Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
598
116.812.313

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Không gian nghệ thuật Đức
Ngày 13/6, tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, 42 Yết Kiêu sẽ khai mạc cuộc triển lãm mang tên “Không gian nghệ thuật Đức”. Triển lãm trưng bày tác phẩm của 14 nghệ sĩ xuất sắc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, hiện đang sống và làm việc ở Đức và được đánh giá cao trong giới nghệ thuật quốc tế.

Việc lựa chọn sống ở Đức của các nghệ sĩ nước ngoài này là mặt bổ sung cho lựa chọn của các nghệ sĩ Đức đến sống ở các nước khác, ở New York hay Paris. Trong khi, kể từ bắt đầu Thời hiện đại, hoạt động nghệ thuật gần như càng trở nên có tính quốc tế rõ nét, một hiện tượng toàn cầu hóa avant la lettre, thì sau thế chiến II, quá trình quốc tế hóa nghệ thuật lại diễn ra khá chậm chạp, và chỉ mãi tới hai thập kỉ gần đây mới được đẩy mạnh. Sau thời Chiến tranh Lạnh và thống nhất nước Đức, thủ đô Berlin đã lấy lại vị trí như là điểm gặp gỡ quan trọng giữa Đông và Tây. Hoạt động nghệ thuật ở Đức hiện đang phát triển theo hướng xóa nhòa các ranh giới và lãnh thổ,nhưng cũng đồng thời tạo ra các mô hình mới có tính tổng hợp và bản địa hóa cao.

 

Thoạt tiên người ta có cảm giác rằng, tiêu chí lựa chọn cho 14 nghệ sĩ trong triển lãm này là câu trả lời dành cho câu hỏi có vẻ như đã trở nên lỗi thời („Where do you come from?“ – Bạn đến từ đâu?), và tiểu sử của các nghệ sĩ này cũng dường như nói rằng họ đã tìm được sự hội nhập thành công với nước Đức, thì cũng chính triển lãm sẽ cho chúng ta thấy việc đặt ra câu hỏi ấy thực ra là không còn cần thiết nữa, bởi một lẽ: triển lãm này đơn giản chỉ là đưa ra một tổng hợp về tác phẩm của các nghệ sĩ hiện đang được đánh giá rất cao trên thế giới.

 

Khi xem kĩ triển lãm, hẳn khán giả sẽ nhận ra được thành công của các nghệ sĩ trong việc khẳng định tính sáng tạo cá nhân của họ trong từng văn cảnh xã hội và thẩm mỹ khác nhau. Với triển lãm này, chúng tôi muốn giới thiệu tới công chúng Hà Nội những nghệ sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và rất thành công trên thế giới, nhưng còn ít được biết đến ở Việt Nam.

 

Triển lãm trưng bày các tác phẩm của: Armando; Tony Cragg; Marianne; Igenheer; Ayşe Erkmen; Christine Hill; Magdalena Jetelová; Per Kirkeby; Joseph Kosuth; Marie-Jo Lafontaine; Simone Mangos; Nam June Paik; Giuseppe Spagnulo; Wawrzyniec Tokarski; Herman de vries

 

Viện quan hệ văn hóa Đức (ifa) là một tổ chức quốc tế, hoạt động trong lĩnh vực trao đổi nghệ thuật và đối thoại văn hóa. Trọng tâm của ifa là tư vấn và tổ chức các dự án về triển lãm nghệ thuật đương đại Đức, về không gian triển lãm cũng như học bổng cho các nghệ sĩ.

 

Những năm vừa qua, Viện Goethe Hà Nội đã đưa nhiều triển lãm của ifa tới Việt Nam, trong đó có các triển lãm "Quobo" (2003), "Consciously Simple" (triển lãm về design, „Đơn giản có ý thức“) (2003) và các triển lãm tranh của Gerhard Richter (2004), Georg Baselitz (2004), Wolfgang Laib (2004) và Sigmar Polke (2005). Năm 2006, ifa đã cùng các Viện Goethe Đông Nam Á thực hiện dự án "artconnexions" với sự tham gia của 9 nghệ sĩ Đức và 9 nghệ sĩ khu vực.

 

Gần đây nhất là đầu năm 2007, thông qua Viện Goethe, ifa đã đưa triển lãm „Come-in“ – một triển lãm sắp đặt với các tác phẩm gợi hứng từ ngành thiết kế nội thất - vào Việt Nam. Triển lãm trưng bày tác phẩm của 29 nghệ sĩ đương đại của Đức và 2 nghệ sĩ Việt Nam (Trương Tân và Nguyễn Quang Huy) đã gây được tiếng vang lớn ở Hà Nội.

Tuyết Minh - HNMO