Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
680
116.701.315

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

THƯ TIN
Lễ Kỷ Niệm 30 Năm (1981-2011): Ngày Thành Lập Hội Nhà Văn Tp Hcm
9 giờ 15.12.2011, Lễ kỷ niệm 30 năm (1981-2011) Ngày thành lập Hội Nhà văn TP HCM đã diễn ra trọng thể tại số 6 Mạc Đỉnh Chi, Q1, TP HCM với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Đua- Phó Bí thư Thành ủy, các vị lãnh đạo UBND TP. HCM, BCH Hội Nhà văn đương nhiệm lẫn mãn nhiệm và gần 300 hội viên.

 

Chủ tịch hội- nhà thơ Lê Quang Trang báo cáo tổng kết 30 năm hoạt động của hội và phương hướng công tác của năm 2012. Dịp này, lãnh đạo UBND TP HCM trao Cờ truyền thống và tặng bằng khen về những thành tựu vượt bậc của hội trong những năm vùa qua. Bên cạnh đó, Hội Nhà văm TP HCM cũng xét tặng thưởng Giải VHNT TP HCM thường niên của năm 2011 cho 3 nhà thơ, nhà văn trẻ có tác phẩm đạt chất lượng, được Hội đồng chấm giải nhất trí: nhà thơ Phan Trung Thành với tác phẩm Ăn xà bông, nhà thơ Lương Hữu Quang với Những câu thơ ngoảnh lại và nhà văn Trần Minh Hợp với tập truyện ngắn Cô gái bán ô màu đỏ.

 

Cuối cùng, như thường lệ, Lễ kết nạp 29 hội viên mới (16 nhà thơ, 11 nhà văn, 2 nhà lý luận phê bình) cũng góp phần vào sự thành công tốt đẹp của buổi lễ.

 

VCV – Nguyễn Tam Phù Sa, Nguyễn Vân Thiên

 

Thiếu vắng...

 

Sáng 15-12 tại Nhà hát Bến Thành, Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hội (1981-2011) kết hợp với việc trao giải thưởng hằng năm và công bố danh sách hội viên mới.

 

Nhân dịp này, ông Hứa Ngọc Thuận (phó chủ tịch UBND TP.HCM) cũng thay mặt UBND TP.HCM trao tặng bằng khen cho năm tác giả có nhiều đóng góp trong hoạt động văn học thành phố, đó là các nhà văn Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo, Trần Thanh Giao và cố nhà thơ Chim Trắng.

Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hội được xem là một sự kiện quan trọng, một dịp hội ngộ của giới cầm bút TP.HCM. Tuy nhiên, số hội viên có mặt tại Nhà hát Bến Thành chỉ khoảng 150 người (trên tổng số 400 hội viên), còn lại là khách mời và người nhà của những hội viên mới kết nạp đợt này.

Hầu hết những nhà văn có tên tuổi, có tác phẩm đang xuất hiện trên văn đàn đều vắng mặt. Điều ấy cũng dễ hiểu, bởi chỗ của nhà văn là ở tác phẩm chứ không phải chốn hội hè. Tuy nhiên, ngoài chuyện buồn ở khung cảnh lễ kỷ niệm, còn có sự tiếc nuối khi thấy danh sách trao bằng khen thiếu vắng những cây bút đã có nhiều đóng góp tạo nên một diện mạo văn học mới cho thành phố.

 

Theo phát biểu (ngoài lề) của nhiều nhà văn, nếu đánh giá một chặng đường phát triển văn học TP.HCM từ năm 1981 thì không thể nào bỏ qua thế hệ các nhà văn sung sức, có tác phẩm tạo dấu ấn suốt 30 năm qua. Đó là Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân, Bùi Chí Vinh, Nguyễn Thái Dương, Lê Thị Kim, Lý Lan, Lê Minh Quốc...

 

Trong số những gương mặt vừa thử điểm danh, có thể thấy ngay một gương mặt rất sáng giá, đó là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, một cây bút văn học thiếu nhi bền bỉ, xuất sắc. Nếu danh sách được bổ sung thêm một, thì việc chọn Nguyễn Nhật Ánh để trao bằng khen trong dịp này là hoàn toàn xứng đáng.

 

Được biết, UBND TP.HCM ra chỉ tiêu mỗi hội thuộc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM chỉ đề cử năm người để chọn trao bằng khen. Tuy nhiên, trong đợt này danh sách được trao bằng khen ở Hội Mỹ thuật TP.HCM lên đến 15 người.

Nhiều người đặt dấu hỏ-i: “Tại sao Hội Nhà văn TP.HCM lại bám sát chỉ tiêu như thế?". Và câu hỏi tại sao không có một gương mặt của “thế hệ vàng” lại đặt ra.

 

TTO - Trần Nhã Thụy

Nguyễn Tam Phù Sa, Nguyễn Vân Thiên, Trần Nhã Thụy - TTO - VCV
Thư tin khác
(30.11.2011)
Thế giới C (08.11.2011)