Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.416 tác phẩm
2.747 tác giả
519
116.881.418

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Góp ý về Từ điển Bách khoa Việt Nam
Từ điển bách khoa Việt Nam gồm 4 tập, xuất bản từ 1995 đến 2005. Đây là bộ từ điển được Nhà nước hết sức quan tâm và đầu tư kinh phí cao. Việc góp ý kiến của tác giả Trần Thọ Kim không ngoài mục đích để bộ sách này ngày càng hoàn thiện hơn, cập nhật hơn. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và bạn đọc.

Nhà xuất bản Từ điển bách khoa vừa cho in trọn bộ Từ điển bách khoa Việt Nam (TĐBKVN), loại phổ thông, gồm 4 tập, mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19 x 27, với khoảng 4 vạn mục từ, chia đều cho 4 tập, thuộc 40 ngành khoa học khác nhau, do nhiều nhà khoa học đầu ngành tham gia biên soạn. Đây là bộ TĐBKVN đầu tiên được biên soạn có tổ chức, có chỉ đạo của Nhà nước, với lượng kinh phí lớn khoảng 32 tỉ đồng. Từ điển bách khoa (TĐBK) phải là công trình nghiên cứu và biên soạn khoa học, có tính tổng hợp cao.Đây là công cụ của các sách công cụ

 

Về nguyên tắc, các mục từ trong TĐBK có tính chất phổ thông phải được chọn lọc cẩn thận và giới thiệu một cách khoa học, chính xác, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, những thành tựu khoa học - công nghệ, văn hoá, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, phục vụ sự nghiệp mở mang dân trí. Những tri thức đưa vào TĐBK phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại và cập nhật; hết sức tránh đưa vào những tri thức đã quá cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế, làm cho cuốn sách trở thành lỗi thời ngay khi mới xuất bản. Đáng tiếc là TĐBKVN đã không làm được điều đó. Trong suốt 4 tập, nếu đọc kỹ thì thấy TĐBKVN còn quá nhiều sai sót, thậm chí có những sai sót nghiêm trọng, cả về cách lựa chọn và giới thiệu mục từ lẫn cách định nghĩa nội dung, cách phiên âm tiếng nước ngoài, v.v...

Ở các nước trên thế giới, trước khi biên soạn bộ TĐBK có tính tổng hợp người ta biên soạn và xuất bản từng cuốn từ điển chuyên ngành trước, sau đó tập hợp lại, hệ thống, hiệu chỉnh thành bộ TĐBK chung. Chúng ta làm ngược lại: "Đi tắt đón đầu", "tranh thủ thời gian ra sớm", cho nên thiếu hệ thống về bảng mục từ, thiếu nhất quán về định nghĩa, về phiên âm, nhiều sai sót, lại tốn kém tiền của .

Xin nêu một số vấn đề sau đây để nhà xuất bản tham khảo, xem xét khi có dịp in lại.
Lựa chọn, sắp xếp mục từ lộn xộn, tuỳ tiện, thiếu hệ thống, thiếu khoa học. Nhiều mục từ quá thông thường như nong, nia, mẹt, cót (T3, tr.292) cũng đưa vào nhưng lại giải thích quá sơ lược, lại không chuẩn xác. Chẳng hạn TĐBK đã gộp các từ nong, nia, mẹt, cót vào chung một mục từ và giải thích: "Những đồ dùng bằng tre nứa đan hình tròn...". Giải thích như thế là không chính xác, vì nong, nia, mẹt,  rõ ràng là hình tròn, còn cót thì làm sao lại tròn được! Vì thế cót không thể "sống chung" với nong, nia, mẹt mà phải tách thành một mục từ riêng. Ngay cả việc để các từ nong, nia, mẹt vào cùng một mục từ cũng đã không hợp lý, khác nào để mắt, mũi, mồm... vào cùng một mục từ và giải thích: "Các Bộ phận trên khuôn mặt “.


Tương tự như thế, việc nhập các từ thúng, mủng, rổ, rá (T4, tr.28) vào cùng một mục từ Là không họp lý


Trong tập 4, tr.1015, có các mục từ chỉ các loại hình xiếc là: Xiếc mô tô bay, xiếc ngựa, xiếc người bay, nhưng không hiểu sao lại không có xiếc khỉ, xiếc voi, xiếc gấu, v.v... Điều này cho thấy nhiều mục từ đưa vào TĐBK không theo tính hệ thống nào mà rất tuỳ tiện, gặp gì đưa nấy.

Thiếu nhiều mục từ quan trọng. Trong tập 2, có mục từ Hoà Bình (tỉnh) và Hoà Bình (hồ), nhưng lại không có mục từ hoà bình (tiếng Anh là peace) theo nghĩa chính trị - xã hội, đối lập với chiến tranh (war) (T1, tr.460).

Có mục từ Ngắn hạn (T3, tr.67) nhưng lại không có mục từ Dài hạn và Trung hạn. Hoặc có mục từ Nhóm 77 (T3, tr.264) nhưng lại không có mục từ Nhóm G7, v.v...

TĐBK đưa vào rất nhiều trường đại học và cao đẳng ở Việt
Nam (112 trường), nhưng lại không có Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Viện Đại học mở Hà Nội...

Có mục từ nhưng không có lời giải thích nội dung. Mục từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế chỉ được chú là IAEA (T1, tr.617); đến mục từ IAEA (A. International Atomic Energy Agency) thì được chú là "x. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (T2, tr.428). Các nhà từ điển học gọi đây là cách giải thích luẩn quẩn.

Xem cả hai mục từ trên, người đọc không biết lịch sử, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức IAEA là gì.

Từ điển bách khoa Việt Nam gồm 4 tập, xuất bản từ 1995 đến 2005. Đây là bộ từ điển được Nhà nước hết sức quan tâm và đầu tư kinh phí cao. Việc góp ý kiến của tác giả Trần Thọ Kim không ngoài mục đích để bộ sách này ngày càng hoàn thiện hơn, cập nhật hơn. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và bạn đọc

 

* Thiếu cập nhật kiến thức. Mặc dù TĐBKVN từ tập 2 đến tập 4 được xuất bản vào năm 2002 đến 2005, trong điều kiện tình hình thế giới có những thay đổi lớn và nền kinh tế VN đổi mới từng ngày; hàng loạt khái niệm, phạm trù đã được quan niệm khác hẳn với thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trước đây, nhưng rất nhiều mục từ trong TĐBKVN vẫn mang nội dung cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển của đất nước. Đặc biệt, những mục từ về địa lý lại càng lạc hậu và sai sót hơn.

 

* Nhiều từ giải thích sai nội dung sự kiện. Ví dụ, ở mục từ Hoa Kỳ (T2, tr.313), có đoạn viết: "Trong chiến tranh thế giới I và II, Hoa Kỳ luôn đứng về phe đồng minh Anh - Pháp chống lại Đức - YÁ - Nhật Bản"; viết như vậy là sai và cẩu thả.

 

Mục từ Thời gian thư dãn (T4, tr.268) không chính xác về nội dung. TĐBKVN định nghĩa Thời gian thư dãn là "Thời gian dành cho công nhân thư dãn do nhu cầu về tinh thần và thể lực...". Câu giải thích này quá sơ sài và thiếu chuẩn xác. Đâu phải chỉ có công nhân mới cần có thời gian thư dãn?

 

n Cách trình bày mục từ không nhất quán, có thể nói là lộn xộn, thiếu khoa học. Ví dụ: Mục từ Lê Lợi chua "x. Lê Thái Tổ" (T2, tr.668); mục từ Lê Tư Thành chua "x. Lê Thánh Tông" (T2, tr.672), nhưng ở mục từ Nguyễn Huệ thì TĐBKVN có cách trình bày ngược lại đưa tên hiệu của vua lên mục từ chính và chú xem mục từ chỉ tên thường gọi của vua tức Nguyễn Huệ: Quang Trung x. Nguyễn Huệ (T3, tr.588)! v.v... Ơ đây các tác giả đã lẫn lộn tên thường gọi với tên hiệu của vua nên đã không nhất quán trong việc chọn mục từ để định nghĩa.

 

*Nhiều mục từ viết sơ lược, nội dung nghèo nàn. Chẳng hạn, ở mục từ Tiêu chuẩn hài hoà địa phương (T4, tr.401) TĐBKVN viết: "Tiêu chuẩn được hài hoà giữa hơn hai cơ quan tiêu chuẩn hoá". Hoặc, ở mục từ Hệ thống quốc tế đánh số ấn phẩm liên tục TĐBKVN chỉ mở ngoặc đơn rồi ghi "Viết tắt: ISDS" (T2, tr.259); mục từ Liên hợp quốc cũng chỉ mở ngoặc đơn rồi ghi: "Viết tắt UN" (T2, tr.705). Ở đây, cả 2 mục từ này coi như chưa có lời giải nghĩa. Với cách giải thích như trên, có lẽ chính người viết cũng không hiểu chứ đừng nói đến độc giả. Viết như vậy thì không đưa vào từ điển còn hơn.

 

* Thiếu khá nhiều thuật ngữ, khái niệm quan trọng không thể thiếu đối với một cuốn từ điển gọi là "bách khoa", như: Học thuyết giá trị thặng dư (hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác); Cổ phần hoá, Thương mại hoá; Tự do hoá thương mại; Xã hội hoá; Toàn cầu hoá; Tự động hoá v.v... Điều này cũng chứng minh tính thiếu hệ thống, tính không cập nhật của TĐBKVN.

 

* Những mục từ về danh nhân viết khá tuỳ tiện. Có nhân vật nổi tiếng nhưng chỉ được giới thiệu sơ qua, đại khái, người đọc không hiểu được những thành tựu, đóng góp của họ cũng như tại sao họ lại được tôn vinh. Lại có nhân vật chẳng biết quê quán ở đâu, như Đào Văn Tiến (T1, tr.735) mặc dù họ sống ở thời hiện đại.

 

* Về việc phiên âm tên riêng nước ngoài. Phiên âm tên người, tên địa lý... trong TĐBKVN rất không thống nhất, có thể nói là lộn xộn. Một từ nước ngoài được phiên âm theo hai, ba cách khác nhau, không tuân theo một phương pháp nhất định nào cả, hoàn toàn trái với những điều mà Ban biên soạn đề ra trong bảng chỉ dẫn ở ngay đầu sách.

 

Thí dụ: - Owen (Robert) phiên là Auin R (T1, tr.100) và Ôoen. R (T2, tr.358).

- Malthus (Robert) vừa phiên âm là Mantuýt (T1, tr.509) vừa phiên âm là Manthơt (T4, tr.318).

TĐBK mà viết cẩu thả, lộn xộn như thế thật là không nên, làm sao mà người đọc nhận diện được nhân vật.

 

Theo tôi, biện pháp tốt nhất là TĐBKVN nên phiên âm theo cách đọc của người bản ngữ và có ghi chú tên nguyên dạng hoặc tên Latinh hoá (mà nước có tên gốc chấp nhận) trong ngoặc đơn để tuỳ người dùng lựa chọn.

 

Ảnh : Bìa cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam.

Trần Thọ Kim - LDO