tác giả sự hình thành cải lương vào thế kỷ XVII, nhưng đến năm 1910 có ca nhạc tài tử Nam Bộ, năm 1914 - 1915 ra đời ca ra bộ, năm 1918 ra đời sân khấu cải lương. Tác giả trình bầy theo lối văn kể chuyện, xen lẫn bình luận, có trích dẫn tư liệu của một số nhà nghiên cứu nói về nghệ thuật cải lương và giới thiệu một số đoàn cải lương hoạt động đến năm 1989 thì kết thúc cuốn sách. Nhưng viết khá sơ lược về các mặt hoạt động cải lương, như tác giả mới nghe kể về sân khấu cải lương, ông vừa viết, vừa nghe có như thế… Cuốn Nghệ thuật cải lương trên đất Bắc của Ngọc Văn, viết về hoạt động cải lương từ năm 1919 đến 1954, đây như cuốn ghi chép của người làm nghề, nói về sự ra đời cải lương Nam, ảnh hưởng       trên đất Bắc, dẫn đến sự ra đời cải lương Bắc, hoạt động đến năm 1954 thì kết thúc phần viết của tác giả. Cuốn Hồi ký 50 năm mê hát của Vương Hồng Sến, đây là cuốn ghi chép tư liệu theo hình thức nhật ký sân khấu, được ghi  lại từ năm 1916 đến năm 1966, theo cảm nhận chủ quan của tác giả, nhưng những ghi chép của ông khá thống nhất với nhiều nhận định chung của báo chí, các nhà nghiên cứu và những nghệ sĩ, có vẻ khá trung thực. Nên cuốn sách của ông được các nhà nghiên cứu coi là kho tư liệu vàng, nhiều người phải trích dẫn những ghi chép của ông như một tư liệu duy nhất về những hoạt động sân khấu cải lương. Tuy nhiên, sau này còn nhiều nguồn tư liệu khác phản ánh khá phong phú về hoạt động cải lương Nam - Bắc. Nhưng phải nói cuốn sách của ông đã công bố có tính lịch sử với nhiều tư liệu quý, dù còn hạn chế , chưa trình bầy có hệ thống một tiến trình lịch sử sân khấu cải lương... Về phương pháp viết, mỗi nhóm tác giả, mỗi tác giả viết theo những cảm nhận chủ quan, chưa viết theo phương pháp nghiên cứu lịch sử. Có tác giả trình bầy quá sơ lược, chưa thống nhất phương pháp viết trong một công trình, hay một cuốn sách.

 

Lịch sử nghiên cứu đề tài Lịch sử sân khấu cải lương đã có nhiều người viết, xuất hiện những quan niệm khác nhau, nhưng còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế về nhiều mặt. Nên từ thực tiễn ấy, tác giả mong muốn có một cuốn lịch sử sân khấu cải lương tương đối hoàn chỉnh (dù là sơ thảo bước đầu) nhưng có tính hệ thống, đầy đủ hơn theo phân kỳ lịch sử và các mặt hoạt động của sân khấu cải lương. Cuốn Lịch sử sân khấu cải lương (sơ thảo) của tác giả, sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều yêu cầu mong đợi của nhà trường và công chúng quan tâm, yêu thích cải lương.

 

3. Đối tượng nghiên cứu

 

Công trình Lịch sử sân khấu cải lương, là đề tài nghiên cứu lịch sử, nên phương pháp, văn phong viết theo phương pháp viết sử có tính lịch sử, nêu bật những tư liệu, sự kiện lịch sử của hoạt động cải lương. Đối tượng nghiên cứu là:

- Lịch sử hình thành, phát triển sân khấu cải lương

- Những hoạt động sân khấu cải lương trên cả nước

- Nêu bật những phong cách, những ban hát hoạt động có tính lịch sử, qua các giai đoạn hình thành, phát triển cải lương.

Nghiên cứu lịch sử sân khấu cải lương là khẳng định quá trình hình thành, phát triển cải lương mang lại những giá trị văn hoá dân tộc của một thể loại sân khấu. Nên công trình sẽ công bố những tư liệu có tính lịch sử, những chi tiết chọn lọc nhất để khẳng định một tiến trình phát triển sân khấu cải lương theo phương pháp lịch sử học.

 

4. Nội dung nghiên cứu

 

Công trình Lịch sử sân khấu cải lương, căn cứ vào những tư liệu sát thực do các nhà sưu tầm, nghiên cứu trước ghi chép lại, qua sự so sánh tổng hợp, phân tích nhiều nguồn tư liệu để tìm ra những đặc điểm có tính chân thực lịch sử cải lương. Nội dung công trình nghiên cứu là:

- Nghiên cứu thực tiễn hình thành, phát triển cải lương qua các giai đoạn lịch sử

- Nghiên cứu, sưu tầm các nguồn tư liệu lịch sử: báo chí, chi chép hồi ký của các tác giả, thực tiễn hoạt động sân khấu, sân khấu hội diễn, xã hội hoá...

- Nghiên cứu lịch sử sân khấu cải lương từ 1918 đến 2007.

 

Nội dung công trình lịch sử sân khấu cải lương là nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển cải lương dựa trên nguồn tư liệu: quá khứ lịch sử, những hoạt động hiện nay. Công trình sẽ tổng hợp nhiều nguồn tư liệu quý hiếm, sát thực để khẳng định lịch sử sân khấu cải lương có căn cứ khách quan, khoa học mang tính hệ thống, có phần hoàn chỉnh hơn.

 

5. Phương pháp nghiên cứu

 

Đây là một công trình cấp Viện, nhưng được chia thành hai phần khép kín thời gian, khép kín các mặt hoạt động sân khấu cải lương. Nên phương pháp nghiên cứu kết hợp:

- Mô tả

- Đồng đại

- Đối chiếu

- Lý luận lịch sử

Qua đó, công trình lịch sử sân khấu cải lương, lần đầu tiên viết ra có tính hoàn chỉnh tương đối về các mặt hoạt động cải lương, mang phong cách viết sử sân khấu cải lương.

 

6. Giới hạn công trình

 

Dù thời gian, kinh phí có hạn, nhưng tác giả cố gắng hoàn thành công trình với tinh thần trách nhiệm hết mình của người cầm bút. Công trình sẽ nêu bật những giả thiết lịch sử, những tư liệu sát thực, những nhận định của các nhà viết sử tiền nhiệm, qua đó khẳng định những hiện thực lịch sử mới về sự hình thành, phát triển sân khấu cải lương. Những thành công mà công trình mong muốn đạt tới là:

 

- Những phát hiện mới có tính khách quan khoa học, sát thực về sự hình thành, phát triển cải lương.

- Nêu bật những cống hiến có tính văn hoá, dân chủ xã hội, giải thoát tinh thần con người trong những giai đoạn lịch sử ra đời, phát triển cải lương.

- Khẳng định giá trị lịch sử, phong cách các đoàn, các nghệ sĩ cải lương tiêu biểu, qua nghệ thuật biểu diễn đã làm nên một lịch sử sân khấu cải lương. Công trình còn hoàn chỉnh về một phong cách viết lịch sử sân khấu, nhất quán về bút pháp và những nhận định có tính khách quan trung thực lịch sử.

Tuy vậy, mới là những ước vọng, còn thực tiễn trên từng trang viết sẽ không tránh khỏi hạn chế về tư liệu và sai sót khác. Vì thế, công trình Lịch sử sân khấu cải lương, lần đầu tiên có tính tổng hợp này gặp nhiều khó khăn về tư liệu, và các mặt hoạt động cải lương. Công trình sẽ còn những hạn chế:

- Sẽ có những giai đoạn viết sơ lược, mỏng về tư liệu thực tiễn lịch sử, chưa nêu bật phong cách diễn của nhiều nghệ sĩ, nhiều đoàn thời Sài Gòn tạm chiếm.

- Sẽ bỏ sót những tư liệu lịch sử, những diễn biến phức tạp của sân khấu cải lương qua một số giai đoạn mà phải có thời gian sưu tầm nữa mới khám phá thêm nhiều tư liệu quý.

- Nếu công trình có thời gian đầu tư nhiều hơn, sẽ hạn chế bớt những khiếm khuyết do những nguyên nhân chủ quan, khách quan, dù đã biết vẫn không tránh được.

 

Nhưng đây là một công trình lịch sử sân khấu cải lương, có tính sơ thảo bước đầu, nên sẽ là những gợi ý cho những công trình sau hoàn chỉnh hơn, khắc phục những gì mà tác giả đã bỏ sót. Đó là giá trị của những nhà nghiên cứu lịch sử, họ luôn phải viết lại để tìm đến một sự thật đầy đủ hơn. Vì lịch sử luôn phải bóc tách những lớp vỏ bọc thời gian để tiếp cận chân  lý - hiện thực khách quan.

 

7. Những đóng góp khoa học

 

Công trình Lịch sử sân khấu cải lương, là đề tài lần đầu tiên có tính hệ thống các giai đoạn lịch sử hoạt động sân khấu cải lương, nêu bật những bước phát triển cải lương với những nhận định mới, quan điểm mới về một cách lý giải lịch sử, có văn phong lịch sử khá thống nhất về một bút pháp viết sử sân khấu. Những đóng góp khoa học của công trình làm nổi bật lên:

 

- Quá trình hình thành sân khấu cải lương có tính hiện thực khoa học, về một thể loại sân khấu dân tộc, bản địa Nam Bộ.

- Nêu lên quá trình phát triển sân khấu cải lương có những hoạt động nổi bật về tác phẩm kịch, đội ngũ diễn viên, tác giả cải lương... qua các giai đoạn lịch sử.

- Khẳng định những giá trị văn hoá tinh thần dân tộc, bản địa của sân khấu cải lương, góp phần xây dựng đời sống xã hội, đó là ý nghĩa bài học lịch sử ra đời, phát triển cải lương trên mọi miền đất nước.

 

Công trình còn giới thiệu hệ thống tư liệu mới về đời sống sân khấu cải lương có những thành công, thất bại trong quá trình phát triển cải lương. Những tư liệu lịch sử ấy, là hệ giá trị của công tác sưu tầm, hệ thống hoá, giúp cho công tác soạn giáo trình, giáo án, giảng dạy bộ môn lịch sử sân khấu cải lương tại các trường văn hoá, nghệ thuật trên cả nước. Công trình Lịch sử sân khấu cải lương, góp phần hoàn chỉnh lịch sử nghệ thuật cải lương là một hình thức sân khấu phát triển mạnh, có số công chúng đông nhất trong các hình thức sân khấu, dù nó đang đứng trước sự khủng hoảng tan rã nhiều đoàn cải lương trong hướng xã hội hoá nghệ thuật, tồn tại, phát triển trong thời đại mới. Đó là sự đổi mới sâu sắc từ thực tiễn lịch sử sân khấu cải lương trước lớp công chúng mới và nghệ thuật thời đại phát triển công nghệ hiện đại hoá.

 

 

 

Chương 1

 

Sự hình thành, ra đời sân khấu cải lương

từ 1910 đến 1918

 

 

I. Sự hình thành sân khấu cải lương.

Quy luật tiến hoá xã hội loài người phản ánh tiến trình sáng tạo các nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, làm nảy sinh những hình thái nghệ thuật mới gắn liền với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ văn hoá.

 

Các nền văn minh vật chất phản ánh một phần diện mạo nền kinh tế, chính trị xã hội, chi phối các hình thái nghệ thuật mang sắc thái riêng những vùng miền. Mỗi hình thái nghệ thuật phản ánh nhu cầu thẩm mỹ công chúng mang tính trí tuệ của một quốc gia, dân tộc. Sự phát triển kinh tế, khoa học, chính trị xã hội là điều kiện nẩy sinh các trào lưu nghệ thuật mới. Lịch sử kinh tế, chính trị thế giới luôn tác động, ảnh hưởng đến các quốc gia từ khi chủ nghĩa tư bản công nghiệp ra đời làm thay đổi nhanh diện mạo các nước thuộc địa. Nước ta sau đại chiến thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam phát triển, ra đời các thương gia, chủ xí nghiệp, xưởng máy, các ngành dệt may… Vì tham gia vào cuộc đại chiến, nước Pháp nới lỏng các thuộc địa, tạo thời cơ cho giai cấp tư sản trưởng thành. Sau cuộc chiến, Pháp quay lại Đông Dương tăng cường khai thác thuộc địa, bòn rút sản vật đưa về nước, đầu tư sản xuất, kinh doanh làm suy yếu giai cấp tư sản Việt Nam dẫn đến mâu thuẫn giai cấp. Một mặt kìm hãm giai cấp tư sản Việt Nam, mặt khác lại đầu tư nhỏ giọt vào các ngành kinh tế then chốt, nếu nhìn bề nổi hàng hoá sản phẩm tiêu dùng tăng trưởng, nhưng thực chất thu nhập quốc dân vẫn là một nước phải khai hoá văn minh, phụ thuộc vào “nước mẹ”.

 

ở nước ta những ngành kinh tế mạnh chưa được đầu tư, quan tâm phát triển mà chỉ đầu tư những ngành có lợi cho buôn bán thông thương, xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận.

 

1. Kinh tế công nghiệp

 

Pháp mở cuộc tấn công nước ta tháng 8 – 1856 đến năm 1884 độc chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, theo hoà ước nhà Nguyễn công nhân quyền cai trị của nước Pháp. Pháp thiết lập bộ máy cai trị Liên bang Đông Dương, giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện một số người như Hồng Tân Hưng, Quảng Nam Hiệp thương, Công ty Hưng Long, Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi… Sau đó, ra đời các hãng buôn lớn: Sơn Nguyên Sơn Hà, Công ty Liên Thành, xưởng dệt Lê Phát Vĩnh, Hiệu thêu Đình Long, Hiệu ảnh Khánh Kỳ, Công ty sản xuất Điện Tùng Long, Phan Thiết, Ngân hàng Việt Nam Lê Văn Giồng, Sài Gòn, Công ty Tiên Long, Hưng nghiệp, Thanh Hoá, Công ty nấu rượu Văn Điển, Lò Bát Thanh Trì, Hưng Ký ở Yên Viên, sản xuất thuỷ tinh, Tập đoàn Cao su Trương Hoà Phát, ngành than tuyển mộ công nhân mỏ, mở đồn điền[1]… Nhìn lại mới thấy kinh tế công nghiệp lạc hậu và nhỏ bé, người Pháp tập chung phát triển buôn bán ở các đô thị, liên kết với giai cấp tư sản mở một số đồn điền, các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, một vài nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhưng sự thông thương và kinh tế công nghiệp nhẹ phát triển tạo thành những đô thị dân cư, có nhu câu văn hoá, nếp sống mới.

 

Cuộc khai thác Đông Dương lần thứ nhất 1890 – 1918 [2], Pháp đầu tư các ngành: khai thác mỏ 249 triệu, nông nghiệp 40 triệu, giao thông 128 triệu Phrăng. Giao thông phát triển mạnh, xây dựng cầu cảng, đường sắt, đường bộ xuyên Việt, thuận lợi đi lại, buôn bán. Đông Dương là thuộc địa độc chiếm của Pháp, chủ yếu là Việt Nam, các chủ tư bản Pháp độc quyền mở đồn điền, liên kết với các tư bản Việt Nam, các hãng buôn lớn mở công sở ở Bắc – Trung – Nam Kỳ.

 

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 1919 – 1930 về mục tiêu như lần thứ nhất, vơ vét thuộc địa làm giầu nước Pháp để nhanh chóng thoát khỏi sự trì trệ kinh tế, chính trị xã hội. Sau cuộc chiến tranh lần thứ nhất, Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1919 – 1929, nên trở thành con nợ lớn nhất trong các nước tư bản. Do đó, cuộc khai thác lần thứ hai có những thay đổi căn bản, vốn đầu tư vào các nước thuộc địa là của tư bản tư nhân, đầu tư trọng yếu vào nông nghiệp. Đây là những thay đổi trong cuộc khai thác Đông Dương lần thứ hai của Pháp với các nước thuộc địa.

 

Qua hai cuộc khai thác Đông Dương lần thứ nhất, lần thứ hai có những thay đổi căn bản, về kinh tế phát triển giao thông, buôn bán, các ngành thủ công, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp… làm thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp phong kiến sang nền kinh tế tư bản thành thị, tạo điều kiện thay đổi về tư tưởng và quan hệ xã hội.

 

2. Kinh tế nông nghiệp

 

Cuộc khai thác Đông Dương lần thứ nhất đầu tư cho nông nghiệp thấp nhất, thực hiện chính sách “cướp đoạt ruộng đất” [3], ở Nam Bộ nhiều đại địa chủ Pháp như LiKa, GoBe, Dmong, PoDa, LaBe, EmoTy… có 2000, 3000 ha đất canh tác. Chính phủ Pháp đánh thuê nặng các loại thuế để tăng thu ngân sách, chỉ tính riêng thuế giảm thu mỗi năm đem lại 32.000.000 phrăng, xuất khẩu gạo 1,4 triệu tấn năm… đây là những nguồn lợi khổng lồ là kết quả của cuộc khai hoá văn minh của Pháp ở Đông Dương. Cùng với sự thu lợi nhuận, Pháp đã chú trọng tới các mặt văn hoá xã hội trên ba mục tiêu: đem văn minh phương Tây vào Việt Nam là khoa học kỹ thuật Tây, đào tạo lớp trí thức Tây học, ủng hộ những người thân Pháp bắt tay với các trí thức, tư sản, ngăn cấm những xu hướng dân chủ tiến bộ. Cuộc khai thác lần thứ hai, đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu phrăng, khai hoang hàng trăm đồn điền cao su, miệt vườn… Các chủ đồn điền Pháp – Việt ra sức bóc lột lao động sống, tận thu sức lao động giản đơn của tá điền. Nhưng sự phát triển các đồn điền tạo bước ngoặt đổi mới nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, ra đời các đồn điền mới: chè, hạt tiêu, cà phê, cam dừa… Các hãng cao su nổi tiếng ở Việt Nam, những ai sống dưới thời Pháp sẽ không quên hàng tiêu dùng của hãng Misơlanh, Công ty Đất đỏ, Công ty Cây trồng nhiệt đới…

 

Sự phát triển nông nghiệp lúa và cây công nghiệp đã ra đời các ngành công nghiệp như chế biến, khai khoáng, than đá, khai thác mỏ… phát triển ngoại thương, nội thương và giao thông vận tải tạo thành cái trục cấu trúc kinh tế xã hội mới: Công nghiệp – Nông nghiệp – Nội ngoại thương – Giao thông vận tải. Sự đổi mới xã hội nông thôn Việt Nam, tạo thành những khu vực dân cư văn hoá mới. Đây là bước phát triển của cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam sau hai lần khai hoá văn minh Pháp.

Nhà nước Pháp vừa khai thác là bóc lột, tận thu các sản vật và nhân lực ở Việt Nam, nhưng mặt khác đã đầu tư kỹ thuật, cơ cấu kinh tế mới làm thay đổi nền kinh tế nông nghiệp dần thoát khỏi chế độ phong kiến bảo thủ lạc hậu, kém phát triển, hướng tới văn minh.

 

 

 

3. Tình hình văn hoá tư tưởng  xã hội Việt Nam

 

Sau khai hoá Đông Dương lần thứ hai, dù còn nhiều hạn chế về phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp nặng nhưng đã làm thay đổi nền tảng kinh tế Việt Nam, xuất hiện nền kinh tế nhiều ngành có cấu trúc

[1] Theo trang 126 – 127 Giỏo trỡnh Lịch sử – Trường Trung học Lưu trữ 1996.

[1] Theo trang 226 – 228, đưa theo cuốn Tiến trỡnh lịch sử Việt Nam – NXB Giỏo dục, 2001.

[1] Theo trang 226 – 228, đưa theo cuốn Tiến trỡnh lịch sử Việt Nam – NXB Giỏo dục, 2001.

 

 

mới. Hình thành mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành kinh tế ra đời những thị trấn, thị xã, thành phố đông dân cư, từng bước thành thị hoá đời sống nhân dân.

Những khu dân cư mới, xuất hiện mô hình sản xuất, quan hệ xã hội mới, dân trí nâng cao, phổ biến chữ quốc ngữ thay cho chữ hán, chữ nôm. Sự phát triển chữ quốc ngữ khai sáng dân chủ cho nhận thức trí tuệ, phổ biến khoa học kỹ thuật,  mở cửa tiếp nhận các hình thái văn học nghệ thuật Pháp vào nước ta. Vào những năm đầu thế kỷ XX, khoảng năm 1919 – 1920 là sự gặp gỡ hai giá trị văn hoá, văn hoá nho giáo và văn hoá ngoại nhập. Sau những năm 20 và 30 của thế kỷ trước nổi lên ba nền văn hoá, văn hoá nho giáo, văn hoá mới (văn hoá tiến bộ cách mạng), văn hoá thực dân. Văn hoá nho giáo là nền văn hoá truyền thống có phần già cỗi bảo thủ, nếu chỉnh sửa đôi chút sẽ phù hợp hơn. Nền văn hoá tiến bộ cách mạng đang hình thành, phát triển vào các tầng lớp trí thức yêu nước và nhân dân lao động, sau này là sức mạnh cách mạng giải phóng dân tộc. Nền văn hoá  thực dân nô dịch, có tiến bộ và phản động. Những chủ chương của nước Pháp tuyên truyền cho Pháp Việt bang giao, cam chịu đô hộ nhằm ổn định xã hội để đầu tư khai thác. Phù hoạ cho những chủ trương ấy, có các nhà truyền giáo, bồi bút đề cao chính quốc, công kích những người cách mạng có tư tưởng văn hoá tiến bộ. Những trào lưu tư tưởng khai sáng văn hoá là sự ra đời các tờ báo năm 1865, tờ Gia định báo, năm 1901, Nông cổ min đàm, năm 1917 xuất hiện tờ Nam phong của Phạm Quỳnh, năm 1919 Hội khai trí tiến Đức, có một số tờ báo mang tính dân tộc, cách mạng như Clochefebéc (chuông rạn[4]) Lannam nước nam của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường… Nhiều thành phố lớn Hà Nội, Huế, Sài Gòn ra đời các nhà xuất bản, đó là nơi công bố những tác phẩm văn học Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, thay cho chữ nôm. Năm 1925, ra đời tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, năm 1922 vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long ; Bạn và vợ, Nguyễn Hữu Kim, Hoàng Mộng Điệp, Vi Huyền Đắc, Chàng ngốc, Nam Xương… Đây là những tác phẩm văn học đầu tiên công bố theo một lối cấu trúc tác phẩm, văn phong có ngôn ngữ mới được công chúng hâm mộ. Những tác phẩm văn học, sân khấu đầu tiên ấy mở đường cho sự ra đời các dòng văn học hiện thực phê phán, lãng mạn và cách mạng, phản ánh hiện thực con người mới sau này.

 

Sự khai hoá đông dương lần thứ nhất, lần thứ hai, kết quả đem lại thật bất ngờ, người Pháp thu lợi, nhưng sự trả giá cũng không nhỏ, sắp đến lúc “thày phù thuỷ không điều khiển nổi âm binh”. Những biến đổi kinh tế, văn hoá, tư tưởng đang lay động xã hội thuộc địa mà người Pháp muốn giữ yên để cai trị. Những tư tưởng văn hoá tiến bộ xã hội đang biến thành sức mạnh, là động lực phát triển các mặt đời sống tinh thần nhân dân. Những phong trào cải cách xã hội xuất hiện như Khai trí, Duy tân… kéo theo sự cải cách văn hoá nghệ thuật, có sự châm ngòi do các trào lưu văn hoá nghệ thuật nước ngoài tràn vào nước ta, trên mảnh đất Nam Bộ bao giờ cũng là sự mở cửa với phương Tây từ xa xưa và cả hôm nay.

 

4. Sự phát triển ca nhạc tài tử carabộ

 

Nghệ thuật phương Tây, chủ yếu là nghệ thuật Pháp theo các trào lưu văn hoá vào nước ta nhiều loại hình ca nhạc, múa và sân khấu… Hoà nhập vào phong trào cải cách xã hội, cải cách văn hoá nghệ thuật, nâng cao dân trí theo hướng thẩm mỹ mới. Sự ra đời các tờ báo, tạp chí, các nhà xuất bản là điều kiện phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật bằng văn bản sâu rộng trong nhân dân, có ý nghĩa thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách xã hội. Những phong trào cải cách xã hội, là điều kiện xuất hiện nhu cầu văn hoá thẩm mỹ mới từ những vùng dân cư do nền kinh tế tạo ra. Sự chuyển hoá cơ cấu kinh tế công thương, nông nghiệp, tập chung các khu dân cư tạo sự biến đổi sâu sắc trong xã hội Việt Nam, xuất hiện các dòng văn hoá tư tưởng mới tác động vào nghệ thuật.

 

Vào thời gian ấy, ở Nam Bộ phong trào ca nhạc tài tử phát triển mạnh ra đời nhiều hình thức đàn ca tài tử, nhạc phong tục, nhạc lễ, nhạc thính phòng… một bộ phận đàn ca tài tử hình thành hình thức sân khấu. Nhưng ca nhạc tài tử là hình thức ca nhạc dân gian, ngay cách đặt tên của người xưa gọi là: ca nhạc tài từ, nghĩa là những người chơi nhạc tài tử, tuỳ hứng, tự do đàn hát, ứng tác một cách tài tử bẩm sinh. Những người chơi nhạc này không mang tính chuyên nghiệp, có thể suy đoán rằng họ là những nghệ nhân dân gian chơi nhạc theo cảm hứng, không phải là một nghề kiếm sống. Theo nhiều tài liệu và các nghệ nhân kể lại, những người chơi nhạc tài tử xuất hiện từ năm 1890 ở miền Đông Nam Bộ có nhóm nhạc tài tử thường đàn ca trong đám giỗ, làm nhà mới, cưới hỏi… Muốn ra đời một nhóm nhạc tài tử thì trước đó chắc hẳn là có những nghệ nhân chơi đàn tự do, chỉ để mua vui bạn bè, giải trí cá nhân. Sau đó, người nọ truyền lại người kia học truyền nghề lẫn nhau đi tới hình thành, ra đời các nhóm nhạc đàn ca. Những nhóm nhạc ấy, biểu diễn vui bạn bè và mừng cất nhà, cưới hỏi… mọi người

 

[1] Theo sách đó dẫn, trang 254.

 

 

thấy hay bắt chước làm theo thành ra trào lưu, phong tục chơi nhạc trong những ngày vui. Đó là quá trình hình thành, ra đời ca nhạc tài tử Nam Bộ từ dân gian đến ca nhạc phong tục, nghi lễ.

 

Nhạc dân gian là nền ca nhạc xuất hiện sớm nhất, xuất hiện đầu tiên làm nền tảng cho các hình thức ca nhạc sau này. Phải trở lại nguồn gốc âm nhạc, xuất phát từ tâm lý bản ngữ ra đời nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc ra đời cùng với sự xuất hiện ngôn ngữ, công cụ lao động sản xuất, đó là giòng ca nhạc dân gian đầu tiên của loài người. Giòng ca nhạc dân gian ấy phát triển lên chuyên nghiệp mới phân chia thành các loại nhạc phong tục, nhạc lễ, nhạc của các loại hình nghệ thuật. Từ nhạc dân gian đến nhạc phong tục là bước phát triển thứ hai của ca nhạc dân gian. Nhạc phong tục là âm nhạc biểu diễn phục vụ những thói quen sinh hoạt của nhân dân tạo không khí vui chơi như tục cưới hỏi, tục đón dâu, tục hội làng… Sau phần lễ đến phần hội, có nhạc vui chơi. Nhạc nghi lễ là nhạc chuyên hoà tấu trong các hình thức lễ nghi như lễ nhập điền, vào hè, lễ đón rước thần linh… Âm nhạc xuất hiện với những bài cúng lễ, hoặc nhạc nghi lễ trong các nghi thức ngoại giao, phong chức… Sau này, nhạc nghi lễ có nhiều loại tổ chức nghi thức khác nhau. Sự chuyển hoá nhạc dân gian chuyển lên nhạc phong tục, nghi lễ… những hình thức sinh hoạt này thường đi liền với nhau. Nhưng nhạc phong tục có trước nhạc lễ, bởi phong tục là những tục lệ do thói quen của một gia đình, gia tộc hay một cộng đồng người. Hình thức phong tục có trước, sau tục thiêng mới đến nghi lễ. Do đó, nhạc lễ có sau nhạc phong tục. Nhìn lại tiến trình lịch sử khí nhạc Việt Nam, nhạc lễ đến thời Lý năm 1010 có dàn nhạc lễ thời Lý, tuy nhiên tư liệu này chưa phải là đầu tiên, duy nhất. Nhưng đó là một biểu hiện nhạc lễ sinh sau, hoàn thiện sau nhạc phong tục.

 

Từ đó, để xét ca nhạc tài tử Nam Bộ là giòng ca nhạc dân gian Nam Bộ của những cư dân mới lập nghiệp ở miền đất khẩn hoang. Những nhóm nhạc tài tử ấy, chơi vui, sau đó ra đời nhạc phong tục đến nhạc lễ. Nhạc lễ đi vào trình thức là nhạc thiêng có luật lệ để hiến dâng thánh thần, không phải biểu diễn cho dân chúng. Từ đó, nhạc tài tử có hai giòng, một là dân ca tài tử, hai là nhạc nghi lễ.

 

Ca nhạc tài tử khi phát triển thành phong tục, nghi lễ đã ra đời các nhóm tài tử có tính chuyên nghiệp đi hoà tấu trong nhân dân. Sự phát triển ấy, tạo ra những hình thức cách tân ca nhạc tài tử, sáng tác bài bản mới, đặt lời ca mới cho phù hợp với các hình thức phong tục, nghi lễ. Nhạc nghi lễ ra đời một bước hoàn chỉnh bài bản âm nhạc, dàn nhạc hoà tấu cho các hình thức nghi lễ. Do đòi hỏi thực tiễn cuộc sống, nhạc tài tử ngày càng cải cách, nâng cao cho hợp với các nhu cầu của công chúng, từ đó nhạc công, nhạc sĩ ra sức sáng tác, đặt lời ca, nâng cao kỹ thuật biểu diễn dẫn đến sự phát triển phong phú các hình thức ca nhạc tài tử. Năm 1910 đến 1918, nhạc tài tử cải cách điệu Tứ đại oán thành trò diễn xướng dân gian carabộ, đây là sự hình thành hình thức sân khấu đầu tiên ở Nam Bộ.

 

Sau khi độc chiếm Đông Dương, người Pháp ở Sài Gòn có Nhà hát tây, các đoàn nghệ thuật Pháp sang diễn quanh năm, sáu tháng mùa khô các đoàn nhạc kịch Opera diễn thường xuyên. Sự biểu diễn nghệ thuật ấy nhằm phục vụ người Pháp, nhưng những trí thức, những người thân Pháp thường vào xem, điều ấy tác động tới những người Việt có tư tưởng đổi mới. Theo trang 39 cuốn Lịch sử sân khấu Việt Nam – Viện sân khấu xuất bản năm 1987 viết: … “xem cách trình diễn với màn, cảnh, có thời gian tạm nghỉ diễn để khán giả có thể giải lao, lại có những tấm phông, đề sơn thuỷ, panô; không có trống chầu đưa hơi, không có dàn nhạc người lộ liễu, không có điệu bộ ước lệ như hát bội”.

 

“Riêng trang trí, sân khấu hát bội trước đây chỉ có thợ mã, chứ không có thợ vẽ. Người ta thường trang trí trên sân khấu một cách ước lệ bằng đồ mã, vải mầu… rất có thể những tấm phông ở Nhà hát Tây Sài Gòn đã gợi ý người ta vẽ những tấm phông cảnh sơn thuỷ, triều đình, tư thất… Khi diễn đến cảnh nào thì thả tấm phong vẽ cảnh đó xuống, hết cảnh lại kéo lên. Sau đó người ta sử dụng cánh gà, cảnh triều đình thì thả cánh gà vẽ cột rồng xuống; cảnh rừng thì thả cánh gà vẽ sơn thuỷ xuống”.

 

Hai đoạn trích dẫn trên nói lên sự mới lạ, khác biệt của sân khấu Tây vào Nam Bộ, sau đó là sự ảnh hưởng sân khấu Tây đầu tiên tác động đến hình thức trang trí của hát bội. Hát bội trang trí ban đầu sơ lược mang  tính biểu trưng, sau khi ảnh hưởng nhạc kịch Pháp, hát bội chuyển sang tả thực. Đây là sự đổi mới hát bội, do ảnh hưởng sân khấu Pháp, đem đến công chúng một hướng biểu diễn, thẩm mỹ mới.

 

Sau cùng là sự tác động của văn học Pháp, qua những vở nhạc kịch Opera rất gần với cải lương có hình thức ca nhạc, hát nói (resitatip), giúp các soạn giả diễn viên hát bội nghĩ đến cải cách hát ca. Sự hợp tác các soạn giả với diễn viên đã không ngừng cải cách hát bội, đầu tiên là cải cách điệu hát Nam của tuồng gần với hình thức hát nói của kịch Tây, “Gánh này diễn nửa hát bội, nửa kịch, xiêm y áo giáp thì mượn xưa nhưng diễn tả thì đã theo tân thời, nói lối xuông không hát Nam, hát Khách” [5]. Đoạn trích trên là một dẫn giải về cải cách hát bội từ hai điệu hát Nam, hát Khách thành nói lối, sau này nhập vào trò diễn carabộ, tiền đề của sân khấu cải lương.

 

Còn nhiều tư liệu của các nhà nghiên cứu cải lương Nam Bộ như Nguyễn Ngọc Bạch, Vương Hồng Sến, Trần Văn Khải… các báo trí Sài Gòn như Lê Hoàng Mưu, viết trên báo và kêu gọi thay chữ hát bội bằng “hát bộ”, sau đó nhiều người sử dụng thuật ngữ “hát bộ”. Qua đó, cho thấy cải cách hát bội chuyển dần sang hát bộ. Hát có điệu bộ minh hoạ mở đầu cho nghệ thuật diễn cải lương sau này bằng hình thức hát bộ – ca và bộ.

 

Qua những dẫn giải trên làm sáng tỏ hoàn cảnh ra đời sân khấu cải lương, cải cách hát bội từ điệu hát Nam thành nói lối trong trò diễn carabộ. Hình thức diễn tuồng do cải cách hát bội, nên cách diễn đã thay đổi gọi là hát bộ, nghĩa là hình thức diễn có điệu bộ minh hoạ cho lời ca, tiền thân của nghệ thuật ca diễn cải lương. Sự ra đời sân khấu cải lương đã có điều kiện hình thành:

 

- Sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội

- Sự tiếp nhận, ảnh hưởng sân khấu Pháp dẫn đến cải cách nghệ thuật, ca múa, nhạc tài tử và hát bội.

- Nhu cầu công chúng đòi hỏi một nền văn hoá nghệ thuật mới.

 

Đây là những điều kiện thúc đẩy sự ra đời sân khấu cải lương, một hình thức nghệ thuật mới phục vụ công chúng các đô thị Nam Bộ. Từ nhu cầu thực tiễn công chúng gắn với các phong trào dân chủ, cải cách xã hội, giòng ca nhạc tài tử phát triển mạnh. Năm 1910 đến 1914 xuất hiện hàng loạt các ban đàn ca tài tử, “Năm 1910 ở Mỹ Tho có ban tài tử Nguyễn Tống Triều được chọn đi diễn tại Pháp năm 1911”[6]. Sau Tống Triều “thương lượng với nhà hàng Minh Tân khách sạn ở ngay ga xe lửa Mỹ Tho – Sài Gòn giúp vui cho thực khác”. Từ năm 1911, ca nhạc tài tử không chỉ biểu diễn là nhạc phong tục, nghi lễ ở nông thôn Nam Bộ, ca nhạc tài tử có tính chuyên nghiệp cao đại diện cho giòng ca nhạc dân tộc bản địa đi diễn ở Pháp. Sau đó phát triển thành ca nhạc thương mại biểu diễn ở các sân khấu, nơi đông người, nhà hàng, khách sạn có doanh thu, có những ca sĩ, nhạc công sống bằng nghề đàn ca tài tử. Trong lịch sử ca nhạc tài tử có nhiều nhạc công giỏi tên là Triều, đó là các ông: Tư Triều người đàn hay nhất (tức Nguyễn Tống Triều ở Cái Thia) còn Trần Văn Triều người Rạch Gầm, riêng ông Bảy Triều người sáng tác bản Oán đậm chất Nam Bộ. Sau ban tài tử Tư Triều có hàng loạt các ban: Hồng Triều ở Vĩnh Long, Ban kinh kịch Quờn, Ban ái Nghĩa, Cần Thơ, Ban Bảy Đồng, Sa Đéc, Ban Ba Chột, Bạc Liêu…

 

Theo ông Trần Văn Khải viết: “năm 1912 ở Mỹ Tho, hai bên sân khấu có cây kiểng, xem rặm đám và khán giả có cảm giác đứng trước các phòng khách hạng trung lưu. Cách bài trí sân khấu nầy tuy đơn giản, nhưng nó gợi cho các nhà dàn cảnh cải lương mai hậu” (trích trang 83 sách đã dẫn). Ông Trần Văn Khải dẫn từ năm 1912, ca nhạc tài tử doanh thu, có phong cảnh gợi mở cho trang trí cải lương sau này, là kết quả của từng bước đổi mới ca nhạc tài tử có tính trình diễn sân khấu. Đến đây ca nhạc tài tử có ca nhạc phong tục, nhạc lễ, ca nhạc sân khấu, ca nhạc thính phòng, nhạc doanh thu là sự phong phú của ca nhạc tài tử. Những dẫn chứng trên còn nói rằng ca nhạc tài tử phát triển mạnh ở các đô thị đồng bằng Nam Bộ, sau đó mới tác động lên thành phố Sài Gòn. Vào năm 1914, ông chủ cửa hàng Cửu Long Giang đã mời các nhóm tài tử Nam Bộ lên diễn ở Sài Gòn. Theo ông Trần Văn Khải cho biết: “bài Tứ đại oán cải biên thành lối carabộ năm 1914, lúc đầu là văn kể chuyện do cô Ba Đắc ca, có dàn nhạc tài tử mặc quốc phục ngồi trang nghiêm trên bộ ván tứ, đến năm 1915, ông phó Mười Hai ở Vĩnh Long quy tựu anh em tài tử, rồi cho ba người thủ vai Bùi ông, Bùi Kiệm, Nguyệt Nga, đứng trên ván vừa ca vừa ra bộ”. (trích trang 84)

 

Bài Tứ đại oán, dựa trên lời thơ trích đoạn Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga được cải biên thành trò diễn carabộ năm 1914, do có Ba Đắc diễn là một trò diễn xướng dân gian với nghệ thuật độc diễn, một người diễn nhiều vai, giao lưu với công chúng. Đây là khởi hình của trò diễn xướng dân gian tiền sân khấu, đến năm 1915, trò diễn carabộ hình thành một trò diễn sân khấu, có đối thoại bằng văn xuôi, có ca, nói lối với ba người vào vai diễn của ba nhân vật trong trích đoạn Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga. Trò diễn carabộ có tính sân khấu diễn khắp các tỉnh Nam Bộ, lên thành phố Sài Gòn, được công chúng hâm mộ là một hình thức nghệ thuật mới.

Đây là trích đoạn Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga, diễn carabộ là hình thức diễn xướng độc diễn do cô Ba Đắc cải biên năm 1914 ở Cái Thia:

 

 

 

Kiệm từ khi thi rớt trở về

Bùi ông mắng nhiếc nhún trề

Cũng tại mầy ham bề vui chơi

Kiệm thưa: tài bất thắng thời

Con dễ nào không lo bề công danh

Tuổi con còn xuân xanh

Công ơn mẹ cha, con chưa đáp đền đó cha ơi

Bùi ông nghe

Tiếng nỉ non vuốt ve khuyên Kiệm

Thôi con ở lại nhà

Đặng hôm sớm với cha

 

Khi phát triển thành một trò diễn sân khấu, ông phó Mười Hai cho ba người trình diễn với các vai: Bùi ông, Bùi Kiệm, Nguyệt Nga, có đối thoại và ca giống như một lớp trong các kịch bản cải lương. Trò diễn sân khấu này ra đời năm 1915, tại Vũng Liêm:

Bùi ông hỏi: Sao? Việc thi cử thế nào

Bùi Kiệm ca Tứ đại: Da thưa cha, con nay thi rớt trở về

Bùi ông ca tiếp: Kiệm à! Nghe qua tao tức tối trăm bề

Cũng tại bởi mày, sao ham bề vui chơi

Bùi Kiệm nói: Thưa cha! Tài bất thắng thời…

Bùi ông nói: Già đây nghe tiếng nỉ non…

(trích trang 85 sách đã dẫn)

 

Những tác động sân khấu Pháp vào giới trí thức văn nghệ sĩ, đã hình thành sân khấu cải lương. Từ 1910 ca nhạc tài tử, đến năm 1914 ra đời trò diễn carabộ, tiền thân sân khấu cải lương. Tại các tỉnh Nam Bộ có nhiều ban carabộ như AndreThận, Hội Lương Hữu, Phán Nhuận, Năm Tú… Hầu hết các ban tài tử doanh thu trước đây, chuyển sang diễn carabộ. Trò diễn carabộ thời bấy giờ là một hình thức sân khấu mới được công chúng hào hứng đón xem, tiếng đồn tới mọi miền đất nước. Vào năm 1919, nhiều gánh carabộ ra Bắc diễn như Sáu Súng, Phước Hội… quảng cáo diễn cải lương nhưng lại diễn carabộ và tuồng cổ, chưa có cải lương. Tại sao những gánh carabộ mượn danh cải lương quảng cáo, vì carabộ đã phải nhường chỗ cho sân khấu cải lương ra đời vào năm 1918. Nghệ thuật cải lương mới hấp dẫn, nhưng chỉ một số đoàn có vở cải lương, còn hầu hết các đoàn chỉ diễn carabộ, họ coi đó là cải lương, sau một thời gian bị mất khán giả phải về Nam. Công chúng biết đến sân khấu cải lương, coi carabộ là một trò diễn sân khấu đã cũ, buộc các đoàn phải diễn cải lương mới có doanh thu. Đó là điều kiện ra đời sân khấu cải lương, bao gồm các nguyên nhân:

 

- Cải cách hát bội trước đòi hỏi của công chúng.

- Sự phát triển ca nhạc tài tử, ca nhạc biểu diễn doanh thu có tính sân khấu.

- Trò diễn carabộ phát triển thành một lớp diễn sân khấu cải lương.

Những bước phát triển ca nhạc tài tử kết hợp với trò diễn carabộ, sau một thời gian phát triển đã ra đời sân khấu cải lương.

 

II. Sự ra đời sân khấu cải lương

 

1. Nguồn gốc thuật ngữ carabộ và cải lương

 

Một quan niệm, nhận thức phổ biến của giới nghiên cứu và công chúng sân khấu cho rằng những thuật ngữ: carabộ, cải lương, do giới cải lương đặt tên cho bộ môn sân khấu mới ở Nam Bộ được công nhận như một chân lý tuyệt đối. Nhưng mỗi thuật ngữ ra đời xuất phát từ cơ sở xã hội thiết lập nên khái niệm ngôn ngữ, ngữ nghĩa, bởi mỗi khái niệm ngôn ngữ ẩn chứa nội dung phát triển, miêu tả cái mới. Khái niệm ngôn gữ có nguồn gốc cơ sở cấu trúc miêu tả bên ngoài và bên trong của nội dung mỗi khái niệm đơn luận. Mỗi khái niệm thường có hai thành phần, khái niệm định nghĩa và đặc trưng nội dung của cái được định nghĩa. Những điều ấy, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người, là chủ thể sáng tạo ra khái niệm ngôn ngữ, nên cần tìm lại nguồn gốc một số thuật ngữ sân khấu cải lương để khẳng định thêm những điều đã biết và những cái lịch sử có trách nhiệm phát hiện.

 

Nguồn gốc thuật ngữ carabộ và cải lương tất nhiên là quyền sử dụng của giới sân khấu, nhưng ai là người đặt tên những khái niệm ấy liệu có phải là giới sân khấu? Nhiều tư liệu đã dẫn những thuật ngữ ấy không phải của giới sân khấu, nhưng không hiểu sao mọi người cứ quên đi, áp đặt là do giới sân khấu sáng tạo ra. Thuật ngữ carabộ hoặc hát bộ… xung quanh chữ bộ. Các nhà nghiên cứu cải lương đều trích dẫn lẫn nhau, ông Vương Hồng Sến hay dẫn lời của ông Trần Văn Khải, hoặc một số nhà báo thời trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tới nay các công trình nghiên cứu cải lương chỉ có thể dựa vào ba nguồn tư liệu, một là các báo, tạp chí trước cách mạng có tính khách quan. Hai là tham khảo các công trình đã công bố của các nhà nghiên cứu cải lương lão thành. Ba là hỏi lại các nghệ nhân còn sống để đối chiếu các nguồn tư liệu, so sánh, loại trừ và khẳng định cái đích thực.

 

Theo ông Vũ Đào trong cuốn sơ thảo lịch sử sân khấu cải lương trang 24 viết: “Cô Ba Đắc ca rất hay, mà cô có cái tài đặc biệt về lối “đại lang dặm”, Bùi Kiệm dặm thêm nhiều câu trớ trêu nghe tức cười. Ban đầu cô ngồi nói, sau có người biểu cô: “nói có ra bộ mới hay”. Nhờ rạp hát bóng có sân khấu rộng rãi, cô đứng ra bộ”. Qua tư liệu đã dẫn chữ bộ do quần chúng sử dụng chứ không phải do giới cải lương nghĩ ra, nhưng còn nhiều tư liệu thời ấy chứng minh chữ bộ, carabộ, do các ký giả, là nhà báo viết trên báo. Theo ông Vương Hồng Sến trong cuốn Hồi ký 50 năm mê hát, trang 32 viết: “Cô Ba Đắc ca bài Tứ đại oán với giọng gần như đối đáp, nhưng cô không ra bộ. Sau về nhà ông Phó Mười Hai, nảy ra ý kiến cho người ca đứng trên bộ ván tứ có ra bộ. Điệu carabộ phát sinh từ lối năm 1915 - 1916”. Qua ông Vương Hồng Sến, khẳng định carabộ ra đời năm 1915 – 1916, theo nhiều nguồn tư liệu khác cho rằng carabộ ra đời năm 1914, đây là dấu mốc xác định theo nhiều ý kiến giống nhau, có thể khẳng định người sáng tạo ra trò diễn carabộ là ông Phó Mười Hai.

 

Qua so sánh, tham khảo nhiều tư liệu của các báo, tạp chí trước cách mạng, các nhà nghiên cứu cải lương lão thành, có thể khẳng định nguồn gốc thuật ngữ carabộ, hát bộ… do các nhà báo sử dụng khái niệm: carabộ, viết gần với tiếng Pháp là carabo, lúc đầu họ kêu gọi mọi người bỏ chữ hát bội thay bằng hát bộ. Sau đó, gọi là hát có ra bộ và chuyển thành carabộ (carabo).

Quá trình ra đời sân khấu cải lương là quá trình hình thành, phát triển nhiều yếu tố, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong nẩy sinh ra nghệ thuật cải lương. Hai chữ cải lương đến nay còn nhiều cách giải thích khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lấy từ hai chữ đầu của hai câu thơ:

 

Cải cách hát ca theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sách văn minh.

 

Hai câu thơ này do hai ông Nguyễn Quốc Biểu, Lâm Hoài Nghĩa viết thành hai câu đối treo trước cửa rạp đường Yecxanh, Sài Gòn năm 1920, theo báo Nông cổ mín đàm đăng ngày 19 – 7 – 1917 số 38, gọi các ban hát diễn tuyên truyền cho chiến dịch Pháp Việt hữu hảo là “cuộc hát cải lương”[7], ông Lương Khắc Ninh có ban hát bội, là chủ bút tờ Nông cổ mín đàm ra đời năm 1901 là tờ uống trà nói chuyện về nông nghiệp, số ra ngày 21 – 8 – 1917, đã vạch trần những vở diễn của các ban hát lúc ấy, chỉ là hát bội cải biên, không phải hát cải lương. Lại theo báo Nông cổ mín đàm ra ngày 28 – 3 – 1917 viết: “ở Sài Gòn 1905 có diễn thuyết về Hí viện cải lương”, thêm một số nhà nghiên cứu lại dẫn vào năm 1918, ông Năm Tú, trương biển hiệu “Ban hát cải lương Châu Văn Tú”, ông coi đó là một phát minh thương hiệu của riêng mình, nghiêm cấm các ban hát khác không được lấy tên là: “cải lương…” Qua những tư liệu đã dẫn, khẳng định chắc chắn hai chữ cải lương không phải do ông Năm Tú tự nghĩ ra, càng không phải do ông lấy hai chữ đầu của hai câu thơ trên gọi là: “cải lương”. Hai chữ cải lương xuất hiện trên báo từ năm 1905, sau đó mọi người đã sử dụng quen thuộc, ông Tú chỉ lấy lại mà thôi. Đây là sự nhầm lẫn của hầu hết giới nghiên cứu và các nghệ sĩ chưa tìm hiểu hết tư liệu, nên vội cho rằng ông Năm Tú người nghĩ ra hai chữ cải lương là một phát minh khai sinh ra tên gọi sân khấu cải lương, hoặc lấy hai chữ đầu của hai câu thơ ghép lại thành tên: “Cải lương”.

 

Hai chữ cải lương ấy, bắt đầu du nhập vào nước ta do các nhà báo, các dịch giả viết giới thiệu trên các báo tuyên truyền cho những tư tưởng phương Tây, trong đó có tráo lưu triết học Chủ nghĩa cải lương (Reformisin). Hai chữ cải lương ra đời từ trào lưu triết học cải lương đã đăng nhiều trên báo trước năm 1905, đến năm 1918, ông Năm Tú lấy lại hai chữ cải lương là thuật ngữ của các nhà báo, dịch giả đã sử dụng. Nhưng nhờ có ông lấy hai chữ cải lương đã trở thành tên gọi, cho một thể loại sân khấu đặc sắc của Nam Bộ. Ông là người đặt tên cho sân khấu cải lương. Chữ cải là luôn cải cách, tiếp nhận các hình thái nghệ thuật đương đại. Chữ cải là luôn cải tiến, cải biến làm mới cái hiện có, chữ lương để nó được lưu truyền trong công chúng, nếu không cải tiến sẽ không lương truyền. Hai chữ cải lương thành tên gọi riêng của một hình thức sân khấu Nam Bộ, hiện nay còn nhiều giả thiết về sự ra đời sân khấu cải lương. Nhưng qua những tư liệu đã dẫn, khẳng định nguồn gốc thuật ngữ carabộ, cải lương là thuật ngữ sử dụng của các dịch giả, các nhà báo, đã sử dụng trước giới sân khấu cải lương.

 

2. Sự ra đời sân khấu cải lương

 

Sự ra đời sân khấu cải lương là quá trình hình thành, phát triển nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài để ra đời một hình thức sân khấu đặc sắc, bản địa Nam Bộ. Nhìn lại qua trình hình thành sân khấu cải lương kết tinh từ sự đổi mới nền kinh tế, chính trị xã hội tạo ra lớp công chúng văn hoá đô thị. Những phong trào cải cách xã hội, văn hoá nghệ thuật, dẫn đến sự cải cách hát bội, cải cách ca nhạc tài tử ra đời nhiều hình thức trình diễn ca nhạc trong đó có một trào lưu ca nhạc tài tử phát triển thành một hình thức ca nhạc sân khấu cải lương.

 

Trước đây nhiều nhà nghiên cứu sân khấu cải lương cho rằng ca nhạc tài tử có nguồn gốc ca nhạc Bắc, từ cái nôi dân ca văn hoá sông Hồng di cư vào Nam. Nhưng mới đây các nhà nghiên cứu âm nhạc Nam Bộ, Lư Nhật Vũ, Thế Bảo… đã chứng minh dân ca Nam Bộ có thang âm điệu thức riêng khác với thang âm điệu thức dân ca Bắc Bộ. Trong công trình “Dân ca Hậu Giang”, các tác giả: Lê Giang, Lưu Nhất Vũ, Văn Hoà, Minh Luân, đã chứng minh các điệu thức dân ca Nam Bộ có sử dụng loại điệu thức thang âm bốn, năm âm, nhưng cấu trúc thang âm khác điệu thức bốn năm âm dân ca Bắc Bộ. Đặc điểm thang năm âm dân ca Bắc Bộ thường thấy là: đồ rề pha son la đố, thang bốn âm : rề pha son la rế … Những thang âm các bài dân ca Nam Bộ cấu trúc thường thấy: là si rê mi pha(#) lá, thang bốn âm: sì mi pha# son# sí, hoặc đồ pha son la đố… Đây là những thang âm đặc trưng khác biệt của cấu trúc âm nhạc dân ca hai miền. Qua đó, khẳng định ca nhạc tài tử bắt nguồn từ dân ca Nam Bộ, có cấu trúc riêng của giòng âm nhạc dân gian bản địa, không có nguồn gốc dân ca Bắc Bộ, dân ca Huế. Thực tiễn vốn bài bản cải lương hiện nay tồn tại nhiều bản nhạc Huế, nhạc Bắc, nhạc Tầu… chỉ là sự tiếp nhận những bản nhạc mới vào bài bản cải lương theo hướng cải lương hoá các bản nhạc ngoại lai, không coi đó là ca nhạc tài tử cải lương có nguồn gốc từ những bản nhạc ấy. Những công trình nghiên cứu âm nhạc dân ca Nam Bộ, làm sáng tỏ tính chất dân tộc bản địa của ca nhạc tài tử cải lương. Sự ra đời sân khấu cải lương có bốn giả thiết:

 

- Giả thiết thứ nhất, theo tờ Tạp chí Đông Dương ra ngày 21-9-1937, viết: “vào năm 1918, tại cuộc hoà nhạc ở nhà ông Tống Hữu Định ở Vĩnh Long, cô Ba Đắc ca lớp Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga, cải lương ra đời từ đấy”. Những người theo thuyết này, coi trò diễn carabộ của ông Tống Hữu Định là sân khấu cải lương? Đây chỉ là trò diễn carabộ, bước đầu hình thành sân khấu cải lương.

- Giả thiết thứ hai, theo ông Đặng Thu Liếng đăng trên tờ Dân mới ngày 12-4-1939, tóm tắt quá trình ra đời sân khấu cải lương từ ca nhạc tài tử đến carabộ, tiến lên sân khấu cải lương.

- Giả thiết thứ ba, các ông Vuơng Hồng Sến, Vũ Đào… cho là từ phong trào Quốc trái diễn cải lương đến gánh hát ông Năm Tú, phát sinh ra hình thức sân khấu cải lương.

- Giả thiết thứ tư, do sự đòi hỏi của lớp công chúng đô thị, thị dân có nhu cầu thẩm mỹ mới từ cải cách hát bội, diễn tuồng theo cách nói lối, có đối thoại,  ca ngâm dần tiến hoá chuyển sang sân khấu cải lương.

 

Qua bốn giả thiết có thể khẳng định sân khấu cải lương ra đời là một quá trình hình thành, phát triển từ:

 

- Một bộ phận ca nhạc tài phát triển lên trò diễn carabộ

- Phong trào cải cách hát bội, diễn tuồng pha cải lương

- Sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng, báo chí, các tác giả, nghệ sĩ đã ra đời sân khấu cải lương.

 

Sự ra đời sân khấu cải lương, số đông các nhà nghiên cứu thống nhất vào ngày 15-11-1918, hoặc năm 1918 là năm ra đời sân khấu cải lương. Có hai ý kiến cho rằng sân khấu cải lương ra đời năm 1919, sau khi so sánh nhiều nguồn tư liệu tôi đồng tình với nhận định của các nhà nghiên cứu và giới báo chí Sài Gòn lấy năm 1918 xuất hiện nghệ thuật cải lương. Người đầu tiên trương biển hiệu “hát cải lương” là ban ca kịch của ông Châu Văn Tú, ông luyện tập hai vở: Kiều Nguyệt Nga và Kim Vân Kiều, nhưng khi công diễn chọn vở Kim Vân Kiều. Người đầu tiên, phát minh ra trò diễn carabộ là cô Ba Đắc. Tác giả đầu tiên của trò diễn carabộ có tính cải lương là ông phó Mười Hai. Tác giả đầu tiên có vở diễn cải lương diễn trọn tác phẩm Kim Vân Kiều, ba đêm mới hết là ông Trương Duy Toản. Phải nói bốn người có công đầu tạo nên sân khấu cải lương là: cô Ba Đắc, ông phó Mười Hai, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) và tác giả Trương Duy Toản.

 

Trước lúc ra đời sân khấu cải lương có ba năm diễn carabộ, diễn tuồng cải biên gần với cải lương như ngày nay ta thường gọi là cải luơng tuồng cổ với hàng loạt các vở: Vì nghĩa quên nhà của Hồ Biểu Chánh, Pháp Việt nhất gia, Gia Long phục quốc… vào năm 1917 tại Nhà hát Tây trên đường Catina Sài Gòn. Những vở hát bội cải biên theo báo Nông cổ mín đàm ra ngày 19-11-1917, lúc đầu diễn đối thoại như diễn kịch, không có hát Nam, hát Khách, “hát tuồng comédie mà răn đời”. Lại trên báo này, hai ông Nguyễn Viên Kiểu và Đặng Thúc Liêng viết “Soạn giả viết toàn văn biền ngẫu, đào kép chỉ nói lối khi thì qua điệu Ai, khi lại trở xuân”… Đến đoạn trích này, sự cải biên hát bội đã trở thành diễn cải lương tuồng cổ. Sự cải cách hát bội qua hai giai đoạn  thử nghiệm, giai đoạn một, diễn tuồng hát bội pha kịch nói từ năm 1915 đến năm 1917, giai đoạn hai diễn tuồng pha cải lương từ năm 1917 đến năm 1918. Đây là điều kiện đầu tiên để các soạn giả viết kịch bản cải lương và dàn dựng theo lối diễn cải lương, lúc ấy chưa ai đặt tên là cải lương tuồng cổ, mà gọi là hát bội cải biên. Một số nhà báo gọi là “cuộc hát cải lương” liền bị phê phán là diễn tuồng cải biên không phải hát cải lương. Những vở hát bội cải biên đầu tiên ấy, đã để lại cho sân khấu cải lương hôm nay có hai giòng hát cải lương: một là cải lương tuồng cổ, hai là cải lương đương đại. Sự ra đời sân khấu cải lương năm 1918 tại Mỹ Tho, là sự giải thoát những bế tắc, luẩn quẩn của sân khấu, văn hoá nghệ thuật, giải toả những bức xúc xã hội ở Nam Kỳ, có ý nghĩa nêu cao tinh thần dân tộc tự chủ. Vào thời gian 1917 đến 1945, nhiều ban hát cải lương diễn các loại cải lương tuồng cổ, cải lương đương đại. Giòng hát cải lương tuồng cổ có gánh Khánh Hồng – Minh tơ ở Sài Gòn thành lập năm 1960, diễn tuồng Tầu pha cải lương, đến năm 1975 đổi tên là Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ. Thuật ngữ “cải lương tuồng cổ” ra đời từ đấy, vào năm 1975, gắn với tên nhà hát. Sau đoàn Minh Tơ, có đoàn Huỳnh Long diễn cải lương cổ.

 

 

 

 



[1] Theo trang 126 – 127 Giáo trình Lịch sử – Trường Trung học Lưu trữ 1996.

[2] Theo trang 226 – 228, đưa theo cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam – NXB Giáo dục, 2001.

[3] Theo trang 226 – 228, đưa theo cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam – NXB Giáo dục, 2001.

[4] Theo sách đã dẫn, trang 254.

[5] [1] Trích trang 27. Hồi ký 50 năm mê hát – Vương Hồng Sến. NXB Phạm Quang Khải – Sài Gũn – 1968.

6Trích trang 83. Nghệ thuật sân khấu Việt Nam – NXB Khai Trớ – Sài Gòn– 1970.

[7] Trích trang 29 – Lịch sử báo chí Việt Nam – Nxb ĐHQG Hà Nội

Tuấn Giang
Số lần đọc: 8344
Ngày đăng: 30.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
50 năm trong một liên hoan - Hiền Lương
Trò chuyện giữa Ea Sola và Hoa Hạ - Nguyễn Thị Minh Ngọc
Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương : Từ ca ra bộ đến hình thành .phần 1 - Nguyễn Ngọc Bạch
Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương : Từ ca ra bộ đến hình thành .phần 2 và hết - Nguyễn Ngọc Bạch
Suy nghĩ về nhạc cải lương - Nguyễn Ngọc Bạch
Cải lương chi bảo: Bạch Tuyết - Thanh Hiệp
Nghệ sĩ Hồng Tuyết “Sân khấu là chổ đứng khán giả là niềm vui” - Võ Quê
Nghệ sĩ Nhân dân Tám Danh - Cây đại thụ của nghệ thuật cải lương - Khuyết danh
Thương nhau hát lý qua cầu - Thanh Bình
Dòng kênh đi từ hướng mặt trời - Thanh Hiền
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)