Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.410 tác phẩm
2.747 tác giả
517
116.850.658
 
Bến quê
Trần Khởi

                                                  

 

Giữa những ngày nắng nóng 41 - 42 độ, sém da cháy thịt , lại thêm cái gió Nam ồ thổi sàn sat , réo lên từng hồi , táp vào mặt nghe nóng phừng phừng . Măc cho căn phòng đã mắc đến hai cái quạt, quay vù vù suốt ngày đêm mà vẫn như rang trong chảo lửa . Nghe trong người bải hoải,hâm hấp như muốn sốt . Trăn qua trở lại bên nào cùng nóng .Bất chợt nhớ đến câu thơ của Phạm Tiến Duật : - '' Nằm ngửa nhớ trăng / nằm nghiêng nhớ bến / Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo '',,   Thiêm thiếp, trong giấc mơ, rồi cái kỷ niệm của tuổi thơ '' Đi tìm cái đẹp trong mùa nắng nóng '' lại ùa về…

 

      Mùa hè năm 1964, khi mình vứa tốt nghiệp lớp 7 Trường Cấp 2 Phong Thủy . Dạo đó, trời cũng nắng khủng khiếp . Một chiều, nghe tiếng thằng Ạnh -( Bạn học cùng lớp) réo từ ngoài sân vọng vào :

 - Khởi ơi !... Mau.. lên !...Đi.. Đi !....

Mình bật dậy, trố mắt hỏi : - Đi mô mà giục oang lên rứa ?..Trời nắng chết đây nè

!…Hắn lấy tay chùi mồ hôi trên khuôn mặt nhễ nhại rồi cười , ra vẽ khoái chí bảo : - Có một đoàn Họa sỹ ngoài Bắc mới vô, ở ngay xóm nhà tao,. Nấu cơm ở nhà tao. Con mô con nấy đẹp chi lạ mi ơi !...Ui cha !...Da hắn trắng như trứng gà bóc . Bọn hắn ở lỗ, không mặc quần,áo chi cả  Chỉ có một méng vải bằng bàn tay, xanh xanh , đỏ đỏ . Trên ngực lai có cả con bướm xòe cánh ra trông thiệt ngô !...Ui chao !… Cả đời chừ tau mới chộ….Hắn đẹp chi lạ lùng…….Nghe hắn kể , mình cười mĩm :- Thì đẹp cũng giống cái Dạ, cái Tý lớp mình là cùng chơ chi nữa ?..Hắn bĩu môi : - Dạ. Tý ăn thua chi !...Còn gấp vạn lần…Có một con, má lúm đồng tiền, có răng khễnh, cười tươi như hoa, chộ là mê luôn mi ơi !.….

 

Nghe hắn ca , mình vọt dậy, để chuẩn bị cùng hắn lên đường đi tìm cái đẹp  .. Cho dù mới vừa đêm qua , cả lũ thuê đò chèo về tận Tuy Lộc, lục cục, lào cào như kẻ trộm để mong xem được mặt người đẹp Thu Bê, bị chó nhà họ đuổi sắm chết, chân bị sái , còn đi tập tãnh . Ấy vậy, nhưng cả hai thằng vẫn không quên, lội sang sông vặt trôm một bì ổi nhà họ đem theo để mồi chài các Nàng .

 

Hai thằng đi cưa gái, mà đầu trần, mặc quần đùi, đi chân đất trông hùng hổ , oai phong ra phết ..Dưới cái nắng chiều như đổ lửa , thằng Ạnh cứ lẩm nhẩm bài thơ " Thuyền và Biển " của Xuân Quỳnh được thằng Hoàng Mạnh Tường mới bày cho nó chiều qua . Mình thì khoái chí nhất , cái đầu tóc xoắn tít, mới vừa được thiết kế . Cho cái que sắt vào bếp nung nóng, cho lên đầu làm xoắn từng mảng tóc theo ý muốn, sau đó lại nhổ nước bọt vào tay , xoa xoa, cho lên đầu làm mượt tóc . Dường như thằng Ạnh phát hiện ra cái đầu tóc hấp dẫn, mới lạ của mình . Hắn xa xẩn, thèm khát, đứng ngẩn tò te, nhìn hồi lâu . Nhưng mình cũng chẳng dại gì bày cho nó . Vì đây là của quý , của hồi môn mà thằng Hùng xoắn ở Hồng Thủy, yêu con Đinh Thị Như Lan bày cho mình…

 

Ạnh dẫn mình ngồi ở bến sông, đẹp và thuận lợi . Có cây bàng tán lá xum xuê , che mát . Phía dưới là dòng Kiến Giang trong xanh như dãi lụa mềm . Dưới sông cũng đã có vài ba người xuống tắm . Họ bơi lội, hò reo nhìn thích mắt . Hai thằng mình dọn ổi, lạc rang ra tấm lá chuối, ngồi nhấm nhí , chờ đợi cái đẹp…Một lúc sau , nghe từ phía ngỏ xóm đằng sau, có tiếng cười nói tưng bừng, rôm rã và rồi có 5 cô gái trẻ, đẹp, mỗi người chỉ vắt chéo một chiếc khăn dài che thân . một cô có chiếc răng khễnh, má lúm đồng tiền đứng lại trước mặt bọn mình , cúi xuống cười nói :- Anh cho bọn em xin mấy quả ổi nhé !...

Như vớ được vàng, cả hai đứa mình vui vẽ gật đầu :- Ừ!... Cô cứ lấy đi ….lấy nhiều vào !…… Nghe mình nói , các Nàng xúm xít, bâu vào , tranh dành , xô đẫy nhau đến vui . Có Nàng vô ý còn để rơi cả khăn tắm, để lộ thân hình trắng trẽo, nõn nà, mơn mỡn , làm tụi mình đến phát ngượng . Thằng Ạnh nói đúng thật ! Ui cha …Đẹp chi lạ lùng… trắng chi lạ lùng…Cả đời chừ miềng mới chộ . Ở quê , Mạ và em gái và lũ bạn nữ chỉ thấy toàn mặc quần đen , chạc rút , rộng thùng thình, rách trước trở sau  . Có chộ cái quần xịp bằng bàn tay, có con bướm đeo nơi ngực xanh xanh đỏ đỏ đâu . Làm chi có cái váy hoa hòe hoa sói  ri mô trời . Hình như em xinh gái nhất trong Đoàn, có răng khễnh, chậm chạp và hiền hậu, nên số ổi bị lũ bạn cướp hết . Thấy vậy , mình nhanh tay vớ luôn hai quả to đùng biếu cô ta, còn biếu luôn cái túi lạc rang nữa . Cô ấy rất mừng, nhìn mình và cảm ơn , Dầu bọn ban đã xuống sông tắm, nhưng cô ta vẫn đứng nán lại chuyện trò với mình hồi lâu .Cả đời chừ mới nghe tiếng ngoài Bắc sao mà dễ thương dễ mến rứa không biết .Thấy cô ấy đứng lâu,, lũ bạn của cô ta trêu chọc ồn ào cả bến sông : - Đặng Minh Hiền ơi !.... Xin anh ấy 2 quả phía dưới luôn nhé!.... Anh gì ơi !... ngày mai nhớ mang ổi  nhiều vào nhé!....Tôi thảng thốt, giật mình, nhớ ra…,À !.. mình đang mặc quần đùi……. Vội khép 2 chân dấu chim cò lại . và cô ấy nhìn xuống đôi chân lấm lem bùn đất của tôi cười e thẹn, rồi nhảy ào xuống tắm . Nhìn các em tắm, nô đùa đến thích .Các em như những nàng tiên cá xinh đẹp dáng trần đang tung tăng bơi lội trên dòng Kiến Giang thơ mộng quê tôi đến mê mẫn. Cái cô có chiếc răng khễnh không bơi ra xa mà chỉ bơi quanh quẩn gần bến . Có phải cô ấy chưa biết bơi nhiều , hay muốn gần bọn mình chăng?... Lâu lâu thấy cô ấy dơ tay vẫy và kêu :- Về tắm các anh ơi !... Thằng Ạnh mừng như vớ được vàng , định cỡi áo, nhaỷ xuống sông, mình kịp giữ tay nó lại .

 

Tắm xong, các Nàng lên bờ, mặc luôn cả bộ đồ ướt, kéo nhau vào ngõ xóm.Cái cô gái xinh xinh, có cái tên Hiền quay lui nhìn tôi , lấy tây vẫy vẫy , ra hiệu chào tạm biệt và tôi cũng đã định vị được nhà cô ta ở .Đó là nhà bà mẹ của em Nghinh sau này Nghinh làm Giám đốc Kho Bạc nhà nước Huyện Lệ Thủy .

 

Sáng hôm sau, mình lại mò về và lần này ,đánh lẽ ăn chắc, chẳng rũ Ạnh nữa . Mình mặc áo trắng, quần dài hẵn hoi nhé . Vẫn không quên cái điệu uốn tóc xoắn lên bằng đũa bếp. . Xin Mẹ mình được mấy lon bắp rang là mình hí hững phi đi ngay . Mình đứng thập thò ngoài cỗng , hé mắt nhìn vào, thấy cô ta đang xoạc chân, lum khum giữa nền nhà, cặm cụi vẽ . Thấy mình, cô ta cười , rồi làm hiệu, vẫy tay vào .Được vậy , mình yên tâm và chủ động hơn .. Mình trao túi bắp cho Nàng, Hiền mở ra rồi reo lên :- Ô!... bắp rang !... …. Thích thật…. và Nàng bốc ăn một cách tự nhiên . Mình cũng chẳng lạ lùng chi với cái tuổi ăn tuổi nhởi, cả cái tiêu chuẩn của thời bao cấp nhỏ giọt, ít ỏi này . Hôm qua vừa nghe mẹ của Ạnh kể :- Mỗi bữa tao dành cho tụi nhỏ miếng cháy nó mừng lắm !...Mình có dặn với bà ta :- Nhớ dành cho cái Hiền với !...Bà ấy cười bảo : Mi ưng hắn à ?....Để tao làm mai cho…. À... Răng tau chộ thằng Ạnh cũng quan tâm con nớ lắm mi ơi ?... Bà ta cười rồi trêu :- Coi chừng chơ đánh lộn nhau đó nghe !….

. Cô ấy hỏi mình :- Thích vẽ không?.....Mình gật đầu . Hiền đưa ra một bức tranh đang vẽ dở, cảnh dòng sông, có mấy chiếc thuyền đang chở lúa về bến, bày cho mình cách tô màu…. Hiền khen rồi bảo :- Từ nay, nếu khi nào rãnh xuống đây đi vẽ cùng cô ấy . mình thích ra mặt và coi Minh Hiền là ân nhân làm cho mình đổi đời .

 

Ăn quen bén mùi, tối đó, mình lại cả gan mò về nhà trọ của cô ta và rũ cô ta lên nhà mình chơi . Tưởng đùa ai ngờ hóa thật, cô ta chấp nhận ngay . Mình dẫn cô ấy đi đường đồng ( đường sau ) cho kính đáo . Mặt để cho không khí thoáng đãng, cho Hiền thấy được cảnh đồng quê , mặt sợ đi đường trước lũ bạn mà thầy, mai nó ti toe đồn ầm lên thì có mà chết . Thời buổi đó, chuyện trai gái còn cấm kị lắm . Dọc đường đi mới biết được cô ta quê ở Hà Nội , nhà ở 100 Bùi Thị Xuân Hà Nội . Bố cô ấy là Đạo diễn Sân khấu Điện Ảnh Xưởng Phim Quân Đội , Mẹ cũng Đại tá quân đội . Huyền có chị gái là Đặng Thanh Ngà cũng là Họa sỹ đang học tại Đức và có một em trai đi bộ đội đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị . Hiền sinh năm 1949 , năm ấy cô ta mới 15 tuổi , đang học  Trường Trung cấp Mỹ Thuật công nghiệp Hệ 7 năm tại Hà Nội . Lần này , Huyền đi thực tập cùng đoàn tại Đại Phong, thời gian 3 tháng . Mình cũng kể sơ qua cho cô ta nghe về hoàn cảnh gia đình mình . Hình như cả hai đứa đều bắt gặp nhau và gần gủi nhau bởi đều cùng xuất thân từ gia đình có tinh thần yêu nước, có truyền thống cách mạng . Bà nội mình rất quý Huyền, bà hỏi han đủ điều . Khi cô ấy về, bà còn biếu bắp và cả một nải chuối to đùng . Mình dẫn cô ta lên mũi Viết .Giới thiệu cho cô ta đất Địa linh nhân kiệt . Nơi sinh ra vị tướng tài của dân tộc Võ Nguyên Giáp……

 

Trưa hôm sau , mình và thằng Ạnh lại bày ra trò chơi khác . Vốn dĩ , hôm trước, nghe cô ấy bảo : - Em thích đi xem cánh đồng để vẽ tranh . Mình bảo Ạnh đem thêm cái nơm về rũ Minh Hiền đi mơm cá . Tuy đã thầm thì dấu chuyện, đừng ngoài ngõ vẫy tay cô ấy ra, nhưng bà mẹ nhà của cô ấy ở trọ, thấy 3 đứa cứ lơn xơn, hý hững đi giữa trưa hè nắng nôi, bà ta mắng toang lên : - Bay đi mô mà cả trưa nắng nóng rứa ?.. Tụi bay không sợ chết à ?.... Hiền nhìn lui , đứng lặng, ra chiều ái ngại , rồi Nàng cũng vọt theo tụi mình . Hiền mang cái váy hoa xúng xa xúng xính lẽo đẽo theo sau . Lâu thay Nàng dừng lại ký họa nhanh ảnh tụi mình, mặc cho trời nắng như thiêu như đốt . Thằng Ạnh thấy bộ đùi cô ta trắng trẽo cứ liếc mắt nhìn trộm hoài . Minh Hiền thích thú reo lên : - Anh ơi !... Cánh đồng quê ta đẹp quá ....Cả đời giờ em mới thấy ...... Các anh cho bọn em vào đây ở với nhé !....

Hôm đó , mình nơm được 2 chú cá lóc to đùng , ngay con hói đường Búng sau lưng nhà mình , để tối hôm đó nhờ bà mẹ em Nghinh nấu cho một nồi cháo để cùng vui với 5 nàng Họa sỹ rôm rã suốt đêm .

 

Sáng hôm sau, mình dậy sớm về xách điếu đóm cho cô ta, mặc cho bọn bạn cô ấy trêu chọc . Cô ấy bắc giá ngay sát đường vẽ cái khung cảnh : Cái lô cốt và chiếc cầu ở chợ Hôm Tuy Lộc . Bức vẽ đến cả tuần . Được sự hướng dẫn của cô ấy, mình cũng pha màu và tô vẽ , vài ngày sau mình cũng quen dần . Minh Hiền còn bày cho mình cách trỗ chữ in trên giấy và trên vải….Hiền khen mình có hoa tay và khuyên mình nên viết đơn xin thi vào Trường Trung cấp Mỹ Thuật Công Nghiệp ( Trường mà cô ấy đang học ) .

Bức tranh Bên Cầu Tuy Lộc sau đó Hiền sao chép lại tặng cho mình, có kèm theo địa chỉ của cô ấy và dòng chữ " Thân tặng anh Trần Văn Khởi " . Bức tranh này mình mang vào tận chiến trường, coi như báu vật, cứ trân trọng, nâng niu, giữ gìn suốt 10 năm  ròng rã . Nó luôn động viên an ủi mình . Tiếc thay, lần bị thương tại Xuân Lộc bức tranh bị mất, nhưng cái tên Họa Sỹ Đặng Minh Hiền 100 Bùi Thị Xuân Hà Nội không thể mất trong tâm trí mình được .

 

Năm sau, theo lời khuyên của cô ấy, mình làm đơn thi vào Trường Trung Cấp Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội Hệ 7 năm và sau đó có giấy báo thi tại Trường Huỳnh Thúc Kháng TP Vinh . Huyện Lệ Thủy có 3 người đi thi dạo đó là Đặng Ngọc Linh ( tên thường gọi là Bốn ) và Nguyễn Ngọc Khăm . Hiện tại, anh Đặng Ngọc Linh là Đội trưởng đội Văn Nghệ Thôn Đại Phong,Anh cũng là Nghệ nhân ưu tú và anh Khăm nguyên Viện kiểm   sát nhân dân Huyện Lệ Thủy . Dạo đó tụi mình còn quá nhỏ, đi xa, còn lạ nước lạ cái biết chi mô . Nhận được thư của mình báo dự thi tại Vinh là Minh Hiền vọt vô ngay, để kịp động viên mình . Cô ấy nấu cơm , nấu nước bới cho mình mấy ngày thi. Mấy thầy giáo coi thi  cũng là thầy và bạn bè của cô ấy luôn đến hỏi han, động viên mình . Họ nghe tụi mình ở Quảng Bình, ở Đại Phong ra thi họ quý lắm . Huyền nhờ Thầy giáo Họa Sỹ Lưu Công Nhân trực tiếp dạy thêm cho 3 anh . . Mình cảm thấy vui và ấm áp và hạnh phúc . Đợt đó, Quảng Bình chỉ có mình thi đỗ còn anh Bốn, anh Khăm và mấy anh Đồng Hới trật lất cả . Hí hửng, cầm được giấy báo nhập học, tưởng được lên đường ra Hà Nội, ai ngờ ông cụ nhà mình về phép lại xách mình vào lính .

 

 Sau hơn 10 năm cách biệt,   thì tháng 6 năm 1975, những ngày đầu đất nước mới giải phòng, máy bay chở mình cùng số anh em thương binh ra Hà Nội . Tuy mới chân ướt chân ráo ra thủ đô, nhưng ngay đêm đó mình trăn trở không tài nào ngủ được, nhớ đến người con gái có cái tên Đặng Minh Hiền , có chiêc răng khễnh và nụ cười duyên ở tại cái địa chỉ Số nhà : - 100 Bùi Thị Xuân Hà Nội mà 10 năm cứ đeo đẳng….Minh khao khát muốn được gặp cô ấý ngay, dầu lúc này mình vẫn tập tảnh tập đi nạng gỗ và trời đất Hà Nội tháng 6 như rang trong chảo lửa .

 

Minh Hiền đi công tác xa .Nhà chỉ có Bố và Mẹ của cô ấy .Ông Bà rất vui khi được tiếp đón mình, tiếp đón bạn con mình,tiếp đón đồng đội, tiếp đón người lính ở chiến trường sau bao nhiêu năm trở về .Ông bà vui vẽ, xởi lởi kể về Hiền . Qua câu chuyện, hình như Ông Bà biết rất kỹ về mình . Ông chỉ tay lên tường nhà nói :- Đây là bức ảnh kỷ niệm những ngày đầu cái Hiền về thực tập ở Đại Phong . Nhìn bức ảnh, được lồng trong khung kính, treo ở vị trí trang trọng Tôi ngỡ ngàng như sống lại những phút giây đẹp đẽ ngày ấy .Đây chính là bức ảnh Minh Hiền tặng cho tôi, Cũng chiếc lô cốt, cũng chiếc cầu Đại Phong – Tuy Lộc . Lại nghe bà cụ kể Hiền chưa lập gia đình, tuy có rất nhiều người đi lại, nhưng vẫn chưa yêu ại…… Bà ta cười nói :- Hình như con bé nó đợi cậu thì phải… Ông Bố của Hiền vốn là Biên kịch và Đạo diễn xưởng phim Quân Đội, gặp mình như vớ được của, ông ta hỏi han đủ điều . Ông bảo :- Tôi có xem được chuyện “ Chị Ba Tới “ của cậu từ chiến trường gửi ra cho con gái tôi . viết được lắm !... chuyện hay, xúc động . Tôi có ý định dựng thành phim, bây giờ gặp được câu là tốt rồi . Ông hỏi han về bệnh tình , sức khỏe và khuyên tôi nên ở lại Hà Nội học và gợi ý nên thi vào trường Sân khấu Điện ảnh .Mẹ của Hiền bưng ra một đĩa trái cây, mời rồi kể :- Ngày cái Hiền vào thực tập trong ấy tôi lo lắm !... vì đó là túi bom đạn , ác liệt và gian khổ lắm , may sao, có bà con, có các anh giúp đỡ. Hiền kể nhiều kỷ niệm về chuyến đi, đến nay chị ấy vẫn còn nhắc …

 

Hôm sau Minh Hiền đến tìm tôi ở nhà ông Chú ruột tại phố Khâm Thiên Hà Nội . Hai đứa gặp nhau mừng vui đáo để . Vẫn một Họa Sỹ Đặng Minh Hiền đằm thắm, dịu dàng, xinh đẹp của ngày nào , vẫn nụ cười và chiếc răng khễnh đôi má lúm đồng tiền duyên dáng hồn nhiên ngày nào …. Tôi theo Hiền đến nhà, cùng dự bữa tiệc vui cùng gia đình  . có cả Bố Mẹ của Hiền và có cả Họa Sỹ Đặng Thanh Ngà chị ruột của Hiền từ nước Đức vừa về đang công tác tại nhà Hát Rối Kịch Trung ương . Còn Minh Hiền đang công tác tại Xưởng Phim Hoạt hình Trung Ương và vẽ cho sách giáo khoa . Chị Ngà và Hiền khuyên mình nên ở lại học tại Hà Nội và nên vào học Trường Trung cấp Mỹ Thuật vì có giấy báo nhập học nhưng đi lính , nên bây giờ khỏi phải thi .

 

Đêm đó Hiền lấy xe đạp đèo mình ra bờ Hồ chơi, dĩ nhiên lúc này mình vẫn không quên mang theo 2 nạng gỗ là vật bất li thân của mình . Dưới cái nóng hầm hập, trời lặng im không một chút gió, nhưng tụi mình vẫn vui cười ty toe kể về kỷ niệm đáng yêu trên quê hương ngày đó ….. Minh Hiền lấy bàn tay xoa lên đầu tôi, rồi đột ngột hỏi : - Sao đầu tóc anh ngày đó xoắn tít đẹp rứa mà bây giờ không còn nữa ?.... Tôi ẩm ờ, cười nói : - Chiến tranh là hy sinh mất mát đó em ! .... còn sống để chúng ta gặp nhau là may rồi !.. Bị sốt rét trọc hết cả đầu ...

 

Đùng một cái, ông Cụ nhà mình lại xin cho mình chuyển về trường Đại học Vinh cho gần quê, gần nhà . Vậy là mọi dự tính lại đỗ vỡ . Thôi chia tay Hà Nội !...Chia tay Thủ đô ngàn năm văn vật!... Chia tay Họa Sỹ Đặng Minh Hiền giữa cái nắng mùa hè như đổ lửa……

 

Bẵng đi một thời gian khá dài . Phần phải bon chen trong thời buổi kinh tế thị trường khốn khó , phần ai cũng có gia đình nên đành tạm gác những điều riêng tư lại .... Năm 1994 , mình mới có dịp trở lại Thủ đô Hà Nội . Cũng lại cái mùa hè nóng bỏng . Cái mùa hè mà mình hửng hụt đứng bơ vơ ...lạc lõng.... trước ngôi nhà vắng chủ - ( 100 Bùi Thị Xuân ) . Hỏi ra mới biết : - Cô ấy đã bán nhà đi xa rồi ... Xót xắng hơn, khi được tin Bố cô ấy đã mất và Nàng cũng chưa có chồng .....

 

Họa Sỹ Đặng Minh Hiền đã đi xa... nhưng ngôi nhà - 100 Bùi Thị Xuân vẫn còn đó ! ..... Cái kỷ niệm một thời  - " Đi tìm cái đẹp trong mùa nắng nóng "... như vẫn còn đây !....

         

                            

   Lệ Thủy – Tháng 6 năm 2019 – những ngày nắng nóng

 

( Bến sông quê - Đại Phong, Phong Thủy, Lệ Thủy , Quảng Bình  - Ảnh Ty Lam )

 

Trần Khởi
Số lần đọc: 857
Ngày đăng: 31.05.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ (phần 47) Hà Vũ Giang Châu – ngày nào lịch lãm - Trần Dzạ Lữ
“Nghề” bán dừa – Nụ cười và những giọt nước mắt. - Trang Thùy
Người bạn Hà Nội - Minh Tứ
Nửa miền thương nhớ (thương tặng Quảng Nam) - Lê Hứa Huyền Trân
Dọc đường văn nghệ (phần 46) Thị trấn Hoa Vàng – Quê Hương Thứ 2 của nhà thơ Hoàng Ngọc Châu - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (phần 45) Huỳnh Ngọc Thương – Lãng tử bên đồi Tây nhớ đồi Đông - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 44) Nhà văn Thùy An – Kiếp Tằm nên phải nhả tơ - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ ( phần 43) Ninh Giang Thu Cúc – Người chị đồng hương của tôi - Trần Dzạ Lữ
Chuyện anh Hai miền Tây - Minh Tứ
Chim về với nước - Trương Văn Dân