Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.416 tác phẩm
2.747 tác giả
720
116.879.055
 
Chênh vênh
Nguyễn Thị Kim Lan

 

1. Chuyện chú Bảo

Hà Mi bấm gọi tacxi 833833, taxi Mai Linh lừng danh đất Việt, rồi tay kéo va li, vai mang ba lô, tự trả chân vào giày bệt, lấy vai khép cửa, ra cổng.” Em chào mami Kim”. Cô với lại phía mẹ đang xuống cầu thang. Mẹ xuống bậc phải bám tay vào thanh vịn. Khác với lúc trước, khi cô 10 tuổi. Mẹ luôn nhảy chân sáo và trôi xuống cầu thang như bước nhảy hoàn vũ. 5 năm đã lấy của mẹ vô khối thứ và chuyển vào tài khoản tăng trưởng của cô. Bye mẹ. Hà Mi cùng chú lái tắc xi xếp đồ lên xe, thoăn thoắt. Cô chẳng chăm chỉ gì, lười thiu luôn ấy, nhưng nếu không chịu khó thì chẳng xong việc, thì đành.
Chú Bảo nhắc cô cháu cài dây an toàn, mở cho cô bài hát hoa vàng cỏ xanh mà cô thích từ hồi còn trẻ trâu ốm đau đi bệnh viện, chú Bảo chở đi long nhong khắp nơi với bài hát đó.
Chú là lính an ninh của ông nội Hà Mi. Ông nội thích tính chú tuy có vẻ
bặm trợn lỗ mãng nhưng thực lòng và ngay thẳng. Một lần ông đi hội thao lữ đoàn vùng biển Diêm Điền, ông gặp và đưa chú về làm trợ lí cho ông. Chú đang làm biên phòng ở đó và chống buôn lậu thực tình trong veo luôn. Thế mới chết. Dân hàng lậu ngán gã đồn trưởng này quá. Mọi chuyện đều có thể trừ buôn lậu.Đó là triết lí của anh cận vệ hoàng cung
mặc binh phục biên phòng.
Dân hàng lậu tính kế và móc nối với các đồng bọn biên phòng. Chuốc cho Bảo say rồi đặt gái đặt vàng vào giường đồn trưởng, chụp hình. Bảo lồng lộn không cam tâm, thách đấu. Trong đêm, Bảo bị các loạt đạn hướng15 độ bắn rát. Mấy viên gắp ra. Hiện còn một viên trong đầu.
Bảo phải ra toà án binh. Ông nội Hà Mi phụ trách vụ đó. Nhìn nhác, ông hiểu cả. Ông xử án treo, gỡ sao, chuyển về làm trợ lí cho ông, ông chịu trách nhiệm, ở Bộ tư lệnh. Chú Bảo từ đó như con của ông, tâm phúc ruột thịt. Cho đến lúc ông mất, ông giao mọi chuyện cơ mật cho chú, để chú lo lắng cho hai bố con Hà Mi “Tôi đẻ ra nó bảy hồn ba vía, tôi lo”. Ông giải thích thế. Và chú Bảo trở thành người tâm phúc của bố con cô.
Bố Hà Mi là công tử con một ông tướng, ở bản doanh của cha từ tấm bé. Nhưng cậu bé trầm lặng đèn sách, đàn hát và cờ tướng. Không mảy may quan tướng. Ấy vậy mà trời xui đất khiến làm sao mà bố Hà Mi lại làm ngành toà án, dân sự, quan toà. Thời buổi nào cũng thế,
làm quan toà là đem gia đình mình đặt lên chảo dầu. Bố Hà Mi qua được mọi cửa ải một phần do giỏi giang lý thuyết và tầm nhìn
phần chính do tín nhiệm của ông nội và sự tận tụy của chú Bảo . Khó mà kể hết. Chỉ biết đại loại như mẹ nói thì chú có cuộc đời chứ bố chỉ có cuộc cờ. Mà muốn không bị ăn mất cả tướng thì cầm quân phải có đủ hai thứ đó.
Tội phạm hãi chú Bảo. Lúc chưa bị bắt. Nhưng khi đã được ông này đeo còng vào tay thì đại bộ phận là cảm thấy yên tâm. Còn tội, vẫn được đối xử ra giống người. Không chối được tội mà phải quay về em làm gái chính chuyên cũng cảm lòng. Nhắc đến chú Bảo, nghe dân tình ồ lên mà sướng cả cái tai. Ông mất, bố đi học cao cấp, chú theo lên Cục làm chuyện chống buôn bán phụ nữ- một công chuyện hương hoa với ông hình sự khét tiếng. Cơ quan thì ụp sụp vắng hơ. Hớp nước trà Hà Nội nhạt đớ đờ. Nhưng chú mắc màn cho bố, xay cho bố nước rau má. Mẹ bảo chú làm hư bố. Bố bảo: bất kì ai được yêu thương chân thành đều không đen nào nhuộm nổi. Chết thật. Hà Mi lắm lúc thấy mình đen thẫm thầm thầm, dù cả Thái Bình Đương xanh thẳm với cô.
Khi bố đã tươm tất yên vị trong công việc, chú Bảo xin về hưu sớm. Để còn chăm sóc Hà Mi và vợ chú ốm đau. Tháo lon Đại tá, chú về ngày 6 lượt dép tổ ong xe dreem đưa đón Hà Mi rồi giúp người vợ ốm đau trị liệu. Không có cô ấy và ông cháu chú xanh cỏ lâu rồi. Chú nói thế mỗi khi quá vất.

Ấy vậy mà một dạo chú đâm ra mắc chứng nghiện rượu. Càng uống càng chạy xe tít. Không bao giờ chú giải thích gì hết. Nhưng Hà Mi đoán chú buồn xa xỉ. Buồn vì tụi trẻ đi cướp, đám già đi dắt mối, cộng sự hư đốn, bố Hà Mi có tâm có tài thì ngồi chơi xơi nước. Chú buồn không còn đường để đi mà đội đá cá trời.
Chú say triền miên. Khóc. Và ốm.

Bố Hà Mi không cho chú đưa đón con nữa. Chú năn nỉ cắn rơm cắn cỏ. Bố mặt lạnh băng, bảo: “ anh bỏ rượu đi và lên 10 kí, em hứa trả vị trí cho anh.”.

Thế mà chú quyết. Ổng mua hai chiếc xe Toyota gửi vào một hãng tắc xi và đi lái xe taxi. Và như ngày xưa tự lái xe công vụ đi chiến đấu, ông không bao giờ uống rượu nữa. Ông xin với công ty chỉ chở vợ ông đi khám bệnh và chở Hà Mi đi học. Tiền không bao nhiêu. Nhưng ông vui khoẻ. Chứ còn ông không thiếu tiền. Ông nội Hà Mi để lại cho
hai ngàn vuông đất. Đất này ông nội được cụ cố cho.
Mới hôm rồi, chú bị một chiếc xe container chở thép cuộn đánh rơi, văng vào. Phải tơi bởi khói lửa làm
lại cả một chiếc xương sống. Ông không có bắt đền lái xe. “ Tiền nhiều thì phải san sẻ đi chứ. Nó còn vợ trẻ
con cái học hành”. À. Người mạnh là người tập trung vào hành động. Và luôn hành động có động cơ thúc hối chính đáng.
Chú vẫn lái xe đi việc này việc nọ để khỏi ngồi xe lăn. Hà Mi được chú chở ra sân bay để trả phép là như vậy.

2. Chuyện bác Nhân

Hà Mi đến San Jose và đến nhà bác Nhân, bạn của chú Bảo, và chú Bảo gửi gắm Hà Mi cho bác, “ con gái ông đấy. Ông làm gì được cho nó thì làm”. Bác Nhân đón Hà Mi, cái giọng vong quốc nửa thế kỉ nghe biết ngay, thơm thơm nhàn nhạt. Bác bảo con 20 tuổi ư? Bác cho là con đã xinh quá mức cho phép. Biết con đến, bác lâng lâng cả mươi bữa nay. Không tin được một phần của Bắc Việt lại theo sang đây và trú ngụ nơi này. Nhà bác đây. Con có quyền chọn cho mình bất cứ điều gì khiến con thoải mái.”. Vừa nói bác Nhân vừa mang đồ vào cho Hà Mi, nhẹ cúi xuống xách đôi giày của cô, để vào một ngăn tủ nhỏ hơn, ở
phía cao trên. Bỏ trống, đã một lớp bụi nhẹ không rõ vì sao. Hà Mi chợt nghĩ, chính nơi tưởng chừng hoàn hảo này tất phải tiềm ẩn mối nguy hiểm hi hữu nào đó. Tại sao thì cô không rõ. Cô chỉ ngửi thấy mùi chênh vênh thôi.

Căn nhà có hai đặc tính: hoang vu và mùi chua. Chua đặc biệt. Dấu hiệu có người già hoặc trẻ em, rất già hoặc rất quấy. Vì có sự vùng vằng ngúng nguẩy làm đổ sữa ra sàn, bàn, bếp, sô pha. Và thêm một điều nữa, vậy là không có phụ nữ đã lâu. Bởi nếu có phụ nữ trẻ, đã có mùi của họ.
Như nhà của mẹ. Luôn có các mùi hương. Nước mưa tháng bẩy trong. Hoàng Lan tháng bẩy như dấu hỏi. Mùi lá ngải và tía tô. Cốp xe mẹ có mùi dạ hương. Áo mẹ có mùi trăng, cốc đánh răng có mùi rau má. Lược chải đầu thì vỡ ra mùi hạt mùi già. Ngõ lại có dầu thông. Đi xa lại có mùi ấm cúng. Các mùi là hơi thở của đời sống cộng sinh truyền qua đời này đời khác làm nên một từ trường khiến ta được lạc chỉ trong bụng mẹ mà thôi.
Ồ. Bác ấy li thân. Chứ không li hôn. Đàn ông đàn bà sau li hôn, nếu đang thời vang bóng, thì tha nhân ai để
độc thân. Chỉ là khi anh giống chiếc chảo đã mất lớp chống dính, người ta mới thảy ra để trộn thức ăn cho Ki, Jon, Bông,..., người ta mới để anh một mình dù đêm có dài có lạnh đến chừng nào. Bật cười. Lại bật cười. Thấy mình tinh quái như một con cáo nhỏ trong cái lẵng cáo của mẹ.

Những ngày sau, Hà Mi kiểm chứng các tình tiết của kịch bản cô đã viết phút vừa gặp bác, và kinh ngạc là đúng như giấc mơ. Bác Nhân nấu ăn ngon, rất ngon là khác. Nhưng chỉ là món nướng, để nhậu và món súp cho người yếu ruột. Y rằng. Bác không ăn cơm, canh, sa lát. Chỉ có món thịt bò ướp dầu ô liu, thịt thăn lợn ướp xá xíu. Một người đàn ông có một người cha rành món Tây và được vợ chăm. Sành đồ Tây thì chỉ có thể là công chức mẫn cán Sở Pháp. Còn vợ chiều thì vợ ấy chỉ có thể là vợ Bắc Việt, con nhà gia giáo trung lưu thị thành. Loanh quanh Hà Nội và phụ cận. Họ chiều chuộng tơ mềm vấn khít. Không phải là hi sinh hi sôi gì. Tính
mẫu là dâng yêu đong đầy mị thuỳ thôi mà thôi.

Sao mợ bác không dạy bác nấu canh, luộc rau, nấu cháo, nấu miến ạ?Hà Mi hỏi và tự trả lời rằng một người đàn ông suốt đời không ăn canh là người đàn ông thiếu đàn bà, rằng canh ăn thì rất ngon nhưng chồng chan vợ húp thì sến lắm. Rằng đàn ông ăn khan là đàn ông uống rượu. Đàn ông hào hoa mà uống rượu là đàn ông án chung thân đa đoan cô độc không thân chủ không cáo trạng không được xử nên mãi mãi không trắng án.
Những ngày sau, nhiều đêm thấy bác chong đèn ngồi bên núi
hồ sơ. Nghĩ là bác thật tận tụy. Ai dè, là cách để ổng thấy đêm bớt dài khi phải ngồi canh toilet cho cụ ông yếu ruột 90 tuổi- cha của cô người vợ
đã chuyển đến thành phố khác trong một diễn biến cực kì lãng mạn của một cuộc tình mới. Hà Mi hiểu vì sao bác luôn cười đùa, luôn tỏ cứng cáp và bác làm thơ đầy hùng biện, nhịp gấp, tư tưởng cuồn cuộn. Vì sao bác làm phê bình như rồng cuốn nước.
Rồi bác bỏ bao công sức xót xa người da đen bị kì thị.
Là thế đó. Là dopping của Chàng Khổ. Chàng vốn là Sướng mà thành Khổ. Mợ mất lâu rồi. Ăn mì cũng có thể đánh đổ vào áo. Chẳng có mợ ngồi bên vừa quạt gió vừa xua con ruồi dấm. Làm gì có mợ bảo “ mợ thương mợ thương “ rồi vừa giơ tay cho mợ thay áo mới, vừa rơi nước mắt vì sao lại có thể có Hân thưởng nào xuyến xao hơn mọi cao lương mĩ vị mang đến. Mợ con gái Đình Bảng môi cắn chỉ quết trầu ngay từ khi con trai còn trong bụng mẹ, nghe cách con thở, con khẽ cựa mình để nói với mẹ yêu mẹ mà không làm mẹ đau, mẹ khó ngủ, đã biết rằng rồi đứa con trai này sẽ là cái địu mà địu đi mọi vỡ đổ cơ nhỡ bận bịu toàn gia. Những đứa con mang những nét giao hoà tuyệt xuyệt từ cha mẹ, sau này sẽ mang gánh cả đời cái nguồn sinh sống máu thịt và linh hồn dòng họ mà đưa qua tao đoạn, đưa đến vùng sáng. Và cố nhiên, cha mẹ là hiện diện của bao nhiêu đời trước đó. Những đứa con liên lạc suốt đời mất liên lạc với máy chủ. Nó đợi một giao liên.

Bác ấy mang đi theo cách của người cha công chức. Công chức thì không lí tưởng, không triết học và không hiệp sĩ. Công chức trung dung thực tế và biết vừa vặn. Bác mang đi theo cách của người mẹ phụng con dưỡng chồng, cứ chỗ nào trũng thì yêu thương tụ lại. Nhưng bác bị hoán cải không ít từ người mẹ nuôi
học vấn trường Tây và người cha nuôi là biến động thời cuộc . Cách bác gánh vác cho gia đình của người vợ, cách bác cưng chiều dân chủ với cô con gái chưa đâu vào đâu, cách bác chăm lo cho các người nào đó mất việc, bị kì thị, bị hết tiền, bị cha mẹ cho làm trẻ mồ côi... đều giống cách bác khêu cao ngọn đuốc Don quixote. Như bác cố tự xác lập một tính cách, một phong độ cho người Việt thoát Nho, thoát vòng kiềm tỏa chính trị mà trở thành một nhân vị toàn cầu.

Mà nhân vị toàn cầu là gì chứ? Hà Mi tự hỏi khi run lên khi phải đợi toilet quá lâu, dỏng tai nghe tin từ TV, về bầu cử, về da màu, về 4 triệu người chết. Cô cảm thấy nơi đây một lớp sương mù cứ dâng lên mãi. Mà không rõ vì sao. Cảm giác nơi đây như một rừng cây không có rễ. Một con đường bát ngát không biết đi về đâu. Một hôm, dọn bàn của bác, trong lúc bác mệt quá ngủ gục trên đống hồ sơ, Hà Mi tắt máy tính, trước lúc ấy cô kịp đọc một đoạn ghi chép của bác:

“ Tôi thế hệ cũ, bạn bè đình đám
lắm. Cứ thấy tiếc đôi ba chỗ đứng tạo ảnh hưởng của họ. Anh / chị
ở Nga, ở Ba Lan, ở Đức, Pháp,... thì cái giá bỏ đi khỏi của họ là ngôi biệt thự, vợ/ chồng Tây trắng lốp/ đen bóng. Ít câu chuyện phiếm về bệnh thèm khoai( bệnh của hoàng cung), múi giờ, chăm sóc sức khoẻ và yêu thương bản thân.

Có anh khác thì viết lách tỉa tót biếm chích nòi giống, dân tộc, đồng bào Việt. Một cách kê cao.

Nhiều bạn bè khác của tôi muốn khác. Làm nhà cho bố mẹ ở quê hưởng tuổi già, làm xưởng tạo
công ăn việc làm cho họ hàng, xóm phố, trồng rau muống và thì là ớt chỉ thiên và làm mắm trên đất Nga, ăn, tụ bạ, tặng, bán...

Đứa trẻ nào gan góc sáng dạ, đưa sang đó nuôi, đào tạo làm hiệp sĩ Việt . Sau này nó kéo các em các cháu nó. Như các thuyền nhân xưa.

Hoặc không bẻ bai châm chích. Cái dân Việt, đất Việt, nó có thế
thôi, nhưng mà cô chú anh chị
chui ra từ chỗ đó.

Mỗi thời có cách làm cảm tử quân một khác. Nghèo khổ tăm tối, bố mẹ tổ tiên lọ mọ khạo khờ thì còn cách cứu mình cứu nòi nào ngoài hành động ôm đầu máu mà gan dạ và xả thân thách đấu với số mệnh?

Sống, cầm chèo, mà để con thuyền như con thiên nga cung đình, chỉ biết rỉa lông rỉa cánh, hoặc chỉ như con cú con cáo đợi sểnh ra là vồ,
sống thế, thật tiếc.”.
Cô run rẩy trong lòng 20 tuổi của mình. Vừa cảm động vừa xót thương.
Hà Mi bỗng nhớ nhà, nhớ mẹ. Và vừa rửa bát đĩa cho bác, vừa nghĩ rằng ở
một kiếp sau, cô sẽ làm mợ của bác, hay là làm người con gái môi cắn chỉ của bác, quạt cho khi bác chong đèn, nhắc bác con ruồi dấm, kịp đỡ bát mì không đổ. Và luôn dặn người đàn ông tốt quá hoá lơ đãng phải
nhìn xuống kẻo va vào các thanh chắn vô hình, nhan nhản khắp thế gian này. Cuối cùng, bác cũng sẽ hiểu ra, như chú Bảo nói: thế giới thì vô cùng. Phải chọn lấy một điểm mà bén rễ rồi nuôi thành vạt rừng thôi.
Cô muốn bảo bác là bác có thể trìu mến bằng kết nối. Các màu trắng kì thị màu khác vì họ không cảm nhận liên lạc ấm cúng ngàn đời. Đứa trẻ
ở San Jose không thức trông mẹ già ốm vì nền văn minh này có chút lơ đãng giữa trao nhận và hi sinh. Và xa xa đâu đó, người trắng bực vì người đen bướng, người đen bướng
vì họ xù lông nhím mặc cảm vong sắc tộc... Những nhằng nhịt của đời sống, có thể làm phát điên hay mất não. Do không chạm tầng sâu để nối kết với vô tận bình thản. Bình thản như hai chiếc taxi chỉ để chữa nỗi buồn, như thể cả đời chỉ làm người trả ơn cứu vớt. Việc gì không quan trọng. Mà từ đó ta nối vào đâu mới da diết hơn.
Cô nghĩ sẽ làm liên lạc giữa bác với những làn gió xa xưa, những mùi hương xa xưa và nền sa bồi cũng xa xưa nữa. Như cách mà cô được mọi người địu cô đi trong giấc ngày thơ ấu.

28.7.2020

CHÊNH VÊNH
Truyện ngắn

Tác giả : Nguyễn Thị Kim  Lan

1. Chuyện chú Bảo

Hà Mi bấm gọi tacxi 833833, taxi Mai Linh lừng danh đất Việt, rồi tay kéo va li, vai mang ba lô, tự trả chân vào giày bệt, lấy vai khép cửa, ra cổng.” Em chào mami Kim”. Cô với lại phía mẹ đang xuống cầu thang. Mẹ xuống bậc phải bám tay vào thanh vịn. Khác với lúc trước, khi cô 10 tuổi. Mẹ luôn nhảy chân sáo và trôi xuống cầu thang như bước nhảy hoàn vũ. 5 năm đã lấy của mẹ vô khối thứ và chuyển vào tài khoản tăng trưởng của cô. Bye mẹ. Hà Mi cùng chú lái tắc xi xếp đồ lên xe, thoăn thoắt. Cô chẳng chăm chỉ gì, lười thiu luôn ấy, nhưng nếu không chịu khó thì chẳng xong việc, thì đành.
Chú Bảo nhắc cô cháu cài dây an toàn, mở cho cô bài hát hoa vàng cỏ xanh mà cô thích từ hồi còn trẻ trâu ốm đau đi bệnh viện, chú Bảo chở đi long nhong khắp nơi với bài hát đó.
Chú là lính an ninh của ông nội Hà Mi. Ông nội thích tính chú tuy có vẻ
bặm trợn lỗ mãng nhưng thực lòng và ngay thẳng. Một lần ông đi hội thao lữ đoàn vùng biển Diêm Điền, ông gặp và đưa chú về làm trợ lí cho ông. Chú đang làm biên phòng ở đó và chống buôn lậu thực tình trong veo luôn. Thế mới chết. Dân hàng lậu ngán gã đồn trưởng này quá. Mọi chuyện đều có thể trừ buôn lậu.Đó là triết lí của anh cận vệ hoàng cung
mặc binh phục biên phòng.
Dân hàng lậu tính kế và móc nối với các đồng bọn biên phòng. Chuốc cho Bảo say rồi đặt gái đặt vàng vào giường đồn trưởng, chụp hình. Bảo lồng lộn không cam tâm, thách đấu. Trong đêm, Bảo bị các loạt đạn hướng15 độ bắn rát. Mấy viên gắp ra. Hiện còn một viên trong đầu.
Bảo phải ra toà án binh. Ông nội Hà Mi phụ trách vụ đó. Nhìn nhác, ông hiểu cả. Ông xử án treo, gỡ sao, chuyển về làm trợ lí cho ông, ông chịu trách nhiệm, ở Bộ tư lệnh. Chú Bảo từ đó như con của ông, tâm phúc ruột thịt. Cho đến lúc ông mất, ông giao mọi chuyện cơ mật cho chú, để chú lo lắng cho hai bố con Hà Mi “Tôi đẻ ra nó bảy hồn ba vía, tôi lo”. Ông giải thích thế. Và chú Bảo trở thành người tâm phúc của bố con cô.
Bố Hà Mi là công tử con một ông tướng, ở bản doanh của cha từ tấm bé. Nhưng cậu bé trầm lặng đèn sách, đàn hát và cờ tướng. Không mảy may quan tướng. Ấy vậy mà trời xui đất khiến làm sao mà bố Hà Mi lại làm ngành toà án, dân sự, quan toà. Thời buổi nào cũng thế,
làm quan toà là đem gia đình mình đặt lên chảo dầu. Bố Hà Mi qua được mọi cửa ải một phần do giỏi giang lý thuyết và tầm nhìn
phần chính do tín nhiệm của ông nội và sự tận tụy của chú Bảo . Khó mà kể hết. Chỉ biết đại loại như mẹ nói thì chú có cuộc đời chứ bố chỉ có cuộc cờ. Mà muốn không bị ăn mất cả tướng thì cầm quân phải có đủ hai thứ đó.
Tội phạm hãi chú Bảo. Lúc chưa bị bắt. Nhưng khi đã được ông này đeo còng vào tay thì đại bộ phận là cảm thấy yên tâm. Còn tội, vẫn được đối xử ra giống người. Không chối được tội mà phải quay về em làm gái chính chuyên cũng cảm lòng. Nhắc đến chú Bảo, nghe dân tình ồ lên mà sướng cả cái tai. Ông mất, bố đi học cao cấp, chú theo lên Cục làm chuyện chống buôn bán phụ nữ- một công chuyện hương hoa với ông hình sự khét tiếng. Cơ quan thì ụp sụp vắng hơ. Hớp nước trà Hà Nội nhạt đớ đờ. Nhưng chú mắc màn cho bố, xay cho bố nước rau má. Mẹ bảo chú làm hư bố. Bố bảo: bất kì ai được yêu thương chân thành đều không đen nào nhuộm nổi. Chết thật. Hà Mi lắm lúc thấy mình đen thẫm thầm thầm, dù cả Thái Bình Đương xanh thẳm với cô.
Khi bố đã tươm tất yên vị trong công việc, chú Bảo xin về hưu sớm. Để còn chăm sóc Hà Mi và vợ chú ốm đau. Tháo lon Đại tá, chú về ngày 6 lượt dép tổ ong xe dreem đưa đón Hà Mi rồi giúp người vợ ốm đau trị liệu. Không có cô ấy và ông cháu chú xanh cỏ lâu rồi. Chú nói thế mỗi khi quá vất.

Ấy vậy mà một dạo chú đâm ra mắc chứng nghiện rượu. Càng uống càng chạy xe tít. Không bao giờ chú giải thích gì hết. Nhưng Hà Mi đoán chú buồn xa xỉ. Buồn vì tụi trẻ đi cướp, đám già đi dắt mối, cộng sự hư đốn, bố Hà Mi có tâm có tài thì ngồi chơi xơi nước. Chú buồn không còn đường để đi mà đội đá cá trời.
Chú say triền miên. Khóc. Và ốm.

Bố Hà Mi không cho chú đưa đón con nữa. Chú năn nỉ cắn rơm cắn cỏ. Bố mặt lạnh băng, bảo: “ anh bỏ rượu đi và lên 10 kí, em hứa trả vị trí cho anh.”.

Thế mà chú quyết. Ổng mua hai chiếc xe Toyota gửi vào một hãng tắc xi và đi lái xe taxi. Và như ngày xưa tự lái xe công vụ đi chiến đấu, ông không bao giờ uống rượu nữa. Ông xin với công ty chỉ chở vợ ông đi khám bệnh và chở Hà Mi đi học. Tiền không bao nhiêu. Nhưng ông vui khoẻ. Chứ còn ông không thiếu tiền. Ông nội Hà Mi để lại cho
hai ngàn vuông đất. Đất này ông nội được cụ cố cho.
Mới hôm rồi, chú bị một chiếc xe container chở thép cuộn đánh rơi, văng vào. Phải tơi bởi khói lửa làm
lại cả một chiếc xương sống. Ông không có bắt đền lái xe. “ Tiền nhiều thì phải san sẻ đi chứ. Nó còn vợ trẻ
con cái học hành”. À. Người mạnh là người tập trung vào hành động. Và luôn hành động có động cơ thúc hối chính đáng.
Chú vẫn lái xe đi việc này việc nọ để khỏi ngồi xe lăn. Hà Mi được chú chở ra sân bay để trả phép là như vậy.

2. Chuyện bác Nhân

Hà Mi đến San Jose và đến nhà bác Nhân, bạn của chú Bảo, và chú Bảo gửi gắm Hà Mi cho bác, “ con gái ông đấy. Ông làm gì được cho nó thì làm”. Bác Nhân đón Hà Mi, cái giọng vong quốc nửa thế kỉ nghe biết ngay, thơm thơm nhàn nhạt. Bác bảo con 20 tuổi ư? Bác cho là con đã xinh quá mức cho phép. Biết con đến, bác lâng lâng cả mươi bữa nay. Không tin được một phần của Bắc Việt lại theo sang đây và trú ngụ nơi này. Nhà bác đây. Con có quyền chọn cho mình bất cứ điều gì khiến con thoải mái.”. Vừa nói bác Nhân vừa mang đồ vào cho Hà Mi, nhẹ cúi xuống xách đôi giày của cô, để vào một ngăn tủ nhỏ hơn, ở
phía cao trên. Bỏ trống, đã một lớp bụi nhẹ không rõ vì sao. Hà Mi chợt nghĩ, chính nơi tưởng chừng hoàn hảo này tất phải tiềm ẩn mối nguy hiểm hi hữu nào đó. Tại sao thì cô không rõ. Cô chỉ ngửi thấy mùi chênh vênh thôi.

Căn nhà có hai đặc tính: hoang vu và mùi chua. Chua đặc biệt. Dấu hiệu có người già hoặc trẻ em, rất già hoặc rất quấy. Vì có sự vùng vằng ngúng nguẩy làm đổ sữa ra sàn, bàn, bếp, sô pha. Và thêm một điều nữa, vậy là không có phụ nữ đã lâu. Bởi nếu có phụ nữ trẻ, đã có mùi của họ.
Như nhà của mẹ. Luôn có các mùi hương. Nước mưa tháng bẩy trong. Hoàng Lan tháng bẩy như dấu hỏi. Mùi lá ngải và tía tô. Cốp xe mẹ có mùi dạ hương. Áo mẹ có mùi trăng, cốc đánh răng có mùi rau má. Lược chải đầu thì vỡ ra mùi hạt mùi già. Ngõ lại có dầu thông. Đi xa lại có mùi ấm cúng. Các mùi là hơi thở của đời sống cộng sinh truyền qua đời này đời khác làm nên một từ trường khiến ta được lạc chỉ trong bụng mẹ mà thôi.
Ồ. Bác ấy li thân. Chứ không li hôn. Đàn ông đàn bà sau li hôn, nếu đang thời vang bóng, thì tha nhân ai để
độc thân. Chỉ là khi anh giống chiếc chảo đã mất lớp chống dính, người ta mới thảy ra để trộn thức ăn cho Ki, Jon, Bông,..., người ta mới để anh một mình dù đêm có dài có lạnh đến chừng nào. Bật cười. Lại bật cười. Thấy mình tinh quái như một con cáo nhỏ trong cái lẵng cáo của mẹ.

Những ngày sau, Hà Mi kiểm chứng các tình tiết của kịch bản cô đã viết phút vừa gặp bác, và kinh ngạc là đúng như giấc mơ. Bác Nhân nấu ăn ngon, rất ngon là khác. Nhưng chỉ là món nướng, để nhậu và món súp cho người yếu ruột. Y rằng. Bác không ăn cơm, canh, sa lát. Chỉ có món thịt bò ướp dầu ô liu, thịt thăn lợn ướp xá xíu. Một người đàn ông có một người cha rành món Tây và được vợ chăm. Sành đồ Tây thì chỉ có thể là công chức mẫn cán Sở Pháp. Còn vợ chiều thì vợ ấy chỉ có thể là vợ Bắc Việt, con nhà gia giáo trung lưu thị thành. Loanh quanh Hà Nội và phụ cận. Họ chiều chuộng tơ mềm vấn khít. Không phải là hi sinh hi sôi gì. Tính
mẫu là dâng yêu đong đầy mị thuỳ thôi mà thôi.

Sao mợ bác không dạy bác nấu canh, luộc rau, nấu cháo, nấu miến ạ?Hà Mi hỏi và tự trả lời rằng một người đàn ông suốt đời không ăn canh là người đàn ông thiếu đàn bà, rằng canh ăn thì rất ngon nhưng chồng chan vợ húp thì sến lắm. Rằng đàn ông ăn khan là đàn ông uống rượu. Đàn ông hào hoa mà uống rượu là đàn ông án chung thân đa đoan cô độc không thân chủ không cáo trạng không được xử nên mãi mãi không trắng án.
Những ngày sau, nhiều đêm thấy bác chong đèn ngồi bên núi
hồ sơ. Nghĩ là bác thật tận tụy. Ai dè, là cách để ổng thấy đêm bớt dài khi phải ngồi canh toilet cho cụ ông yếu ruột 90 tuổi- cha của cô người vợ
đã chuyển đến thành phố khác trong một diễn biến cực kì lãng mạn của một cuộc tình mới. Hà Mi hiểu vì sao bác luôn cười đùa, luôn tỏ cứng cáp và bác làm thơ đầy hùng biện, nhịp gấp, tư tưởng cuồn cuộn. Vì sao bác làm phê bình như rồng cuốn nước.
Rồi bác bỏ bao công sức xót xa người da đen bị kì thị.
Là thế đó. Là dopping của Chàng Khổ. Chàng vốn là Sướng mà thành Khổ. Mợ mất lâu rồi. Ăn mì cũng có thể đánh đổ vào áo. Chẳng có mợ ngồi bên vừa quạt gió vừa xua con ruồi dấm. Làm gì có mợ bảo “ mợ thương mợ thương “ rồi vừa giơ tay cho mợ thay áo mới, vừa rơi nước mắt vì sao lại có thể có Hân thưởng nào xuyến xao hơn mọi cao lương mĩ vị mang đến. Mợ con gái Đình Bảng môi cắn chỉ quết trầu ngay từ khi con trai còn trong bụng mẹ, nghe cách con thở, con khẽ cựa mình để nói với mẹ yêu mẹ mà không làm mẹ đau, mẹ khó ngủ, đã biết rằng rồi đứa con trai này sẽ là cái địu mà địu đi mọi vỡ đổ cơ nhỡ bận bịu toàn gia. Những đứa con mang những nét giao hoà tuyệt xuyệt từ cha mẹ, sau này sẽ mang gánh cả đời cái nguồn sinh sống máu thịt và linh hồn dòng họ mà đưa qua tao đoạn, đưa đến vùng sáng. Và cố nhiên, cha mẹ là hiện diện của bao nhiêu đời trước đó. Những đứa con liên lạc suốt đời mất liên lạc với máy chủ. Nó đợi một giao liên.

Bác ấy mang đi theo cách của người cha công chức. Công chức thì không lí tưởng, không triết học và không hiệp sĩ. Công chức trung dung thực tế và biết vừa vặn. Bác mang đi theo cách của người mẹ phụng con dưỡng chồng, cứ chỗ nào trũng thì yêu thương tụ lại. Nhưng bác bị hoán cải không ít từ người mẹ nuôi
học vấn trường Tây và người cha nuôi là biến động thời cuộc . Cách bác gánh vác cho gia đình của người vợ, cách bác cưng chiều dân chủ với cô con gái chưa đâu vào đâu, cách bác chăm lo cho các người nào đó mất việc, bị kì thị, bị hết tiền, bị cha mẹ cho làm trẻ mồ côi... đều giống cách bác khêu cao ngọn đuốc Don quixote. Như bác cố tự xác lập một tính cách, một phong độ cho người Việt thoát Nho, thoát vòng kiềm tỏa chính trị mà trở thành một nhân vị toàn cầu.

Mà nhân vị toàn cầu là gì chứ? Hà Mi tự hỏi khi run lên khi phải đợi toilet quá lâu, dỏng tai nghe tin từ TV, về bầu cử, về da màu, về 4 triệu người chết. Cô cảm thấy nơi đây một lớp sương mù cứ dâng lên mãi. Mà không rõ vì sao. Cảm giác nơi đây như một rừng cây không có rễ. Một con đường bát ngát không biết đi về đâu. Một hôm, dọn bàn của bác, trong lúc bác mệt quá ngủ gục trên đống hồ sơ, Hà Mi tắt máy tính, trước lúc ấy cô kịp đọc một đoạn ghi chép của bác:

“ Tôi thế hệ cũ, bạn bè đình đám
lắm. Cứ thấy tiếc đôi ba chỗ đứng tạo ảnh hưởng của họ. Anh / chị
ở Nga, ở Ba Lan, ở Đức, Pháp,... thì cái giá bỏ đi khỏi của họ là ngôi biệt thự, vợ/ chồng Tây trắng lốp/ đen bóng. Ít câu chuyện phiếm về bệnh thèm khoai( bệnh của hoàng cung), múi giờ, chăm sóc sức khoẻ và yêu thương bản thân.

Có anh khác thì viết lách tỉa tót biếm chích nòi giống, dân tộc, đồng bào Việt. Một cách kê cao.

Nhiều bạn bè khác của tôi muốn khác. Làm nhà cho bố mẹ ở quê hưởng tuổi già, làm xưởng tạo
công ăn việc làm cho họ hàng, xóm phố, trồng rau muống và thì là ớt chỉ thiên và làm mắm trên đất Nga, ăn, tụ bạ, tặng, bán...

Đứa trẻ nào gan góc sáng dạ, đưa sang đó nuôi, đào tạo làm hiệp sĩ Việt . Sau này nó kéo các em các cháu nó. Như các thuyền nhân xưa.

Hoặc không bẻ bai châm chích. Cái dân Việt, đất Việt, nó có thế
thôi, nhưng mà cô chú anh chị
chui ra từ chỗ đó.

Mỗi thời có cách làm cảm tử quân một khác. Nghèo khổ tăm tối, bố mẹ tổ tiên lọ mọ khạo khờ thì còn cách cứu mình cứu nòi nào ngoài hành động ôm đầu máu mà gan dạ và xả thân thách đấu với số mệnh?

Sống, cầm chèo, mà để con thuyền như con thiên nga cung đình, chỉ biết rỉa lông rỉa cánh, hoặc chỉ như con cú con cáo đợi sểnh ra là vồ,
sống thế, thật tiếc.”.
Cô run rẩy trong lòng 20 tuổi của mình. Vừa cảm động vừa xót thương.
Hà Mi bỗng nhớ nhà, nhớ mẹ. Và vừa rửa bát đĩa cho bác, vừa nghĩ rằng ở
một kiếp sau, cô sẽ làm mợ của bác, hay là làm người con gái môi cắn chỉ của bác, quạt cho khi bác chong đèn, nhắc bác con ruồi dấm, kịp đỡ bát mì không đổ. Và luôn dặn người đàn ông tốt quá hoá lơ đãng phải
nhìn xuống kẻo va vào các thanh chắn vô hình, nhan nhản khắp thế gian này. Cuối cùng, bác cũng sẽ hiểu ra, như chú Bảo nói: thế giới thì vô cùng. Phải chọn lấy một điểm mà bén rễ rồi nuôi thành vạt rừng thôi.
Cô muốn bảo bác là bác có thể trìu mến bằng kết nối. Các màu trắng kì thị màu khác vì họ không cảm nhận liên lạc ấm cúng ngàn đời. Đứa trẻ
ở San Jose không thức trông mẹ già ốm vì nền văn minh này có chút lơ đãng giữa trao nhận và hi sinh. Và xa xa đâu đó, người trắng bực vì người đen bướng, người đen bướng
vì họ xù lông nhím mặc cảm vong sắc tộc... Những nhằng nhịt của đời sống, có thể làm phát điên hay mất não. Do không chạm tầng sâu để nối kết với vô tận bình thản. Bình thản như hai chiếc taxi chỉ để chữa nỗi buồn, như thể cả đời chỉ làm người trả ơn cứu vớt. Việc gì không quan trọng. Mà từ đó ta nối vào đâu mới da diết hơn.
Cô nghĩ sẽ làm liên lạc giữa bác với những làn gió xa xưa, những mùi hương xa xưa và nền sa bồi cũng xa xưa nữa. Như cách mà cô được mọi người địu cô đi trong giấc ngày thơ ấu.

28.7.2020

 

Nguyễn Thị Kim Lan
Số lần đọc: 929
Ngày đăng: 07.08.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảnh giới mong manh - Nguyễn Thỵ
Đứa em sinh đôi - Lê Hứa Huyền Trân
Đóa hoa về khuya - Lê Hứa Huyền Trân
Ngọn gió nào… - Đỗ Nguyễn
Giấc của mùa lá phong - Nguyễn Thị Kim Lan
Soái hồ - Nguyễn Thỵ
Ma còn biết yêu - Nguyễn Thanh Huyền
Cố chấp - Lê Hứa Huyền Trân
Những cơn giông mùa hạ - Nguyễn Thị Kim Lan
"Tôi là vợ mình mà" - Lê Hứa Huyền Trân
Cùng một tác giả
Trở lại (truyện ngắn)
Midi&Tidi (truyện ngắn)
Kiếp trước (truyện ngắn)
Tí ta tí tách (truyện ngắn)
Đỉnh trời gió bấc (truyện ngắn)
Thầm lặng (truyện ngắn)
Nhẹ rơi bồ công anh (truyện ngắn)
Mây Cô Ban (truyện ngắn)
Sau mù sương (truyện ngắn)
Dưới hàng gió bách (truyện ngắn)
Thoảng gió tháng Tư (truyện ngắn)
Hồ đào lá vát (truyện ngắn)
Chênh vênh (truyện ngắn)
Đêm tìm em (truyện ngắn)
Phóng xạ (truyện ngắn)