Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
773
116.470.067
 
Nhạc sĩ Xuân Hồng – Trẻ mãi một giai điệu màu xuân
Nguyễn Thanh

 

 

                                           *     

         * Nhạc sĩ Xuân Hồng (1928-1996) tên thật là Nguyễn Hồng Xuân, người tỉnh Tây Ninh. Ông là một nhạc sĩ kháng chiến, được biết tới nhiều với những ca khúc: Xuân chiến khu, Bài ca may áo, Tiếng chày trên sóc Bom Bo, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Mùa xuân bên cửa sổ… Ông nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã nhận được: + Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam (1965); + Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam; + Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (năm 2000). Ngoài những tác phẩm nổi tiếng kể trên, nhạc sĩ còn có những ca khúc được phổ biến : Chiếc khăn tay, Chiếc đàn ghi-ta của đại đội ba, Hành quân đêm (viết với Trí Thanh), Người mẹ của tôi, Nắng Sài Gòn… Và sau hết là 7 ca khúc phổ thơ của các tác giả : Trần Văn Trà, P.N. Thường Đoan, Lê Minh Quốc, Hồ Thụy Mỹ Hạnh, Vân An, Vũ Hữu Định.

               Thời thanh bình thịnh vượng hôm nay, trong những phút trà dư tửu hậu, người yêu văn nghệ trong nước hay nhắc lại một sự kiện văn nghệ không thể nào quên. Sau ngày thống nhất đất nước, vào khoảng gần thập niên 1980, trong chương trình ca nhạc của các đài phát thanh trong nước, ai cũng từng nghe rồi sau đó thuộc lòng những câu hát ngọt ngào chan chứa hương yêu : “Cao cao bên cửa sổ/ Có hai người hôn nhau/ Đường phố ơi, hãy yên lặng/ Để hai người hôn nhau…”. Giọng hát tình tứ, quyến rũ của các ca sĩ một thời vang bóng lúc bấy giờ như Họa Mi, Ái Vân … và sau đó là giọng ca của : Hồ Quỳnh Hương, Thanh Thúy, Đan Trường… qua các bài hát “Hương thầm” (1), “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (2) - hình như đã hé mở dần lên cái không gian bình minh văn nghệ tươi sáng của thời kỳ mở cửa. Với nghệ thuật sử dụng những ca từ dung dị, đầy hình tượng, mang giai điệu trữ tình, bài thơ tình thời chiến: “Bên cửa sổ” của nhà thơ Song Hảo đã được nhà nhạc sĩ tài hoa Xuân Hồng phóng tác thành ca khúc : “Mùa xuân bên cửa sổ” để mở đầu và chắp cánh bay xa thêm cho những vần thơ tuyệt bút và tạo ấn tượng tình cảm sâu đậm trong lòng người thưởng ngoạn âm nhạc thi ca.

              Đất Tây Ninh với sông Vàm núi Điện hùng vĩ hữu tình còn mang đậm dấu ấn lịch sử - căn cứ địa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam - là một vùng

                                                                1

địa linh nhân kiệt từng đua nở như trăm hoa trong nghệ thuật và bên chiến hào, trong một thời kỳ gian lao nhân dân không ngại hy sinh, dũng cảm đánh giặc giữ nước ở miền Đông Nam bộ. Ngoài một NSUT Thanh Nga (3) nữ hoàng sân khấu cải lương tài sắc vẹn toàn, một thi sĩ nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà tài hoa khả kính (4) trong văn học nghệ thuật…nhạc sĩ Xuân Hồng cũng đã để lại một thành tựu rạng rỡ trên lĩnh vực âm nhạc kháng chiến nước nhà. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân yêu thích nhạc tài tử nên có điều kiện học nhạc ngay từ thuở nhỏ. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, với tinh thần yêu nước như bao thanh niên khác ở quê nhà, Xuân Hồng sớm tham gia cách mạng với nhiệm vụ giao liên. Với năng khiếu có sẵn và lòng đam mê âm nhạc, ông cũng tìm cơ hội đến với văn nghệ ở chiến trường. Những ca khúc của Xuân Hồng bắt đầu ra đời từ năm 1949 khi ông được phân công hoạt động bí mật ở miền Nam. Năm 1960, cộng hưởng với không khí đấu tranh đậm đặc của phong trào Đồng Khởi, bản thân chàng trai yêu nước dạt dào nhiệt huyết Xuân Hồng đã chính thức tham gia quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và làm chính trị C. 40. Cùng thời điểm của bối cảnh chiến đấu, bầu máu nóng của người thanh niên giàu tâm hồn nghệ sĩ càng được hun đúc, nhiều ca khúc mang hình tượng người chiến sĩ cách mạng trung kiên được nối tiếp nhau ra đời trong đó có “Bài ca may áo” . Đó là một ca khúc ngợi ca tình cảm quân dân lành mạnh thời chiến. Tôi còn nhớ, vào những ngày đầu thống nhất đất nước, đó một bài hát sở trường của Hiệu trưởng trường Cấp 3 Thành phố Cần Thơ (sau này là trường PTTH Châu Văn Liêm) : chị Nguyễn Thị Minh Kính, cán bộ giáo dục hồi kết, nhà giáo nhân dân nay đã nghỉ hưu. Là thủ trưởng của tôi, với giọng ca ấm trong lảnh lót, chị thường hay hát tặng ca khúc “Bài ca may áo” cho anh chị giáo viên trong các buổi sinh hoạt văn nghệ vui vầy ở nhà trường. Vốn sở trường về âm nhạc, sau đó (1963), Xuân Hồng được cấp trên tin cậy giao nhiệm vụ thành lập Đoàn văn công của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là thời điểm thăng hoa của một tài năng nghệ thuật, bắt đầu nở rộ với nhiều nhạc phẩm nổi tiếng : Xuân chiến khu (1963), với lời ca trong sáng tươi vui, giai điệu dập dồn, thánh thót “mùa xuân về trong chiến khu, tiếng    chim rừng vang hót khắp nơi. Mùa xuân về trong chiến khu, gió đưa ây rừng cành lá vi vu… Mai vàng, mai vàng đang nở lưng đồi…”  để ca ngợi, động viên kịp thời các chiến sĩ, tiếp thêm sinh lực cho các anh vững bước hành quân giữa mưa rừng khắc nghiệt và dũng cảm xông pha nơi trận tuyến hiểm nguy. Trong một dịp tham gia chiến dịch Đồng Xoài, Xuân Hồng được lệnh hành quân đến sóc Bom Bo, nhạc sĩ đã có sáng tác viết từ cuộc sống hiện thực :Tiếng chày trên sóc Bom Bo

                                                                2

(1966) - nay là ấp I của xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước - với ca từ trẻ trung, sôi nổi – mà chủ đề và giai điệu khiến người yêu nhạc cảm thấy có phảng phất nét gần gũi với nhạc phẩm Khúc ca ngày mùa () của nhạc sĩ nổi tiếng Lam Phương (), có thể coi là một kiệt tác trong sự nghiệp âm nhạc của Xuân Hồng mãi cho đến ngày nay vẫn được giới yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt và yêu thích trình bày đặc biệt trong các buổi liên hoan tập thể hay ở nơi tổ chức dã trại. Người ta kể lại rằng, lúc sinh thời nhạc sĩ Xuân Hồng thiết tha yêu mến mảnh đất Bom Bo, coi địa danh này là quê hương thứ hai đã trót gắn kết bao duyên nợ ân tình máu thịt với nhạc sĩ. Mùa xuân năm 1976, thắm thiết thủy chung tình đất tình người như một nhà thơ đã nói “Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên), nhạc sĩ Xuân Hồng trở về thăm lại sóc xưa, và là người duy nhất được bà con địa phương đón rước bằng voi. Rồi đến những ca khúc chan chứa tình cảm quân dân nồng ấm trong Chiếc khăn tay (1964), và nỗi gian lao nguy hiểm chập chùng trong đường tơ kẽ tóc cái chết với Hành quân đêm (cùng viết với Trí Thanh -1965),  Dù nghệ danh Xuân Hồng đã đổi từ tên cúng cơm Hồng Xuân nặc mùi con gái, như một cơ duyên từ lòng yêu đời bẩm sinh và tinh thần lạc quan cách mạng, người nhạc sĩ yêu nước đất Tây Ninh vẫn sở hữu hầu hết những ca khúc mang đậm sắc xuân sáng tươi rực rỡ : Xuân chiến khu, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh. Và ấn tượng hơn cả là Mùa xuân bên cửa sổ có thể coi là bản tình ca tràn ngập tính nhân văn về tình yêu người lính chiến đương đại, một ca khúc với lời ca đằm thắm, tươi vui, thấm đẫm tình yêu và ước vọng của tuổi trẻ. Nổi bật đặc trưng trong bút pháp nghệ thuật của Xuân Hồng là nhạc sĩ viết lời ca rất dung dị, giàu tính dân ca, có vần có điệu như lời thơ rất dễ hát. Do vậy với tình cảm hồn nhiên chân thực và nghệ thuật tiết hợp âm thanh hợp lý,  nhạc phẩm nào của Xuân Hồng cũng có điều kiện thuận lợi để đi sâu vào lòng ca sĩ và người thưởng ngoạn âm nhạc. Nhận định về Xuân Hồng, trong lời giới thiệu tập Tuyển chọn ca khúc Xuân Hồng, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã viết: “Trong ca khúc Xuân Hồng…nhạc và lời đã gắn bó mật thiết với nhau, mang lại khoái cảm thẩm mỹ hồn nhiên cho công chúng, dù hát bằng miệng hay nghe bằng tai, lời ca và nhạc điệu thấm ngọt vào tận ruột gan”.

               Nếu quan niệm “Văn là người” (Style, c’est l’homme), tên thực và nghệ danh của Xuân Hồng dường như đã thuyết minh cho tính cách con người và nội  dung những ca khúc của nhạc sĩ trong cuộc sống đấu tranh và trong nghệ thuật. Nhạc sĩ Xuân Hồng luôn sống lạc quan với tình cảm yêu thương dạt dào với con người, bè bạn.   Cuối năm 1995, một đêm nhạc chủ đề Xuân Hồng: Một thời và mãi

                                                                 3

mãi được tổ chức nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, để tỏ lòng ngưỡng mộ và vinh danh nhà nhạc sĩ cầm súng tài hoa và nhân cách, đã trọn một đời cống hiến cho nghệ thuật âm nhạc chân chính của nước nhà và sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc.

                                                                                                07.2017

                                                                                                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  

 

Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 1987
Ngày đăng: 10.07.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong... - Phạm Nga
Bài ca cứu nước - Nguyễn Thanh
Hát nhạc Trịnh cũng là cách tự ru mình - Trần Dzạ Lữ
Niềm lạc quan vui sống trong nhạc đồng quê Mỹ Quốc - Phạm Nga
Người và đất miền Nam trong ca từ "Tình ca" và trường ca " con đường cái quan" của Phạm Duy - Phan Trang Hy
Hai sắc thái tình yêu qua hai tình khúc Nguyễn Đình Toàn và Trịnh Công Sơn - Bùi Đức Hào
Bốn phép tính trong nghệ thuật âm nhạc - Tuấn Giang
Lệ Quyên và những thực tại oà vỡ - Bùi Đức Hào
Âm nhạc hát cùng tuổi hoa - Tuấn Giang
Vai trò của người soạn Ca Khúc và ý nghĩa của Ca Từ - Tuyền Linh
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)