Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
601
116.533.449
 
10 Nhân tố kỹ thuật ca Vọng cổ đỉnh cao
Tuấn Giang
 
 
 
Nghệ thuật cải lương là sân khấu kịch hát: Kịch là câu chuyện kịch có tính kịch đặt lên hàng đầu, nhưng trong thực tế về những diễn viên nổi danh công chúng yêu thích thì ca bài Vọng cổ hay mới được hâm mộ. 
Sân khấu cải lương đã trải thực tiễn qua hai giai đoạn thử nghiệm của hai khuynh hướng nghệ thuật: Cải lương Bắc trước và sau đổi mới chuyên về nghệ thuật diễn, lấy diễn cá nhân, diễn tập thể để khẳng định sân khấu kịch hát là kịch xếp hàng thứ nhất! Hát chỉ đứng hàng thứ hai. Nhưng công chúng mộ đạo cải lương lại coi hát, ca Vọng cổ đặt lên hàng đầu mà các diễn viên thường đòi hỏi trong vai diễn phải có ca dù là vai phụ. Những đòi hỏi của diễn viên đôi khi làm khó cho đạo diễn, hay người chuyển thể kịch bản cải lương gọi là “duyên phận phải chiều”. Sang những năm đầu thế kỷ XXI, lớp diễn viên, đạo diễn, chuyển thể mới đã cân bằng lại chú ý ca diễn lozich hài hòa, với diễn viên hạng sao, siêu sao mới chiều ca nhiều câu Vọng cổ để khoe giọng, lấy sự vỗ tay của khán giả. Cải lương Nam trước và sau giải phóng thiên về ca, trưng mốt thời trang diễn hình thức, nghệ thuật diễn chỉ sâu sắc ở một số nghệ danh ca chưa đủ sức chinh phục công chúng, hoặc những nghệ danh giỏi ca, diễn toàn tài. Qua nhiều hội diễn Cải lương toàn quốc từ năm 1990 đến năm 2000, cải lương Nam đột phá đổi mới phương cách diễn cải lương mới từ các nghệ sỹ: Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn, Minh Vương, Lệ Thủy, Phương Liên, Thoại Miêu, Thoại Mỹ, Vũ Luân…ca diễn sâu sắc, đi sâu biểu cảm nội tâm nhân vật và mâu thuẫn xung đột tính kịch…Tuy nhiên, các nghệ sỹ cải lương Nam vẫn thể hiện tài năng bằng kỹ thuật nghệ thuật ca Vọng cổ. Ca Vọng cổ vẫn là những sáng tạo không bờ bến, nếu nghệ sỹ nào muốn nổi danh, công chúng hâm mộ sống mãi trong lòng khán giả như nghệ danh số một: Út Trà Ôn. Sau  Út Trà Ôn, cải lương Nam có hàng dàn sao ca Vọng cổ giỏi: Thanh Tuấn, Thanh Hải, Thành Được, Hữu Phước, Hùng Cường, Minh Cảnh, Văn Hường, Tấn Tài, Minh Vương, Chí Tâm, Hoài Thanh, Châu Thanh, Vũ Linh, Tài Linh, Trọng Hữu, Trọng Phúc, hay Út Bạch Lan, Thanh Hương, Thúy Nga, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Ngọc Hương, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Phượng Hằng, Lệ Hằng, Cẩm Tiên, Thanh Ngân…Xứ Bắc cũng có dàn sao của xứ Thăng Long xưa: Ái Liên, Sỹ tiến, Đào Mộng Long, Lệ Thanh, Ngọc Dư, Bích Được, Bích Hợp, khánh Hợi, Tuấn Hợp, Mạnh Tưởng…nhưng là của xứ Hà Thành thôi. Bời cải lương Bắc tiếp nhận cải lương Nam lúc đầu là bản photocoppy từ cách diễn, cách hát đến tuồng tích của “mẫu cải lương Nam”, sau mới tạo dựng sự nghiệp riêng: Sáng tác kịch bản, nghệ thuật ca diễn của cải lương xứ Bắc. Tuy vậy, lớp nghệ sỹ: Ái Liên, Bích hợp, Bích Được, Khánh Hợi, Sỹ tiến, Đào Mộng Long, Tuấn Hợp, Ngọc Dư, Lệ Thanh…tạo phong cách lối diễn cải lương Bắc, nhưng vẫn ca diễn tiếng Nam chỉ đến năm 2000, cải lương Bắc mới ca-diễn tiếng Bắc, số người ca tiếng Nam hiếm.
 
Sự ra đời cải lương Bắc là “bản sao” của cải lương xứ Nam Kỳ, đây là một quy luật của nghệ thuật khi tiếp nhận một trào lưu, hay một hình thức nghệ thuật mới. Nhìn rộng sang trào lưu sân khấu kịch nói, Hà Nội, Sài Gòn, lúc đầu là bản sao kịch nói Pháp, dần dần từng bước chuyển đổi thành kịch nói Hà Nội, kịch nói Sài Gòn, kịch nói Nam Bộ. Âm nhạc Việt Nam những năm 60 thế kỷ XX, các ban rock Sài Gòn tiếp thu nguyên bản nhạc rock Mỹ: Hát tiếng Mỹ, diễn nhảy thời trang kiểu Mỹ, ban nhạc đặt tên tiếng Mỹ…rồi từ những “khuôn mẫu” ấy, các nghệ sỹ mới thoát ra tạo dựng phong cách ca diễn âm nhạc rock Việt Nam, sáng tác bài hát mang cảm xúc tâm trạng con người Việt như các bài: Mặt trời đen-Nguyễn Trung Cang, Hãy ngước mắt nhìn đời, Tôi muốn…của ban nhạc Phượng Hoàng. Sau đổi mới, thế hệ tiếp theo những ban nhạc trẻ Nam, Bắc lại cover những bản nhạc Pop, Rock, Rap, Hiphop… Mỹ. Sau những mẫu “nguyên bản” của ca nhạc Mỹ, họ mới dần thoát khỏi cái bóng đại thụ âm nhạc Mỹ, các ban nhạc bắt đầu sáng tác, biểu diễn là những bài hát, ban nhạc mang phong cách nhạc Việt Nam. Các trào lưu ca nhạc Mỹ tràn vào những nước có nền ca nhạc cũ, già nua yếu đuối bị nhận chìm vào quên lãng, tiếp nhận cái mới luôn là sự lặp lại “nguyên mẫu”, không chỉ có ở Việt Nam mà cả các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật bản…họ đã từng nếm trải là cái bóng của âm nhạc Mỹ. Từ đó mới tạo dựng phong cách ca nhạc riêng của mỗi nước mang nhịp điệu âm nhạc: Rock, Rap, Hip hop… Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Mỗi nước mang hơi thở, phong cách nhịp điệu âm nhạc đặc tính thang âm, điệu thức Pop, Rap, Hiphop, Trobicall…dân tộc riêng. Đó là quy luật tiếp biến văn hóa nghệ thuật, biến cái ngoại sinh thành nội sinh để phát triển bền vững.
Trở lại với ca nhạc sân khấu cải lương, những diễn viên công chúng hâm mộ ngoài nghệ thuật diễn, họ phải ca bài Vọng cổ đỉnh cao nghệ thuật tạo phong cách riêng như Vọng cổ Út Trà Ôn, Vọng cổ Minh Cảnh, Năm Châu, Vọng cổ Phùng Há…Vọng cổ Thanh Tuấn. Bí quyết thành công nằm ở 10 nhân tố kỹ thuật ca Vọng cổ:
1. Chất giọng trong sáng, trầm ấm mượt mà, đây là cấu trúc thanh quản, điều này là giọng ca trời phú cho mới có một giọng hát đầy hơi, vang tròn rền như tiếng chuông.
2. Kỹ thuật luyện hơi! Luyện hơi dài, kỹ thuật truyền hơi ( ca không có chỗ ngừng lấy hơi, họ hit hơi vào bằng mũi). Kỹ thuật luyện hơi đầy hơi, tròn hơi, khi ca mang đầy nội lực để ca tròn vành rõ chữ.
3. Kỹ thuật vào câu Vọng cổ, nói lối gối bài ca, bắt vào câu Vọng cổ mượt mà từ nói vào ca người nghe không bị gợn đứt mạch truyền cảm giữa nói vào ca không chênh phô, ca chuẩn nhịp.
4. Xuống hò, ca vọng cổ thường được vỗ tay khi xuống hò. Đây là bí quyết ấn tượng để lại trong lòng người nghe với bất kể diễn viên hạng sao, siêu sao, hoặc không sao. Bí quyết nằm ở chỗ buông hơi, lồng hơi, treo hơi, thả hơi, thậm chí là đâm hơi, dựng hơi (không phô, đó là kỹ thuật chuyển điệu, ly điệu), người nghe chờ đợi mãi nói vói lên hoài, chạy chữ lên cao vút rồi thả xuống hò thỏa mãn quá, lời ca sang sảng như chuông mà mượt ngọt mới thành công.
5. Vào Vọng cổ không chồng hơi, dựng hơi dù đây là kỹ thuật cơ bản, nhưng khi ca vào lời ca mọi kỹ thuật trở thành tự nhiên, điêu luyện đến mức có như không, tạo ra lực hơi đầy óng mượt khi bắt vào câu Vọng cổ như chỉ là ca một làn hơi.
6. Làn hơi, thể hiện trong vận âm, kỹ thuật chuyển làn hơi mượt mà từ làn nọ sang làn kia, từ hơi này sang hơi khác ngọt mượt không đứt hơi, liên hơi để tròn vành rõ chữ. Đây là kỹ thuật lấy hơi, truyển hơi và vận hơi để tạo ra nội lực khi ca dư năng lượng vào các âm: cao, trung, trầm đều tròn rõ nét, mỗi âm vang như chuông.
7. Lòng câu, là cảm xúc truyền cảm âm nhạc của người ca truyền cảm xúc đến người nghe. Lòng câu là tổng thể kỹ thuật ca Vọng cổ biểu hiện ý nghĩa trong câu nhạc, hơi nhạc được diễn tả bằng ca từ. Đây là sự kết hợp đồng biểu cảm âm nhạc và ca từ mang ý nghĩa cảm xúc cao khi ca Vọng cổ, nó đánh thức con tim lay động người nghe xúc cảm ấn tượng về ý nghĩa lời ca, nhớ đến người ca biết tỉa nhấn từng từ ngữ của câu ca. Bí quyết kỹ thuật này nằm ở tinh thần khổ luyện của người ca, biết trân trọng từng từ ngữ, xúc động đến từng từ của người sáng tác biểu cảm ra ý nhạc, lời ca. Đây là những nghệ sỹ nghiêm túc trân trọng người sáng tác, người nghe, phải nâng niu từng từ khi lồng hơi nhả chữ mới thành công cao.
8. Ý nghĩa của câu nhạc, câu Vọng cổ thường ca bốn câu, hai câu. Câu nhạc không thay đổi mấy về âm chủ, nhưng những âm luyến láy thì thay đổi cho phù hợp với dấu giọng của lời ca. Đây là kỹ thuật nhả chữ của người ca những thanh ngã, nặng, hỏi, thanh bằng, thanh không, biểu hiện ý nghĩa của từ ngữ trong cả câu nhạc, câu lời. Người ca phải nhả chữ thả hơi, lồng hơi, buông hơi, vận khí lòng hơi mượt, chuẩn xác về chữ: Về không phát âm thành zề…không đuối hơi, hụt hơi khi ca.
9. Ca chuẩn nhịp, cao độ trường độ và cảm xúc âm nhạc, đây là sự kết nối cảm xúc người ca với người đàn, bên tung, bên hứng nhịp nhàng, ăn nhập hai như một, một mà hai. Người ca, người đàn chuẩn mực nhịp phách, gọi là ca chắc nhịp, nhưng lại có cảm xúc nhạc cảm truyền đến người nghe, đây là cái khó của tổng hợp kỹ thuật ca Vọng cổ. 
10. Những nhân tố cơ bản quyết định ca Vọng cổ thành công, công chúng mộ đạo cải lương, mộ đạo danh ca bài Vọng cổ:
Chất giọng trời phú, ca chuẩn kỹ thuật ca vọng cổ.
Ca chuẩn bộ nhịp điệu, phương pháp phát âm, nhả chữ, kỹ thuật hơi.
Giọng ca biểu cảm âm nhạc và ca từ truyền đến người nghe những tinh hoa nghệ thuật cải lương mà ca Vọng cổ là ông vua của sân khấu kịch hát cải lương. Nghệ nhân xưa và nay thường gọi xem hát cải lương, nghe ca Vọng cổ, ở đây phân biệt rõ hai khái niệm hát và ca. Hát là hát bài bản cải lương, hát nhạc sáng tác ca khúc vào vở cải lương, còn ca là ca làn điệu cải lương, sau là ca bài Vọng cổ. Ca bài Vọng cổ Nam kỳ theo ý kiến riêng có hai nghệ danh số một, mỗi người giỏi một phong cách:
Nghệ sỹ nhân dân Út Trà Ôn, ông có giọng trời phú tiếng hát ở âm khu nào cũng vang ròn như chuông, giọng ca truyền cảm âm nhạc, từng câu chữ lòng hơi đầy nội lực, nhả chữ tròn vành rõ chữ. Ông đã kết hợp mượt mà giữa chất giọng trời cho với tập luyện kỹ thuật nhuần nhuyễn, tinh xảo, xử lý câu nhạc, ca từ tinh tế nhạy bén mỹ cảm nghệ thuật. Những ai muốn ca Vọng cổ hay, hãy nghiên cứu cách ca kỹ thuật Vọng cổ của Út Trà Ôn để thành tài.
Người số hai, NSUT cải lương Thanh Tuấn, giọng ca của anh chưa đặc sắc, chưa thực sự đỉnh như nghệ sỹ Nhân dân Út Trà ôn, nhưng tôi phục cái tài của anh về kỹ thuật ca bài Vọng cổ. Tại hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc năm 2000, tổ chức ở Sài Gòn, anh đoạt huy chương vàng về ca bài Vọng cổ. Nghệ sỹ Thanh Tuấn trổ tài làm mưa, làm gió ca bài Vọng cổ giỏi về nhịp phách, lồng hơi nhả chữ, dựng hơi, đâm hơi…như người “làm xiếc” trên dây. Nói tới đâm hơi là hát phô, nhưng anh hát không phô, nó cứ chông chênh theo cách chuẩn của người ca làm chủ kỹ thuật, khiến người nghe riêng tôi bái phục đến kinh ngạc, Ban giám khảo hội diễn trao Huy chương vàng cho một phong cách ca Vọng cổ sáng tạo kỹ thuật mới thật xứng đáng. Những ai muốn thành công ca Vọng cổ, hãy học hai người thày cải lương về kỹ thuật ca bài Vọng cổ, một về tài lồng hơi nhả chữ, người thứ hai “làm xiếc” về bộ nhịp ca Vọng cổ.   
    
                  
 
Hà Nội 18-9- 2017.
 
 
Tuấn Giang
Số lần đọc: 2855
Ngày đăng: 27.09.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Út Bạch Lan - Sầu nữ sân khấu - Nguyễn Thanh
Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật cải lương - Tuấn Giang
Ca nhạc sân khấu cải lương Những tương đồng khác biệt - Tuấn Giang
Cô Bảy Phùng Há – từ cuộc đời đến sân khấu - Trần Trung Sáng
Lịch sử cải lương 10- hết - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 9 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 8 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 7 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 6 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 5 - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)