Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
660
116.695.155
 
Phản hồi về bài viết sân chơi âm nhạc ai cũng có quyền vào
Ngữ Yên

Trên Báo Tây Ninh số 82/2008 ra ngày 15/7/2008 nhà văn Nguyễn Đức Thiện có viết bài tựa đề SÂN CHƠI ÂM NHẠC AI CŨNG CÓ QUYỀN VÀO có đề cập đến bài viết CA KHÚC PHẢI SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT  của tôi đăng trên Tạp Chí văn nghệ  TN số 16/2008 ( trên VN Bình Dương cũng đã đăng rồi ) nên có vài ý kiến trao đổi cùng Nguyễn Đức Thiện

 

Trước nhất rất cám ơn sự đóng góp của anh.Xin trao đổi với anh thêm vài ý :

Bài viết muốn nói lên tình hình âm nhạc bát nháo hiện nay mà người nghe,quần báo chí,những người yêu âm nhạc …từng lên tiếng đã lâu ( cũng không ai phủ nhận sự thành công của lớp trẻ mà chỉ bàn một số vấn đề về âm nhạc).

 

Về tựa đề Sân chơi âm nhạc ai cũng có quyền vào : Cái nầy khỏi nói thì ai cũng biết, âm nhạc là sân chơi chung, tất nhiên là tự do rồi, có ai cấm cản  ai đâu ? nhưng hay hay dỡ do người cảm nhận,cũng như có tiền thì in thơ in văn tràn lan như hiện nay….nhưng người khác cảm nhận được hay không còn xem lại, phải xem lại trình độ văn học, đạo đức của tác giả nữa ( có bao nhiêu tác phẩm để lại lòng người? )  Quyền vào sân chơi cũng phải tôn trọng quần chúng chứ không phải ai muốn viết gì,nói gì cũng được.Nhập đề của nhà văn là cách viết trung hoà,huề vốn !?

 

Rất tiếc về thông tin nhà văn không nắm được nên đề cập  các nhóm sáng tác và biểu diễn khá nổi tiếng như: Ba con mèo,Bức tường… nhóm nầy đã giải tán từ lâu rồi ( Bức tường từ năm 2006 ) tác giả viết :…không có đông đảo tác giả thì không có tác giả xuất chúng? Có phải thật vậy không , khi mà trước 45 có bao nhiêu  tác giả mà hiện nay họ còn sống mãi trong lòng mọi người như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Hoàng Quý ,Phạm Duy, Phạm Đình Chương. ….còn hiện nay khá đông nhạc sỹ như vậy  nhưng thử hỏi ai là tác giả xuất chúng ?

 

Trong văn cảnh mà tác giả  NĐT chỉ lấy một câu thì làm sao độc giả hiểu hết ý (tình yêu đến em không mong đợi gì tình yêu đi em không hề hối tiếc …) tôi chỉ nói về ca từ chứ không đề cập đến giai điệu. Hiện nay tuy có một số nhạc sỹ trẻ thành danh nhưng tình trạng  bội thực ca sỹ thành nhạc sỹ và nhiều nhạc sỹ sáng tác lời lẽ không chấp nhận được mà ai cũng biết  đại khái như:ok,mình chia tay ,yêu là phũ phàng yêu là lỡ làng sao ta cứ cắm đầu mà yêu, con trai yêu ai chỉ vài ngày để rồi sau đó nói chia tay….thử  hỏi những từ  nầy nghệ  thuật    đâu mà  chúng ta còn nghe ra rã  mỗi ngày những từ tương tự như vậy ( trong bài báo tôi dẫn chứng nhiều nhưng NĐT chỉ lấy ra có một câu nên không suông sẽ được,làm cho đọc giả hiểu lầm ).

 

Về ca từ bài hát  Ca dao em & tôi của An Thuyên cũng chỉ là sự cảm nhận của riêng Nguyễn Đức Thiện và sự cảm nhận của tôi, sáng tác bài hát là cho mọi người, chứ không phải lấy chuyện ăn sóng nói gió  gì đó của miền Trung rồi bắt mọi người phải cảm nhận theo, tôi cho rằng cắt-chặt-bẽ trong một câu nhạc như thế thì mang tính khiên cưỡng ( chặt đôi câu thơ,bẻ đôi câu thơ….. để làm mái chèo lướt sóng !? chưa văn học lắm,còn gượng gạo ) âm nhạc đi đến cái hay cái nghệ thuật, không phải có tiếng tăm mà hoàn chỉnh được. Không phải là một tượng đài mà  không ai rớ vào được !? (  trường hợp An Thuyên cũng thế thôi ,mặc dù giai điệu bài hát rất hay ) vd: bài Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn vô đầu: Một đêm trong rừng vắng , ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng…..mà cuối cùng là : Sơn nữ ơi ! Hoàng hôn xuống rồi chờ đợi ai đây ? (đã một đêm trong rừng vắng mà lại đến hoàng hôn…thì sao??  Hay bài Tiểu đoàn 307 có câu: Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang??  đã sông mà còn giang nữa thì sao? ) .Nếu không hiểu ý nghĩa, điển tích có thể làm sai lời bài hát , đơn cử một nhạc sỹ TN viết , lời thơ là : Tiếng ru Bazắc hôm nào ( bazắc là thể loại dân ca khmer đồng bằng Cửu Long mà nhạc sỹ sửa lại là:…quên lời hứa với cây Bazắc năm xưa…? ( bài Sarika vô tình )Thì trình độ văn học ở đâu ,từ lời ru mộc mạc biến thành một cái cây vô tri vô giác!??

 

Do đó NĐT cho rằng nhạc sỹ không cần tìm hiểu ,không cần tham khảo thêm tư liệu …thì những cái sai như trên có thể chấp nhận được không ? (đâu phải nhà khoa học viết báo cáo bằng nốt nhạc - lời NĐT – mà nhạc sỹ cần phải có trình độ kiến thức tối thiểu cho nội dung ca từ của mình- có thể nói ca từ là thể hiện trình độ văn học của một nhạc sỹ ) NĐT nên nghĩ  cái chiều sâu ,cái lõi bài viết chớ không nên cắt khúc từng đoạn để mổ xẻ e rằng gượng gập !?

 

Hiện nay có sự lạm dụng, ăn theo hình tượng văn học , từ sau những bài hát khá  hay nói về Con chim sáo,chim đa đa ….thì những bài nói về  chủ  đề nầy về sau có  bài nào thành công nữa đâu ? chỉ là cái mode phong trào thôi.

 

Về câu nói của giáo sư Frank Gerke về nhạc Trịnh thì nhà văn Nguyễn Đức Thiện hiểu một cách máy móc quá, câu của gs : Người hát hay nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn …., đó là xuất phát từ lòng yêu mến nhạc Trịnh của ngườ nước ngoài và cũng muốn nói lên sự thận trọng khi hát nhạc Trịnh.( một loại nhạc thâm thuý ca từ rất khó diễn đạt, nhạc sỹ Văn Cao từng gọi đó là người Ca Thơ mà ) Cố nhạc sỹ    Yên ( tác giả bài hát nổi tiếng Ngựa phi đường xa ) đã từng nói một câu mà dân làm nhạc ai cũng biết ( trong Tạp chí Sóng Nhạc 96 ) : Thơ hay không cần phổ  nhạc. Nhưng thật ra có nhiều bài thơ hay người ta vẫn phổ  nhạc thành công ( như  bài Đôi mắt người Sơn Tây,Ngày xưa Hoàng Thị , Ngậm ngùi… hay sau nầy là Trường Sơn Đông,Trường Sơn Tây, Thơ tình cuối mùa thu ..vv…( Cách nói như thế  là để chúng ta thận trọng khi phổ  thơ ) Bây giờ  ca  sỹ  thì  nhiều rất phong phú,ca hay…  nhưng để  lại một dấu ấn như  nhạc Trịnh thì    ràng  chỉ  có giọng ca Trịnh và Khánh Ly  mà thôi. Một bài hát đi vào lòng người mãi mãi rất hiếm như bài Đêm đông thì nhớ mãi Bạch Yến, Trăng rụng xuống cầu thì nhớ đến vợ chồng nhạc sỹ Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm…hay ca cổ Tình anh bán chiếu thì nhiều người ca nhưng nhắc đến bài hát ai cũng nhớ đến danh ca Út Trà Ôn….

 

Sau nầy có nhiều ca sỹ ca hay nhưng thể hiện được hồn nhạc Trịnh thì có được mấy ai? Làm sao mà Nguyễn Đức Thiện lộng ngôn  khi kết luận nông nỗi nói ông nầy  đã ( Frank Gerke - người từng nghiên cứu nhạc Trịnh) : Gióng lên hồi chuông cáo chung nhạc Trịnh ? Nhạc Trịnh hiện nay vẫn còn sự ái mộ  rất nhiều của khán giả có cáo chung đâu?

                       

Bài viết tôi không mang một chủ đề quá lớn ( như lời N ĐT ) mà đây là một vấn đề mang tính phổ thông,một góc độ về âm nhạc  mà mọi người đang quan tâm.Sân chơi âm nhạc thì rộng rãi nhưng phê bình âm nhạc thì rất khó vì ngoài từ ngữ , cần phải có một  vốn liếng chuyên môn nữa.

Ngữ Yên
Số lần đọc: 2498
Ngày đăng: 16.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhật Chiêu viết như là thở - Inrasara
Thời gian mãi tự do ! - Hồ Thế Hà
Về sự kiện “núi bài thơ” ở Hải Phòng : Người đáng chê trách là ai? - Dư Thị Hoàn
Trong chat room, Minh Thùy đang tán tỉnh chúng ta. - Đào Hiếu
Thưa cùng Giáo sư Lê Thành Khôi - Hà văn Thùy
Ngực cỏ và những dự báo không bất thường - Vĩnh Phúc
Đọc LẠC ĐỊA Thơ HOÀNG LỘC : Suốt đời luôn trân quý một chữ tình! - Mang Viên Long
Đổi mới tư duy từ một triết thuyết cổ - Vũ Ngọc Tiến
Thúc Sinh và Nguyễn Du - Lê Vũ
Phan Nhiên Hạo lưu vong chuyên nghiệp ở thiên đàng bằng nhựa - Inrasara